CHỈ CÓ MỘT CHUYỆN CẦN MÀ THÔI
THÔNG ĐIỆP 2
CHỈ CÓ MỘT CHUYỆN CẦN MÀ THÔI
-----------Tin tức hàng ngày đầy dẫy những mẫu chuyện phiền lụy và đau lòng, thất vọng và hỗn loạn. Có vẻ như khắp nơi người ta chỉ sống lây lất cho qua ngày và đang kêu gào giúp đỡ. Đây KHÔNG phải là cuộc sống theo Ý Chúa muốn! Quá nhiều thử thách mà ngày nay chúng ta phải đối đầu không nhất thiết phản ánh một sự thay đổi triệt để trên thế giới. Trái lại, dường như đây là một hệ quả của việc chúng ta mở rộng đôi mắt và để tâm hồn nhạy cảm hơn với Thần Khí của Ngài. Đây là lời mời gọi đòi hỏi chúng ta phải mạnh dạn đáp trả.
-----------Trong những năm gần đây, Thiên Chúa đã thay đổi tận gốc cuộc sống cá nhân tôi. Tôi không còn nhìn sự việc với một nhãn quang như trước và quan điểm của tôi về từ " cần thiết" cũng biến đổi hoàn toàn. Mỗi ngày tôi cố gắng sống trong vâng phục Thần Khí Đức Kitô, và tôn vinh Ngài qua mọi hành động.. Kết quả là sự bình an và thanh thản tuyệt vời. Lắm lúc tôi cảm thấy tràn trề hồng ân Thiên Chúa, và khôngthể không tán dương Ngài đã giải thoát cho mình.
-----------Song cũng có lúc tôi đã để cho nỗi ngờ vực bắt đầu lấn át tâm trí, và đâm ra do dự với các bài viết của mình. Tôi tự hỏi liệu những người đau khổ như vậy có quyền vui hưởng sự bình an mà tôi đã lãnh nhận không? Có thể nào phép lạ đã xảy đến với tôi cũng được thực hiện trong cuộc sống của những người khác không? Giờ đây tôi thú nhận với các bạn rằng nghi ngờ như thế quả là một trọng tội. Thiên Chúa đã cải biến đời tôi và dẫn dắt tôi đến thừa tác vụ này nhằm mục đích công bố Sự Thật của Ngài: Ngài đến để giải thoát chúng ta, nhưng sự tự do chỉ có tìm thấy qua lòng vâng phục và tận hiến.
-----------Mác-ta bực bội vì cô em gái là Maria cứ ngồi bên chân Chúa mà nghe Lời Người dạy, thay vì giúp mình cho việc chuẩn bị bữa ăn. Thật vậy, Mác-ta phiền hà đến nỗi tíến lại gần Chúa Giêsu và nói: " Thưa Thầy, em con để mình con phục vụ, mà Thầy không để ý đến sao? Xin Thầy bảo nó giúp con một tay"!( Luca 10,40). Thế nhưng Chúa Giêsu hết sức kiên nhẫn đáp lại:
-----------Lc 10,41-42:" Mác-ta! Mác-ta ơi! Chị băn khoăn lo lắng nhiều chuyện quá! Chỉ có một chuyện cần thiết mà thôi. Maria đã chọn phần tốt nhất và sẽ không bị lấy đi."
-----------Thế gian không ngớt bảo chúng ta điều kia việc nọ là cần thiết, là quan trọng - nhưng đấy toàn là những lời dối trá! Chúng ta thật ra không bao giờ nhận thức hoặc nhìn thấy trò lừa bịp đó mãi sau khi kiên định dành thời gian để phụng tự dưới chân Chúa Giêsu và nghe lời Người dạy; " Giờ đây anh em đã chọn phần tốt nhất."
-----------Bất luận điều gì ngày hôm nay có thể mang lại, các bạn phải sống mỗi và mọi khoảnh khắc trong sự nhiệt thành với Chúa. Bất luận hoàn cảnh cá nhân có ra sao, chúng ta vẫn CÓ THỂ thoát được! Có lẽ các bạn chỉ cần sắp xếp lại thứ tự ưu tiên trong cuộc sống và loại bỏ một số việc có khả năng hoang phí thời gian và làm cho chúng ta dao động trong suy nghĩ; thật sự phụng tự dưới chân Chúa Giêsu quả đáng để ta dồn TẤT CẢ mọi nỗ lực của mình. Các bạn hãy đứng phía Đức Kitô, trung tín công bố chân lý của Người cho thế gian, và xây dựng cuộc sống trên nền tảng vững chắc của Người. Nhiều điều có vẻ như quan trọng song chỉ có một chuyện là cần thiết mà thôi!
ĐƯỜNG DÂY LIÊN LẠC XUYÊN SUỐT
ĐƯỜNG DÂY LIÊN LẠC XUYÊN SUỐT
-----Giao tiếp là một yếu tố then chốt trong bất cứ mối quan hệ nào. Không có tiếp xúc thoả đáng, các bên quan hệ sẽ dần dà xa rời nhau và cảm thấy bị cô lập. Tình bạn và cuộc sống lứa đôi cũng y như vậy, và chắc chắn là mối quan hệ giữa chúng ta với Thiên Chúa cũng không nằm ngoài quy luật này.
-----Không có giao tiếp, ta sẽ bắt đầu trôi dạt và nhanh chóng mất khả năng nhận ra giọng nói của Ngài. Và khi đối mặt với những gánh nặng bất ngờ, ta cảm thấy trơ trọi. Có thể chúng ta sẽ lúng túng kêu cầu với Thiên Chúa, để rồi nhận ra đường dây liên lạc quá ồn ào, đẫy dẫy những điều chia trí. Thật khó mà nhận được những chỉ thị cũng như những lời an ủi khi chúng ta thậm chí không thể nghe hoặc hiểu những gì Ngài đang nói.
-----Để giữ đường liên lạc được xuyên suốt, các bạn phải tạo cho mình thói quen thường xuyên tâm sự với Thiên Chúa; “ Anh em hãy cầu nguyện không ngừng”( 1Tx 5,17). Chúng ta không thể đợi cho đến khi gặp phải cơn khốn đốn mới nguyện cầu. Vua Đa-vít có thói quen cầu nguyện vào buổi sáng:-----“ Vâng lạy Chúa, chính Ngài là Đấng con van vỉ, ngay từ sớm, Ngài đã nghe tiếng con.
-----Ngay từ sớm, con tỏ bày ước nguyện, rồi chăm chú đợi trông”( Tv 5,4)
-----Tuy vậy, ta cũng phải học tập chuyện vãn với Thiên Chúa mọi lúc trong ngày hầu có thể sẵng sàn hơn khi “ tối lửa tắt đèn”
-----Chúa Giêsu không bao giờ gặp phải sự cố về liên lạc với Cha Người: “ Tôi với Chúa Cha là một” ( Ga 10, 30). Thế nhưng khi đối mặt với các quyết định quan trọng hay các gánh nặng, Chúa Giêsu vẫn dành riêng thì giờ trò chuyện với Chúa Cha.-----Lc 6, 12-13: “ Trong những ngày ấy, Đức Giêsu đi ra núi cầu nguyện, và Người đã thức suốt đêm cầu nguyện cùng Thiên Chúa. Đến sáng, Người kêu các môn đệ lại, chọn lấy mười hai ông và gọi là Tông Đồ.”
-----Luôn có những lúc trong đời sống Ki tô giáo chúng ta cần được dành riêng cho Thiên Chúa – đây là những thời điểm “ nguy kịch” hay những cơn “ khủng hoảng”. Và quãng thời gian này còn được nâng cao giá trị hơn nhiều nếu các bạn chịu hiệp thông với Chúa Cha mỗi ngày. Như vậy, các kinh nguyện trong cơn khủng hoảng của chúng ta có lẽ sẽ sốt sắng hơn và chứa đựng một ý thức khẩn trương cao độ, song chí ít các bạn cũng biết được Đấng các bạn cầu xin là ai – các bạn sẽ nhận ra tiếng Ngài và hiểu được kế hoạch tối hậu của Ngài cho cuộc sống mỗi người.
-----Cha Trên Trời muốn soi đường dẫn lối bằng cách ban cho chúng ta những lời hướng dẫn hàng ngày. Các bạn hãy tạo cho mình thói quen nguyện cầu liên lỉ hầu chúng ta có thể tiến bước theo Ngài và tán tụng Ngài qua mỗi bước đi. Các bạn hãy BIẾT Thiên Chúa qua những phút giây vụn vặt và mang tính thế tục trong ngày, ngõ hầu các bạn được chuẩn bị để biết Ngài tại các thời điểm khẩn trương trong thời gian còn lại. Chúng ta hãy sắp xếp thứ tự ưu tiên trong cuộc sống để bảo đảm rằng đường dây liên lạc của mỗi người lúc nào cũng được xuyên suốt.
ĐƯỜNG LỐI NGÀI QUẢ LÀ TOÀN THIỆN
ĐƯỜNG LỐI NGÀI QUẢ LÀ TOÀN THIỆN
-----Trong bài “ Đền thờ sống”, các bạn đã suy gẫm về lời mời gọi KHÔNG NGỪNG tán dương và phụng tự Thiên Chúa; và muốn được như vậy, các bạn phải hết lòng cậy trông nơi Thiên Chúa và trao quyền kiểm soát mọi sự lại trong tay Ngài. Dường như chúng ta năng trở lại chủ đề này – có thể vì đây là một trong những cuộc đấu tranh chủ yếu của chúng ta.
-----Thế gian dứt khoát dạy chúng ta phải tự nắm lấy quyền kiểm soát; thậm chí còn đặc biệt tuyên dương những ai dám vỗ ngực xưng tên, “ Tôi đã làm theo ý riêng của tôi đấy!” Thế nhưng chân lý và ý riêng” của tôi” sẽ không bao giờ đáp ứng được ý muốn của Thiên Chúa. Nỗ lực lớn nhất của chúng ta thường là để tìm ra sự cân bằng có khả năng giúp mọi người một mặt tuân giữ đường lối của Chúa và đồng thời có thể sánh bước với Ngài. Sự thiếu vắng lòng tin khiến ta rơi lại phía sua, và thói kiêu hãnh cùng khát vọng kiểm soát mọi sự càng khiến ta ngoan cố tiếp tục gắng sức làm theo ý mình.2 Sm 22, 31: “ Đường lối Thiên Chúa quả là toàn thiện,
-----------------Lời Đức Chúa hứa được chứng nghiệm tỏ tường.
-----------------Chính Ngài là khiên che thuẫn đỡ cho những ai ẩn náu bên Ngài.”
-----Các lời này trích từ Thánh vịnh 18 Vua Đa-vít đã hát dâng lên Đức Chúa. Lắm phen trong đời mình, vua Đa-vít đã liều lĩnh làm nhiều việc theo ý riêng. Tuy nhiên sau mỗi lần như thế, vua nhận ra bước theo đường lối của Thiên Chúa không những là cách tốt nhất mà còn là một đường lối toàn thiện. Dĩ nhiên, chúng ta phải thuộc nằm lòng bài học này. Có nhiều phương án để ta chọn lựa – nhiều lộ trình để lọc ra con đường tốt nấht – song cửa hẹp của Ngài là lối duy nhất dẫn đến sự sống đích thực… con đường duy nhất đưa mọi người đến với sự bình an và thoả lòng thật sự.
-----Sống theo đường lối của Thiên Chúa đòi hỏi phải không ngừng canh tân Đức tin và Đứ cậy. Trước hết nó đòi hỏi ta phải có lòng tin nơi Chúa Giêsu là Đấng ban ơn tha tội, kế đến phải hết lòng trông cậy dõi theo bước đi của Người. Trong khi đường lối của Thiên Chúa quả là toàn thiện, chúng ta lại không dễ dàng thấu hiểu. Đường lối của Ngài thường tương phản với những gì chúng ta “biết” là tốt nhất; “ Ai tưởng mình hiểu biết điều gì, thì chưa hẳn là đã hiểu biết như phải hiểu biết”( 1 Cr 8,2). Những mâu thuẫn rành rành như vậy là thời gian chúng ta phải khiêm tốn củng cố lòng tin và học hỏi nhiều hơn để biết thế nào là trông cậy.
-----Nhưng sự “ khôn ngoan” của thế gian sẽ trường kỳ chống lại Đức cậy này. Chúa Giêsu bảo: “ Đừng lo mạng sống lấy gì mà ăn; cũng đừng lo cho thân thể lấy gì mà mặc”( Mt 65,25). Sự khôn ngoan của thế gian nói không bao lâu nữa ta sẽ đói khát và trần truồng; song Đức khôn ngoan của Thiên Chúa lại bảo nếu hết lòng trông cậy nơi Ngài, ta sẽ chóng vánh được yên nghĩ và bình an, “ Trước hết hãy tìm kiếm Nước Thiên Chúa và Đức công chính của Ngài, còn tất cả những thứ kia, Ngài sẽ thêm cho”(Mt 6,33).
-----Thiên Chúa đã ban cho chúng ta đủ mọi loại ơn sủng qua những thử thách độc đáo và kỳ diệu. Thế nhưng khi bước theo Ngài, chúng ta phải sử dụng các ơn sủng đó vì vinh quang cao cả của Ngài; bằng không, chúng chỉ là “ chiếc áo dơ”(Is 64,5). Các bạn hãy ngưng tìm kiếm đường lối riêng cho mình, cùng những mục tiêu và khát vọng cá nhân. Trái lại, hãy tự phó thác hàng ngày cho sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần, và mạnh dạn theo Ngài. Các bạn hãy tin tưởng và từng bước đi theo đường lối toàn thiện của Thiên Chúa.
LUÔN TÌM KIẾM LỜI NGÀI CHỈ DẠY
LUÔN TÌM KIẾM LỜI NGÀI CHỈ DẠY
-----Lúc sắp về với Chúa, Mô-sê chuyển giao quyền lãnh đạo Ít-xra-en lại cho Giô-suê. Thiên Chúa tán thành sự kiện này bằng cách chỉ thị cho ông: “ Người phải mạnh bạo và rất can đảm để lo thi hành tất cả Lề Luật mà Môsê, tôi trung của Ta, đã truyền dạy ngươi. Đừng đi trệch bên phải bên trái, ngoài Lề Luật, để được thành công ở bất cứ nơi nào người đi tới”( Gs 1, 7).
-----Thoạt đầu Giô-suê tìm hiểu Thánh Ý cho từng hànhg động của mình. Thiên Chúa chỉ thị cho ông vượt qua sông Gio-đan( Gs 3), dựng lên mười hai bia đá kỷ niệm( Gs 4), tái lập giao ước cắt bì( Gs 5) và triệt hạ thành luỹ Giê-ri-khô kiên cố( Gs 6). Trong toàn bộ các thời điểm lịch sử này, Giô-suê đều lắng nghe và một mực vâng lời Ngài; “ Đức Chúa ở với ông Giô-suê, và danh tiếng đồn ra khắp xứ”( Gs 6,27).
-----Tuy nhiên, sau chiến thắng nhiệm mầu tại Giê-ri-khô sau khi Giô-suê mục kích tuờng thành sụp đổ giữa tiếng tù và và tiếng reo hò xung trận – ông ngày càng tin tưởng ở chính mình hơn. Và đến lúc tấn công thành Ai vốn là một thành nhỏ, Giô-suê đã trông cậy vào sức mạnh bản thân và lời cố vấn của người đời thay vì tìm hiểu ý ChúaGs 7, 3-4: “ Chỉ cần khoảng hai hoặc ba ngàn người lên mà đánh thành Ai. Đừng làm khổ toàn dân trong vụ này, vì bọn kia không đông mấy. Vậy có chừng ba ngàn người trong dân đã lên đó, nhưng họ đã chạy trốn trước mặt người thành Ai.”
-----Việc tiến hành đánh thành Ai dường như là một quyết định hời hợt. Đây chỉ là một thành nhỏ trong khi quân đội Ít-xra-en hùng mạnh bội phần. Trước đó, Thiên chúa đã ban những chỉ thị cần thiết để dân chinh phục miền đất hứa cùng với một lời bảo đảm chiến thắng: “ Mọi nơi bản chân các ngươi dẫm lên thì Ta đã ban cho các người rồi… Không ai sẽ đứng vững trước mặt ngươi”( Gs 1, 3 -5). Thế nhưng điều Giô-suê không biết là Ít-xra-en đã phạm tội – các trận chiến thiêng liêng sẽ ngăn chận bất cứ thắng lợi vật chất nào; “ Vì thế, con cái Ít-xra-en sẽ không thể đương đầu với địch thù của chúng”( Gs 7,12). Lời bảo đảm chiến thắng luôn ngụ ý các bạn phải bước đi với Thiên Chúa và trong quyền năng của Ngài.
-----Lần cuối cùng lúc ta tìm kiếm và lãnh nhận Lời Chúa chỉ dạy là khi nào? Nếu lúc ấy ta mất nhiều thời gian hơn lần chọn giải pháp cho một vấn đề gần đây nhất, có lẽ chúng ta đang mưu định chiến đấu trên một mặt trân không thế nào thắng được. Các bạn đừng bao giờ tự phụ rằng mình thông suốt kế hoạch của Thiên Chúa đến độ không cần cầu xin Ngài bạn cho chỉ thị rạch ròi. Không phải vì Ngài đã phán: Anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ” ( Mt 28, 19) mà chúng ta có lạm dụng đường lối hoặc cách bố trí thời gian của Ngài; “ Vì không có Thầy, anh em chẳng làm gì được”( Ga 15,5).
-----Thiên Chúa sẽ chỉ đường đi, song các bạn phải cầu xin Ngài hướng dẫn; “ Con luôn nhớ có Ngài trước mặt; được Ngài ở bên, chẳng nao núng bao giờ” ( Tv 16,8). Sự thành bại trong các trận chiến không hề được định đoạt bởi sức mạnh cá nhân của chúng ta hay thế yếu của kẻ thù. Muốn chiến thằng, ta phải để Thiên Chúa dẫn dắt mỗi bước đi của mình. Cho dù một quyết định có vẻ thờ ơ ra sao, các bạn hãy bảo đảm rằng mình đang tiếng bước trong quyền năng của Thiên Chúa và luôn tìm kiếm lời Ngài chỉ dạy.
HẦU THẾ GIAN CÓ THỂ NHẬN BIẾT
HẦU THẾ GIAN CÓ THỂ NHẬN BIẾT
-----Trong thông điệp “ Tâm tình của Đức Kitô”, các bạn đã cùng tôi suy gẫm về lời mời gọi phải sống cho phù hợp với cuộc sống mới mà Thiên Chúa đã ban tặng. Rồi chúng ta cũng nhìn đến nhiều khía cạnh trong đời sống Chúa Giêsu như những gương sáng phải noi theo. Ta thấy Người muốn phụng tự và tôn vinh Chúa Cha; song khía cạnh nổi bật nhất có lẽ là khả năng tha thứ của Người; “ Lạy Cha, xin tha cho họ, vì họ không biết việc họ làm”( Lc 23, 34).
-----Đời sống Kitô giáo là một tiến trình cải biến suốt cả đời người sao cho giống như Chúa Giêsu. Quá trình này đưa chúng ta đều đặn lại gần hơn với Thiên Chúa và giúp loan báo vụ thể sứ điệp Tin Mừng cho cả và thế gian. Không gì có thể chứng tỏ rõ ràng hơn cho một tâm hồn đã được cải biến và một lòng mến đích thực dành cho Đức Kitô khi chúng ta tha thứ cho nhau. Chỉ mỗi thực tại “ tha thứ là một hành động vô cùng khó khăn” cũng đủ làm cho đức khoan dung trở nên ánh sáng rực rỡ trong một thế giới tối tăm và đang nguy tử. Tình trạng hiệp nhất nhờ lượng thứ tha như vậy khiến mọi người trên thế giới này xích lại gần hơn với Đức Kitô.-----Ga 17,23: “ Để họ được hoàn toàn nên một; như vậy, thế gian sẽ nhận biết là chính Cha đã sai Con và đã yêu thương họ như đã yêu thương họ”.
-----“ Nên một” không bao giờ là lời mời gọi thoả hiệp với các chân lý cơ bản trong sách Tin Mừng; nhưng đây rõ ràng là lời kêu gọi chúng ta gạt qua một bên những tranh cải về những điều vụn vặt và từ bỏ mọi thói hư tật xấu như ganh tỵ, ham muốn và nhất là thói kiêu ngạo – mối tội đầu xấu xa nhất của con người! Kiêu ngạo làm cho nhiều người phải xa rời Thiên Chúa và cắt đức bao mối quan hệ do thói cố chấp hơn bất cứ tội vạ nào khác.
-----Không ngừng tha thứ minh chứng cho Phúc Âm bỡi lẽ nhân đức này đòi hỏi ta phải chân thành đối diện với tội kiêu ngạo của mình, cậy trông nơi Thiên Chúa và sống trong khiêm nhường tuyệt đối. Tha thứ không phải là điều khả thi bằng sức mạnh cá nhân. Khi ta bị tổn thương – vì bị đối xử tàn tệ hay bị hiểu lầm – niềm kiêu hãnh trong chúng ta muốn mọi sự phải được giải quyết công bằng, tức là muốn người khác phải nhận lỗi, ăn năn và quỳ mọp mà hôn chân CHÚNG TA. Thật lòng khoan dung sẽ đưa ta trở lại với cây thánh giá để xưng thú những điều xấu xa trong tâm hồn, nhìn nhận sự cần thiết phải được Chúa Giêsu tha thứ, và một lần nữa, để từ bỏ tự tôn mặc cảm của mình.
-----Không ngừng tha thứ đòi hỏi ta phải hàng ngày đóng đinh “ cái tôi” xác thịt và tự phụ của mình, vâng phục theo sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần, và hết lòng tín thác nơi Cha Trên Trời, ngõ hầu tiếp nối tiến trình Ngài đã bắt đầu trong đời sống chúng ta và tác động rộng khắp lên đời sống tha nhân( theo thời biểu hoàn hảo của Ngài). Đây là một nếp sống nhất định phải toả sáng và làm cho thế gian không thể phớt lờ.
-----Các bạn hãy có một cái tầm nhìn mới về bất cứ trường hợp cố chấp nào, và quyết tâm dứt khoát dâng nó lên Thiên Chúa. Hãy tôn vinh Cha chúng ta và hãy nên gương sống cho sách Tin Mừng – hãy sống hiệp nhất trong yêu thương và tha thứ … hầu thế gian có thể nhận biết!
DÂNG LÊN NGÀI TẤT CẢ MỌI VINH QUANG
DÂNG LÊN NGÀI TẤT CẢ MỌI VINH QUANG
-----Giuse đã trải qua nhiều giai đoạn khó khăn trong những năm đầu đời. Các người tìm cách giết ông, nhưng sau đó lại quyêt định bán ông cho các lái buôn người Ma-đi-an. Rồi bọn lái buôn này bán Giuse cho Pô-ti-pha, một quan chức trong triều đình Pha-ra-ô. Sau đó, ông bị vợ Pô-ti-pha cáo gian và bị tống ngục trong nhiều năm – với các biến cố đang xảy đến với Giuse, cuộc sống của ông không yên ắng chút nào.
-----Một ngày nọ, Giuse gặp một vận hội có thể làm thay đổi số phận ông. Pha-ra-ô quá đỗi bồi hồi xao xuyến vì những điềm vua vừa thấy trong các giấc chiêm bao. Vua cho vời tất cả phù thuỷ và hiền sĩ Ai Cập đến để giải mộng, nhưng không ai giải được; “ Pha-ra-ô kể lại cho họ các giấc chiêm bao của mình, nhưng không có ai giải thích được cho vua”( St 41, 8). Bấy giờ quan chánh chước tửu mới thưa với Pha-ra-ô rằng trong ngục có một thanh niên Híp-ri đã từng trổ tài độc đáo về giải mộng cho các quan.
-----Pha-ra-ô vội cho vời Giuse ra khỏi hầm ngục; “ Ta đã nghe nói rằng ngươi chỉ cần nghe kể lại chiêm bao là giải thích được”( St 41,15). Tuyệt! Đây quả là vận may lớn cho Giuse – một cơ hội nắm lấy mọi sự trong tay và tạo ra thời thế. Và ông quả xứng đáng với một vận hội lớn như vậy. Suy cho cùng, không phải “ Tự trợ giả thiện trợ” đó sao?
-----Khốn thay, đây là một trích dẫn sai lầm nghiêm trọng nhất về Kinh Thánh – một sự suy diễn lệch lạc đáng xấu hổ về Thiên Chúa. Chính xác hơn, ta phải nói rằng Thiên Chúa luôn trung tín tác động lên mọi hoàn cảnh để tất cả đều sinh lợi ích hễ chúng ta chuyên cần trong việc tìm kiếm và hết dạ yêu mến Ngài, cùng một mực theo bước Ngài hướng dẫn.
-----Giuse đã có thể nhân cơ hội này để mang lại vinh quang và danh dự cho chính mình. Thế nhưng ông đã lãnh hội được một bài học quan trọng : đó là HẾT THẨY mọi sự đều đến từ THIÊN CHÚA và phải được dùng để tán tụng THÁNH DANH.-----St 41, 16 “ Giuse thưa Pha-ra-ô rằng :” Không phải tôi mà là Thiên Chúa sẽ cho câu trả lời đem lại bình an cho Pha-ra-ô”.
-----Thiên Chúa đã ban cho Giuse một ơn sủng kỳ diệu, song ơn sủng này chỉ sản sinh hoa trái khi Ngài tác động lên cuộc sống của ông. Đây cũng là bài học Thánh Phao-lô đã nỗ lực giảng dạy cho giáo đoàn tại Cô-rin-tô: “ Bạn có gì mà bạn đã không lãnh nhận? Nếu đã lãnh nhận, tại sao lại vênh vang như thể đã không nhận lãnh?(1 Cr 4, 7).
-----Chính nhờ ơn Chúa mà chúng ta thành công trong bất luận điều gì; “ Không có Thầy, anh em chẳng làm gì được”(Ga 15,5). Chính nhờ ơn Chúa mà các bạn có tài giỏi và năng khiếu – chính nhờ ơn Chúa mà các bạn được chỉ dẫn và động viên. Thật vậy, chính nhờ ơn Chúa mà ngay sau đây, chúng ta lại có thể tục hít thở! Nếu Thiên Chúa đã cung cấp mọi thứ khí cụ như vậy thì chỉ có Ngài mới xứng đáng với MỌI lời chúc tụng. Chúng ta đừng bao giờ bỏ lỡ cơ hội tận dụng các hồng ân Thiên Chúa đã trao ban. Và khi thành công trên bước đường đời, các bạn đừng bao giờ quên dâng lên Ngài tất cả mọi vinh quang!
MỘT THIÊN CHÚA KHI TIỆN DỊP
MỘT THIÊN CHÚA KHI TIỆN DỊP
-----Thánh Phao-lô bị bắt và giải đi Xê-za-rê để chịu xét xử trước mặt Tổng trấn Phê-lích. Trong thời gian xử án, thánh nhân đã nói về việc ông thờ phượng Thiên Chúa và tin mọi điều trong sách Luật Mô-sê và sách các Ngôn Sứ. Phê-lích tiếp tục giam giữ Phao-lô trong tù, nhưng năng cho vời ông đến để nghe nói về đức tin của ông.Cv 24, 24-25: “ Ông cho vời ông Phao-lô đến và nghe ông nói về lòng tin vào Đức Ki-tô Giêsu. Nhưng khi Phao-lô biện luận về đức công chính, sự tiết độ và cuộc phán xét mai sau, thì ông Phê-lích phát sợ nên nói: :’ Bây giờ ông thể lui ra, khi nào tiện dịp, tôi sẽ cho gọi ông đến.”
-----Tổng trấn Phê-lích có khả năng lắng nghe Lời Chúa do một nhà thần học cao nhất mọi thời rao giảng, song lại không chịu hành động theo những gì mình đã nghe.
-----Nhiều năm trước đó, vua Hê-rô-đê đã cho người bắt giữ Gioan Tẩy Giả vì ông lên án cuộc hôn nhân của vua( Hê-rô-đê đã lấy vợ của anh mình). Cho dù muốn giết Gioan, Hê-rô-đê lại đem lòng sợ hãi và kính trọng ông vì ông là một người công chính và thánh thiện, “ Nghe ông nói, nhà vua rất phân vân, nhưng lại thích nghe”(Mc 6, 20). Hê-rô-đê thích nghe sứ điệp đanh thép của Gioan về việc phải ăn năng sám hối, thế nhưng vua không chịu thực hành những gì mình đã nghe.
-----Lúc Chúa Giêsu bị bắt, Phi-la-tô đã có dịp trực tiếp đối diện với Con Thiên Chúa. Y nghe Chúa Giêsu bình thản tự nhận mình là Vua dân Do Thái và được đặc sủng bởi Thiên Chúa; “ Ngài không có quyền gì đối với Tôi, nếu Trời chẳng ban cho Ngài”( Ga 19, 11). Phi-la-tô lắng nghe Chúa Giêsu, không tìm thấy lý đo nào để kết tội Người, và từ đó có ý muốn tha Người( Ga 19,12) – song rốt cuộc, y lại không chịu hành động theo sự thật.
-----Ngay nay, đa phần mọi dân tộc trên thế giới đều được quyền tự do tín ngưỡng rộng rãi. Chúng ta được tự do tiếp cận Lời Chúa, và thường có thể tìm ra một giáo xứ tại địa phương sẵn sàng rao giảng sự thật. Tuy vậy, đã bao lần các bạn không chịu hành động theo những gì mình nghe? Đã bao lần đời sống tôn giáo của các bạn trở nên nguội lạnh và máy móc, không còn chút nhiệt tình tha thiết?” Dân này chỉ đến gần Ta bằng miệng, tôn vinh Ta bằng môi, còn lòng chúng thì xa Ta lắm”( Is 29, 13).
-----Nếu phụng tự không thấm nhập vào mọi lãnh vực trong đời sống chúng ta, thì Thiên Chúa không còn “ tại vị” nữa. Các bạn phải phải tin tưởng nơi Ngài trong HẾT THẢY mọi sự! Phải có một niềm khao khát lắng nghe Lời Chúa và một ý chí kiên cường để thể hiện bằng hành động! Các bạn phải trông đợi Thánh Nhan mỗi ngày và mọi ngày – chớ không chỉ mỗi tuần một lần khi dự thánh lễ ngày Chúa Nhật.
-----Các bạn đừng bao giờ “ xếp xó” Thiên Chúa hoặc đòi hỏi Ngài luôn “túc trực” để phòng khi ta hữu sự. Là Chủ Tể Càn Khôn, Ngài mời gọi mọi người chúng ta đến với một đời sống phụng tự toàn thời gian. Các bạn đừng bao giờ đối xử với Cha Trên Trời như một Thiên Chúa chỉ khi tiện dịp cho mình.
MỘT TÂM HỒN ĐẦY KHAO KHÁT
MỘT TÂM HỒN ĐẦY KHAO KHÁT
----Trong thông điệp “ Một Thiên Chúa khi tiện dịp”, các bạn được khuyên bảo nên những người phụng tự đích thực, hàng ngày theo bước Thiên Chúa và không chấp nhận “xếp xó” Ngài. Không bao giờ chúng ta lại là những kẻ thờ phượng Thiên Chúa bằng môi bằng miệng, còn tâm hồn thì rất cách xa Ngài( Is 29,13). Các bạn phải ý tứ đừng để xa lạc khỏi lối đi của một tình yêu tận hiến mà bị vướng mắc vào đám bụi gai các tiện nghi ích kỷ.
----Thế nhưng làm sao ta có thể giữ mình khỏi những bước đi khập khiễng? Làm sao ta có thể cảm nhận mình bắt đầu quờ quạng? Và làm sao có thể quay lại nơi ta thật sự khao khát?
----Lời giải đáp cho các câu hỏi này luôn được tìm thấy nơi một tình yêu sâu sắc và nóng bỏng! Mối quan hệ giữa chúng ta với Thiên Chúa không dựa vào sự vận dụng trí tuệ, mà đặt nên tảng trên sự cải biến tâm hồn. Tương quan này bắt đầu với tác động của Thần Khí kh con tim chúng ta trở nên của chính Ngài. Giờ đây mối quan hệ đó phải được tiếp tục bỡi lẽ ta đang bước đi bên cạnh Thiên Chúa, gần gũi với Ngài đến độ chỉ muốn dâng lên Ngài TOÀN BỘ tâm hồn mình – tức là dâng lên Thiên Chúa cái đã thuộc về Ngài.
Sau nhiều năm cai trị vì thành công của vua Đa-vít, cả vương quốc Ít-xra-en đang lâm vào tình trạng phản loạn toàn diện. Con ông là Áp-sa-lôm mưu định soán ngôi vua, buộc Đa-vít phải chạy trốn vào trong sa mạc. Trước viễn cảnh sụp đổ của một công trình ông đã dày công xây dựng suốt cả đời mình, và lại đang xa nhà cùng nơi phụng tự, vua Đa-vít quang sang kêu cầu Thiên Chúa và đã cho chúng ta một bức tranh tỏ tường về nỗi khao khát Ngài.Tv 63, 1-4: “ Lạy Thiên Chúa, Ngài là Chúa con thờ, ngay từ rạng đông con tìm kiếm Chúa. Linh hồn con đã khao khát Ngài, tấm thân này mòn mỏi đợi trông, như mảnh đất hoang khô cằn, không giọt nước. Nên con đến ngắm nhìn Ngài trong nơi Thánh điện, để thấy uy lực và vinh quang của Ngài. Bởi ân tình Ngài quý hơn mạng sống, miệng lưỡi này xin ca ngợi tán dương. Suốt đời con, nguyện dâng lời chúc tụng, và giơ tay cầu khẩn Danh Ngài.”
----Cho dù khó có thể duy trì được mức độ khao khát như vậy mọi lúc trong ngày, đây chính là mối quan hệ chúng ta được mời gọi xây dựng. Đây là phụng tự! Các bạn phải nhận thức rằng so với cuộc sống trong Thánh Nhan, thế giới này nào khác chi một “ mảnh đất hoang khô cằn, không giọt nước”. Chúng ta phải ao ước tình yêu của Thiên Chúa hơn cả sự sống của chính mình, và gắng sức tôn vinh Ngài trong mọi hành động.
----Nếu bộ mặt quan hệ này trông có vẻ xa lạ - thậm chí mang tính cấp tiến – tôi xin mời các bạn “ hãy nghiệm xem CHÚA tốt lành biết mấy”( Tv 34, 9). Ngài sẽ đổ dồi dào hồng phúc lên những ai bước tới trong đức tin và thật sự dâng lên Ngài trọn cả tâm hồn. Nếu các bạn từng trải qua mối quan hệ đó, song giờ đây thấy niềm khao khát Thiên Chúa của mình đang vơi cạn, tôi mạnh dạn khuyên nhủ các bạn hãy nên quay lại. Quay lại với những gì mình biết sẽ manh đến hạnh phúc thật – những gì mình biết là trường cửu và bất diệt. Hết thảy chúng ta hãy quay lại nơi phụng tự đích thực, xích lại gần với Thiên Chúa và phụng tự Ngài với một trái tim đầy khao khát.
__________________
HÃY CHÚ TÂM ĐẾN NHỮNG GÌ VĨNH VIỄN
HÃY CHÚ TÂM ĐẾN NHỮNG GÌ VĨNH VIỄN
--------Lạy Cha, chúng con nài xin Cha an ủi và ban bình an cho những ai trực tiếp gánh chịu hệ luỵ của sự kiện bi thảm vừa xảy ra cuối tuần này. Cho những ai đã mất người thân thương, chúng con xin Cha nên nơi ẩn náu và nguồn suối sức mạnh. Cho các trẻ nhỏ mất cha mất mẹ, chúng con cầu xin cho tâm hồn chúng luôn dịu hiền và sẵn sàng lắng nghe Lời Chúa. Chúng con cũng cầu xin cho những ai đang tìm kiếm lời giải đáp. Xin Cha mạc khải sự thật và giúp hết thảy chúng con hiểu rằng ngoài Cha ra, không có gì khác! Chúng con cầu xin nhờ Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng con. Amen.
-------- Kinh nguyện này dựa vào bài suy niệm hôm nay vì thảm họa không gain ngày 01-02-2003. Trước đây đã có một kinh nguyện tương tự được phổ biến ngay sau biến cố bi thảm tại Trung Tâm Thương Mại Thế Giới ngày 11-09-2001. Đây cũng có thể là lời cầu nguyện cho mọi ngày trong năm vì có hàng ngàn nạn nhân khác đã chết bởi tai nạn giao thông, hoặc do hành động bạo lục vô ý thức hay do bệnh tật; bởi thiếu ăn hoặc do tác hại của sự nghiện ngập ma túy. Các mạng sống này dường như đã bị rút ngắn không cần thiết, nhưng ngay cả một đời sống đã đạt đến độ “chín muồi” cũng vô cùng ngắn ngủi; “ Cuộc đời các ngươi mai này sẽ ra sao? Thật vậy, các người chỉ là hơi nước xuất hiện trong giây lát, rồi lại tan biến đi”( Gc 4, 14).
-------- Khi một thảm kịch xảy ra, chúng ta phải hết lòng cầu nguyện cho những ai gánh chịu hậu quả; hiếm khi toàn thể thế giới có thể cầu nguyện cho một nhóm người đặc trưng nào đó. Tuy nhiên, các bạn cũng nên dành ra một vài giây để suy ngẫm về tính mỏng dòn và phù du của cuộc sống, để xem các thứ tự ưu tiên của mình phản ánh chân lý này ra sao. Các bạn nên gắng sức quán triệt vững vàng hơn rằng bất cứ gì ngoài ý muốn của Thiên Chúa ngày nào đó cũng sẽ phai mờ. Bất cứ “ thần” nào khác được chúng ta tôn thờ dưới dạng vượt quá giới hạn thời gian, suy nghĩ, nghị lực hay tiềm năng của mình chắc chắn sẽ bị cháy trục và đào thải.1 Cr 7, 29 & 31: “ Thưa anh em, tôi xin nói với anh em điều này: Thời gian chẳng còn bao lâu. Vậy từ nay… kẻ hưởng dùng của cài đời này, hãy làm như chẳng hưởng. Vì bộ mặt thế gian này đang biến đi.”
--------Bất luận đã bao lần đọc xong các chân lý này của Lời Chúa, tôi cảm thấy mình vẫn chưa thấu triệt. Điều duy nhất tôi nắm rõ là thời gian quá ngắn ngủi , nhưng tôi đã liên tục trau giồi bản sắc của mình và trở nên mê mải với các thú vui trần thế. Xin Cha thứ tội cho con!
--------Nếu có lợi ích nào đó được rút ra từ một thảm kịch, thì đó là khi các bạn quyết lòng “ không chú tâm đến những sự vật hữu hình thì chỉ tạm thời, còn những thực tại vô hình mới tồn tại vĩnh viễn”( 2 Cr 4, 18b).
--------Đây là lúc chúng ta hướng lòng lên Thiên Chúa trong sự thức tỉnh thực thụ và làm MỌI điều như thể làm cho Chúa. Các bạn không thể hiến mình thêm nhữa cho những gì là tạm thời và chóng qua. Đây là lúc chúng ta mạnh dạn phụng tự Ngài và bước theo đường lối Ngài dẫn dắt. Đây là lúc chúng ta xích lại gần Thánh Nhan và chú tâm đến những gì vĩnh viễn.
NHỮNG THỨ ĐỨC CHÚA ĐÃ BAN
NHỮNG THỨ ĐỨC CHÚA ĐÃ BAN
-------Khi còn là một thanh niên, Đa-vít đã hiểu rõ thế nào là sức mạnh của Thiên Chúa đang lúc cậu chuẩn bị cho cuộc chiến tay đôi với Gô-li-át; “ Đức Chúa là Đấng đã giật con khỏi vuốt sư tử và vuốt gấu, chính Ngài sẽ giật con khỏi tay tên Phi-li-tinh này” ( 1 Sm 17, 37). Nhận ra chính Thiên Chúa đang chiến đấu trong cuộc chiến làm cho Đa-vít tự tin hơn khi tiếp cận với Gô-li-át chỉ với chiếc dây phóng và vài hòn đá trong tay; “ Ngay hôm nay, Đức Chua sẽ nộp mày vào tay tao”( 1 Sm 17,46).
-------Sau nhiều năm bị vua Sa-un săn đuổi, Đa-vít khẳng định niềm tin vào mỗi chiến thắng của mình đều trực tiếp do bàn tay Thiên Chúa.
-------Người A-ma-lếch cướp phá ngôi làng mền Ne-ghép, nơi Đa-vít và những người theo ông đang sinh sống. Được Thiên Chúa hứa ban ơn thắng trận, Đa-vít ra đi cùng với sáu trăm người để chống lại quân địch và thu hồi những gì bọn A-ma-lếch đã cướp; song có hai trăm người trong số những kẻ theo ông không tham gia trận đánh vì quá mệt mỏi. Sau khi thắng trậ, bốn trăm người tham chiến định loại bỏ số hai trăm đã dừng lại phía sau; “ Bởi vì họ không đi với chúng tôi, nên chúng tôi sẽ không cho họ phần chiến lợi phẩm chúng tôi đã lấy lại được” ( 1 Sm 30, 22). Thế nhưng Đa-vít đã nhắc nhở bốn trăm người này Ai mới là người chiến thắng thật sự.
-------1 Sm 30, 23: “ Thưa anh em, đừng làm như thế với những thứ Đức Chúa đã ban cho chúng ta. Người đã gìn giữ chúng ta và trao vào tay chúng ta bọn cướp đến tấn công chúng ta.”
-------Đa-vít hiểu rõ rằng bọn ông chiến thắng bất luận là với bốn trăm hay bốn mươi, hoặc thậm chí chỉ bốn người ra trận – và cũng không đặt thành vấn đề xem họ có thiện chiến hay không. Bọn ông chiến thằng là do lời hứa của Thiên Chúa và những thứ Ngài đã ban, chớ không do khả năng của những người theo ông.
-------Khi thấy trận chiến đã cận kề, các bạn phải xích lại gần hơn với Cha Trên Trời. Và lúc lâm trận, các bạn phải sử dụng mọi khả năng Ngài đã ban phát, nhưng rồi phải hết lòng tín thác nơi Ngài ở hồi kết thúc. Nếu như trận chiến có chiều thất bại, chúng ta phải tin tưởng rằng Thiên Chúa đang nắm vững mọi sự và đang hành động theo kế hoạch tốt đẹp và hoàn thiện của Ngài. Khi Thiên Chúa làm chủ mọi sự, thì không có gì là thất bại dưới Ngài. Và nếu như trận chiến có vẻ thắng lợi, các bạn đừng để cho thói kiêu ngạo gàinh lấy công trạng cho riên mình về những gì Thiên Chúa đã làm – vì như vậy sẽ luôn dẫn đến thất bại, bất kể mọi lý luận của chúng ta.
-------Thiên Chúa sở hữu MỌI THỨ và ban cho nhân loại MỌI THỨ. Ngài sỡ hữu của cải, các mối quan hệ và các thừa tác vụ của chúng ta. Ngài sở hữu mọi khả năng cũng như khiếm khuyết của mỗi người – mọi thành công cũng như thất bại. Khi vượt qua được trận chiến kế tiếp( và chắc chắn sẽ như thế!) – thật vậy, ngay cả giữa chiến trường – các bạn hãy trả quyền sở hữa lại cho Thiên Chúa và dâng lên Ngài tất cả mọi vinh quang. Chúng ta đừng bao giờ mưu định tiếm quyền kiểm soát hay giữ chặt những thứ Đức Chúa đã ban.
BÌNH AN ĐÍCH THỰC CỦA THIÊN CHÚA
BÌNH AN ĐÍCH THỰC CỦA THIÊN CHÚA
-------Mỗi người chúng ta đều gắng sức xây dựng cho mình một cuộc sống thành công cho dù thế nào là thành công được hiểu theo nhiều cách khác nhau. Không ít người cố gắng để có nhiều thứ tốt đẹp hơn, đạt tới địa vị cao sang hơn trong xã hội, hoặc để cho cuộc sống được an toàn hơn; trong khi những người khac lại dấn thân cho các nổ lực đạo đức với các hoạt động chăm sóc tha nhân và các chương trình phục vụ cộng đồng. Song động lực cốt lõi cho tất cả những sự phấn đấu này đều như nhau: Mọi người đều tìm kiếm một đời sống bình an.
-------Bất hạnh thay, thế gian lại dạy ta có mỗi một việc là đề ra một số mục tiêu, rồi ra sức hoàn thành mà không hề dành thì giờ để xét lại những gì con tim thật sự khao khát – hết thảy chúng ta đều cố gắng để được sống bình an! Dĩ nhiên tôi không chống đối việc đề ra các mục tiêu; thế nhưng các bạn phải hiểu rằng đạt được từng mỗi mục tiêu, tự nó KHÔNG BAO GIỜ mang lại bình an như ta thường hoài vọng.
-------Sự thiếu vắng bình an, trước hết và trên hết, là hệ lụy của tình trạng tội lỗi. Sau khi A-dam và E-và quyêt định đặt ý muốn của ông bà lên trên cá Ý muốn của Thiên Chúa bằng cách ăn trái cấm, tội lỗi bắt đầu thâm nhập vào thế gian, và sự bình an đích thực trở nên hão huyền; “ Ngày nào ngươi ăn, chắc chắn ngươi sẽ chết”( St 2, 17). Các bạn sẽ không bao giờ có được bình an đích thật nếu cứ làm mọi việc theo ý mình; các bạn cũng không thể mua hay tác tạo được yên bình bằng cách thay đổi môi trường chung quanh chúng ta. Bình an khởi đầu với ơn tha tội nhờ lòng tin nơi Chúa Giêsu và lớn lên khi chúng ta sống vâng phục Chúa Thánh Thần; “ Hướng đi của tính xác thịt là sự chết, còn hướng đi của Thần Khí là sự sống và bình an”( Rm 8, 6)
-------Trong thu ởi các tính hữu Phi-líp-phê, Thánh Phao-lô viết những ai đặt niềm tin vào Chúa Giêsu, giờ đây nắm bắt được nguyên lý cơ bản cho một đời sống an bình.-------Pl 4, 4-7 “ Anh em hãy vui luôn trong niềm vui của Chúa. Tôi nhắc lại: Vui lên Anh em! Sao cho mọi người thấy anh em sống hiền hòa rộng rãi. Chúa đã gần đến. Anh em đừng lo lắng gì cả. Nhưng trong mọi hoàn cảnh, anh em cứ đem lòng cầu khẩn, van xin và tạ ơn, mà giải bày trước mặt Thiên Chúa những điều thỉnh nguyện. Và bình an của Thiên Chúa, bình an vượt lên trên mọi hiểu biết, sẽ giữ lòng trí anh em được kết hợp với Đức Ki-tô Giêsu.”
-------Nguyên lý của sự bình an là :
1- Vui lên,
2- Vui hơn nữa,
3- Hiền hòa,
4- Biết Chúa đang cận kề,
5- Rũ bỏ mọi xao xuyến,
6- Cầu nguyện trong mọi hoàn cảnh với lòng tri ân.
-------Chúa Giêsu đã hứa những ai tín thác nơi Người sẽ được bình an ngoài khả năng hiểu biết của thê gian “ Thầy để lại bình an cho anh em. Thầy ban cho anh em bình an của Thầy. Thầy ban cho anh em không theo kiểu thế gian. Anh em đừng xao xuyến cũng đừng sợ hãi” ( Ga 14, 27).
-------Nếu cuộc sống thiếu vắng bình an, giải phát DUY NHẤT là bạn hãy xích lại gần hơn với Thiên Chúa, trông cậy nơi Ngài hơn nữa, và vui lên( vui lên và vui lên) vì đã có Thần Khí của Ngài dẫn dắt. Chỉ lúc ấy, ta mới tìm thấy được sự “ thành công” mà ta đã dốc sức giành cho được – chỉ lúc ấy, ta mới đạt được những gì con tim khao khát… sự bình an đích thực của Thiên Chúa.
CÙNG MỘT Ý HƯỚNG NHƯ NHAU
CÙNG MỘT Ý HƯỚNG NHƯ NHAU
----------Qua thông điệp “ Môn đệ của Thầy”, các bạn đã thấy thương yêu nhau minh chứng cho thực tại chúng ta trở thành môn đệ thật sự của Đức Ki-tô như thế nào; “ Mọi người sẽ nhận biết anh em là môn đệ của thầy ở điểm này: là anh em có lòng yêu thương nhau”( Ga 13, 35). Các bạn cũng đã thấy chúng ta được mời gọi có một đức ái hy sinh, và phải quan tâm đến những kẻ khốn cùng – đó là những người neo đơn, đau khổ, khắc khoải, ngã lòng ha đói khát – đang cần được chúng ta hành động dứt khoát.
----------Song có một cách khác để biểu hiện đức ái Ki-tô giáo – một ình yêu vẫn mang nặng tính hy sinh, đồng thời đòi hỏi các bạn phải kiềm hãm một số hành động cũng như lời ăn tiếng nói, và nhất định là các bạn phải cầu nguyện nhiều hơn nữa. Đây là loại tình yêu dẫn đến sự kết hợp mọi người chung quanh ta nê một trong tình thương thân tương ái.----------1 Cr 1, 10 “ Thưa anh em, nhân danh Đức Giêsu Ki-tô, Chúa chúng ta, tôi khuyên anh em hãy nhất trí với nhau trong lời ăn tiếng nói, và đừng để sự chia rẽ giữa anh em, nhưng hãy sống hoà thuận, một lòng một ý với nhau.”
----------Có câu chuyện về một người đắm tàu đang trôi giạt ngoài biển khơi. Anh ta đang bì bõm trong sóng nước và mọi tia hy vọng được cứu hộ đang tắt dẫn. Bất chợt một chiết tàu xuất hiện ở chân trời và đang tiến về hướng anh ta. Cảm thấy mạnh hẳn lên, anh ta vẫy ta kêu cứu loạn xạ: Mình sắp thoát hiểm đến nơi rồi! Tuy vậy, khi con tàu tiên lại gần hơn, anh ta nhận ra các hành khách trên tàu đang quát tháo với nhau; nhiều người khác đấm đá, khạc nhổ vào nhau; thậm chí có người còn bị xô xuống biển. Không thể mất thêm giây phút nào, anh ta bắt đầu bơi ra xa khỏi chiếu tàu càn nhanh càng tốt.
----------Chúng ta là những hành khách trên con tàu Phúc Âm, và Lời Chúa không ngừng kêu gọi mọi người hiệp nhất với nhau: “ Anh em phải ăn ở làm sao cho xứng với Tin Mừng của Đức Ki-tô.. luôn đứng vững, cùng chung một tinh thần, một lòng dạ cùng nhau chiến đấu vì đức tin mà Tinh Mừng mang lại cho anh em”( Pl 1, 27). Nếu liên kết với Đức Ki-tô, các bạn phải “ có cùng một cảm nghĩ, cùng một lòng mến, cùng một tâm hồn, cùng một ý hướng như nhau”( Pl 2, 2). Trong một lời cầu nguyện với Chúa Cha, Đức Giêsu đã vạch rõ vì sao chúng ta phải một lòng một dạ: “ Như vậy, thế gian sẽ tin rằng Cha đã sai Con”( Ga 17, 21).
----------Hiệp nhất không hề là lời kêu gọi thoả hiệp các tín lý cơ bản trong sách Tin Mừng. Chúng ta đừng bao giờ nhượng một tấc đất nào về sự cần thiết và tính trọn vẹn phải hiến mình cho Chúa Giêsu. Khi bắt đầu chia rẽ vì những đề tài như nghi thức phụng tự, cấu trúc chương trình, hay vẻ bên ngoài nơi thờ phượng, rõ ràng chúng ta đã vượt quá giới hạn hiệp nhất của Thánh Kinh.
----------Tôi không thể đặt ra tiêu chuẩn chính xác nào cho sự đoàn kết trong giáo xứ các bạn. Thế nhưng tôi mạnh dạn gợi ý rằng vẫn còn nhiều không gian cho sự hiệp nhất hơn là theo vẻ ban đầu. Nếu chân thành rũ bỏ thói kiêu ngạo và thấu triệt ý hướng của Thiên Chúa về sự đồng tâm nhất trí, các bạn sẽ nhận ra còn lắm cơ hội cho ơn sủng và tình yêu. Các bạn hãy thật sự chứng tỏ lòng mến của Đức Ki-tô. Hãy xích lại càng lúc càng gần hơn với Người và cho thế gian thấy rằng chúng ta có cùng một tâm hồn, cúng một ý hướng như nhau.
HÃY ĐỂ CHO ÁNH SÁNG CHIẾU GIÃI
HÃY ĐỂ CHO ÁNH SÁNG CHIẾU GIÃI
------------------Sau thời gian ba năm đi rao giảng công khai cùng với các Tông Đồ, Chúa Giêsu truyền cho các ông “ hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ “ ( Mt 28, 19). Người dạy các ông toàn bộ sứ điệp Tin Mừng và các chân lý kỳ diệu về Cha Trên Trời: “ Con đã cho họ biết Danh Cha, và sẽ còn cho họ biết nữa” ( Ga 17, 26).
------------------Người đã ban cho các môn đệ diễm phúc là được biết sự thật đáng kinh ngạc, và giờ đây các ông có trách nhiệm loan truyền sứ điệp này đến muôn dân và “ dạy bảo họ tuân giữ mọi điều Thầy truyền cho anh em”( Mt 28, 19-20). Đây không phải là một lệnh truyền mới. Trong những ngày đầu đi rao giảng, Chúa Giêsu đã dạy về sự cần thiết phải chia sẻ cuộc sống của chúng ta trong Đức Kitô với người khác.
------------------Mt 5, 14-16: “ Chính anh em là ánh sáng cho trần gian. Một thành xây trên núi không tài nào che giấu được. Cũng chẳng có ai thắp đèn rồi lại để dưới cái thùng, nhưng đặt trên đế, và đèn soi chiếu cho mọi người trong nhà. Cũng vậy ánh sáng của anh em phải chiếu giãi trước mặt thiên hạ.”
------------------Khi đặt niềm tin vào Chúa Giêsu để được ơn tha tội, chúng ta được “ giải thoát khỏi quyền lực tối tăm”( Cl 1, 13). Nơi nào bóng tối đã có thời thống trị, thì giờ đây Ánh Sáng Chúa Giêsu chiếu rọi như một quyền lực tối cao: “ Ai theo tôi sẽ không phải đi trong bóng tối, nhưng sẽ nhận được ánh sáng đem lại sự sống”( Ga 8,12). Đón nhận ơn ánh sáng mà Người đã tự nguyện trao ban giúp ta thấy lối đi của Người, và cũng để thắp sáng con đường cho người khác noi theo!
------------------Lãnh nhận Ánh Sáng Đức Kitô là một hồng ân đáng kinh ngạc, nhưng đồng thời các bạn cũng có một nghĩa vụ nhất định phải chu toàn. Hàng ngày Thiên Chúa ban cho ta cơ hội chia sẽ đức tin, chia sẻ ánh sáng của Ngài. Tuy nhiên, nếu cứ thụ động trong im lặng, ấy là chúng ta che phủ chiếc đèn của mình và làm cho ngọn lửa thiếu mất lượng ôxy cấn thiết. Không bao lâu nữa ngọn lửa sẽ yếu dần, trở nên chập chờn rồi sụp tắt!
------------------Các bạn phải giữ cho chiếc đèn liên tục cháy rực bằng cách chia sẽ đức tin của mình. Là con cái Thiên Chúa, các bạn trở nên “ sứ giả thay mặt Đức Kitô, như thể chính Thiên Chúa dùng chúng tôi mà khuyên dạy”( 2Cr 5, 20). Mặc dầu không phải đợi có chúng ta mới hoàn tất công việc của Ngài, Thiên Chúa đã mời gọi( thậm chí đã truyên cho) chúng ta nắm giữ một vai trò trong kế hoạch kỳ diệu của Ngài. Vào thời Chúa Giêsu, thế giới đã âm u về mặt đạo đức, và ngày nay vẫn còn nhiều lãnh vực đang đắm chìm trong bóng tối ma quỷ. Thế nhưng chúng ta có trách nhiệm – và cũng là một ân huệ - giúp soi sáng một góc nhỏ hẹp nào đó.
------------------Các bạn hãy thành khẩn chia sẻ chân lý của Chúa Giêsu tại bất luận nơi nào ta được sai đến. Khi đón nhận Ánh Sáng Đức Kitô, chúng ta không được khư khư giữ lấy cho riêng mình như thể giữ lấy hơi thở bên trong cơ thể lúc mới sinh, bởi lẽ cả hai đều không lành mạnh. Hồng ân quý trọng này – được ban phát bởi ân sủng nhò đức tin – đi đôi với một lệnh truyền. Chúng ta phải tiếp tục nâng cao Ánh Sáng và để nó chiếu giãi khắp cả thiên hạ!
HỄ THƯƠNG MỚI CHO ROI CHO VỌT
HỄ THƯƠNG MỚI CHO ROI CHO VỌT
---------Qua thông điệp “ Đi vào dông bão” , các bạn đã thấy đôi khi Thiên Chúa đặt chúng ta vào những tình huống khó khăn nhằm lưu ý và lôi kéo ta lại gần hơn với Ngài. Có lẽ Chúa dùng các trận bão tố ấy để dạy ta những chân lý cơ bản, hoặc nhẹ nhàng thúc đẩy ta quay lại với đường đi nước bước của Ngài; song có lẽ chúng cũng được dùng để uốn nắn lại dòng đời hoặc chỉnh sửa tính cách của chúng ta. Mỗi cơn bão là một hình thức kỷ luật, và được áp dụng trong tinh thần yêu thương hoàn hảo của Thiên Chúa. Mỗi biến cố như vậy phải được coi là một cơ hội tuyệt vời để mọi người lớn lên trong đức tin
---------Dt 12, 6-7: “ Vì Chúa thương ai thì mới sửa dạy kẻ ấy, và có nhận ai làm con thì Người mới cho roi cho vọt. Anh em hãy kiên trì để cho Thiên Chúa sửa dạy. Người đối xử với anh em như với những người con . Thật vậy , có đứa con nào mà người cha không sửa dạy?”
---------Hình thức kỷ luật mà chúng ta phải chịu đựng trong cơn bão tố dạy ta nhận biết mình là ai, Thiên Chúa thật sự là ai và tầm quan trọng của mối quan hệ vĩnh viễn giữa chúng ta với Ngài. Khi đón nhận hồng ân cứu độ nhờ tin vào Chúa Giêsu, các bạn được Thần Khí chứng thực là con cái Thiên Chúa; được Ngài chấp nhận làm “ thừa kế, tức là đồng thừa kế với Đức Kitô”( Rm 8, 17). Chúa Cha yêu thương chúng ta chỉ vì ta là con cái của Ngài, chớ không do những gì ta đã thực hiện hay chu toàn. Chúa không muốn gì hơn là được nghe con cái của Ngài thốt lên: “ Lạy Cha, Áp ba, con hết lòng yêu mến Cha!”
---------Tuy nhiên, Thiên Chúa yêu thương nhân loại đến mức không ngừng uốn nắn mỗi người, mãi cho đến khi ta nên “ đồng hình đồng dạng với Con Ngài”( Rm 8, 29). Hết thảy chúng ta đều là những khí cụ đầy tì vết của Ngài, với nhiều góc cạnh cần được gọt dũa. Không ai trong chúng ta là hoàn thiện; do vậy, tiến trình trở nên đồng hình đồng dạng với Chúa Giêsu lắm lúc không thoải mái chút nào: “ Ngay lúc bị sửa dạy, thì chẳng ai lấy làm vui thú, mà chỉ thấy buồn phiền. Nhưng sau đó, những người chịu rèn luyện như thế sẽ gặt được hoa trái là bình an và công chính”( Dt 12, 11)
---------Mọi người đều có quá nhiều “ cái tôi” vốn hay can thiệp vào mối tương quan giữa chúng ta với Thiên Chúa – có quá nhiều rào cản không cho chúng ta hết dạ yêu mến Ngài và bước theo lối Ngài dẫn dắt. Các ban phải hết lòng khao khát được gần gũi với Thiên Chúa trên hết mọi sự, đến độ có thể tha thiết cầu nguyện như sau: “ Lạy Cha, xin Cha đừng rút lại bàn tay sửa dạy trên đời sống con. Con sấp mình trước mặt Cha để được hun đúc, đẽo gọt theo Thánh Ý, và nài xin Cha cất bỏ những gì cản trở giữa Cha với con.”
---------Bàn tay sửa dạy của Thiên Chúa luôn có chủ định và chính xác, và Ngài chỉnh sửa con cái với một lòng nhân ái vô biên. Ngài luôn biết kiềm chế chớ không nóng giận như người đời. Bàn tay của Ngài vẫy mời mọi người vào Nước Chúa nhờ ơn sủng, và giờ đây đang dẫn dắt chúng ta trong chuyến lữ hành kỳ diệu. Các giá trị và mục tiêu của mỗi người bắt đầu thay đổi khi các bạn xích lại gần hơn với Thiên Chúa và chú tâm người nhìn lên Chúa Giêsu. Thế nhưng trên đường về Nhà Cha, sau khi các góc cạnh của chúng ta đã được gọt dũa, các bạn phải tập vui mừng trong vâng phục để được Thiên Chúa trìu mến cho roi cho vọt.
CẬY DỰA NƠI NGÀI LÚC BAY BỔNG
CẬY DỰA NƠI NGÀI LÚC BAY BỔNG
----------Trong hai bài suy niệm trước, các bạn đã suy nghĩ về việc Chúa dùng các cơn dông bão trong cuộc sống để uốn nắn chúng ta ra sao trong quá trình “ đồng hình đồng dạng với Con Ngài” ( Rm 8, 29). Thánh Giacôbê cũng viết rằng các cơn bão tố ( hay thử thách) được dùng “ để anh em nên hoàn hảo không có chi đáng trách, không thiếu sót điều gì”( Gc 1, 4). Thế bao giờ các trận cuồng phong mới tan? Mãi cho tới khi quá trình này hoàn tất và chúng ta đã về với Chúa Thượng !
----------Tuy vậy, hẳn còn nhiều điều khác trong đời sống Kitô hữu chúng ta ta hơn là chỉ cố sống còn sau từng cơn bão. Các thử thách vẫn sẽ tái diễn, và chúng ta cũng sẽ nếm trải những thắng lợi diệu kỳ. Khi trở nên chín chắn và gần gũi hơn với Cha Trên Trời, các bạn sẽ nhận thức tỏ tường hơn ý định của Ngài và tập vui mừng thật sự trong những cơn khốn đốn. Thay vì chống chọi lại cơn bão, chúng ta sẽ để nó rèn luyện và đưa mình bay bỗng!
----------Những lúc bay bỗng trong chiến thắng như vậy chắc chắn SẼ đến. Vì đây là một phần trong kế hoạch Thiên Chúa, giống như chính cơn bão. Song chúng cũng là một thời rèn luyện – một thời chúng ta nhắc nhở phải ngước nhìn lên Chúa Giêsu và trông cậy nơi Thần Khí của Người dẫn dắt.
----------Con cái Ít-xra-en đã lang thang bốn mươi năm trong sa mạc, và giờ đây họ đã sẵn sàng vượt qua sông Gio-đan để vài miền đất hứa tại Ca-na-an. Tuy nhiên, ông Môsê cảnh báo họ đừng bao giờ ngưng ca ngợi và cậy trông nơi Thiên Chúa: “ Anh( em) sẽ được ăn, sẽ được no nê và sẽ chúng tụng Đức Chúa của anh( em), vì miền đấ tốt tươi mà Đức Chúa, Thiên Chúa của anh( em), ban cho anh( em). Anh( em) hãy ý tứ đừng quên Đức Chúa, Thiên Chúa của anh( em)” ( Dnl 8, 10-11). Mô-sê còn cảnh báo rằng hễ đánh mất lòng tin nơi Thiên Chúa trong thời phúc lộc bình an, thì ta có xu hướng dễ quên Ngài và nhanh chóng sa vào cạm bẫy của thói kiêu ngạo tội lỗi.
----------Đnl 8, 17-18: “ Anh( em) đừng tự bảo: ‘ Chính năng lực của tôi và sức mạnh bàn tya tôi đã tạo cho tôi sự giàu có này.’ Anh( em ) hãy nhớ Đức Chúa Thiên Chúa của anh( em), vì Người ban cho anh( em) năng lực tạo ra sự giàu có, để Người giữ vững giao ước đã thề với cha ông anh( em), như anh( em ) thấy hôm nay.”
----------Các bạn hãy liên lỉ “ hết lòng tin tưởng vào Đức Chúa, chớ hề cậy dựa vào hiểu biết của con” ( Cn 3, 5); hãy giữ vững niềm tin lúc cơn bão đến gần và sóng lớn bắt đầu đe dọa nhận chìm con tàu của chúng ta; đồng thời , các bạn cũng phải tiếp tục tín thác sau khi gió đã lặng, sóng đã yên. Thật vậy, sau cơn bão ta thậm chí còn phải cậy dựa nơi Ngài nhiều hơn nữa. Trong những giờ phút khó khăn, các bạn luôn được nhắc nhở cần phải có Chúa bên cạnh; song những lúc ngập tràn ân phúc cũng có khả năng khiến ta chỉ tin tưởng vào năng lực của chính mình… mà quên mất Ngài.
----------Thiên Chúa mong muốn nhiều hơn là chỉ túc trực để giúp mọi người trong cơn quẫn bách. Ngài muốn sánh bước với chúng ta trong một mối quan hệ mật thiết mọi lúc trong ngày. Các bạn hãy tiếp tục tin cậy Chúa đang khi tiến vào dông bão. Thế nhưng tung cánh chim bằng trong chiến thắng, các bạn cũng đừng quên tán tụng và cậy dựa nơi Ngài lúc đang bay bỗng.
MẶC CHO YẾU ĐUỐI CỦA CHÚNG TA
MẶC CHO YẾU ĐUỐI CỦA CHÚNG TA
------------Trong bài “ Cứ lệnh Đức Chúa”, cáC bạn đã thấy trong suốt bốn mươi năm lang thang nơi hoang địa, con cái Ítxraen cứ nhổ trại và đóng trại theo chuyển động của đám mây của Thiên Chúa như thế nào. Ý thức được đấy là đám mây Ngài và cảm nghiệm được từng chuyển động của nó quả là một trong những thách thức lớn nhất của chúng ta. Về hiện tượng này, thật ra không có lời giải thích thỏa đáng, mà ta chỉ cần xíchlại gần hơn với Thiên Chúa qua việc cầu nguyện, học hỏi và phụng tự. Ngài sẽ tự mạc khải nếu các bạn biết chờ đợi, đặt trọn niềm tin và hy vọng nơi Chúa. Song khi nghe tiếng Ngài mời gọi, chúng ta phải sẵn sàng nhìn xa hơn khả năng hiểu biết của mình mà tin tưởng rằng Ngài biết rõ cái điểm mạnh cũng như điểm yếu nơi mỗi người.
------------Sau khi chịu chết và sống lại, Chúa Giêsu hiện ra cho các môn đệ và nhiều người khác. Người mời gọi họ hãy tin và loan truyền cho thế gian biết sự thật này. Riêng với Phêrô, Chúa Giêsu dành khá nhiều thời giờ để nói chuyện trực tiếp và thân mật với ông.------------Ga 21, 15a “ Khi các môn đệ ăn xong, Đức Giêsu hỏi ông Simon Phêrô: ‘ Này anh Simon, con ông Gioan, anh có yêu Thầy hơn cái anh em này không?”
------------Từ ngữ yêu( Agape) mà Chúa Giêsu đã dùng ở đây có nghĩa “ yêu tuyệt đối và vô điều kiện”. Bằng một câu hỏi đơn giản, Người buộc Phêrô phải nghiền ngẫm lại đức tin của mình. Trước đó, Thánh Phêrô đã từng tuyên bố: “ Dầu tất cả có vấp ngã đi nữa, thì con nhất định là không”( Mc14, 29); thậm chí ông còn dõng dạc hơn nữa, “ Dầu có phải chết với Thầy, con cũng không chối Thầy”( Mc 14, 31).
------------Thế mà trong vườn Ghết-sê-ma-ni, chưa chi Phêrô đã phục lòng Chúa Giêsu: “ Simon, anh ngủ à? Anh không thức nổi một giờ sao?”( Mc 14, 37). Thánh Phêrô sau đó lại thất hứa khi ông chối Chúa ba lần – và lần thứ ba với một giọng điệu phủ phàng; “ Bấy giờ ông Phêrô liền thề độc mà quả quyết rằng: ‘ Tôi thề là không biết người ấy !”) Mt 26, 74). Với những gì ông đã làm, Phêrô biết mình yếu đuối một cách thảm hại; do đó, giờ đây ông chỉ muốn nói mình hết dạ mến Chúa Giêsu – bằng một nghĩa tình huynh đệ(Fileo).
------------Chúa Giêsu tiếp tục hỏi lần thứ ba với một cấp độ giảm xuống :”17 Người hỏi lần thứ ba: "Này anh Si-môn, con ông Gio-an, anh có mến Thầy không? " Ông Phê-rô buồn vì Người hỏi tới ba lần: "Anh có mến Thầy không? " Ông đáp: "Thưa Thầy, Thầy biết rõ mọi sự; Thầy biết con mến Thầy."( Gioan 21, 17). Trả lời như vậy, Thánh Phêrô khiêm tốn ngụ ý rằng Chúa Giêsu( qua kinh nghiệm) đã biết rõ rằng hiện tại ông chỉ mới dừng ở mức độ mến chứ chưa ở mức độ yêu( Agape) . Cho dù biết rõ Phêrô yếu đuối ra sao, Chúa Giêsu vẫn mời gọi ông : “Hãy theo Thầy!”( Ga 21, 19). Người đã có một kế hoạch dành sẵn cho thánh nhân mà không một sự vấp ngã nào của ông có thể cản trở được.
------------Lớn lên trong hiểu biết tường tận hơn về tình yêu của Thiên Chúa, rồi ra các bạn cũng nhận thấy đức mến của chúng ta chẳng là gì so với lòng nhân ái của Ngài. Song các bạn hãy tự an ủi rằng Thiên Chúa biết rõ các điểm yếu của mỗi người khi Ngài vẫy gọi ta vào Nước Chúa. Ngài có một kế hoạch kỳ diệu và luôn ban phát những gì còn thiếu ngõ hầu chúng ta có thể thực hiện tất cả mọi điều Ngài mong muốn. Không có gì có thể che dấu trước nhan Chúa. Thiên Chúa biết rõ những ai Ngài mời gọi; do vậy,
các bạn hãy mạnh dạn bước theo Ngài mặc cho bản chất yếu đuối của chúng ta!