Love Telling ThanhCaVN nhắn với ACE: Chúng con cậy vì Danh Chúa nhân từ, xin cho Linh hồn Cha cố Phêrô (Ns. Kim Long) được lên chốn nghỉ ngơi. Hằng xem thấy mặt Đức Chúa Trời sáng láng vui vẻ vô cùng. Amen! Loan Pham nhắn với ACE: Giêsu Maria Giuse, con mến yêu xin thương cứu rỗi linh hồn Phê-rô Lm. Kim Long sớm được hưởng Nhan Thánh Chúa. Amen Loan Pham nhắn với ACE: Hòa cùng với Giáo Hội Công Giáo Việt Nam với sự ra đi của Lm. Kim Long là Nhạc sĩ quý mến của chúng ta...đó là sự thương xót mất mát rất lớn của Thánh Nhạc Việt Nam... chúng ta hãy cùng dâng lời nguy Loan Pham nhắn với Gia đình TCVN: Hòa cùng Giáo Hội Công giáo Việt Nam với sự ra đi vô cùng thương tiếc của Lm. Kim Long là nhạc sĩ Thánh Ca thân yêu của chúng ta... Chúng ta cùng dâng lời nguyện xin: Giesu Matia Giuse xin thương cứu rỗi linh ThanhCaVN nhắn với ACE: Nhân dịp Sinh Nhật lần thứ 18 Website, BQT-TCVN kính chúc Quý Cha, Quý Tu sỹ Nam Nữ, Quý Nhạc sỹ - Ca trưởng – Ca sỹ, Quý Ân Nhân và toàn thể ACE luôn tràn đầy HỒNG ÂN THIÊN CHÚA. ThanhCaVN nhắn với ACE: Chúng con cậy vì Danh Chúa nhân từ, xin cho Linh hồn ĐTC Phanxicô được lên chốn nghỉ ngơi. Hằng xem thấy mặt Đức Chúa Trời sáng láng vui vẻ vô cùng. Amen!

kết quả từ 1 tới 5 trên 5

Chủ đề: Ơn gọi đi tu? Người tu bị cám dỗ? Phạm tội rồi đi tu? Tu viện và đan viện?

Threaded View

  1. #1
    thanh_le_2706's Avatar

    Tuổi: 27
    Tham gia ngày: Nov 2011
    Tên Thánh: Cecilia Teresa
    Giới tính: Nữ
    Đến từ: Long xuyên
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 12
    Cám ơn
    3
    Được cám ơn 50 lần trong 12 bài viết

    Default Ơn gọi đi tu? Người tu bị cám dỗ? Phạm tội rồi đi tu? Tu viện và đan viện?

    Hỏi:
    - Làm sao biết có ơn gọi đi tu?
    - Người đi tu hay bị cám dỗ về điều gì ?
    - Phạm tội trong quá khứ, có đi tu được không?
    - Tu viện và đan viện khác nhau thế nào?
    Đáp:
    Xin lần lượt trả lời từng câu hỏi trên:
    1- Làm sao biết có ơn gọi đi tu?
    - Khi Thiên Chúa muốn gọi ai vào bậc tu trì (làm linh mục hay thầy dòng, bà sơ), Chúa thường cho những dấu hiệu, tuy ban đầu còn lờ mờ nhưng dần dần sẽ rõ nét. Có thể tóm như trong Giáo luật khoản 241,1 sau về người muốn làm linh mục :
    "Giám mục chỉ nên nhận vào Đại chủng viện những người nào, xét theo các đức tính nhân bản và luân lý, đạo hạnh và trí tuệ, sức khỏe thể lý và tâm lý, cùng ý muốn ngay thẳng của họ, được coi là có đủ khả năng hiến thân trọn đời cho các tác vụ thánh".
    Những điều trên là những tư cách tốt để đi tu, để trở nên linh mục tu sĩ tốt, đạo đức, thánh thiện, tương tự như chia thành 3 chữ T cho dễ nhớ:
    1. Thể: Khỏe mạnh, không tật nguyền,
    2. Trí: Học lực khá, thông minh càng tốt, nhưng cần khiêm tốn,
    3. Tâm: với mình: thật thà, trong sạch, với người: bác ái, hi sinh, với Chúa: cầu nguyện, tôn vinh. Đây là những điều lý tưởng, xứng đáng cho người tu.
    Vậy nếu người trẻ nào thấy lòng ham thích tu, thích nên người tốt, thích phục vụ tha nhân, đó là dấu tốt, hãy gắng mấy điều sau trong thời gian đợi đi tu:
    1. Cầu nguyện (pray) xin Đức Mẹ giữ ơn gọi.
    2. Giữ tâm hồn trong trắng ("limit" trong tiếp xúc với bạn bè khác phái...)
    3. Tập nhượng bộ (surrender) không hung hăng tranh cãi.
    Việc tìm nơi tu: Coi xem mình thích làm gì, thì tìm nơi hợp với mình. Ví dụ: Ai thích làm linh mục giáo phận (diocesan priest) thì tìm hiểu Chủng viện (Seminary), thích làm linh mục Dòng thì vào dòng linh mục, thích dạy học thì tìm hiểu dòng dạy học...đừng vào thử dòng coi bệnh nhân, sẽ mất giờ và dễ mất ơn gọi.
    Ngày nay, nhiều bạn trẻ không thích đi tu, nhưng cha mẹ sợ để ở ngoài, con đâm hư, nên gửi vào nhà dòng theo học, được năm nào hay năm ấy, vì thế số đệ tử tu thật không nhiều.

    2. - Người đi tu hay bị cám dỗ về điều gì ?
    - Đi tu hay ở ngoài mỗi người đều có mối tội đầu. Người tu hay người đời hay bị cám dỗ về mối tội đầu của mình, bị cám dỗ về những gì mình thiếu. Người tu cũng thường bị cám dỗ về 3 điều họ đã khấn: muốn theo ý riêng mình, đời sống gia đình, tiền bạc...nhiều hơn. Họ đã bỏ tình yêu ngoài đời, thay vào bằng tình yêu Chúa , nhưng Chúa thì thiêng liêng...nên dễ bị cám dỗ hướng ra đời.
    Họ cần cầu nguyện luôn xin Đức Mẹ giúp sức, từ bỏ con người tự nhiên, tập khiêm tốn trong nếp sống cộng đồng...mới mong bền đỗ.
    Tu một năm thì lắm người tu, nhưng tu cả đời, không dễ chút nào.
    Nhiều tu sĩ ban đầu cũng hăng hái, đã khấn trọn đời, đã theo tới hết thần học, nhưng rồi bỏ cuộc tu. Họ tưởng ra đi sẽ làm chuyện này chuyện nọ, thành công ở nơi nọ nơi kia, nhưng hoàn cảnh cuộc đời không như họ tưởng, sau cùng đành kết thúc trong bậc sống gia đình, cũng gặp những lủng củng khó khăn...

    3 - Phạm tội trong quá khứ, có đi tu được không?
    - Câu hỏi này không xác định loại tội, có lẽ người hỏi nhắm vào tội về phái tính...Nếu đúng thì có 2 trường hợp:
    a/ nếu đã có con với nhau thì phải có trách nhiệm nên khó mà đi tu, trừ khi bên kia lãnh trách nhiệm giùm,
    b/ nếu không có con thì ăn năn xưng tội, đi tu được như thường, miễn là dứt khoát đi tu, không vương vấn, không "bắt cá 2 tay".

    4 - Tu viện và đan viện khác nhau thế nào?
    - Tu viện (Religious house, Convent) là nơi các tu sĩ thực hành đời sống chung: cùng cầu nguyện, cùng ăn uống, cùng ngủ nghỉ, cùng sinh hoạt...theo giờ giấc chỉ định.
    - Đan viện (Abbey, Monastery) đan (đơn độc = monos, alone) nơi các tu sĩ thực hành đời sống chiêm niệm cá nhân nhiều hơn, trừ thánh lễ, các Giờ Kinh nguyện được cử hành chung.
    Dù sống tập thể trong tu viện, hay sống cá nhân trong đan viện, đời tu không thiếu thánh giá, như Chúa Giêsu phán: "Ai muốn theo Ta, phải từ bỏ mình, vác thập giá mình hằng ngày mà theo" (Mt 16,24).
    Trong đời sống chung, dù là cùng phái, nhiều khi rất phức tạp, rất cần sự khiêm tốn, bỏ mình, nhịn nhục nhau, hi sinh cho nhau... Sách Gương Chúa Giêsu nói: "Ở đây không ai đứng vững (tu bền đỗ), nếu không tự hạ vì Chúa ".
    Nhưng nếu tu "đắc đạo", dù là tu viện hay đan viện, phần thưởng lại lớn lao: "Được lãi gấp trăm ở đời này và hằng sống đời sau" (Mt 19,9). Lời hứa ấy của Thiên Chúa là chắc chắn.
    sưu tầm
    Chữ ký của thanh_le_2706
    Lạy Chúa, con xin vâng vì Chúa đã gọi con
    Lúa chín đầy đồng mà thợ gặt thì ít


  2. Có 13 người cám ơn thanh_le_2706 vì bài này:


Quyền hạn của bạn

  • Bạn không được gửi bài mới
  • Bạn không được gửi bài trả lời
  • Bạn không được gửi kèm file
  • Bạn không được sửa bài

Diễn Đàn Thánh Ca Việt Nam - Email: ThanhCaVN@yahoo.com