Love Telling ThanhCaVN nhắn với ACE: Chúng con cậy vì Danh Chúa nhân từ, xin cho Linh hồn Cha cố Phêrô (Ns. Kim Long) được lên chốn nghỉ ngơi. Hằng xem thấy mặt Đức Chúa Trời sáng láng vui vẻ vô cùng. Amen! Loan Pham nhắn với ACE: Giêsu Maria Giuse, con mến yêu xin thương cứu rỗi linh hồn Phê-rô Lm. Kim Long sớm được hưởng Nhan Thánh Chúa. Amen Loan Pham nhắn với ACE: Hòa cùng với Giáo Hội Công Giáo Việt Nam với sự ra đi của Lm. Kim Long là Nhạc sĩ quý mến của chúng ta...đó là sự thương xót mất mát rất lớn của Thánh Nhạc Việt Nam... chúng ta hãy cùng dâng lời nguy Loan Pham nhắn với Gia đình TCVN: Hòa cùng Giáo Hội Công giáo Việt Nam với sự ra đi vô cùng thương tiếc của Lm. Kim Long là nhạc sĩ Thánh Ca thân yêu của chúng ta... Chúng ta cùng dâng lời nguyện xin: Giesu Matia Giuse xin thương cứu rỗi linh ThanhCaVN nhắn với ACE: Nhân dịp Sinh Nhật lần thứ 18 Website, BQT-TCVN kính chúc Quý Cha, Quý Tu sỹ Nam Nữ, Quý Nhạc sỹ - Ca trưởng – Ca sỹ, Quý Ân Nhân và toàn thể ACE luôn tràn đầy HỒNG ÂN THIÊN CHÚA. ThanhCaVN nhắn với ACE: Chúng con cậy vì Danh Chúa nhân từ, xin cho Linh hồn ĐTC Phanxicô được lên chốn nghỉ ngơi. Hằng xem thấy mặt Đức Chúa Trời sáng láng vui vẻ vô cùng. Amen!

+ Trả lời chủ đề + Gửi chủ đề mới
kết quả từ 1 tới 4 trên 4

Chủ đề: Hình dáng thật của Thánh Giá

  1. #1
    thenguyen's Avatar

    Tuổi: 40
    Tham gia ngày: Jun 2008
    Tên Thánh: Dominic
    Giới tính: Nam
    Đến từ: HCM city
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 217
    Cám ơn
    478
    Được cám ơn 733 lần trong 209 bài viết

    Default Hình dáng thật của Thánh Giá

    Cách đây khá lâu có người bạn trẻ hỏi tôi rằng : Tình cờ một người bạn ngoài Công Giáo hỏi mình ,rốt cuộc Chúa Jesus bị đâm bên nào ,sao mấy cái tượng ,cái thì đâm bên trái ,cái thì đâm bên phải ,sao chả thống nhất nhau gì hết vậy ? Trong đêm lễ Vọng Phục Sinh ,ca đoàn có hát bài : tôi đã thấy nước từ bên phải đền thờ chảy ra (trích sách Tiên tri Edekien) .Vậy ở đây bên phải là bên phải của Chúa hay bên phải của người đứng đối diện ? Một câu hỏi khá hay và khá lý thú, nó dẫn đến thêm một vấn đề nữa là hình dáng cây Thánh Giá mà Chúa chịu khổ nạn thế nào ? Vì nhiều tác phẩm nghệ thuật hay ở các Thánh Đường có cả thế này và thế khác nữa !

    Vấn đề đó có thể lý giải được, tuy nhiên nó không thuộc vấn đề buộc phải tin nên từ xa xưa cá Thánh Ký khi viết Tin Mừng cũng không chép rõ và các trước tác thời đó cũng không ghi lại. Do đó chỉ khảo cứu vấn đề trên bằng những giả thuyết và những bằng chứng lịch sử của khoa khảo cổ học cũng như lịch sử mĩ thuật mà thôi.

    Việc Chúa Giêsu bị đâm vào cạnh sườn nào không ai khẳng định nhưng chúng ta thường thấy nhất là hình ảnh vị trí bên trái, có lẽ vì là gần nơi quả tim, diễn tả tình yêu sẽ thuyết phục hơn. Thánh tích "TẤM KHĂN LIỆM TURINO" được cho là bọc xác Chúa Giêsu đến nay khoa học cũng không dám khẳng định chắc chắn. Và bài hát "Tôi đã thấy nước từ bên phải đền thờ chảy ra" hát lúc nhắc lại bí tích Thánh Tẩy bằng việc rảy Nước Thánh, bên phải này ứng với vị trí của Chúa Kitô : "...Người lên trời, ngự bên hữu Đức Chúa Cha..." (Kinh Tin Kính). "Đền Thờ" là hình ảnh của Chúa Cha, ý câu này là ơn cứu độ được đưa đến nhân loại qua "cánh phải Đền Thờ" tức là "Đấng ngự bên hữu" chính là Đức Giêsu. Do vậy việc cho cạnh sườn nào bị đâm thâu là do thẩm mĩ của người nghệ sĩ.

    Theo đó hình dáng cây Thánh Giá cũng khảo cứu qua bằng chứng của khảo cổ học cho ta biết vào thời đó khổ giá có nhiều loại với các hình dạng như sau :
    - Khổ giá hình chữ X , được gọi là crux decussata, nằm bắt chéo nhau như ta có thể thấy trên cờ của Scotland (1)
    - Khổ giá hình chữ Y , giống như một cây nạng, được gọi là crux furka (2)
    - Khổ giá hình chữ T , được gọi là crux commissa
    (3)
    - Khổ giá hình chữ thập +, được gọi là crux ordinaria , ở Latinh thì có hình dạng như ta thường thấy trong nhà thờ , còn ở Hy Lạp thì 4 cạnh bằng nhau
    (4)

    Vì có nhiều hình dạng khổ giá như thế và Thánh Kinh cũng không ghi chép rõ ràng là Người bị đóng đinh vào khổ giá dạng nào, chỉ biết rằng phía trên Philatô có cho treo một bản án (Mt 27, 37-38; Mc 15, 26; Lc 23, 38; Ga 19, 19)nên ta có thể đoán định là khổ giá có hình dạng chữ thập +, nhưng không chắc lắm.

    Đồng thời có rất nhiều tác phẩm hội họa hay ảnh tưởng trong các nhà thờ thể hiện ở Châu Âu các thế kỷ trước, hình dạng của Thánh Giá cũng không nhất định, tất cả còn tùy thuộc vào nét thẩm mỹ của người nghệ sĩ. Có thể thấy ở nhà thờ St. Maria im Kapitol, Cologne, Germany, (1304) là hình ảnh Thánh Giá dạng chữ Y
    (5). Hoặc dạng chữ T của danh họa El Greco (1541-1614) (6), hay của Rogier van der Weyden (1400-1464) (7).

    Ngay cả cách thức hành hình các tội nhân trên khổ giá vào thời Chúa Giêsu, sau này khi thể hiện các ảnh tượng, cũng thay đổi cho phù hợp với thẩm mỹ. Khi hành hình các tội nhân vào thời đó, cách nơi xử khoảng 4 thước, các binh lính bắt người tử tội dừng lại, đóng đinh vào khổ giá (hoặc có thể là dựng khổ giá trước rồi mới đóng đinh sau). Khi đó dưới mông người tù có đóng một miếng ván làm đỡ lót, sau vào TK thứ 12, cho phù hợp với thẩm mỹ người ta đã đưa tấm đỡ mông xuống làm bệ đỡ chân cho đẹp mắt, khi làm ảnh tượng.

    Sau nữa là tại đại thánh đường ANASTASIS do hoàng đế Constantin ra lệnh cho xây trên mồ của Chúa Giêsu, ngày 3.9.335 người ta đã long trọng cung hiến. Năm 628, Heraclius đã chiến đấu cật lực để đem Thánh Giá trả về đây, do trong một trận chiến, người Ba Tư theo Hồi Giáo đã chiến thắng và lấy đi cây Thánh Giá này.

    Theo các hạnh các thánh ghi lại thì thánh nữ Helena (mẹ của Constantin) đã tìm ra Thánh Giá này, nhưng các ghi chép thời ấy cũng không có xác nhận rõ ràng về hình dạng thật của Thánh Giá (một thánh tích quan trọng vào hàng bậc nhất). Trong khi đó nhiều thánh tích khác được Giáo Hội bảo quản rất cẩn thận như : Ngôi Nhà Thánh của Đức Mẹ hiện bảo quản tại Loretto, cầu thang Thánh Scala Santa ở gần Vương Cung Thánh Đường Gioan Latêranô (28 bậc thang mà Chúa Giêsu đã 3 lần lên xuống trong dinh Philatô, cũng do thánh nữ Helena mang về). Điều đó có thể kết luận là Thánh Giá tuy được mang về nhưng không còn nguyên vẹn. Nên trong Nhà Nguyện Thánh Giá (Chapel of the Holy Cross) nối liền với Nhà Thờ Thánh Mộ ở Jerusalem hiện lưu giữ được một phần, và trên cột đá hoa cương tại công trường Thánh Phêrô cũng có một mảnh, Vương Cung Thánh Đường Gioan Latêranô cũng là nhà thờ Chính Toà của Giám Mục Thành Roma tức là Đức Thánh Cha và Đền Thờ Thánh Giá Ở Jerusalem (Basilica of the "Holy Cross in Jerusalem") nằm gần đó cất giữ phần lớn còn lại.

    Nhìn lại các nghi thức của Giáo Hội, tất cả đều được bắt đầu bằng dấu Thánh Giá, nơi đó ta tuyên xưng một Thiên Chúa trong Ba Ngôi vị : Cha, Con và Thánh Thần. Việc ghi Dấu Thánh càng trở nên quen thuộc và ăn sâu vào đời sống mọi Kitô hữu nên trải 2000 năm qua ta quen với hình ảnh Thánh Giá có dạng chữ thập + hơn.

    Thêm một điều thú vị nữa là trong lịch sử cũng đã có nhiều Giáo Phụ từng thắc mắc xem khi chịu khổ hình Chúa Giêsu có bị khỏa thân hay không khỏa thân nữa. Như Thánh Giáo Phụ Augustinô thì nghiêng về thuyết khỏa thân. Vì theo thói thường của người La Mã thì bắt tử tội phải trần truồng, còn người Do Thái thì cho người đàn ông 1 vuông vải phía trước và 2 nếu là phụ nữ. Nhưng có lẽ là không vì trước khi đóng đinh Chúa vào khổ giá, binh lính La Mã có đưa Người uống rượu pha mật đắng, mộc dược (Mt 27, 34; Mc 15, 23), với mục đích là để người tử tội cảm thấy bớt đau đớn. Chúa Giêsu đã không uống, để chịu đưng trọn vẹn mọi đau khổ để đền tạ tội lỗi loài người, làm trọn vẹn Giao Ước dâng cho Chúa Cha. Nhưng có lẽ là Chúa không khỏa thân vì xét thái độ của binh lính La Mã đối xử với Người có vẻ khoan hòa hơn, nên bọn chúng không nỡ để người xấu hổ trước mặt số đông dân chúng.

    Nhưng hình dạng thật của Thánh Giá thế nào không quan trọng, chúng ta chỉ xác tín một điều rằng Đức Giêsu đã chịu khổ hình và chịu chết vì yêu thương nhân loại và tận hiến đến cùng cho tình yêu ấy.



    (1) (2) (3) (4)
    (5) (6) (7)





    Lễ Suy tôn Thánh Giá 2009, Dom.NTP




    Tham khảo thêm :
    Ngôi nhà Thánh của Đức Mẹ : http://www.catholictradition.org/Mary/loreto.htm
    Scala Santa : http://en.wikipedia.org/wiki/Scala_Sancta


    thay đổi nội dung bởi: thenguyen, 20-07-2013 lúc 06:56 PM

  2. Có 5 người cám ơn thenguyen vì bài này:


  3. #2
    duoc1706's Avatar

    Tuổi: 29
    Tham gia ngày: May 2011
    Tên Thánh: Joachim Paul
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Tháp Đồng
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 1,146
    Cám ơn
    12,904
    Được cám ơn 5,422 lần trong 1,083 bài viết

    Default

    Theo mặc khải Chúa tỏ cho Chân phước Emy Catherine Emmerich mà mình được nghe, Chúa Giêsu đã bị đóng đinh theo thứ tự: tay phải, tay trái bị kéo giãn ba phân, chân trái chồng trên chân phải trên một giá đỡ; Chúa bị đóng đinh ở bàn tay; ở mông Chúa có một miếng ván đỡ; Chúa vẫn giữ được mảnh vải che thân; Chúa bị mũi đòng đâm xuyên từ cạnh nương long bên phải thâu ngang trái tim lủng qua đến nách trái. Và một điều là Chúa Giêsu đã phải vác cả cây thánh giá, cả thanh đứng lẫn thanh ngang dính liền lên đồi Canvê, trong khi hai tên tử tội còn lại chỉ vác có một thanh ngang; lý do là vì Chúa vừa bị tuyên án đã phải hành hình ngay, còn các tử tội kia thì đã tuyên án trước đó rồi.
    Chữ ký của duoc1706
    Vinh danh Chúa Cha và Chúa Con và Chúa Thánh Thần

  4. Có 5 người cám ơn duoc1706 vì bài này:


  5. #3
    thenguyen's Avatar

    Tuổi: 40
    Tham gia ngày: Jun 2008
    Tên Thánh: Dominic
    Giới tính: Nam
    Đến từ: HCM city
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 217
    Cám ơn
    478
    Được cám ơn 733 lần trong 209 bài viết

    Default

    Bạn duoc1706 kiểm tra lại giúp mình mạc khải tư này phần "Chúa bị đóng đinh ở bàn tay" là chính xác hai chữ "bàn tay" hay "cổ tay" giúp nhé. Vì về giải phẫu học thì đóng đinh ở bàn tay thì không chịu được sức căng của cơ thể, nên phải đóng đinh ở cổ tay mới phù hợp. Nếu là hai chữ "cổ tay" thì mạc khải tư này "chuẩn không cần chỉnh" về mặt đức tin và khoa học, mình đang cần tìm tài liệu về dạng này. Thanks

  6. Có 3 người cám ơn thenguyen vì bài này:


  7. #4
    duoc1706's Avatar

    Tuổi: 29
    Tham gia ngày: May 2011
    Tên Thánh: Joachim Paul
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Tháp Đồng
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 1,146
    Cám ơn
    12,904
    Được cám ơn 5,422 lần trong 1,083 bài viết

    Default

    À, chào bạn thenguyen.
    Trong mặc khải tư ấy, tác giả cũng có giải thích rõ: nếu chỉ đóng đinh ở bàn tay và bàn chân thì nạn nhân hoàn toàn có thể bị rách tay ra rơi xuống và gãy xương. Vì thế, quân lính đã cho đóng thêm bệ đỡ ở chân Chúa để Chúa đứng được và không bị rơi. Như vậy, nhờ bệ đỡ ở chân và ở mông nữa, Chúa bị đóng đinh ở bàn tay nhưng vẫn đứng được trên thánh giá. Bởi thế, trong phép lần hột Năm Dấu Thánh mới có câu "Bởi cả và mình Đức Chúa Giêsu nặng thì lỗ tay xé ra càng đau hơn nữa".
    Chữ ký của duoc1706
    Vinh danh Chúa Cha và Chúa Con và Chúa Thánh Thần

  8. Có 2 người cám ơn duoc1706 vì bài này:


+ Trả lời chủ đề + Gửi chủ đề mới

Quyền hạn của bạn

  • Bạn không được gửi bài mới
  • Bạn không được gửi bài trả lời
  • Bạn không được gửi kèm file
  • Bạn không được sửa bài

Diễn Đàn Thánh Ca Việt Nam - Email: ThanhCaVN@yahoo.com