Love Telling ThanhCaVN nhắn với ACE: Chúng con cậy vì Danh Chúa nhân từ, xin cho Linh hồn Cha cố Phêrô (Ns. Kim Long) được lên chốn nghỉ ngơi. Hằng xem thấy mặt Đức Chúa Trời sáng láng vui vẻ vô cùng. Amen! Loan Pham nhắn với ACE: Giêsu Maria Giuse, con mến yêu xin thương cứu rỗi linh hồn Phê-rô Lm. Kim Long sớm được hưởng Nhan Thánh Chúa. Amen Loan Pham nhắn với ACE: Hòa cùng với Giáo Hội Công Giáo Việt Nam với sự ra đi của Lm. Kim Long là Nhạc sĩ quý mến của chúng ta...đó là sự thương xót mất mát rất lớn của Thánh Nhạc Việt Nam... chúng ta hãy cùng dâng lời nguy Loan Pham nhắn với Gia đình TCVN: Hòa cùng Giáo Hội Công giáo Việt Nam với sự ra đi vô cùng thương tiếc của Lm. Kim Long là nhạc sĩ Thánh Ca thân yêu của chúng ta... Chúng ta cùng dâng lời nguyện xin: Giesu Matia Giuse xin thương cứu rỗi linh ThanhCaVN nhắn với ACE: Nhân dịp Sinh Nhật lần thứ 18 Website, BQT-TCVN kính chúc Quý Cha, Quý Tu sỹ Nam Nữ, Quý Nhạc sỹ - Ca trưởng – Ca sỹ, Quý Ân Nhân và toàn thể ACE luôn tràn đầy HỒNG ÂN THIÊN CHÚA. ThanhCaVN nhắn với ACE: Chúng con cậy vì Danh Chúa nhân từ, xin cho Linh hồn ĐTC Phanxicô được lên chốn nghỉ ngơi. Hằng xem thấy mặt Đức Chúa Trời sáng láng vui vẻ vô cùng. Amen!

+ Trả lời chủ đề + Gửi chủ đề mới
kết quả từ 1 tới 1 trên 1

Chủ đề: Giai Thoại Về Khúc Nhạc Giao Thừa

  1. #1
    dangngocan's Avatar

    Tham gia ngày: Nov 2010
    Tên Thánh: Maria-Giuse
    Giới tính: Nam
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 204
    Cám ơn
    53
    Được cám ơn 456 lần trong 146 bài viết

    Default Giai Thoại Về Khúc Nhạc Giao Thừa

    Bài viết “Giai Thoại Vê Khúc Nhạc Giao Thừa” có đính kèm theo Video nội dung từ giã năm củ khiến người xem ngậm ngùi ''tiễn đưa'' một điều luyến tiếc. Khung cảnh đã mờ tối, lần lượt từng nhạc công tự tắt đi ngọn nến của mình càng thêm u uất hơn như muốn trì kéo thời gian “Ta không muốn mi rời xa ta. Ta không muốn! Ta không muốn!”
    ĐNA

    Giai Thoại Về Khúc Nhạc Giao Thừa
    Bài hát AULD LANG SYNE




    Ở Hoa Kỳ, dân chúng vào nửa đêm giao thừa dương lịch thường thức khuya để xem TV Chương Trình đón năm mới ở Quảng Trường Time Square ở New York, chủ đích là coi cảnh dân chúng theo dõi quả cầu tụt xuống theo 12 tiếng chuông đồng hồ để rồi tưng bừng hát mừng một năm mới bằng bài hát Auld Lang Syne.

    Rất nhiều người Việt Nam thắc mắc chung quanh bài hát này vì họ quen nghe điệu hát quen thuộc nầy qua bài hát Tạm Biệt hay Ce n'est qu'un au-revoir! mỗi khi chia tay bãi trường hay tan Lửa Trại Hướng Đạo. Điệu hát này con nít Việt Nam nhại ý đổi lời là: Ò e, con ma đánh đu, Tặc zăng nhảy dù, Zorrô bắn súng!

    Điều rất lạ thứ nhất là, dù là thiên hạ không biết chút xíu gì về tiếng Tô Cách Lan, nhưng điệu nhạc của nó bình dị quyến rũ nhưng thấm dễ dàng vào tâm trí khiến người ta nghe vài lần là thuộc ngay, có thể nói hát mà không hiểu lời ca nhưng cảm thấy hay, điều này thật lạ lẫm.

    Cái lạ lớn thứ hai là bài hát này được phổ biến hầu như khắp hoàn cầu nhưng lại được hát vào những dịp khác nhau ?

    Và cái lạ thứ ba là nguyên thủy của bài hát là dùng để ''mừng đón'' một điều vui mới đến, nhưng về sau nó lại được sử dụng để ngậm ngùi ''tiễn đưa'' một điều luyến tiếc.

    Bài Auld Lang Syne ban đầu là do Thi Sĩ trứ danh của xứ Tô Cách Lan tên là Robert Burns chuyển ký và in ra dựa vào một bài du ca dân dã của xứ này. Robert Burns đưa ra một bản chép của bài ca nguyên thủy đến Viện Bảo Tàng Anh với câu ghi chú sau: Bài hát sau đây, một bài hát rất cổ, cổ nhất trong những bài xưa cổ và chưa bao giờ được in ra và ngay dù xuất hiện dưới dạng bản thảo cho đến lúc tôi ghi nó ra từ tiếng hát một cụ già, điều này đã đủ khiến cho người ta tin cậy. Nhưng điệu ca mà ông Burns chuyển ký ra không phải là điệu hát ngày nay...

    Auld Lang Syne dịch theo từng chữ Tô Cách Lan ra Anh ngữ là Old long since, được Robert Burns dịch là Times gone by. Nói theo tiếng Việt, tôi nghĩ thích hợp hơn cả dịch là ''Năm xưa, năm xửa, năm xưa''.

    Đại ý của bài Ca Dao Tô Cách Lan này là hai người bạn thân rất lâu không gặp nhau rồi rủ nhau nhậu bia, nhậu rượu, nhưng với điều kiện tiền ai nấy trả. Hai ông cùng lè nhè nhắc lại bao nhiêu chuyện cũ thuở năm xưa năm xửa như: Nào là cùng nhau leo đồi, nào là cùng nhau lội suối...Cứ nhắc xong một kỷ niệm thì họ lại cùng nâng ly nốc cạn. Uống cho đến say thì thôi.

    Vào thập niên 60 thế kỷ trước, người dân Việt ở miền Nam tự do đều nghe và biết đến bài Auld Lang Syne như là nhạc chủ đề của cuốn phim Vũ Điệu trong sương mờ - Waterloo Bridge hay La Valse dans l'ombre - của hãng phim MGM, với hai tài tử gạo cội là Robert Taylor và Vivien Leigh.

    Một đoạn phim Waterloo Bridge với nhạc đệm Auld Lang Syne
    Bài Auld Lang Syne đúng là một điệu hát rất hay, rất lạ và cực kỳ thân quen với hầu như với tất cả mọi người, dùng sao về nó cũng đều thích hợp: vui lúc đón mừng hoặc buồn khi tiễn biệt ... Tuy nhiên đã mấy ai hiểu sự kỳ bí và hấp dẫn của nó. Đúng vậy. Đây là bài nhạc trứ danh mà chẳng ai hiểu gì về nó cả như câu nói của người Anh: ''the song that nobody knows''.






    (Sưu tầm)

  2. Được cám ơn bởi:


+ Trả lời chủ đề + Gửi chủ đề mới

Quyền hạn của bạn

  • Bạn không được gửi bài mới
  • Bạn không được gửi bài trả lời
  • Bạn không được gửi kèm file
  • Bạn không được sửa bài

Diễn Đàn Thánh Ca Việt Nam - Email: ThanhCaVN@yahoo.com