Love Telling ThanhCaVN nhắn với ACE: Chúng con cậy vì Danh Chúa nhân từ, xin cho Linh hồn Cha cố Phêrô (Ns. Kim Long) được lên chốn nghỉ ngơi. Hằng xem thấy mặt Đức Chúa Trời sáng láng vui vẻ vô cùng. Amen! Loan Pham nhắn với ACE: Giêsu Maria Giuse, con mến yêu xin thương cứu rỗi linh hồn Phê-rô Lm. Kim Long sớm được hưởng Nhan Thánh Chúa. Amen Loan Pham nhắn với ACE: Hòa cùng với Giáo Hội Công Giáo Việt Nam với sự ra đi của Lm. Kim Long là Nhạc sĩ quý mến của chúng ta...đó là sự thương xót mất mát rất lớn của Thánh Nhạc Việt Nam... chúng ta hãy cùng dâng lời nguy Loan Pham nhắn với Gia đình TCVN: Hòa cùng Giáo Hội Công giáo Việt Nam với sự ra đi vô cùng thương tiếc của Lm. Kim Long là nhạc sĩ Thánh Ca thân yêu của chúng ta... Chúng ta cùng dâng lời nguyện xin: Giesu Matia Giuse xin thương cứu rỗi linh ThanhCaVN nhắn với ACE: Nhân dịp Sinh Nhật lần thứ 18 Website, BQT-TCVN kính chúc Quý Cha, Quý Tu sỹ Nam Nữ, Quý Nhạc sỹ - Ca trưởng – Ca sỹ, Quý Ân Nhân và toàn thể ACE luôn tràn đầy HỒNG ÂN THIÊN CHÚA. ThanhCaVN nhắn với ACE: Chúng con cậy vì Danh Chúa nhân từ, xin cho Linh hồn ĐTC Phanxicô được lên chốn nghỉ ngơi. Hằng xem thấy mặt Đức Chúa Trời sáng láng vui vẻ vô cùng. Amen!

+ Trả lời chủ đề + Gửi chủ đề mới
kết quả từ 1 tới 1 trên 1

Chủ đề: Xức tro

  1. #1
    Caohuong's Avatar

    Tham gia ngày: Sep 2010
    Tên Thánh: Antoine
    Giới tính: Nam
    Đến từ: http://gxvinhhuong.net
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 2,741
    Cám ơn
    5,189
    Được cám ơn 7,813 lần trong 1,894 bài viết

    Default Xức tro

    Xức tro Nhấn vào ảnh để xem kích thước thật

Tên:  ynghiaxuctro.jpg
Lần xem: 274
Kích thước:  25.0 KB

    Rắc tro trên đầu là một hành vi nhắc nhở thân này chỉ là bụi tro. Ý nghĩa của Công giáo là bước vào mùa tập luyện thiêng liêng, sám hối để đón nhận ơn giải thoát.

    Ở Ấn Độ, người Yogi và người Saddou lấy tro xoa khắp mình để biểu thị sự chối từ những vinh hoa của trần thế, noi gương thần Shiva khổ tu. Việc xát tro lên mình biểu hiện ý nghĩa mà kinh Upanishad nhắc đến thân phận của con người: “Thưa ngài,trong thân thể hôi thối chẳng có gì là thường trụ này, chỉ có tập hợp một mớ xương, da thịt, tủy, máu mủ, nước mắt…, thì sự thỏa mãn các dục vọng có ích gì? Trong thân thể này chất chứa tòan khát vọng, giận hờn, tham lam ảo tưởng, sợ hãi, buồn chán, ghen ghét, phải xa lìa những gì ta phải thương yêu, khao khát, phải chung sống với những gì ta chán ghét, đói khát, già nua, bệnh tật buồn rầu và còn gì nữa, thế thì có ích gì khi thỏa mãn dục vọng? Trong chu kỳ sinh tử bất tận này, thoả mãn các khát vọng làm gì, khi mà con người được nuôi dưỡng bằng những khát vọng cứ trở về với lòng đất? Xin giải thóat tôi. Trong cõi luân hồi mênh mông này tôi chỉ là một con ếch vật vờ trong một cái giếng không nước.” (Maitri Upanishad 1,3-4).

    Cần được giải thoát

    Giải thoát có 3 con đường: Con đường bằng tri thức, trong đó có hiện thực chân ngã, trầm tư và Yoga. Con đường hành động và con đường sùng mộ.

    Việc xát tro lên người vừa biểu hiện tính thân phận con người vừa biểu hiện tính ước vọng được giải thoát.

    Truyền thống Trung Hoa phân biệt giữa tro ẩm và tro khô. Theo Liệt Tử, nhìn thấy tro ẩm là điềm báo tử. Đối với người Maya, tro gắn liền với sự nảy mầm và hồi quy theo chu kỳ sự sống biểu hiện: Cặp bán thần sinh đôi Popol - Vuh hoá thân thành tro trước khi phục sinh thành chim Phượng Hoàng.

    Sự chuyển hoá của tro bụi là hy vọng của mầm cứu rỗi ngày kia sinh hoa kết trái. Thế nên, trong Thánh Kinh trường hợp rắc tro của ông Gióp, ông vẫn tin rằng Thiên Chúa thử thách ông, lấy đi hết những gì ông có và cả chính ông, chỉ chừa lại sự sống, ông rắc tro trên mình, ngồi giữa đám tro để chịu thử thách. Niềm tin cũng bị thử thách, nhưng thử thách ấy vẫn còn có chỗ cậy dựa đó là lòng thương yêu của Thiên Chúa.

    Chính Tình Yêu làm cho thân tro bụi này có được sức mạnh để chuyển hóa tro bụi thành lời vinh danh Thiên Chúa, chứ không là lời nguyền rủa. Thiên Chúa sẽ trả lại cho ông nhiều hơn những gì đã lấy mất đi.

    Trong ngày Thứ Tư lễ tro, khi rắc tro lên đầu, người tín hữu cũng nhận lời khuyên bảo "hãy sám hối và tin vào Tin Mừng". Tin Mừng giải thoát con người khỏi tội được đón nhận bằng việc sám hối của người tiếp nhận. Khi nhận tro trên đầu, người tín hữu cũng ý thức mình bắt đầu bước vào mùa tập luyện thiêng liêng, sẵn sàng đón nhận thử thách để thanh luyện, bày tỏ lòng sám hối.

    Tro trong sự chuyển hóa này là sự thử thách nhưng “trúc dẫu cháy đốt ngay cũng thẳng”. Hình tượng cây trúc có nhiều đốt, có đốt ngay, có đốt cong. Khi chịu đốt cháy tro tàn của trúc vẫn biểu hiện từng đốt thẳng, cong của từng đốt cây. Người thẳng ngay dầu có bị thử thách vẫn ngay thẳng, kẻ lèo lái quanh co dẫu có ra tro vẫn không xóa hết được những quanh co. Người ngay thẳng, dẫu bị đau khổ vẫn giữ được vẻ đẹp của chính mình, người quanh co tuy ít gian nan nhưng vẫn là khuôn mặt đầy gian ác, đáng sợ.

    Đợi ngày phân minh nơi xen lẫn bóng tối và ánh sáng, khát khao của con người là thấy ngày được giải thoát. Rắc tro gợi nhắc vào mùa chay tịnh và sám hối.

    Lm. Giuse Hoàng Kim Toan
    Chữ ký của Caohuong



  2. Được cám ơn bởi:


+ Trả lời chủ đề + Gửi chủ đề mới

Quyền hạn của bạn

  • Bạn không được gửi bài mới
  • Bạn không được gửi bài trả lời
  • Bạn không được gửi kèm file
  • Bạn không được sửa bài

Diễn Đàn Thánh Ca Việt Nam - Email: ThanhCaVN@yahoo.com