Love Telling ThanhCaVN nhắn với ACE: Chúng con cậy vì Danh Chúa nhân từ, xin cho Linh hồn Cha cố Phêrô (Ns. Kim Long) được lên chốn nghỉ ngơi. Hằng xem thấy mặt Đức Chúa Trời sáng láng vui vẻ vô cùng. Amen! Loan Pham nhắn với ACE: Giêsu Maria Giuse, con mến yêu xin thương cứu rỗi linh hồn Phê-rô Lm. Kim Long sớm được hưởng Nhan Thánh Chúa. Amen Loan Pham nhắn với ACE: Hòa cùng với Giáo Hội Công Giáo Việt Nam với sự ra đi của Lm. Kim Long là Nhạc sĩ quý mến của chúng ta...đó là sự thương xót mất mát rất lớn của Thánh Nhạc Việt Nam... chúng ta hãy cùng dâng lời nguy Loan Pham nhắn với Gia đình TCVN: Hòa cùng Giáo Hội Công giáo Việt Nam với sự ra đi vô cùng thương tiếc của Lm. Kim Long là nhạc sĩ Thánh Ca thân yêu của chúng ta... Chúng ta cùng dâng lời nguyện xin: Giesu Matia Giuse xin thương cứu rỗi linh ThanhCaVN nhắn với ACE: Nhân dịp Sinh Nhật lần thứ 18 Website, BQT-TCVN kính chúc Quý Cha, Quý Tu sỹ Nam Nữ, Quý Nhạc sỹ - Ca trưởng – Ca sỹ, Quý Ân Nhân và toàn thể ACE luôn tràn đầy HỒNG ÂN THIÊN CHÚA. ThanhCaVN nhắn với ACE: Chúng con cậy vì Danh Chúa nhân từ, xin cho Linh hồn ĐTC Phanxicô được lên chốn nghỉ ngơi. Hằng xem thấy mặt Đức Chúa Trời sáng láng vui vẻ vô cùng. Amen!

+ Trả lời chủ đề + Gửi chủ đề mới
kết quả từ 1 tới 5 trên 5

Chủ đề: chuyến viếng thăm trung đông : ĐTC sứ giả của hòa bình, liên đời

  1. #1
    Teacher's Mập
    Khách viếng
    Teacher's Mập's Avatar

    Default chuyến viếng thăm trung đông : ĐTC sứ giả của hòa bình, liên đời

    Thông tấn xã Al Jazeera viết: "Đức giáo hoàng bày tỏ “niềm tôn kính” Hồi giáo"
    VietCatholic News (09 May 2009 20:05)

    Trung Đông (Al Jazeera) - Đức giáo hoàng Bênêđictô XVI đã đề cập đến “lòng tôn kính sâu xa” đối với Hồi giáo khi mới đặt chân đến Trung Đông trong cuộc tông du của ngài.

    Sau khi tới Amman vào hôm qua Thứ Sáu, ngài nói rằng ngài đến thủ đô nước Jordan trong cương vị một “người hành hương đến kính viếng những địa điểm thánh thiêng đã đóng một vai trò quan trọng trong một số những biến cố chính yếu của lịch sử Kinh Thánh.”

    Cuộc tông du kéo dài một tuần lễ của ngài được coi là nỗ lực nhằm sửa chữa những mối liên hệ căng thẳng với người Hồi giáo cũng như Do thái giáo, và yểm trợ cho thiểu số người theo Kitô giáo trong khu vực này.

    Đức giáo hoàng nói rằng cuộc viếng thăm này cho ngài “cơ hội được nói lên lòng tôn kính sâu xa đối với cộng đồng Hồi giáo.”

    Ngài nói: “Tự do tôn giáo là quyền căn bản của con người, và hy vọng tha thiết cũng như lời nguyện cầu của tôi là sự tôn trọng những quyền bất khả nhượng và phẩm giá của mỗi người nam nữ sẽ ngày càng được khẳng định và bảo vệ, không những chỉ toàn vùng Trung Đông, mà còn mọi nơi trên thế giới.”

    Chuyến đi “thử thách”

    Chuyến đi đầu tiên của ngài tới Trung Đông trong cương vị giáo hoàng, sẽ gồm cả cuộc viếng thăm Israel và vùng Tây Ngạn đang bị Do thái chiếm đóng.

    Tòa thánh Vatican nói rằng cuộc hành hương của Đức giáo hoàng là “chuyến đi được trông chờ nhất và có lẽ thách đố nhất từ trước đến nay” của triều đại giáo hoàng Bênêđictô.

    Tòa thánh cũng nói nguyên sự kiện chuyến đi thực hiện được đã là “một dấu chỉ hy vọng” rằng Đức giáo hoàng có thể đóng góp vào việc hòa giải tại Trung Đông.

    Thông tín viên Barbara Serra thuộc hãng tin Al Jazeera, tường trình từ Amman, nói rằng giai đoạn thử thách nhất trong chuyến đi của Đức giáo hoàng sẽ là tại Israel và vùng Tây Ngạn

    Bà nói: “Vatican thật khôn khéo muốn nhấn mạnh rằng đây không phải là chuyến đi về chính trị… nhưng tôi nghĩ rằng thật là một điều ngây thơ khờ khạo nếu không nghĩ là mỗi lời Đức giáo hoàng thốt ra trong ít ngày sắp tới đây sẽ được một số người xét đoán qua lăng kính chính trị.”

    “Đây quả thực là một thời gian nhạy cảm khó mà tin được, cho bất cứ vị giáo hoàng nào, nhất là chỉ ít tháng sau cuộc chiến tranh của Israel tại Dải Gaza.”

    Đức giáo hoàng Bênêđictô đã viếng thăm trung tâm Regina Pacis tại Amman dành cho người tàng tật hôm qua thứ Sáu trước khi hội kiến với gia đình hoàng gia nước Jordan.

    Theo tin, ngài cũng sẽ viếng thăm các địa điểm ghi trong Kinh Thánh, như Núi Nebo, - nơi từ xa, Moisê đứng nhìn Vùng Đất Hứa -, và cử hành thánh lễ tại Amman với ước chừng 30 ngàn người tham dự.

    Cuộc thăm viếng bị chỉ trích

    Yousef Al-Sharif, Bộ trưởng thông tin nước Jordan đã hoan nghênh cuộc viếng thăm của Đức giáo hoàng, ông nói: “Chúng tôi thật vui mừng vì ngài đã bắt đầu cuộc hành hương khởi điểm từ Jordan.”

    Nhưng tổ chức Huynh đệ Hồi giáo Jordan đã chỉ trích cuộc viếng thăm của Đức giáo hoàng vì bài diễn văn gây tranh cãi ngài đọc hồi năm 2006.

    Vị giáo hoàng này đã làm nhiều người Hồi giáo tức giận khi trưng dẫn một văn bản hồi thời Trung cổ đã gán cho một số giáo huấn của Tiên tri Muhammed là “xấu xa và vô nhân.”

    Sau này Đức giáo hoàng có nói rằng ngài “ân hận sâu xa” về phản ứng mà bài diễn từ gây ra, và giải thích rằng văn bản ngài trưng dẫn đã không phản ảnh những quan điểm của chính ngài.

    Tổ chức Huynh đệ kêu gọi phải có một lời xin lỗi những người Hồi giáo trên cả thế giới, nói rằng lời tuyên bố hối tíếc của Đức giáo hoàng là “không đủ.”

    Mặt trận Hành động Hồi giáo, một đảng đối lập tại Jordan, cũng đã kêu gọi Đức giáo hoàng xin lỗi về bài diễn từ đó, họ nói là nó nhắm mục tiêu vào Hồi giáo.

    Zaki Bani Rsheid, chủ tịch đảng nói trên nói với thông tấn xã AFP: “Điều chúng tôi đòi hỏi là một sự thay đổi trong các chính sách của ngài, để cho phù hợp với những lời giảng huấn của Đức Giêsu về lòng yêu thương, hòa bình, công lý, bình đẳng, và những lời kết án tội ác cũng như chủ nghĩa khủng bố của người Do thái.”

    Nền hòa bình “bị xáo trộn”

    Đức giáo hoàng đã nói ngài tới thăm viếng vùng Trung Đông như “một người hành hương cổ võ hòa bình” trong một miền đất tràn lan tai họa vì bạo lực, bất công, ngờ vực và khiếp đảm.

    Nhưng hồi tháng giêng ngài đã làm nhiều người Do thái tức giận khi cất vạ tuyệt thông cho Richard Williamson, một giám mục cực kỳ bảo thủ người nước Anh đã chối bỏ không có việc dùng những phòng giết người bằng hơi ngạt trong cuộc diệt chủng Do thái.

    Liên quan đến bước đi đó, Bênêđictô đã thú nhận là Vatican đã phạm phải lầm lỗi, nhưng ngài kêu gọi người Công giáo ngưng đấu tranh nội bộ về vụ việc này.

    Trong một lá thư gửi cho các giám mục Công giáo trên toàn thế giới hồi tháng 3 vừa qua, ngài viết: “Sự kiện hai tiến trình chồng chéo và trái ngược đã xảy ra và tức thời xáo trộn sự an bình giữa các Kitô hữu và người theo Do Thái Giáo, cũng như bình an trong nội bộ Giáo Hội, là điều tôi không biết nói gì hơn là hối tiếc sâu xa.”


    Phụng Nghi

  2. Được cám ơn bởi:


  3. #2
    Teacher's Mập
    Khách viếng
    Teacher's Mập's Avatar

    Default

    Đức giáo hoàng lên án chủ nghĩa bài Do thái và cầu nguyện cho sự hòa hợp giữa các tôn giáo
    VietCatholic News (11 May 2009 18:21)

    JERUSALEM (CNS) - Tới Israel, quốc gia trọng tâm cuộc hành hương vùng Đất Thánh của ngài, Đức giáo hoàng Bênêđictô XVI đã kết án chủ nghĩa bài Do thái và cầu nguyện cho một kỷ nguyên mới trong đó mọi người tin vào cùng một Thiên Chúa sẽ sống trong hòa bình, đối xử với nhau bằng niềm tôn trọng và công bằng.

    Trong bài diễn từ khi tới phi trường Ben Gurion ở Tel Aviv, Đức giáo hoàng cầu nguyện để lời tiên tri Isaia được thực hiện và để mọi dân tộc trên thế giới sẽ đi trên đường lối của Chúa – “đường lối hòa bình và công chính, đường lối dẫn đưa đến hoà giải và hòa hợp.”

    Tại phi trường, Đức giáo hoàng được chào đón bằng những cái bắt tay thân tình của Tổng thống Shimon Peres và Thủ tướng Benjamin Netanyahu cũng như những lời chúc mừng của các viên chức khác trong chính quyền, và của các đại diện những cộng đồng Thiên Chúa giáo, Do thái và Hồi giáo trong nước Israel.

    Ngay lúc mới tới, vị giáo hoàng sinh trưởng tại nước Đức này đã tỏ lòng tưởng niệm 6 triệu người Do thái bị Đức Quốc xã sát hại trong Thế chiến II, và đã kết án chủ nghĩa bài Do thái còn đang tiếp tục tiềm ẩn khắp nơi trên thế giới.”

    Ngài nói: “Điều đó không thể chấp nhận được.”

    Đức giáo hoàng Bênêđictô nói với các nhà lãnh đạo: “Tôi đến đây, như rất nhiều người khác đã đến trước tôi, để cầu nguyện tại những nơi chốn thánh thiêng, để nguyện cầu đặc biệt cho hòa bình – hòa bình nơi đây trong vùng Đất Thánh, và hoà bình trên khắp thế giới.”

    Đức giáo hoàng nói rằng tuy Jerusalem có nghĩa là “thành phố hòa bình”, nhưng bất hạnh thay “hàng bao thập niên qua, hòa bình đã lảng tránh một cách bi thảm những cư dân của vùng đất thánh thiêng này.”

    Đức giáo hoàng Bênêđictô nói: “Con mắt của thế giới dõi nhìn vào các dân tộc nơi vùng đất này, những người đang tranh đấu để đạt thành một giải pháp lâu dài và công bằng cho những tranh chấp đã từng gây ra bao nhiêu thương đau.”

    Cũng như đã phát biểu ở Jordan trong chặng đầu chuyến công du, Đức giáo hoàng Bênêđictô nói với người Israel rằng muốn có hòa bình và công lý trong khu vực này, phải cần đến lòng tôn trọng căn tính tôn giáo của mỗi người, đảm bảo cho họ được đi tới những địa điểm linh thánh của họ và công nhận quyền của cả người Israel lẫn người Palestine được sống trong an bình “nơi xứ sở quê hương của họ trong phạm vi các biên giới an toàn đã được quốc tế công nhận.”

    Phát biểu tại phi trường, Tổng tống Peres nói với Đức giáo hoàng rằng ông thấy cuộc tông du của ngài là “một sứ mạng tinh thần quan trọng có ưu tiên cao nhất: một sứ mạng hòa bình, một sứ mạng gieo trồng hạt giống bao dung và nhổ bật rễ những đám cỏ dại của chủ nghĩa cuồng tín.”

    Tổng thống nói: “Chúng tôi đã hòa hoãn được với Ai cập và Jordan, chúng tôi đang thương thuyết để hòa hoãn với người Palestine; chúng tôi cũng có thể đạt được một nền hòa bình toàn diện ở khu vực này trong một tương lai không xa.”

    Ra tiễn Đức giáo hoàng tại phi trường ở Amman vào buổi sáng hôm đó, quốc vương Abdullah II nước Jordan nói: “Điều sống còn là phải biến công lý thành hiện thực cho tất cả những ai ngày nay đang chịu khổ đau, bất kể là vì bị chiếm đóng, bị tước đoạt hay không được tôn trọng.”

    “Đã quá lâu vùng Trung Đông bị vướng mắc trong những cuộc xung đột. Đặc biệt là dân tộc Palestine đã chịu khổ đau vì bị chiếm đóng và tai họa do đó gây ra. Đã đến lúc tình cảnh này phải chấm dứt qua một cuộc dàn xếp để đảm bảo cho người Palestine quyền có được tự do, có được đất nước, và cho người Israel được công nhận cũng như sự an ninh cần thiết cho họ.”

    Quốc vương nói: “Giải pháp hai quốc gia” – hoàn toàn độc lập và được công nhận, cho người Israel và người Palestine – được sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế, chính là vì giải pháp này đưa ra được lời cam kết duy nhất cho một nền hòa bình trường cửu.”

    Vào lúc khởi đầu cuộc viếng thăm Israel và lãnh địa Palestine, Đức giáo hoàng Bênêđictô cũng đưa ra cho các cộng đồng Thiên Chúa giáo trong khu vực này những lời khuyến khích đặc biệt:

    "Vì các con đã là chứng nhân trung thành với Đấng rao truyền sự thứ tha và hòa giải, vì các con đã cam kết đề cao sự thánh thiêng của mỗi sinh mạng con người, nên các con có thể góp phần đặc biệt để chấm dứt những hận thù và chiến tranh đã từ lâu làm khổ cực vùng đất này.”

    Trong một khu vực tiếp tục có những cuộc thiên cư của người theo đạo Thiên Chúa, Đức giáo hoàng nói với người Công giáo sống trong vùng Đất Thánh: “Cha nguyện cầu rằng sự tiếp tục hiện diện của các con ở Israel và các lãnh địa Palestine sẽ mang lại kết quả trong việc triển dương hòa bình và tương kính nơi tất cả mọi người đang sống nơi vùng đất của Tin Mừng.”


    Phụng Nghi

  4. Được cám ơn bởi:


  5. #3
    Teacher's Mập
    Khách viếng
    Teacher's Mập's Avatar

    Default

    Vài lời đáng ghi nhớ của ĐTC Bênêđictô XVI trong 3 ngày hành hương tại Jordan, 8-10.05.2009
    VietCatholic News (11 May 2009 18:36)

    1. ĐTC nói với các ký giả trên chuyến bay từ Rôma tới Amman, thủ đô Jordan: “Giáo Hội tuy không có quyền bính chính trị nhưng có một sức mạnh tinh thần và có thể góp phần vào tiến trình hòa bình” .

    2. Đáp lời chào mừng của Quốc vương Abdullah II, ĐTC khẳng định: “Tự do tôn giáo chắc chắn là một quyền căn bản và tôi nồng nhiệt hy vọng, cầu nguyện để sự tôn trọng các quyền bất khả nhượng, cũng như tôn trọng phẩm giá của mỗi người nam nữ ngày càng được củng cố và bảo vệ…”.

    3. Tại Trung Tâm Nữ Vương Hòa Bình Regina Pacis giữa thủ đô Amman, ĐTC gặp gỡ và chia sẻ với các bạn khuyết tật: “Chính nhờ Thập Giá mà Chúa Giêsu dẫn đưa chúng ta vào sự sống đời đời và khi làm như vậy, Chúa chỉ cho chúng ta con đường hướng về tương lai, con đường hy vọng dẫn đưa mỗi bước trên con đường dài của chúng ta, và nhờ đó chúng ta trở thành những người mang hy vọng và bác ái cho tha nhân” .

    4. Cũng tại Trung Tâm Regina Pacis, ĐTC nêu lên những tiêu chuẩn thực hành cụ thể để mang lại sự hiệp nhất và an bình cho gia đình nhân loại: “… hòa bình được nảy sinh từ công lý, từ sự liêm chính và cảm thông; hòa bình nảy sinh từ sự khiêm tốn, tha thứ, từ ước muốn sâu xa sống trong hòa hợp như một thực tại duy nhất” .

    5. Từ trên núi Nebo là nơi Thiên Chúa đã chỉ cho ông Môshê trông thấy Đất Hứa, sau khi dân Do Thái lang thang 40 năm trong sa mạc, ĐTC nhắc nhớ: “Tại đây, trên núi Nebo này, ký ức về Môshê mời gọi chúng ta ngước mắt lên để biết ơn, chiêm ngắm công trình toàn năng của Thiên Chúa trong quá khứ, nhưng đồng thời với niềm tin, cậy, chúng ta cũng nhìn về tương lai mà Chúa dành cho chúng ta và thế giới…”

    6. Và ĐTC mời gọi: “Chúng ta cũng được mời gọi đồng hành với Chúa, thi hành sứ vụ của Ngài, làm chứng cho Tin Mừng về tình yêu đại đồng và lòng từ bi của Thiên Chúa...”

    7. Tại khuôn viên Đại học Công giáo tương lai thành phố Madaba, Jordan, ĐTC nhắn nhủ các sinh viên hãy tận tụy thụ huấn trong tinh thần trách nhiệm về nghề nghiệp và luân lý: “Các bạn được kêu gọi trở thành những người xây dựng một xã hội công chính và an bình, gồm những dân tộc thuộc các tôn giáo và chủng tộc khác nhau. Những thực tại này không được dẫn tới chia rẽ, nhưng làm cho nhau được thêm phong phú”.

    8. Trong Thánh lễ cử hành tại sân vận động thủ đô Amman,, ĐTC bày tỏ một nguyện ước: “Tôi cầu mong cho lòng can đảm của Chúa Kitô soi sáng và nâng đỡ những nỗ lực cho các tín hữu trong việc làm chứng cho đức tin Kitô hữu và duy trì sự hiện diện của Giáo hội giữa cuộc biến thiên tình cảnh xã hội trên mảnh đất cố cựu này”.

    9. Rồi ĐTC mời gọi và cổ võ việc thực hành một lối sống can trường giữa xã hội phức tạp hôm nay: “Lòng trung thành với cội nguồn đức tin Kitô giáo, lòng trung thành với sứ mạng của Giáo hội tại Thánh điạ đòi hỏi anh chị em một thứ can đảm đặc biệt: can đảm của niềm xác tín phát sinh từ niềm tin bản thân, chứ không phải từ quy ước xã hội hay truyền thống gia đình; can đảm dấn thân vào cuộc đối thoại và hợp tác với các Kitô hữu khác trong việc phục vụ Tin mừng và giúp đỡ những người nghèo, những người tị nạn, những nạn nhân của những thiên tai và thảm hoạ; can đảm bắt những nhịp cầu để hỗ trợ cho cuộc gặp gỡ phong phú giữa những người khác tín ngưỡng và văn hoá” .

    10. Và ĐTC nhấn mạnh: “Điều này cũng có nghĩa là làm chứng tá cho tình yêu thúc đẩy chúng ta dám hy sinh mạng sống mình để phục vụ tha nhân, và như vậy, chúng ta có thể đối chọi với não trạng của những kẻ bênh vực cho chính sách tàn sát dân lành vô tội”.

    Sau khi cùng với Quốc vương và Hoàng hậu Jordan thăm viếng dòng sông Jordani, nơi Đức Giêsu chịu phép rửa bắt đầu sứ vụ 3 năm rao giảng, ĐTC lên đường tiếp tục cuộc hành hương tới Thánh Địa Do Thái và Palestine với ý hướng góp phần kiến tạo một nền hoà bình cho vùng đất liên hệ gắn bó tới Kitô giáo, Do Thái giáo và Hồi giáo, là 3 tôn giáo phát xuất từ một nguồn cội tổ phụ Abraham được Thiên Chúa tuyển chọn và chúc phúc.


    Giuse Đặng Văn Kiếm

  6. Được cám ơn bởi:


  7. #4
    Teacher's Mập
    Khách viếng
    Teacher's Mập's Avatar

    Default

    Đức Thánh Cha gọi đối thoại liên tôn là con đường dẫn đến hòa bình
    VietCatholic News (12 May 2009 03:38)
    JERUSALEM, ngày 12 tháng 5, 2009 (Zenit.org).- Trong bài diễn văn thứ hai tại Do Thái, Đức Thánh Cha Benedict XVI khẳng định tầm quan trọng của đối thoại liên tôn trong việc tìm kiếm hòa bình.

    Đức Thánh Cha nói như vậy hôm nay trong một buổi tiếp tân do tổng thống Shimon Peres tổ chức tại Dinh Tổng Thống ở Jerusalem, vào ngày thứ nhất của cuộc viếng thăm Do Thái, là đoạn đường thứ hai của cuộc hành hương Đất Thánh của ngài, sẽ tiếp diễn tới ngày Thứ Sáu.

    Trong cuộc viếng thăm xã giao, Đức Thánh Cha đã trồng một cây như một biểu tượng, trong vườn của tư dinh tổng thống trước sự chứng kiến của rất nhiều giới chức chính trị và tôn giáo. Sau đó có một thời gian trao đổi không hoạch định trước giữa vị lãnh đạo Do Thái và Đức Thánh Cha.

    Sau đó Đức Thánh Cha Benedict XVI nói với cử tọa hiện diện, khẳng định rằng hòa bình trên hết là một ơn thiêng liêng chúng ta chỉ có được khi tìm kiếm Thiên Chúa “với tất cả tâm hồn."

    Ngài ghi nhận rằng "đóng góp đặc biệt của các tôn giáo cho cuộc tìm kiếm hòa bình nằm chính ở chỗ cùng nhau hiệp nhất tìm kiếm Thiên Chúa với tất cả tâm hồn."

    Đức Thánh Cha tiếp, "Chính sự hiện diện sống động của Thiên Chúa mới lôi kéo được các trái tim liên kết với nhau để bảo đảm cho có sự hiệp nhất."

    Ngài nói rằng nền an ninh “xuất phát từ sự tin cậy lẫn nhau và đề cập không chỉ đến sự kiện không có các mối đe dọa mà còn đến cả cảm giác có sự hòa dịu và tin tưởng."

    Đức Thánh Cha nói, "An ninh, ngay thẳng, công chính và hòa bình không thể nào được phân tách trong kế hoạch của Thiên Chúa cho thế giới."

    Ngài khẳng định, "Không một cá nhân, gia đình, cộng đồng hay quốc gia nào được miễn trừ khỏi bổn phận phải sống theo công chính và phải hoạt động cho hòa bình."

    Đức Thánh Cha nói: "Tôi nghe được tiếng than của những người sống trên mảnh đất này, họ kêu xin để được có sự công chính, an bình, sự tôn trọng phẩm giá của họ; để họ được an toàn lâu dài, và có một đời sống hàng ngày không bị đàn áp bởi những đe dọa từ bên ngoài và những bạo tàn dã man.”

    "Và tôi biết có rất nhiều người nam và nữ đang hoạt động cho hòa bình và sự hợp quần qua các chương trình văn hóa và các sáng kiến về sự đến gần với nhau một cách cụ thể và trong tình cảm thương, khiêm nhường đầy đủ để biết tha thứ; để họ có can đảm nắm lấy giấc mơ là quyền sống của họ."


    Bùi Hữu Thư

  8. Có 2 người cám ơn Teacher's Mập vì bài này:


  9. #5
    Rocky's Avatar

    Tham gia ngày: Apr 2008
    Tên Thánh: Phêrô
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Nơi tôi ờ là nhà
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 1,446
    Cám ơn
    630
    Được cám ơn 6,180 lần trong 1,245 bài viết

    Default

    xin giới thiệu thêm 1 bài vào loạt bài : chuyến viếng thăm trung đông : ĐTC sứ giả của hòa bình, liên đời
    của Teacher's Mập

    VietCatholic News (15 May 2009 21:04)
    Đức Thánh Cha và Thủ Tướng Do Thái thảo luận về hòa bình

    NAZARETH, Do Thái, ngày 14, tháng 5, 2009
    (Zenit.org).-Mặc dầu chính sách của Tòa Thánh về Trung Đông không phù hợp với chính sách của thủ tướng Do Thái, Đức Thánh Cha Benedict XVI đã tiếp xúc với vị lãnh tụ này ngày hôm nay để thảo luận về việc cải tiến phương thức đạt tới hòa bình.

    Thủ tướng Benjamin Netanyahu tiếp Đức Thánh Cha hôm nay trong một cuộc gặp gỡ riêng tư và ngắn gọn trong 15 phút tại một nhà dòng Phanxicô tại Nazareth.

    Linh mục Dòng Tên Federico Lombardi, giám đốc văn phòng truyền thông Vatican cho biết cuộc đàm thoại “tập trung vào vấn đề làm sao để xúc tiến phương thức hòa bình."

    Ông Netanyahu không ủng hộ ý kiến về một quốc gia Palestin độc lập tại Trung Đông.

    Về phần ngài, Đức Thánh Cha Benedict XVI khẳng định với Tổng Thống Mahmoud Abbas, chính quyền Palestin ngày Thứ Tư là “Tòa Thánh yểm trợ quyền của dân chúng Palestin là có một quê hương Palestin tại đất đai của tổ tiên của ông, được an toàn và sống chung hòa bình với láng giềng, bên trong ranh giới được quốc tế công nhận."

    Tuy vậy, ông Netanyahu vẫn bầy tỏ sự hài lòng về chuyến viếng thăm trên đài truyền hình Do Thái. Ông nói ông đã xin Đức Thánh Cha yểm trợ cho tình trạng đối với Iran. Tổng Thống Iran Mahmoud Ahmadinejad đã kêu gọi chấm dứt tình trạng có một quốc gia Do Thái.

    Ủy Ban Hoạt Động Thường Trực Song Phương Do Thái - Tòa Thánh cũng nhóm họp trong khoảng 20 phút, để tiếp tục thảo luận về Thỏa Hiệp Căn Bản năm 1993.


    Bùi Hữu Thư
    Chữ ký của Rocky


    Trong lòng bàn tay Cha, con bình an.... yên nghỉ

    Thắp lên hy vọng ngay cả khi tưởng chừng đụng đến cực điểm của tuyệt vọng




  10. Có 2 người cám ơn Rocky vì bài này:


+ Trả lời chủ đề + Gửi chủ đề mới

Quyền hạn của bạn

  • Bạn không được gửi bài mới
  • Bạn không được gửi bài trả lời
  • Bạn không được gửi kèm file
  • Bạn không được sửa bài

Diễn Đàn Thánh Ca Việt Nam - Email: ThanhCaVN@yahoo.com