Love Telling ThanhCaVN nhắn với ACE: Chúng con cậy vì Danh Chúa nhân từ, xin cho Linh hồn Cha cố Phêrô (Ns. Kim Long) được lên chốn nghỉ ngơi. Hằng xem thấy mặt Đức Chúa Trời sáng láng vui vẻ vô cùng. Amen! Loan Pham nhắn với ACE: Giêsu Maria Giuse, con mến yêu xin thương cứu rỗi linh hồn Phê-rô Lm. Kim Long sớm được hưởng Nhan Thánh Chúa. Amen Loan Pham nhắn với ACE: Hòa cùng với Giáo Hội Công Giáo Việt Nam với sự ra đi của Lm. Kim Long là Nhạc sĩ quý mến của chúng ta...đó là sự thương xót mất mát rất lớn của Thánh Nhạc Việt Nam... chúng ta hãy cùng dâng lời nguy Loan Pham nhắn với Gia đình TCVN: Hòa cùng Giáo Hội Công giáo Việt Nam với sự ra đi vô cùng thương tiếc của Lm. Kim Long là nhạc sĩ Thánh Ca thân yêu của chúng ta... Chúng ta cùng dâng lời nguyện xin: Giesu Matia Giuse xin thương cứu rỗi linh ThanhCaVN nhắn với ACE: Nhân dịp Sinh Nhật lần thứ 18 Website, BQT-TCVN kính chúc Quý Cha, Quý Tu sỹ Nam Nữ, Quý Nhạc sỹ - Ca trưởng – Ca sỹ, Quý Ân Nhân và toàn thể ACE luôn tràn đầy HỒNG ÂN THIÊN CHÚA. ThanhCaVN nhắn với ACE: Chúng con cậy vì Danh Chúa nhân từ, xin cho Linh hồn ĐTC Phanxicô được lên chốn nghỉ ngơi. Hằng xem thấy mặt Đức Chúa Trời sáng láng vui vẻ vô cùng. Amen!

kết quả từ 1 tới 1 trên 1

Chủ đề: Ấn Độ bị đưa vào danh sách các quốc gia "cần được theo dõi" về tự do tôn giáo

Threaded View

  1. #1
    vjet_Truong's Avatar

    Tham gia ngày: May 2009
    Tên Thánh: ĐAMINH (Đôminicô)_ Đinh Viết Trường
    Giới tính: Nam
    Đến từ: giáo xứ ĐẠI ĐỒNG _BÙI CHU_NAM ĐỊNH
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 240
    Cám ơn
    413
    Được cám ơn 795 lần trong 183 bài viết

    Default Ấn Độ bị đưa vào danh sách các quốc gia "cần được theo dõi" về tự do tôn giáo

    Ấn Độ bị đưa vào danh sách các quốc gia "cần được theo dõi" về tự do tôn giáo
    24.08.2009

    Không ngăn chặn tình trạng người Công giáo bị tấn công, Ấn Độ bị đưa vào danh sách các quốc gia "cần được theo dõi" về tự do tôn giáo.

    WHĐ (24.08.2009) – Các hãng tin Công giáo quốc tế CNS (Catholic News Service) và InfoCatho tuần qua đưa tin: Ủy ban Quốc tế của Hoa Kỳ về Tự do tôn giáo (USCIRF) ngày 12-08-2009 đã đưa Ấn Độ vào danh sách các quốc gia cần được theo dõi (về tự do tôn giáo) [watch list].
    Lý do được USCIRF nêu ra khi liệt Ấn Độ vào danh sách các quốc gia cần được theo dõi là: “Ấn Độ đã không cho thấy khả năng ngăn chặn sự gia tăng đáng lo ngại tình trạng bạo lực xảy đến cho cộng đồng”.
    Trong báo cáo bổ sung được công bố hôm 12-08 vừa qua (báo cáo thường niên đã được công bố hôm 1-05-2009), ông Leonard Leo, chủ tịch USCIRF nêu rõ tình trạng người Công giáo thiểu số bị những người Hindu, chiếm đa số tại bang Orissa, tấn công liên tục và dữ dội trong năm 2008. Đồng thời, ông chủ tịch cũng nhắc lại tình cảnh tương tự đã xảy ra với người Hồi giáo tại bang Gujarat vào năm 2002.
    Phản ứng trước sự kiện này, ông Vishnu Prakash, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Ấn Độ cho biết “lấy làm tiếc” trước quyết định của USCIRF.
    Theo tường thuật của PTI (Thông tấn xã chính thức của nhà nước Ấn Độ), người phát ngôn Bộ Ngoại giao Ấn Độ nói: “Ấn Độ là một quốc gia có dân số 1 tỉ người, nhiều chủng tộc và đa tôn giáo. Tình trạng quá lạm, nếu có, cũng chỉ diễn ra trong khuôn khổ pháp luật, được công lý và các phương tiện thông tin theo dõi”. Viên chức ngoại giao này tuyên bố: “Hiến pháp Ấn Độ bảo đảm quyền tự do tôn giáo và sự bình đẳng về cơ hội cho mọi công dân”.
    Trong khi đó Ủy ban Quốc tế về Tự do tôn giáo tố cáo nhà cầm quyền Ấn Độ đã không chỉ thất bại trong việc ngăn ngừa bạo lực mà còn tỏ ra “chiếu lệ”, “làm cho có” trong việc xét xử các viên chức nhà nước hành động vô trách nhiệm, cũng như đã để cho hàng vạn người dân phải lâm cảnh ly tán.
    Tại Ấn Độ hiện nay, số tín hữu Kitô vào khoảng 2,3% dân số. Đó là một cộng đồng thiểu số, thường xuyên trở thành mục tiêu bị tấn công.
    Nếu tình hình không được cải thiện, bước tiếp theo USCIRF có thể đề nghị đưa Ấn Độ vào danh sách “các quốc gia cần được quan tâm đặc biệt” (CPC, Countries of Particular Concern). Hiện Việt Nam đang nằm trong số các quốc gia được đề nghị đưa vào danh sách CPC cùng với Irak, Pakistan, Turkmenistan và Nigeria.
    Tưởng cũng nên nhắc lại, Việt Nam đã được đưa ra khỏi danh sách CPC vào năm 2007.
    Tuy nhiên trong Báo cáo Tự do tôn giáo quốc tế tại Việt Nam do Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ công bố ngày 19-09-2008, tình hình tôn trọng tự do tôn giáo vẫn còn là một vấn đề, trong đó có vấn đề đất đai thuộc sở hữu của các tôn giáo.
    Bạn đọc có thể đọc toàn văn bản báo cáo này bằng tiếng Việt trên website của Tòa Đại sứ Hoa Kỳ tại Hà Nội, tại địa chỉ:
    http://vietnamese.vietnam.usembassy.gov/irfreport2008.html



    PV
    (Nguồn: WHĐ - hdgmvietnam.org)
    Chữ ký của vjet_Truong

  2. Được cám ơn bởi:


Quyền hạn của bạn

  • Bạn không được gửi bài mới
  • Bạn không được gửi bài trả lời
  • Bạn không được gửi kèm file
  • Bạn không được sửa bài

Diễn Đàn Thánh Ca Việt Nam - Email: ThanhCaVN@yahoo.com