Love Telling ThanhCaVN nhắn với ACE: Chúng con cậy vì Danh Chúa nhân từ, xin cho Linh hồn Cha cố Phêrô (Ns. Kim Long) được lên chốn nghỉ ngơi. Hằng xem thấy mặt Đức Chúa Trời sáng láng vui vẻ vô cùng. Amen! Loan Pham nhắn với ACE: Giêsu Maria Giuse, con mến yêu xin thương cứu rỗi linh hồn Phê-rô Lm. Kim Long sớm được hưởng Nhan Thánh Chúa. Amen Loan Pham nhắn với ACE: Hòa cùng với Giáo Hội Công Giáo Việt Nam với sự ra đi của Lm. Kim Long là Nhạc sĩ quý mến của chúng ta...đó là sự thương xót mất mát rất lớn của Thánh Nhạc Việt Nam... chúng ta hãy cùng dâng lời nguy Loan Pham nhắn với Gia đình TCVN: Hòa cùng Giáo Hội Công giáo Việt Nam với sự ra đi vô cùng thương tiếc của Lm. Kim Long là nhạc sĩ Thánh Ca thân yêu của chúng ta... Chúng ta cùng dâng lời nguyện xin: Giesu Matia Giuse xin thương cứu rỗi linh ThanhCaVN nhắn với ACE: Nhân dịp Sinh Nhật lần thứ 18 Website, BQT-TCVN kính chúc Quý Cha, Quý Tu sỹ Nam Nữ, Quý Nhạc sỹ - Ca trưởng – Ca sỹ, Quý Ân Nhân và toàn thể ACE luôn tràn đầy HỒNG ÂN THIÊN CHÚA. ThanhCaVN nhắn với ACE: Chúng con cậy vì Danh Chúa nhân từ, xin cho Linh hồn ĐTC Phanxicô được lên chốn nghỉ ngơi. Hằng xem thấy mặt Đức Chúa Trời sáng láng vui vẻ vô cùng. Amen!

+ Trả lời chủ đề + Gửi chủ đề mới
kết quả từ 1 tới 2 trên 2

Chủ đề: 15 ĐIỀU ĐỂ SUY GẪM

  1. #1
    Nganguyen's Avatar

    Tham gia ngày: Apr 2009
    Tên Thánh: Anna
    Giới tính: Nữ
    Đến từ: Sài Gòn
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 1,030
    Cám ơn
    19,324
    Được cám ơn 5,319 lần trong 962 bài viết

    Default 15 ĐIỀU ĐỂ SUY GẪM






    15 Điều để suy gẫm


    Danh vọng, địa vị, sự thành công và sự giàu có thường có khuynh hướng gia tăng cái tôi của người ta.

    Vì vậy, người ta sẽ lạc lối, giống như người lạc đường không thể về nhà được. Ai chứa đầy kiến thức thì điếc trước lời phải trái. Khi hai người tranh luận, một người thường đưa cái biết của mình vào. Cho nên rút lại chỉ nghe thấy tiếng của mình mà không học thêm được gì cả.

    1. Sống trong hiện tại

    Phật hỏi đệ tử:
    - Cuộc sống người ta được bao nhiêu?
    Các đệ tử thay nhau trả lời:
    - 80 năm.
    - Sai.
    - 70 năm.
    - Còn sai.
    - 60 năm.
    - Sai.
    - Vậy người ta sống bao lâu?
    Phật mỉm cười đáp
    - Đời người chỉ thuộc trong vòng hơi thở.
    Lời bình
    Đừng quá coi trọng quá khứ hoặc tương lai mà quên hiện tại…Hiện tại còn quan trọng hơn. hãy sống với thực tại.

    2. Sau khi chết người ta đi về đâu?

    Hoàng đế Goyozer đang học thiền với thiền sư Gudo Toshoku.
    - Bạch thầy, sau khi chết, người ta đi đâu?
    - Tôi không biết.
    - Tại sao thầy không biết?
    - Vì tôi chưa chết.
    - ???
    Lời bình
    Khi sống, con người nên thưởng thức những vẻ đẹp và bí ẩn của cuộc sống theo cái nhiều người sống. Hãy sống trọn hôm nay, đừng quá lo cho ngày mai vì chuyện ngày mai thì mai mới xảy ra.

    3. Định mệnh nằm trong bàn tay

    Thời xưa, có vị tướng quyết tấn công địch dẫu quân địch mạnh hơn gấp nhiều lần. Trên đường
    tiến quân, ông dừng chân ở một đền thờ cầu nguyện, xin giúp đỡ. Sau đó, ông rút ra một đồng
    xu và nói lớn với quân sĩ:
    - Bây giờ, ta sẽ lấy đồng xu để xin keo.Nếu là sấp, quân ta sẽ thắng còn ngửa thì quân ta sẽ bại.
    Chúng ta phó mặc mạng sống cho định mệnh. Đồng xu bay lên, xoay mấy vòng và rơi xuống
    đất.
    - Sấp rồi ! Chúng ta sẽ thắng ! Hãy xông lên chà nát quân thù ! - Ba quân reo hò phấn khởi.
    Sau trận chiến, toàn bộ quân địch hùng hậu đông đảo bị đánh bại hoàn toàn. Vị phó tướng vui vẻ nói với tướng quân:
    - Không ai có thể thay đổi được bàn tay định mệnh.
    Tướng quân chỉ mỉm cười không đáp. Ông xoè tay đưa đồng tiền ra. Cả hai mặt đồng xu đều là mặt sấp.
    Lời bình
    Thiên đàng rất công bằng đối với tất cả mọi người, không thiên vị dành riêng cho ai. Chỉ có chính bạn mới cứu được bản thân bạn, đừng quá trông chờ vào người khác !!!

    4. Con sóng nhận thức

    Nhìn thấy một con sóng cao lớn bên cạnh, con sóng nhỏ tỏ ra bực mình:
    - Bực ghê. Sóng kia lớn quá, sao ta bé tí. Chúng mạnh mẽ xiết bao sao ta yếu đuối thế này.
    Con sóng to cười đáp: - Đó là vì không nhận ra gốc gác của mình mà bạn buồn bực thế.
    - Tôi không là sóng thế là gì?
    - Sóng chỉ là hình thức tạm thời trong bản chất của bạn. Kỳ thực bạn là nước. Một khi nhận ra
    bản chất của chính mình là nước, bạn sẽ không còn ấm ức với cái vỏ sóng này và không còn
    buồn bực gì nữa.
    Con sóng nhỏ hiểu ra, cười vui vẻ:
    - À, bây giờ thì tôi hiểu. Bạn và tôi tuy hai mà một.
    Lời bình
    Con người cho rằng "ngã" là ta nên xảy ra phân biệt ta và người mà buồn khổ. Cứ so sánh, suy bì thì chỉ làm ta thêm đau khổ mà thôi. Thực ra loài người được cấu tạo cùng một bản chất trong thiên nhiên bao la.

    5. Thiên đường địa ngục

    Một vị tướng quân đến gặp thiền sư Ekaku hỏi:
    - Bạch thầy, thiên đường hay địa ngục có thật hay không?
    - Thế ngài là ai?
    - Tôi là tướng quân.
    Bất ngờ, thiền sư cười lớn:
    - A ha! Thằng ngốc nào cho ông làm tướng vậy, trông ông giống anh hàng thịt.
    Tướng quân nổi giận, rút gươm:
    - Tao băm xác mi ra !!!
    Thiền sư vẫn điềm tĩnh:
    - Này là mở cửa địa ngục.
    Chợt giác ngộ, vị tướng sụp xuống lạy:
    - Xin... xin thầy tha lỗi cho cử chỉ thô bạo vừa rồi của tôi.
    - Này là mở cửa thiên đường - thiền sư Ekaku mỉm cười.
    Lời bình
    Thiên đường, địa ngục không phải là chỗ con người tới sau khi chết mà nó ở vào cách suy nghĩ và hành sử của bạn! Lành, dữ đều do tư tưởng. Cửa thiên đường địa ngục mở ra bất cứ lúc nào.

    6. Thiên đàng địa ngục đều do tâm tạo

    Có một bà lão biệt danh "mụ già hay khóc". Trời mưa, mụ cũng khóc, trời không mưa mụ cũng khóc. Có người hỏi bà:
    - Bà lão ơi, sao bà lại khóc?
    - Tôi có hai con gái, cô chị bán giày vải, cô em bán dù. Khi trời nắng ráo, lão nghĩ tới con em bán dù không được. Khi trời mưa, lão lại lo cho con chị, mưa gió không có khách nào chịu mua giày.
    - Lão nên nghĩ rằng khi trời đẹp đứa lớn sẽ bán được, khi trời mưa đứa nhỏ bán dù rất chạy.
    - À, ông có lý.
    Từ đó, "mụ già hay khóc" thôi khóc. Bà lão cười suốt ngày dù trời mưa hay nắng.
    Lời bình
    Một điều lợi hay bất lợi sẽ tuỳ thuộc vào cách nhìn, cách suy nghĩ của bạn. Hãy nhìn mọi thứ theo hường tich cực thay vì theo hướng tiêu cực thì bạn sẽ luôn vui sống…

    7. Phật tại gia

    Yangpu về tỉnh Sichuan định tâm tìm kiếm Bồ Tát. Trên đường đi, Yangpu gặp một nhà sư. Nhà sư hỏi:
    - Cậu đi đâu đấy?
    - Tôi đi cầu Bồ Tát.
    - Bồ Tát ở xa, chi bằng đi tìm Phật có hơn không?
    - Tìm Phật ở đâu bây giờ?
    - Khi cậu về nhà, thấy người đón cậu trên mình khoác cái mền, chân xỏ dép trái, đó chính là Phật.
    Theo lời, cậu về nhà thì trời đã khuya. Mẹ cậu nghe con gọi cửa mừng quá vội khoác mền lên
    người, xỏ dép trái. Bà chạy ào ra mở cửa và khi Yangpu thấy mẹ mình như vậy thì đứng chết lặng.
    Lời bình
    Người ta tìm chân lý nhưng điều cần là thực thi ngay trong lòng, không thì khó mà gặp được. Đ ừng khổ công đi tìm hạnh phúc từ những gì cao xa, những điều nhỏ nhặt hàng ngày quanh ta chính là hạnh phúc.

    8. Ngón tay chỉ mặt trăng
    Sư Wu Jincang hỏi Lục Tổ Huệ Năng:
    - Con đọc kinh Đại Bát Niết Bàn bao năm rồi mà vẫn chưa hiểu. Xin tổ sư soi sáng cho.
    Lục Tổ Huệ Năng cầm quyển kinh đưa cho ni sư, nói:
    - Ta không đọc được chữ, con hãy đọc, ta sẽ giúp con hiểu.
    - Tổ không đọc chữ sao ngài hiểu thông nghĩa được? - Jincang rất ngạc nhiên.
    Lục Tổ Huệ Năng thủng thỉnh đáp:
    - Chân lý không dựa vào chữ nghĩa. Nó giống như trăng soi trên trời. Trong trường hợp này,
    chữ nghĩa giống như ngón tay trỏ vậy. Ngón tay chỉ trăng mà nó không phải là trăng. Xem trăng có cần ngón chỉ không?
    Lời bình
    Ngôn ngữ văn tự đều là biểu tượng để diễn đạt chân lý. Đừng lầm chữ nghĩa với chân lý như đã lầm ngón tay với mặt trăng.

    9. Ai đó

    Kitagaki, thống đốc bang Kyoto, đến viếng đền Tofuku để thăm Keichu - vị sư trưởng đền này.
    Đệ tử của Keichu vào báo:
    - Kitagaki, thống đốc Kyoto muốn diện kiến thầy.
    - Ta không biết thống đốc nào cả - Sư trưởng trả lời.
    Đệ tử chạy ra nói với Kitagaki:
    - Thầy tôi yêu cầu ngài lui gót vì không quen thống đốc nào cả.
    Kitagaki hiểu ra:
    - Nếu vậy, hãy báo với thầy anh có Kitagaki
    muốn diện kiến.
    - Để tôi thử lần nữa.
    Lần này, sư trưởng ra đón tận nơi:
    - Ồ, Kitagaki đấy à. Mời vào nhà.
    Lời bình
    Khi có danh vọng, địa vị, sự thành công và sự giàu có thường có khuynh hướng gia tăng cái tôi của người ta. Vì vậy, nếu quá coi trọng những thứ đó sẽ làm con người ta lạc lối, giống như người lạc đường không thể về nhà được.

    10. Càng vội càng chậm (dục tốc bất đạt)

    Một thanh niên nọ lên núi tìm kiếm sĩ lừng danh để học kiếm thuật. Anh ta hỏi vị sư phụ:
    - Thưa thầy, nếu con luyện tập chuyên cần thì phải bao lâu mới thành kiếm sư?
    - Có lẽ 10 năm.
    - Cha con đã già rồi và con phải chăm sóc ông. Nếu con luyện tập chuyên cần hơn nữa thì mất bao lâu?
    Lặng yên suy tư một lúc, vị sư phụ đáp:
    - Trường hợp này có lẽ phải 30 năm.
    Anh thanh niên không giấu được vẻ nôn nóng:
    - Trước thầy bảo 10 năm, bây giờ 30 năm. Con sẽ vượt qua mọi trở lực để nắm vững kiếm thuật với thời gian ngắn nhất.
    - Thế thì anh cần phải ở lại đây 70 năm - Vị sư phụ mỉm cười.
    Lời bình
    Những người càng nôn nóng muốn đạt kết quả nhanh thì hiếm khi thành công.

    11. Đèn đã tắt

    Một anh mù đến từ giã bạn mình. Người bạn cho anh một cây đèn lồng. Anh mù cười hỏi:
    - Tôi đâu cần đèn lồng. Với tôi, sáng hay tối có gì khác.
    - Tôi biết. Nhưng nếu không mang nó theo, trong bóng tối người khác có thể đụng vào anh.
    - Ồ, vậy thì được.
    Đi được một đoạn, bất ngờ anh mù bị một người đâm sầm vào. Bực mình, anh ta quát:
    - Bộ không thấy đèn hả?
    - Đèn của ông đã tắt từ lâu rồi mà.
    Lời bình
    Hãy là chính mình, đừng làm con vẹt, nói những điều mà mình không biết. Người nào dùng lời kẻ khác để dạy người có thể giống anh mù này. Đèn đã tắt từ lâu, tuy nhiên anh ta không biết điều đó.

    12. Bình thường tâm

    - Bạch thầy, sống theo Đạo một cách siêng năng là thế nào?
    - Khi đói hãy ăn, khi mệt hãy ngủ.
    - Đó là những điều mà mọi người thường làm mà?
    -Không, không ! Hầu hết mọi người đều không làm như vậy. Khi ăn, mọi người đầy những suy tư, ao ước và khi ngủ lại đầy những lo toan.
    Lời bình
    Rất ít người mà mỗi sáng thức dậy mà đầu óc không bận bịu những chuyện quá khứ?
    Con người phải vứt bỏ những điều nguy đã gây ra bão tố nội tâm và sống theo bản chất nguyên thuỷ của họ vì Đạo nằm ngay trong đời sống hằng ngày.

    13. Thiền trong chén trà

    Vị giáo sư đại học đến gặp thiền sư Nan In để tìm hiểu Thiền. Nan In mời ông uống trà. Nan In rót đầy chén trà rồi mà cứ thế rót thêm. Giáo sư nhắc:
    - Kìa thầy, chung trà đầy tràn rồi, xin đừng rót nữa.
    Nan In cười đáp:
    - Như chung trà này, ông cũng đầy ắp những quan niệm của ông. Nếu trước tiên, ông không
    cạn chén thì sao tôi có thể bày tỏ Thiền cho ông được.
    Lời bình
    Đừng cậy mình giỏi giang mà điếc trước lời phải trái. Khi hai người tranh luận, một người thường đưa cái biết của mình vào. Cho nên rút lại chỉ nghe thấy tiếng của mình mà không học thêm được gì cả. Người khiêm tốn thì mới học cao, biết rộng được.

    14. Con quỷ bên trong

    Nhà sư nọ mỗi khi bắt đầu nhập định đều thấy một con nhện khổng lồ làm ông bối rối. Nhà sư
    liền vấn ý sư Tổ:
    - Mỗi khi con bắt đầu nhập định thì luôn có một con nhện khổng lồ xuất hiện, dẫu có đuổi thế nào nó cũng không đi.
    -Lần tới, nếu thấy con nhện xuất hiện, con hãy vẽ một vòng tròn to làm dấu xem nó từ đâu đến.
    Nhà sư làm đúng như vậy. Khi ông vẽ vòng tròn to vào bụng con nhện, con nhện chạy đi, ông lại có thể tiếp tục thiền định. Sau buổi thiền định, nhà sư rất bối rối khi thấy vòng tròn nằm ngay trên bụng mình.
    Lời bình
    Trong cuộc sống, con người gặp phải nhiều xáo trộn và âu lo, phiền nhiễu. Nhưng âu lo tệ nhất thường là từ chính bản thân mình mà ra. Mọi sự nhiều khi do chính mình làm cho thêm phức tạp.



    15. Đích tới có một đường đi không cùng

    Một tăng đồ hỏi Thiền sư Baling Haojian:
    - Nghĩa lý của sư tổ và ý nghĩa của giáo lý có gì giống và có gì khác nhau?
    - Khi vịt lạnh, chúng lội xuống nước. Khi gà lạnh chúng đậu trên cây.
    Lời bình
    Lạnh vẫn lạnh nhưng phương thức tránh lạnh lại khác nhau. Cùng một mục tiêu nhưng mỗi loài lại có cách riêng của chúng. Để đạt mục tiêu không chỉ có một con đường, không phải ai cũng đi theo một con đường. Hãy khéo chọn cách nào phù hợp và tốt nhất đối với mình...

    ST.




    thay đổi nội dung bởi: Nganguyen, 25-11-2010 lúc 04:04 PM
    Chữ ký của Nganguyen
    THIÊN CHÚA LÀ TÌNH YÊU

  2. Có 5 người cám ơn Nganguyen vì bài này:


  3. #2
    Nganguyen's Avatar

    Tham gia ngày: Apr 2009
    Tên Thánh: Anna
    Giới tính: Nữ
    Đến từ: Sài Gòn
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 1,030
    Cám ơn
    19,324
    Được cám ơn 5,319 lần trong 962 bài viết

    Default NGƯỜI CÔ THẾ CÔ THÂN THIẾU CHỖ TRONG ĐẠI HỘI DÂN CHÚA.


    LTCG (25.11.2010) – Sài Gòn – Đại Hội Dân Chúa 2010 mà hàng triệu giáo dân mong đợi bấy lâu đã diễn ra, đang diễn ra và sẽ kết thúc. Không ai phủ nhận một Đại Hội Dân Chúa hết sức hoành tráng với 300 đại biểu hết sức tiêu biểu sau khi đã bầu bán, sau khi đã chọn lọc từ mọi miền đất nước. Cũng đúng thôi vì tính cách đặc biệt và cách hoành tráng nên những đại biểu ấy phải được chọn lọc hay là những người có thế giá trong Giáo Hội.
    Điều này không ai trách được nhưng hình như bên cạnh những con người tiêu biểu đó còn thiếu dáng dấp của những con người nghèo, những con người bị bỏ rơi. Phải chăng thành phần tiêu biểu của Giáo Hội chỉ là những người có thế giá còn những con người nghèo, những con người ở bên lề Giáo Hội đi đâu ?
    Tưởng nên nhớ cho rằng dân Chúa không gồm chỉ những giám mục, linh mục, tu sĩ và những người có thế giá nhưng gồm có cả những con người ngày đêm đang thống thiết bên căn bệnh thế kỷ, bên miếng cơm manh áo, bên cái nhà rách nát tả tơi, nên hậu quả của những trận bão lụt tàn khốc, bên nạn bạo hành, bên nạn bóc lột …
    Cứ đọc đi đọc lại những bài tham luận ta sẽ thấy ! Ai ai cũng phải cho những bài phát biểu ấy những con điểm 10 tròn vo vì nó được chắp bút và kiểm duyệt hết sức kỹ càng đi theo đường lối đã chỉ định. Những bài tham luận ấy cũng nhắc đến di dân, cũng nhắc đến nạn nhân của bất công xã hội, cũng nhắc đến những con người nghèo, những con người bị bỏ rơi nhưng dường như chỉ nhắc đến cho thêm phần điểm sắc của một Giáo Hội chạnh thương người nghèo. Trong thực tế, có bao nhiêu giám mục, linh mục, tu sĩ dã dấn thân hay nói gần nhất là yêu thương người nghèo một cách đúng nghĩa ?
    Tìm mỏi con mắt cũng chẳng có bài tham luận nào của những kẻ cô thế cô thân đâu ? Tìm mãi cũng chẳng có được một bóng con người nghèo được đặt chân vào Đại Hội Dân Chúa để được nhìn mặt các đấng các bậc trong Giáo Hội chứ đừng nói gì đến tham với chả luận !
    Đại Hội Dân Chúa có can đảm để cho con chiên của mình nói lên những thao thức, những mong mỏi của họ hay không ?
    Nhìn một cách chung chung hình như con chiên và đặc biệt là con chiên nghèo sao mà khó có cơ may được tiếp cận với các vị mục tử của mình quá ! Miệng thì vẫn nói bác ái, giảng thì vẫn nói yêu thương, khẩu hiệu của ngày chịu chức vẫn là “chạnh lòng thương”, vẫn là “Thần Khí Chúa sai tôi đi loan báo Tin Mừng cho người nghèo” … Thế nhưng trên và trong thực tế, tìm được bao nhiêu vị mục tử dấn thân cho người nghèo, bị bỏ rơi thật sự.
    Nói đến nghèo thì ai cũng nghèo cả, ai cũng cần tiền cả nhưng cần hơn cả vẫn là cần tấm lòng, cần tinh thần, cần sự quan tâm, cần sự chăm sóc của chủ chăn.
    Không biết là có bài tham luận của ai đó đặt vấn đề về việc đào tạo linh mục tu sĩ để làm sao khi họ khấn dòng, họ lãnh sứ vụ họ không đi ra khỏi lời mà họ tuyên khấn, tuyên hứa là luôn luôn ở bên cạnh người nghèo, lo cho người nghèo, sống chết với người nghèo ? Không biết có bài tham luận nào nói lên thao thức làm sao để nuôi dưỡng đời sống đức tin của quá nhiều anh chị em di dân, của quá nhiều tân tòng trở lại đạo không ?
    Truyền giáo ! Mỗi năm các xứ đạo nói riêng và toàn thể Giáo Hội nói chung nhìn lại xem có bao nhiêu tân tòng. Họ theo Chúa vì lý do hôn nhân hay là một lý do nào đó của việc bác ái xã hội chứ lý do có niềm tin sâu sắc theo Chúa từ đời sống chuẩn mực của giáo sĩ, tu sĩ và những người đạo gốc là được bao nhiêu ? Đại Hội có thao thức về lối sống, về đời sống chứng nhân thật sự của mình giữa lòng xã hội hay không ?
    Mỗi khi đi ngang các khu chế xuất, khu công nghiệp, nhìn hàng vạn hàng vạn anh chị em công nhân di dân sao mà thấy thương quá ! Có bậc vị vọng nào nghĩ đến là mỗi khi nghe tin có khu công nghiệp là tìm một mảnh đất để cắm dùi một cái nhà nguyện hay không ? Đi ngang những khu đó thấy thương quá những con người xa quê phải vì manh áo miếng cơm mà phải xa nhà thờ, xa cộng đoàn, xa vị mục tử thân yêu.
    Còn đó những con người vì yếu đuối đã phải vướng cảnh tù tội, còn đó những con người kém may mắn ở các trại phong, trại mồ côi, trại sida, trại tàn tật … Chẳng biết là Giáo Hội hay nói gần nhất là những bậc vị vọng có nghe tiếng lòng của những con người ấy hay không ?
    Các giám mục, linh mục, tu sĩ đặc biệt là những vị bề trên, những vị có chức có quyền hàng năm được mấy lần đi vào thăm thôi chứ đừng nói gì xa xôi hơn nơi những con người nghèo, những con người bị đẩy ra bên lề xã hội ấy ! Cứ thử nhìn lại xem, một năm phục vụ dân Chúa nhưng hình như các vị đến với các đám tiệc, các đại gia, các hội hè nhiều hơn là đến với những nơi mà khao khát tình thương, khao khát tấm lòng, khao khác tình bác ái của các đấng các bậc và cộng đồng dân Chúa.
    Cũng có đó những vị chủ chăn tận tình chia sẻ và chăm sóc con chiên. Thế nhưng, đáng tiếc thay là con số tận tình ấy thật khiêm tốn với đại đa số mục tử sống như một công chức hơn là người phục vụ. Số mục tử sống nghèo, sống gần gũi với dân chúng sao tìm hoài đỏ con mắt mà chẳng thấy. Tìm mãi, tìm mãi chỉ có vài ánh sao leo lét giữa một bầu trời đen kịt.
    Những con người kém may mắn ấy họ đã thiếu thốn về vật chất nhưng hình như họ thèm, họ cần, họ khát hơn vật chất, tiền bạc đó là tình cảm, sự quan tâm, tấm lòng của các vị mục tử. Bao nhiêu mục tử đã xoa dịu cơn khát, cơn đói tinh thần, lòng bác ái của các vị mục tử.
    Nếu như cho họ nói, cho họ phát biểu thì họ cần lắm một Giáo Hội có những vị mục tử có tấm lòng nhân lành thật sự như Kitô Giêsu.
    Đại Hội Dân Chúa sẽ kết thúc và sẽ thành công rực rỡ nhưng bên cạnh sự thành công ấy còn thiêu thiếu một cái gì đó hết sức nhỏ nhoi đó là những con người nghèo, những con người thấp cổ bé họng. Ngày sau hết, không chừng những con người thấp cổ bé họng, những con người không được tham dự Đại Hội Dân Chúa ấy lại được vào dự dại hội Nước Trời trước những vị có mặt ngày hôm nay trong Đại Hội Dân Chúa 2010.
    Tư Vô Sài Gòn
    Nguồn: www.chuacuuthe.com
    Chữ ký của Nganguyen
    THIÊN CHÚA LÀ TÌNH YÊU

  4. Được cám ơn bởi:


+ Trả lời chủ đề + Gửi chủ đề mới

Quyền hạn của bạn

  • Bạn không được gửi bài mới
  • Bạn không được gửi bài trả lời
  • Bạn không được gửi kèm file
  • Bạn không được sửa bài

Diễn Đàn Thánh Ca Việt Nam - Email: ThanhCaVN@yahoo.com