|
Ngày quốc tế thiếu nhi và những con số đáng sợ cho thiếu nhi Việt Nam.
Lịch sử ngày quốc tế thiếu nhi
Vào rạng sáng ngày 1-6-1942, bọn phát xít Đức bao vây làng Li-đi-xơ (Tiệp Khắc), chúng bắt 173 người đàn ông, 196 người phụ nữ và trẻ em. Tại đây, chúng đã tàn sát dã man 66 người và đưa 104 em thiếu nhi vào trại tập trung, 88 em đã bị chết trong các phòng hơi độc, 9 em khác bị đưa đi làm tay sai cho bọn phát xít. Làng Li-đi-xơ không còn một bóng người. Hai năm sau, ngày 10-6-1944, bọn phát xít Đức lại bao vây thị trấn Ô-ra-đua (Pháp), chúng dồn 400 người vào nhà thờ, trong đó có nhiều phụ nữ và hơn 100 trẻ em, phóng hỏa đốt cháy một cách thảm thương.
Căm phẫn trước tội ác dã man của phát xít Đức, cả loài người tiến bộ trên toàn thế giới đã kịch liệt lên án và đấu tranh để tiêu diệt chủ nghĩa phát xít. Sau khi phát xít Đức bị đánh bại, Nhà nước Tiệp Khắcđã cho xây dựng lại làng Li-đi-xơ và Đài tưởng niệm để khắc sâu tội ác của bọn phát xít. Tháng 12-1949, Liên hiệp Hội phụ nữ Á Phi họp ở Bắc Kinh (Trung Quốc) đã đề nghị và được Liên đoàn phụ nữ Dân chủ thế giới nhất trí chọn ngày 1-6 hàng năm làm ngày Quốc tế Thiếu nhi, nhằm nhắc nhở nhân dân toàn thế giới nhớ đến vụ thảm sát Li-đi-xơ và Ô-ra-đua của bọn phát xít, và hành động để bảo vệ và chăm sóc trẻ em.
( Dưạ theo bảovequyenloitreem.com)
Tình trạng Trẻ em lang thang ở nước ta hiện nay
Theo thống kê của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, về trẻ em lang thang thì:tại 2 thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh số trẻ em lang thang có mặt tại hai thành phố này có trên 10.000 em. Riêng thành phố Hồ Chí Minh có trên 8 ngàn em và Hà Nội có gần 2000 em (số trẻ em lang thang được thống kê gồm cả trẻ em là người của Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh). Số trẻ em này có tới trên 50% không đi cùng gia đình và khoảng 40% đi cùng gia đình, cùng người thân tạm thời đến thành phố rồi lại về quê hương hoặc di chuyển đi nơi khác. Một số khác đi cùng gia đình (di dân tự do) Trẻ em lang thang có đặc điểm dành thời gian chủ yếu trong ngày đi lang thang kiếm sống trên đường phố, các khu vực đô thị và làm một số việc như: Xin ăn, đeo bám khách du lịch, ép mua ép giá, đánh giầy, bán báo, bán vé dạo, mì gõ, nhặt phế liệu, bốc vác và .....
Theo định nghĩa của LHQ, trẻ em sống trong nghèo đói là những em không được hưởng các quyền về dinh dưỡng, nước và vệ sinh, tiếp cận với các dịch vụ y tế cơ bản, nhà ở, giáo dục... Việc áp dụng phương pháp đa chiều trong đánh giá tình hình trẻ em nghèo ở Việt Nam cho thấy khoảng 1/3 số trẻ dưới 16 tuổi có thể được xếp là trẻ em nghèo(CPR), điều đó đồng nghĩa với việc số lượng trẻ em nghèo ở Việt Nam lên đến 7 triệu người.
Nạn bạo hành trẻ em ở Việt Nam
3.000 vụ bạo hành trẻ em mỗi năm
“Thời gian qua, tình trạng bạo lực, xâm hại trẻ em có xu hướng nghiêm trọng, phức tạp hơn và đã trở thành một vấn đề xã hội cấp bách. Bạo lực của người lớn đối với trẻ em, giữa trẻ em với trẻ em đã diễn ra nhiều hơn và khó kiểm soát hơn,” Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Nguyễn Thị Kim Ngân nhận định:Hai năm 6.000 vụ bạo hành trẻ em
Theo thống kê của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội,cả nước đã xảy ra gần 6.000 vụ trẻ em bị bạo lực, trung bình mỗi năm có 3.000 vụ. Tình trạng này diễn ra ở nhiều địa phương, từ Nam chí Bắc.
Tình trạng trẻ bị xâm hại có xu hướng tăng
Không chỉ bị hành hạ bằng đòn roi, thống kê của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cũng cho thấy, số lượng trẻ em bị xâm hại tình dục có xu hướng tăng nhanh và độ tuổi bị xâm hại ngày càng thấp.
Cụ thể, năm 2005, cả nước có 200 em bị xâm hại tình dục nhưng đến năm 2008, con số này đã là 1.427 em. Như vậy, chỉ sau 3 năm, số lượng trẻ bị xâm hại tình dục đã tăng gấp hơn 7 lần. Năm 2009, con số này giảm xuống còn 833 em nhưng tới năm 2010 lại tiếp tục tăng, ước tính là 900 em.
“Đây là số trẻ bị xâm hại tình dục được trình báo. Trên thực tế, con số này còn cao hơn do nhiều vụ xâm hại bị che giấu do tâm lý mặc cảm của gia đình nạn nhân hoặc sự dàn xếp thỏa thuận giữa hai bên...” ông Nguyễn Hải Hữu chia sẻ.
(theo vietbao.vn)
Nạn phá thai tại Việt Nam
Báo Dân trí nói mỗi năm ở Việt Nam có tới nửa triệu trường hợp phá thai và khiến Việt Nam nằm trong số những nước có tỷ lệ phá thai cao nhất thế giới.
Trong thời điểm đó báo đồng loạt đăng tin là tỷ lệ nạo phá thai ở tuổi vị thành niên cao nhất Đông Nam Á. Cũng Theo Dân Trí: Việt Nam là nước có tỷ lệ nạo phá thai ở tuổi vị thành niên (từ 15-19 tuổi) cao nhất Đông Nam Á Theo thống kê mới nhất của Hội Kế hoạch hóa gia đình Việt Nam. Tính trung bình mỗi năm cả nước có khoảng 300.000 ca nạo hút thai ở độ tuổi 15-19, nhiều em đã nạo hút thai nhiều lần. Nguyên nhân chủ yếu của việc nạo phá thai là do tình trạng quan hệ tình dục trước hôn nhân, các em quan hệ tình dục khi chưa có những hiểu biết đầy đủ về chăm sóc sức khỏe sinh sản ngày càng gia tăng. Đáng chú ý hơn là vị thành niên - thanh niên số vụ nạo phá thai và đang trong xu hướng tăng
Bạn và tôi,chúng ta nghĩ sao về những con số đáng sợ trong ngày quốc tế thiếu nhi này ?!?
TN_NT
Các chủ đề cùng thể loại mới nhất:
|
|