Love Telling ThanhCaVN nhắn với ACE: Chúng con cậy vì Danh Chúa nhân từ, xin cho Linh hồn Cha cố Phêrô (Ns. Kim Long) được lên chốn nghỉ ngơi. Hằng xem thấy mặt Đức Chúa Trời sáng láng vui vẻ vô cùng. Amen! Loan Pham nhắn với ACE: Giêsu Maria Giuse, con mến yêu xin thương cứu rỗi linh hồn Phê-rô Lm. Kim Long sớm được hưởng Nhan Thánh Chúa. Amen Loan Pham nhắn với ACE: Hòa cùng với Giáo Hội Công Giáo Việt Nam với sự ra đi của Lm. Kim Long là Nhạc sĩ quý mến của chúng ta...đó là sự thương xót mất mát rất lớn của Thánh Nhạc Việt Nam... chúng ta hãy cùng dâng lời nguy Loan Pham nhắn với Gia đình TCVN: Hòa cùng Giáo Hội Công giáo Việt Nam với sự ra đi vô cùng thương tiếc của Lm. Kim Long là nhạc sĩ Thánh Ca thân yêu của chúng ta... Chúng ta cùng dâng lời nguyện xin: Giesu Matia Giuse xin thương cứu rỗi linh ThanhCaVN nhắn với ACE: Nhân dịp Sinh Nhật lần thứ 18 Website, BQT-TCVN kính chúc Quý Cha, Quý Tu sỹ Nam Nữ, Quý Nhạc sỹ - Ca trưởng – Ca sỹ, Quý Ân Nhân và toàn thể ACE luôn tràn đầy HỒNG ÂN THIÊN CHÚA. ThanhCaVN nhắn với ACE: Chúng con cậy vì Danh Chúa nhân từ, xin cho Linh hồn ĐTC Phanxicô được lên chốn nghỉ ngơi. Hằng xem thấy mặt Đức Chúa Trời sáng láng vui vẻ vô cùng. Amen!

kết quả từ 1 tới 1 trên 1

Chủ đề: LỆNH TRUYỀN CỦA CHÚA

Threaded View

  1. #1
    maria_huong's Avatar

    Tham gia ngày: Jan 2011
    Tên Thánh: Maria
    Giới tính: Nữ
    Đến từ: Nha Trang
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 658
    Cám ơn
    2,427
    Được cám ơn 2,394 lần trong 511 bài viết

    Default LỆNH TRUYỀN CỦA CHÚA

    LỆNH TRUYỀN CỦA CHÚA
    Mt 28, 16 – 20
    Bí tích Rửa Tội đưa chúng ta vào đoàn ngũ môn đệ của Chúa, thành người của Chúa Kitô. Ơn trở thành môn đệ đã được Chúa chọn, để nhận lệnh truyền của Chúa, làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm cho người ngoại thành dân Chúa, làm cho người còn ở trong bóng tối bước vào ánh sáng. Lệnh truyền của Chúa Giêsu không phải chỉ truyền cho các tông đồ mà là truyền cho tất cả những ai đã lãnh nhận bí tích Rửa Tội. Chúng ta bước vào bước đường chinh phục dân ngoại trong lòng mình và trong anh em chung quanh ta. Đó là chúng ta thực hiện ba đặc ân : ngôn sứ, tư tế và vương giả khi lãnh nhận bí tích Rửa Tội.
    Xin cho con được tái sinh trong ơn Chúa, để con nhận lệnh truyền của Chúa, làm cho anh em cũng được tái sinh trong Chúa.
    16 Mười một môn đệ đi tới miền Galilê, đến ngọn núi Đức Giêsu đã truyền cho các ông đến.
    Lúc này các môn đệ vẫn chưa hoàn hồn sau cái chết thê thảm, nhục nhã của Thầy, nhưng các ông vẫn vâng theo lệnh truyền đến điểm hẹn. Tới Galilê, nơi Thầy đã khởi sự sứ vụ trần gian, Chúa qui tụ các môn đệ để truyền lại sứ vụ cho các ông cũng tại nơi Chúa khởi đầu sứ vụ.
    Bối cảnh trên núi : Núi là nơi Thiên Chúa mạc khải. Chúa Giêsu khai mạc Nước Trời bằng bài giảng Bát Phúc trên núi, Chúa tỏ vinh quang rạng ngời cho các môn đệ trên núi, và bây giờ cũng trên núi, Người sai Hội Thánh đi, lệnh truyền trên núi càng thấy rõ tầm mức quan trọng Chúa trao lại cho Hội Thánh trước khi về trời.
    Tất cả các cuộc hiện ra khi Chúa sống lại thường là đột ngột, bất ngờ hoặc âm thầm, nhưng lần này là một cuộc hẹn, cũng là một lệnh truyền, Chúa tự chọn địa điểm.
    Chúa cũng hẹn tôi nhiều lần, Galilê là nơi chốn gặp gỡ những người Chúa chọn, Chúa hẹn riêng với tôi ở đâu? Tôi có chờ đợi để đến điểm hẹn với Chúa không?
    Galilê không xa đâu, ở gần với ta lắm, ở trong tim người môn đệ, bao nhiêu lần Chúa hẹn tôi, từ khi lãnh nhận bí tích Rửa Tội là Chúa đã chọn tôi, Chúa chờ tôi mà tôi dửng dưng. Hôm nay mình đã đến gặp Chúa, không thể nào chúng ta từ chối lệnh truyền của Chúa nữa.
    17 Khi thấy Người, các ông bái lạy, nhưng có mấy ông lại hoài nghi.
    Khi thấy Người, bây giờ thì không còn hoảng sợ, họ thấy Chúa Phục Sinh, và các ông bái lạy, Chúa Giêsu hiện ra lần này với tư cách là Thầy, để trao sứ mệnh cho Hội Thánh chớ không phải để chứng tỏ Chúa đã sống lại, cử chỉ bái lạy của các môn đệ là lòng tin, thờ lạy và tuân phục. Bái lạy Chúa là một vinh dự lớn lao, chúng ta sấp mình bái lạy Chúa, chúng ta đặt hết tâm hồn với tất cả lòng tin tưởng, tôn kính và chờ đợi mọi ý định cũng như lệnh Chúa truyền dạy.
    Nhưng có mấy ông lại hoài nghi, tại sao lại có mấy ông còn hoài nghi, chúng ta sống lại tâm tình của các môn đệ lúc bấy giờ, sự kiện cái chết khủng khiếp của Thầy còn in đậm nét hoảng sợ trong lòng các môn đệ, bây giờ Thầy đã sống lại rành rành, niềm vui mừng quá lớn khiến các ông còn hoài nghi bỡ ngỡ chưa dám tin, sự hoài nghi không phải vì không tin, nhưng hoài nghi vì biến cố vượt quá sức suy tưởng của con người.
    Đâu phải tất cả các môn đệ đều mau chóng tin vào sự Phục Sinh của Chúa Giêsu ngay lúc đó, vì mọi việc sảy ra quá đột ngột, niềm tin của họ được bồi đắp dần dần mới bền vững.
    Điều quan trọng là Chúa sai cả những kẻ trong lòng còn hoài nghi. Có lúc trong lòng mình vẫn còn chỗ hoài nghi, trong Hội Thánh vẫn có kẻ hoài nghi, Tin Mừng hướng về chúng ta, về Hội Thánh hiện tại. Chúng ta cầu nguyện cho lòng tin của mình, cho Hội Thánh, cho dân Chúa thêm lòng tin.
    18 Đức Giêsu đến gần, nói với các ông : “Thầy đã được trao toàn quyền trên trời dưới đất.
    Đức Giêsu đến gần, nói với các ông. Chúa rút ngắn khoảng cách, đến gần các ông, gần gũi thân thiết hơn, Chúa nói trực tiếp, truyền lệnh trực tiếp, không qua một trung gian nào…Để trao cho chúng ta một trách nhiệm nào, chính Chúa tiến đến gần mình, chúng ta nhận sứ vụ là Chúa đã ở bên cạnh ta rồi, bất cứ lúc nào mình đến với anh em, với dân ngoại, với người tội lỗi để yêu thương dạy dỗ họ là Chúa ở gần chúng ta, Thần Khí Chúa trong ta để ta làm tròn sứ mạng.
    “Thầy đã được trao toàn quyền trên trời dưới đất.” Người được trao toàn quyền là lãnh nhận vương quyền của một vị vua, nhưng là vua dưới đất, còn Chúa Giêsu được trao toàn quyền cả trên trời và dưới đất, trên hết các vua dưới đất này. Chúa Giêsu Phục Sinh bây giờ nói rõ hơn quyền năng của mình. Người sắp trao một sứ mạng vô cùng quan trọng cho Hội Thánh qua các Tông Đồ để các ngài tiếp nối sứ mạng của Người nên Người tỏ rõ quyền bính của mình. Trước khi bước vào cuộc đời rao giảng công khai, Chúa Giêsu đã từ chối nhận quyền lực, vinh quang, Satan hứa ban trên tất cả các nước thế gian thì bây giờ trước khi về trời Người tuyên bố Thiên Chúa đã ban cho Người tất cả. Lời sấm về Con Người trong Đanien nói :
    “Người được ban tặng quyền bính, vinh dự, vương triều. Tất cả các dân, các nước, các tiếng nói phải phụng sự Người. Hơn nữa, quyền bính của Người còn bao trùm cả trời đất.” Bây giờ Chúa Giêsu trao quyền đó cho Hội Thánh, để Hội Thánh dùng quyền đó nhân danh Người mà làm cho muôn dân trở thành môn đệ của Người.
    19 Vậy anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần.
    “Anh em hãy đi và làm cho muôn dân thành môn đệ.”Bí tích Rửa Tội chúng ta được lãnh nhận không dừng lại, mình đã được lãnh nhận phép rửa để trở thành môn đệ, chúng ta lại tiếp nối để làm cho anh em, cho muôn dân trở thành môn đệ.
    Anh em hãy đi và làm, Lời truyền này đang thúc bách tôi thực hiện chức tư tế trong ba đặc ân của người tín hữu. Chức tư tế của người giáo dân trong đời sống thường ngày. Công cuộc sứ mệnh của Chúa còn mênh mông giữa thế giới hôm nay, số người biết Chúa tuy đã được lan rộng khắp mọi dân tộc nhưng vẫn còn giới hạn. Chúa cần từng người chúng ta cộng tác, để làm cho muôn người trong thế giới này được lãnh nhận phép Rửa, trở thành môn đệ. Mình nhỏ bé thật, nhưng Chúa tin dùng và trao sứ vụ cho mình.
    Còn rất nhiều người chưa biết Chúa, nhưng trong lòng họ vẫn có một nỗi khát vọng hướng về tâm linh. Chúng ta biết những người anh em ngoại vẫN ước muốn biết về Đấng thiêng liêng, ngoài những thực tại hiện hữu. Họ cũng muốn vén mở bức màn tâm linh mà đối với họ còn xa xôi mờ mịt.
    Khi chúng ta nói chuyện với một người ngoại, chúng ta ít khi nói về Chúa, về đạo, về đức tin của mình, mà lại có biết bao nhiêu chuyện thế gian để nói, chúng ta không biết rằng trong lòng họ vẫn có một nỗi khao khát thầm kín vì không ai vén mở bức màn cho họ.
    Không phải chỉ có các linh mục mới giảng đạo, làm cho người ta biết đạo, biết Chúa, linh mục thực hiện chức tư tế thừa tác, còn chính người giáo dân sống giữa đời làm cho người ta biết Chúa, những người ngoại trở lại đạo, lãnh nhận bí tích Rửa Tội thường là nhờ ảnh hưởng các gương sáng, nhờ cách sống của người giáo dân, nhờ những lời khuyến khích, rủ rê, lôi kéo của người giáo dân, còn các linh mục thì các ngài có nhiệm vụ lớn hơn, mở rộng Nước Chúa ở những vùng đất chưa biết Chúa, các vị thừa sai vẫn tiếp tục lên đường đến những nơi xa xôi.
    Làm phép rửa cho muôn dân. Phép rửa không phải chỉ cho người dân ngoại, nhưng làm cho mọi người được ơn tái sinh, sống lại con người mới, kể cả những người anh em tín hữu đang sống trong bóng tối, dù họ tội lỗi thế nào đi nữa, họ cũng vẫn khao khát ước mong một đời sống tốt đẹp, nhưng họ bị thế gian vùi dập.
    Điều này có vẻ cấp thiết, Chúa chọn và đặt chúng ta ở giữa họ, để chúng ta nhận lãnh một sứ mạng vô cùng quan trọng. Làm cho một người được ơn trở lại thì dù mình có thiệt thòi, có mất tất cả cũng vẫn được lợi, vì dù chỉ được một linh hồn là hơn mọi thứ châu báu khác.
    Để thực hiện lệnh truyền của Chúa thì trước hết làm cho những cái ngoại trong tôi trở thành Chúa Kitô, những chi thể ngoại đạo trong tôi thành chi thể Chúa. Công cuộc tái sinh này ta không làm một mình mà cộng tác với ơn Chúa. Môn đệ suy sụp, hèn yếu Chúa vực lên từ từ.
    Bản thân mình là môn đệ của Chúa Giêsu thì mới làm cho người khác trở thành môn đệ của Chúa được, nếu mình là môn đệ cho thế gian, cho xác thịt … trong con người mình còn nhiều chất ngoại đạo thì không thể làm cho anh em trở thành môn đệ Chúa.
    Làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa Cha, Chúa Con, và Chúa Thánh Thần.Bí tích Thánh Tẩy ta lãnh nhận là được bước vào tình hiệp thông với Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần. Thiên Chúa mong muốn cho muôn người hiệp nhất trong gia đình Ba Ngôi Thiên Chúa. Phép rửa của Chúa Giêsu là đổ máu ra để qui tụ mọi người về một gia đình Thiên Chúa Ba Ngôi. Người môn đệ bước theo Chúa, hiến đời mình để đem anh em về với Chúa.
    20 dạy bảo họ tuân giữ mọi điều Thầy truyền cho anh em. Và đây, Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế.”
    Chúa Giêsu mời gọi chúng ta cộng tác với Ngài để thực hiện đặc ân ngôn sứ của người tín hữu.
    Ngôn sứ : Ngôn là lời nói, sứ là sứ mạng, ngôn sứ hay tiên tri là đặc ân nói Lời Chúa, truyền dạy cho anh em Lời Chúa dạy, và đó là sứ mạng Chúa đã trao cho chúng ta khi lãnh nhận bí tích Rửa Tội.
    Ta tuân giữ và sống Lời Chúa truyền dạy là trực tiếp dạy bảo anh em tuân giữ. Cách truyền đạo tốt nhất là sống điều mình muốn dạy bảo anh em.
    Chúa Giêsu đâu có giảng dạy về chính mình, Chúa dạy người ta yêu thương thì chính Chúa yêu thương đến tận cùng. Chúa dạy bảo người ta thế nào thì chính Chúa đã sống như vậy. Chúa nói phúc cho người nghèo thì Chúa cũng sống nghèo. Chúa dạy tha thứ thì Chúa tha thứ cho cả những người hành hạ giết Chúa…
    Muốn dạy bảo anh em điều gì thì mình làm trước. Người công giáo sống giữa người ngoại bằng tình yêu thương, giúp đỡ, vui vẻ, chan hòa, chấp nhận thiệt thòi, khiêm nhường nhịn nhục, sống Lời Chúa dạy mà không cần một bài giảng nào thì người ngoại họ cũng được chinh phục. Sứ mạng cao cả do chính Chúa truyền dạy là một đặc ân cho người Kitô hữu. Xin Chúa ban ơn để con thực hiện sứ mạng Chúa đã truyền dạy con.
    Và đây, Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế.Cũng như lời Kinh Thánh đã nói về Đấng Emmanuen. Thiên Chúa ở cùng chúng ta. Chúa Giêsu hứa sẽ hiện diện ở cùng Hội Thánh mọi ngày để hổ trợ đắc lực cho Hội Thánh, giúp Hội Thánh chu toàn sứ mạng đã được trao phó.
    Chúa nói: “Không có Thầy anh em không làm gì được.” Không có Chúa, Hội Thánh không thể chu toàn sứ mạng Chúa giao phó, không có Thầy Giêsu người môn đệ không làm gì được. Chúa hứa sẽ thực hiện lời cam kết này cho đến ngày tận thế.
    Sự hiện diện của Chúa khi xưa bằng xác thịt của một con người, người ta nhìn thấy, tiếp xúc kề cận bên Chúa, thấy việc lạ lùng Chúa làm, nhưng có biết bao người vẫn không tin nhận. Còn bây giờ là sự hiện diện thật trong bí tích Thánh Thể, hai hình thức hiện diện của Chúa ở thế gian tuy khác nhau, nhưng nếu tin thì dù là con bác thợ mộc nghèo hèn hay tấm Bánh Thánh Thể, chúng ta vẫn tin, và Chúa còn hiện diện trong những người anh em chung quanh chúng ta.
    Thầy ở cùng anh em mọi ngày. Chúa ở với mình mọi ngày, từng giờ, từng phút, bất cứ mình ở đâu, làm gì thì Chúa vẫn ở bên cạnh. Nếu chúng ta cảm nhận được điều này thì cuộc đời mình không cô đơn. Khi lãnh nhận bí tích Thánh Tẩy là Chúa đã hiện diện trong suốt cuộc đời mình, vì mình đã được gia nhập vào dân thánh của Chúa, thuộc dòng dõi vương giả.
    Vương giả là dòng dõi vua Chúa, thuộc gia đình của vua, bí tích Rửa Tội đã ban cho ta đặc ân làm con cái Thiên Chúa, hơn mọi con cái của vua thế gian này, và còn kỳ diệu hơn nữa là được ở trong cung điện của Người, tâm hồn ta là đền thờ Chúa ngự. Bí tích Rửa Tội đưa chúng ta đến sứ mạng cao cả của người con. Ôi! Thật vô huyền nhiệm biết bao, hạnh phúc biết bao. Xin cho con lòng tin, để con sống sứ mạng lệnh truyền Chúa trao phó.

    Chữ ký của maria_huong
    HÃY KÝ THÁC ĐƯỜNG ĐỜI CHO CHÚA,
    TIN TƯỞNG VÀO NGƯỜI, NGƯỜI SẼ RA TAY

    (Tv 37,5)

  2. Có 2 người cám ơn maria_huong vì bài này:


Quyền hạn của bạn

  • Bạn không được gửi bài mới
  • Bạn không được gửi bài trả lời
  • Bạn không được gửi kèm file
  • Bạn không được sửa bài

Diễn Đàn Thánh Ca Việt Nam - Email: ThanhCaVN@yahoo.com