Love Telling ThanhCaVN nhắn với ACE: Chúng con cậy vì Danh Chúa nhân từ, xin cho Linh hồn Cha cố Phêrô (Ns. Kim Long) được lên chốn nghỉ ngơi. Hằng xem thấy mặt Đức Chúa Trời sáng láng vui vẻ vô cùng. Amen! Loan Pham nhắn với ACE: Giêsu Maria Giuse, con mến yêu xin thương cứu rỗi linh hồn Phê-rô Lm. Kim Long sớm được hưởng Nhan Thánh Chúa. Amen Loan Pham nhắn với ACE: Hòa cùng với Giáo Hội Công Giáo Việt Nam với sự ra đi của Lm. Kim Long là Nhạc sĩ quý mến của chúng ta...đó là sự thương xót mất mát rất lớn của Thánh Nhạc Việt Nam... chúng ta hãy cùng dâng lời nguy Loan Pham nhắn với Gia đình TCVN: Hòa cùng Giáo Hội Công giáo Việt Nam với sự ra đi vô cùng thương tiếc của Lm. Kim Long là nhạc sĩ Thánh Ca thân yêu của chúng ta... Chúng ta cùng dâng lời nguyện xin: Giesu Matia Giuse xin thương cứu rỗi linh ThanhCaVN nhắn với ACE: Nhân dịp Sinh Nhật lần thứ 18 Website, BQT-TCVN kính chúc Quý Cha, Quý Tu sỹ Nam Nữ, Quý Nhạc sỹ - Ca trưởng – Ca sỹ, Quý Ân Nhân và toàn thể ACE luôn tràn đầy HỒNG ÂN THIÊN CHÚA. ThanhCaVN nhắn với ACE: Chúng con cậy vì Danh Chúa nhân từ, xin cho Linh hồn ĐTC Phanxicô được lên chốn nghỉ ngơi. Hằng xem thấy mặt Đức Chúa Trời sáng láng vui vẻ vô cùng. Amen!

+ Trả lời chủ đề + Gửi chủ đề mới
kết quả từ 1 tới 1 trên 1

Chủ đề: Tại sao những người vô thần cũng mừng Lễ Giáng Sinh?

  1. #1
    hongbinh's Avatar

    Tham gia ngày: Sep 2010
    Tên Thánh: Gioan Baotixita
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Gx Thổ Hoàng
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 9,520
    Cám ơn
    9,571
    Được cám ơn 28,346 lần trong 5,380 bài viết

    Default Tại sao những người vô thần cũng mừng Lễ Giáng Sinh?

    Tại sao những người vô thần cũng mừng Lễ Giáng Sinh?

    Stephanie Pappas

    (EMTY) - Một cuộc nghiên cứu tại Mỹ cho thấy, đối với những người vô thần, việc hạ sinh của Đấng Cứu Thế không có ý nghĩa gì đặc biệt, nhưng rất nhiều người trong số họ vẫn giữ những truyền thống tôn giáo như việc đi nhà thờ vì con cái của họ.

    Cuộc nghiên cứu tập trung vào những nhà khoa học vô thần, trong đó 17% những người vô thần trong cuộc khảo cứu tham dự hoạt động tôn giáo 1 năm 1 lần. Những người vô thần giữ những truyền thống tôn giáo vì những lý do cá nhân hoặc xã hội - theo như những chia sẻ của họ với những người thực hiện cuộc nghiên cứu.

    “Cuộc nghiên cứu của chúng tôi cho thấy mối liên hệ chặt chẽ giữa tôn giáo và gia đình trong xã hội Mỹ - rất chặt chẽ đến nỗi một số những người ít sùng đạo nhất trong xã hội cũng nhận thấy tôn giáo quan trọng đối với cuộc sống cá nhân của họ”, Elaine Howard Ecklund, nhà Xã hội học thuộc Trường Đại học Rice, trưởng nhóm nghiên cứu, cho biết. Ecklund và những đồng nghiệp của bà đã tường trình lại những gì họ nghiên cứu trong ấn bản phát hành vào tháng 12 của Tạp chí Nghiên cứu Khoa học về Tôn giáo (Journal for the Scientific Study of Religion).

    Cuộc nghiên cứu trước đó của Ecklund đã cho thấy ranh giới giữa việc tin và không tin vào Chúa không phải lúc nào cũng rõ ràng. Ví dụ, trong cuộc nghiên cứu được thực hiện vào tháng 6-2011 cho tập san Xã hội học Tôn giáo, Ecklund và những đồng nghiệp của bà thấy được rằng khoảng 20% những nhà khoa học vô thần rất “duy tâm” dù không chính thức thuộc một tôn giáo nào.

    Trong cuộc nghiên cứu gần đây, các nhà nghiên cứu đã chọn 275 mẫu người tham gia được lấy từ một cuộc khảo sát lớn hơn với 2.198 khoa nghiên cứu tại 21 trường đại học nổi tiếng của Mỹ. Một nửa những người tham gia cuộc nghiên cứu nói rằng họ có đạo, nữa kia là không.

    Những bậc cha mẹ vô thần tham gia cuộc nghiên cứu có rất nhiều lý do tham dự những hoạt động tôn giáo dù không có niềm tin tôn giáo. Một số người nói rằng chồng/vợ hoặc người yêu của họ có đạo, và khuyến khích họ cùng tham gia các hoạt động tôn giáo. Những số khác nói rằng họ thích sinh hoạt cộng đồng từ việc đi nhà thờ, đền thờ hoặc các nơi thờ tự của những tổ chức tôn giáo khác.

    Ecklund nói, có lẽ điều thú vị nhất chính là rất nhiều những nhà khoa học vô thần cho con cái họ tham gia vào các hoạt động tôn giáo để chúng có thể tự lựa chọn Thiên Chúa và vấn đề tâm linh.

    “Chúng tôi nghĩ những người này sẽ không hướng con cái họ đến với những truyền thống về tôn giáo, nhưng sự thật là hoàn toàn ngược lại”, Ecklund nói. “Họ muốn con cái họ có sự chọn lựa, và đúng với bản chất khoa học của họ, họ để con cái tiếp cận với tất cả những nguồn kiến thức”.

    Ví dụ, một người tham gia cuộc nghiên cứu được lớn lên trong một gia đình Công giáo rất ngoan đạo cho biết sau này ông tin rằng khoa học và tôn giáo không tương hợp với nhau. Nhưng thay vì truyền cho con cái họ quan điểm của mình, ông lại truyền khả năng tự quyết định cho con cái thông qua việc suy nghĩ cặn kẽ - ông nói.

    Nghi Ân dịch

    Nguồn: LiveScience, 5-12-2011
    Chữ ký của hongbinh
    Đạm bạc dĩ minh chí
    Ninh tĩnh nhi chí viễn

  2. Có 6 người cám ơn hongbinh vì bài này:


+ Trả lời chủ đề + Gửi chủ đề mới

Tags cho chủ đề này

Quyền hạn của bạn

  • Bạn không được gửi bài mới
  • Bạn không được gửi bài trả lời
  • Bạn không được gửi kèm file
  • Bạn không được sửa bài

Diễn Đàn Thánh Ca Việt Nam - Email: ThanhCaVN@yahoo.com