|
TÁC GIẢ: Paul Evdokimov
Sinh năm 1901 tại Saint-Petersbourg, ông di cư sang pháp năm 17 tuổi, theo học ở Axi-en-Proveence và Paris. Năm 1950, ông giảng dạy tại viện Saint-Sege (Paris). Là một khuôn mặt lớn của chính thống hiện đại, nhà thần học giáo dân này hiểu biết sâu rộng về truyền thống ki tô giáo và ý thức sắc bén về những nhu cầu cần thiết đương thời. Ông viết nhiều bài về đời sống cầu nguyện, trình bày một học thuyết hoàn toàn khơi nguồn từ những bậc tôn sư về linh đạo trong giáo hội phương đông.
****************
" Anh em hãy cầu nguyện không ngừng" Thánh Phaolo nhấn mạnh như vậy (1Tx 5,17), bởi vì cầu nguyện là nguồn mạch và hình thái mật thiết nhất của đời sống chúng ta. " Còn anh, khi cầu nguyện, hãy vào buồng khóa cửa lại mà cầu nguyện cùng cha của anh, Đấng hện diện nơi kín đáo" (MT 6,6), Lời chúa mời gọi hãy rút vào nội tâm mình, biến nó thành một đền thờ. Nơi kín ẩn là trái tim con người. Cường độ, độ sâu, nhịp độ của đời sống cầu nguyện là thước đo sức khỏe thiêng liêng của chúng ta, giúp chúng ta tự giác.
"Sáng sớm, lúc trời còn tối mịt,Người đã dậy đi ra 1 nơi hoang vắng và cầu nguyện ở đó"(Mc 1,35). Đối với các nhà ẩn tu ( hoang địa) có 1 ý nghĩa về nội giới, chỉ sự tập chung tư tưởng của 1 người trong tư thế trầm mặc thinh lặng. Chính lên đến cao độ đó con người mới đạt tới sự thinh lặng, sự cầu nguyện chân thật mới diễn ra , con người được thiên chúa thăm viếng cách bí nhiệm. Muốn nghe thấy tiếng nói của NGÔI LỜI phải biết nghe sự thinh lặng của Người, nhất là phải học hỏi lời thiên chúa vì đó là " Ngôn ngữ của vĩnh cửu". " thinh lặng của trí khôn" ở mức độ cao hơn cả cầu nguyện. Kinh nghiệm của những bậc tôn sư có tính cách quyết định: Nếu như trong cuộc sống người ta không biết dành ra một khoảnh khắc để tĩnh tâm, để thinh lặng thì không thể nào đạt tới độ cao hơn để có thể cầu nguyện ngay giữa những quảng trường. Cầu nguyện khiến chúng ta ý thức rằng một phần bản thể chúng ta tràn ngập trong cái hiện tại, luôn luôn ở trong trạng thái lo âu, phân tâm, trong lúc cái phần khác của con người chúng ta quan sát phần nói trên một cách ngạc nhiên đầy thương hại. Nhìn một kẻ vội vã hấp tấp, các thiên thần không nhịn được cười......................

Thánh Têrêsa từng nói rằng:"cầu nguyện là trò chuyện thân mật với chúa". Thế mà " bạn của tân lang đứng kề bên và nghe chàng(Ga 3,29). Điều cốt yếu của cầu nguyện là" đứng đó, kề bên tân lang" để nghe một người khác đang có mặt, - nghe Đức Kitô, nghe cả người mà tôi gặp gỡ, qua người đó Đức Kitô đặt câu hỏi với tôi. Giọng nói của chúa đến với tôi qua bất luận giọng nói nào của nhân loại, khuôn mặt chúa thật đa dạng: đó là khuôn mặt người môn đồ lữ thứ trên nẻo đường Emmau, của người làm vườn mà bà Maria Mađalêna hỏi han về nơi người ta cất giấu thi hài Chúa, của người lối xóm tôi. Thiên Chúa đã mặc lấy xác phàm để cho con người chiêm ngưỡng tôn nhan qua bất cứ bộ mặt nào.
Sự cầu nguyện toàn hảo tìm kiếm sự hiện diện của đức Kitô, nhận ra Chúa trong bất cứ kẻ nào. Chúa Giê-su chỉ có một khuôn mặt là"hình tượng của đức chúa cha" nhưng pho tượng chúa thì nhiều không kể xiết, như thế có nghĩa là bất cứ khuôn mặt nhân loại nào cũng là hình tượng Đức Kitô. Cầu nguyện là giúp chúng ta gỡ bức màn che để nhìn thấy chúa.
Lúc mới cầu nguyện, lời kinh chưa được thanh thản. Theo một câu nói của Péguy, không nên cầu nguyện như kiểu đàn ngỗng háu đói chờ ăn. Kẻ dễ xúc động thì ào ạt dốc tất cả nội tâm ra. để tránh cho kẻ ấy mệt mỏi vì độc thoại, những bậc thầy có nhiệm vụ hướng dẫn nên dùng giờ kinh nguyện để hát thánh Vịnh và dùng những đoạn sách về thiêng liêng. Theo các vị ấy, nên cầu nguyện cách ngắn gọn. Chỉ một lời của người thu thuế đã lay động lòng từ bi của thiên chúa, chỉ một lời của người trộm lành đã đem đến cho anh ta ơn cứu độ. Nói chuyện bép xép làm chia trí, thinh lặng giúp ta trầm tư mặc tưởng. Kinh lạy cha rất ngắn gọn song chứa đựng đầy đủ phần cần thiết. Những bậc linh đạo lớn thời trước chỉ cần niệm tánh danh Đức Giêsu, nhưng qua tên cực thánh chúa các vị chiêm ngưỡng nước trời.
Người nào thấu hiểu bài học trên, sẽ sửa thái độ cho phù hợp với ước nguyện của phụng vụ là:"Lạy chúa xin biến đổi kinh nguyện của con thành bí tích của sự hiện diện của chúa".
trích:LA PRIÈRE DE L' EGLISE D' ORIENT
Mulhouse 1996, tr 21-24
đọc: Mt6,5-8
Các chủ đề cùng thể loại mới nhất:
|
|