Love Telling ThanhCaVN nhắn với ACE: Chúng con cậy vì Danh Chúa nhân từ, xin cho Linh hồn Cha cố Phêrô (Ns. Kim Long) được lên chốn nghỉ ngơi. Hằng xem thấy mặt Đức Chúa Trời sáng láng vui vẻ vô cùng. Amen! Loan Pham nhắn với ACE: Giêsu Maria Giuse, con mến yêu xin thương cứu rỗi linh hồn Phê-rô Lm. Kim Long sớm được hưởng Nhan Thánh Chúa. Amen Loan Pham nhắn với ACE: Hòa cùng với Giáo Hội Công Giáo Việt Nam với sự ra đi của Lm. Kim Long là Nhạc sĩ quý mến của chúng ta...đó là sự thương xót mất mát rất lớn của Thánh Nhạc Việt Nam... chúng ta hãy cùng dâng lời nguy Loan Pham nhắn với Gia đình TCVN: Hòa cùng Giáo Hội Công giáo Việt Nam với sự ra đi vô cùng thương tiếc của Lm. Kim Long là nhạc sĩ Thánh Ca thân yêu của chúng ta... Chúng ta cùng dâng lời nguyện xin: Giesu Matia Giuse xin thương cứu rỗi linh ThanhCaVN nhắn với ACE: Nhân dịp Sinh Nhật lần thứ 18 Website, BQT-TCVN kính chúc Quý Cha, Quý Tu sỹ Nam Nữ, Quý Nhạc sỹ - Ca trưởng – Ca sỹ, Quý Ân Nhân và toàn thể ACE luôn tràn đầy HỒNG ÂN THIÊN CHÚA. ThanhCaVN nhắn với ACE: Chúng con cậy vì Danh Chúa nhân từ, xin cho Linh hồn ĐTC Phanxicô được lên chốn nghỉ ngơi. Hằng xem thấy mặt Đức Chúa Trời sáng láng vui vẻ vô cùng. Amen!

+ Trả lời chủ đề + Gửi chủ đề mới
kết quả từ 1 tới 3 trên 3

Chủ đề: Rước Lễ trên tay và trên miệng : chút suy tư qua 1 bức tranh.

  1. #1
    thenguyen's Avatar

    Tuổi: 40
    Tham gia ngày: Jun 2008
    Tên Thánh: Dominic
    Giới tính: Nam
    Đến từ: HCM city
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 217
    Cám ơn
    478
    Được cám ơn 733 lần trong 209 bài viết

    Default Rước Lễ trên tay và trên miệng : chút suy tư qua 1 bức tranh.

    Một ngày trước khi viết những suy tư này, tôi có chia sẻ với một người bạn trong những băn khoăn của người bạn đó về những điều có thể bị xem là "lạm dụng trong Phụng Vụ". Trong những chia sẻ đó tôi tránh không nói đến việc Rước Lễ trên tay hay trên miệng trong những băn khoăn của anh ta. Bởi vì theo nhận xét của tôi thì vấn đề này đến hôm nay vẫn có hai chiều hướng nhận xét rằng việc Rước Lễ bằng cách nào sẽ tốt hơn. Nhưng sau khi chia sẻ với anh, trong đêm qua tôi có một giấc mơ và giấc mơ đó gợi lên cho tôi những suy tư, cho nên thay vì không đề cập đến thì nay tôi quyết định chia sẻ với anh bằng bài viết riêng này.

    Tôi mơ thấy một giấc mơ thật đơn giản, không gian xung quanh là một khoảng tối, chợt có một đôi bàn tay đen đúa đưa lên, trong lòng bàn tay phải là một mẩu nhỏ màu trắng, tay trái có chứa một ít chất lòng gì đó. Trong không gian tăm tối đó, một luồng ánh sáng dịu nhẹ rọi vào đôi tay đang nâng lên và kìa đôi bàn tay như rực sáng. Tôi thấy hình ảnh đó quen lắm nhưng không nhớ đã gặp thấy ở đâu rồi. Mãi đến khi tôi mở trang TCVN và thấy lời cầu cho tiến trình phong thánh của ĐHY Phanxico Xavie Nguyễn Văn Thuận, tôi mới nhớ ra là trong cuộc đời của ĐHY thì thời gian ngài bị giam giữ nơi lao ngục, có những lần ngài phải dâng Thánh Lễ với vài giọt rượu và mẩu bánh trên đôi tay mà không có chén lễ hay đĩa thánh. Một đôi tay trần, một cử chỉ khiêm cung với tình yêu mến Chúa hết lòng đã làm nên hy tế tuyệt vời dâng lên Thiên Chúa.


    Tôi tự hỏi rằng xét về mặt Phụng Vụ thì đây là một sự lạm dụng hay chăng ? Điều đó tôi không có câu trả lời vì tôi không phải là một chuyên viên về lĩnh vực này. Nhưng tôi muốn nói đến một sự tương đồng của việc này và việc Rước Lễ bằng tay. Hội Thánh cho phép Rước Lễ bằng cả 2 cách không cấm đoán cách nào cả, những ý kiến tỏ ra không thích việc Rước Lễ bằng tay lại không phải là một sự chống đối như nhiều người thường nghĩ. Điều đó xuất phát từ một ý tưởng ngay lành là lòng sùng mến Thánh Thể. Lòng sùng mến Thánh Thể là một điều đáng cổ võ vì biết bao ơn lành trên toàn thế giới này nều do Chúa Giêsu Thánh Thể ban phát. Cho nên ý kiến giữa 2 cách Rước Lễ đơn thuần chỉ là bày tỏ ý thích của cá nhân mà không phải là một sự chống đối hay bất phục tùng Hội Thánh.

    Đôi tay của ĐHY tuy đã được thánh hiến nhưng khi Rước Lễ ngài sẽ thực hiện ra sao có ai đã từng nghĩ đến hay chưa ? Với Mình Thánh thì sẽ không có khó khăn mấy, nhưng với Máu Thánh thì sẽ ra sao ? Tôi dùng từ ngữ hơi thô thiển một chút đó là chắc chắn sẽ xảy ra hành động "xì xụp" khi phải húp lấy một chất lỏng trong lòng bàn tay. Xét về sự tôn nghiêm hay trịnh trọng cần có khi lãnh nhận Bí Tích Thánh Thể thì ở nơi đây sẽ suy giảm đi ít nhiều. Vậy điều này có đáng trách hay không ? Đáng lưu ý hơn là bức vẽ về ĐHY được tôn vinh ở nhiều nơi trên thế giới, Đức Thánh Cha Benedicto XVI đã từng dừng chân và cầu nguyện trước bức tranh. Hành động của ĐHY thay vì có thể bị gọi là một sự lạm dụng trong Phụng Vụ lại được tôn vinh vì hành động đó được công chính hóa bởi những ý nghĩ ngay lành và thánh thiện. Thiên Chúa có bị xúc phạm hay chăng ? Chắc chắn là không, Thiên Chúa đã được tôn vinh và sẽ còn được tôn vinh luôn mãi nơi những tâm hồn thánh thiện luôn yêu mến Người.

    Một đôi tay đen đúa, một hành động dường như bất xứng nhưng vẫn nên công chính. Vậy tại sao việc Rước Lễ trên tay lại khó chấp nhận hơn hành động của ĐHY ? Thiên Chúa không bị xúc phạm bởi những bụi bẩn bên ngoài nhưng Người bị xúc phạm bởi những tâm hồn bất xứng. Vinh quang Thiên Chúa trong sự khiêm nhu dưới hình Bánh và hình Rượu tỏa chiếu rực rỡ hơn bất cứ ánh sáng nào của trần thế. Ánh sáng đó không lu mờ nhưng ngược lại lấn át hoàn toàn những bụi bặm trần thế kia : "Ánh sáng chiếu soi trong bóng tối, và bóng tối đã không diệt được ánh sáng" (Ga 1, 5).

    05-09-2012, Dom.NTP


    thay đổi nội dung bởi: thenguyen, 06-09-2012 lúc 12:28 AM

  2. Có 14 người cám ơn thenguyen vì bài này:


  3. #2
    MyNick3D's Avatar

    Tham gia ngày: Apr 2008
    Tên Thánh: Peter
    Giới tính: Nam
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 57
    Cám ơn
    37
    Được cám ơn 235 lần trong 49 bài viết

    Cool Có nên quá trọng Lề luật?

    Trích Nguyên văn bởi hoathuytinh View Post
    ...
    PHÚC ÂM: Mc 7, 1-8a. 14-15. 21-23
    "Các ngươi gác bỏ một bên các giới răn Thiên Chúa, để nắm giữ tập tục phàm nhân".
    Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Marcô.

    Khi ấy, những người biệt phái và mấy luật sĩ từ Giêrusalem tụ tập lại bên Chúa Giêsu, và họ thấy vài môn đệ Người dùng bữa với những bàn tay không tinh sạch, nghĩa là không rửa trước. Vì theo đúng tập tục của tiền nhân, những người biệt phái và mọi người Do-thái không dùng bữa mà không rửa tay trước, và ở nơi công cộng về, họ không dùng bữa mà không tắm rửa trước. Họ còn giữ nhiều tập tục khác nữa, như rửa chén, rửa bình, rửa các đồ đồng. Vậy những người biệt phái và luật sĩ hỏi Người: "Sao môn đệ ông không giữ tập tục của tiền nhân mà lại dùng bữa với những bàn tay không tinh sạch?" Người đáp: "Hỡi bọn giả hình, Isaia thật đã nói tiên tri rất chí lý về các ngươi, như lời chép rằng: 'Dân này kính Ta ngoài môi miệng, nhưng lòng chúng ở xa Ta. Nó sùng kính Ta cách giả dối, bởi vì nó dạy những giáo lý và những luật lệ loài người'. Vì các ngươi bỏ qua các giới răn Thiên Chúa, để nắm giữ tập tục loài người".

    Và Người lại gọi dân chúng mà bảo rằng: "Hết thảy hãy nghe và hiểu rõ lời Ta. Không có gì từ bên ngoài vào trong con người mà có thể làm cho họ ra ô uế. Chỉ có những gì từ con người xuất ra, chính những cái đó mới làm cho họ ra ô uế. Vì từ bên trong, từ tâm trí người ta xuất phát những tư tưởng xấu: ngoại tình, dâm ô, giết người, trộm cắp, tham lam, độc ác, xảo trá, lăng loàn, ganh tị, vu khống, kiêu căng, ngông cuồng. Tất cả những sự xấu đó đều ở trong mà ra, và làm cho người ta ra ô uế".
    Đó là lời Chúa.

    www.thanhlinh.net
    Xin không bình luận, chỉ trích dẫn Kinh Thánh để chúng ta cùng suy ngẫm.
    Chữ ký của MyNick3D
    D-D&D

  4. Có 10 người cám ơn MyNick3D vì bài này:


  5. #3
    DonRac's Avatar

    Tham gia ngày: May 2007
    Tên Thánh: Peter Anthony
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Việt Nam
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 3,809
    Cám ơn
    3,752
    Được cám ơn 15,444 lần trong 2,960 bài viết

    Thumbs down Chuyển tiếp giải thích

    ve viec ruot le bang tay
    hien nay theo toi duoc biet mot so noi cac cha cho giao dan ruot le bang tay, khong biet nhu vay co nen khong? toi khong can phan tich co le cac cha cung hieu luat. Coù nguoi bien ho voi toi rang: 1) do dich sad 2) So lay benh tu mieng giao dan 3) Bay gio la thoi dai moi, phai hoi nhap. khong thay doi la bao thu v..v.. That toi khong the hieu noi cai giai thich nhu vay. Bay goi thu xem: cac cha truyen giao, nhung con nguoi hien than o cac trai phong, trung tam nguoi khuyet tat, cac benh vien...nhu vay thi sao? Bay gio thi da doi moi roi, da hoi nhap roi...theo toi thi co khi co nguoi cung nhin thien chua duoi goc do con mat nguoi pham, hay lay thoi dai ma "dong do " thien chua..thoi toi o du suc tranh luan viec nay, chi biet mot dieu duy nhat la ban tay con nguoi khong bao gio co the tron ven de co the hung do Minh Thanh Chua va cung mot so giao dan muon duoc hieu them tai sao lai "ruot le bang tay" boi vi toi biet rang rat nhieu giao dan lon tuoi khong dong y dieu nay nhung ho khong noi duoc va vien dan loi tien tri rang rang: "sau nay linh muc se chong doi linh muc, hong y se chong doi hong y"..Con chung ta chi con cach cau nguyen ma thoi. Xin kinh chao cha
    Câu trả lời

    Bạn thân mến!

    Bạn nói rằng: “Bàn tay con người không bao giờ có thể trọn vẹn để có thể hứng đở Mình Thánh Chúa”. Thực ra, dù bàn tay hay miệng lưỡi, con người không bao giờ có thể trọn vẹn để đón nhận Mình Thánh Chúa. Hay nói cách khác con người luôn bất xứng trước hồng ân cao cả là Mình Thánh Chúa. Đó là một hồng ân nhưng không Thiên Chúa ban cho con người. Trước khi lên rước lễ ta vẫn đọc: “Lạy Chúa, con chẳng đáng Chúa ngự vào nhà con, nhưng xin Chúa phán một lời, thì linh hồn con sẽ lành mạnh”.

    Rước lễ bằng miệng hay bằng tay đều phải diễn tả được tâm tình của chúng ta đối với chúa. Hình thức bề ngoài phải nói lên tâm tình bên trong. Nếu Rước lễ bằng miệng trong khi mình còn mắc tội trọng là phạm sự thánh.

    Trong "tuyển tập những quy luật căn bản khi cử hành phụng vụ” của cha Vinh sơn Nguyễn Thế Thủ có viết: “Khi rước lễ, mỗi giáo dân có thể đứng hay quỳ, rước lễ bằng tay hay bằng miệng theo lòng đạo đức và tôn kính của mình (RM 161 ; RS 90 – 92). Trước khi lãnh nhận Thánh Thể, giáo dân cúi mình sâu để tỏ lòng tôn kính Mình Thánh Chúa và thưa “Amen” khi thừa tác viên nói Mình Thánh Chúa Kitô” (RM 84).
    Trong "tuyển tập những quy luật căn bản khi cử hành phụng vụ” của cha Vinh sơn Nguyễn Thế Thủ có viết:
    "Nếu đón nhận trên tay, giáo dân phải rước lễ ngay trước mặt thừa tác viên mà không được phép đem về chỗ hay đi nơi khác" (RM 161 ; RS 92).


    http://www.trungtammucvudcct.com/web...p?cid=5&id=429

  6. Có 10 người cám ơn DonRac vì bài này:


+ Trả lời chủ đề + Gửi chủ đề mới

Quyền hạn của bạn

  • Bạn không được gửi bài mới
  • Bạn không được gửi bài trả lời
  • Bạn không được gửi kèm file
  • Bạn không được sửa bài

Diễn Đàn Thánh Ca Việt Nam - Email: ThanhCaVN@yahoo.com