Love Telling ThanhCaVN nhắn với ACE: Chúng con cậy vì Danh Chúa nhân từ, xin cho Linh hồn Cha cố Phêrô (Ns. Kim Long) được lên chốn nghỉ ngơi. Hằng xem thấy mặt Đức Chúa Trời sáng láng vui vẻ vô cùng. Amen! Loan Pham nhắn với ACE: Giêsu Maria Giuse, con mến yêu xin thương cứu rỗi linh hồn Phê-rô Lm. Kim Long sớm được hưởng Nhan Thánh Chúa. Amen Loan Pham nhắn với ACE: Hòa cùng với Giáo Hội Công Giáo Việt Nam với sự ra đi của Lm. Kim Long là Nhạc sĩ quý mến của chúng ta...đó là sự thương xót mất mát rất lớn của Thánh Nhạc Việt Nam... chúng ta hãy cùng dâng lời nguy Loan Pham nhắn với Gia đình TCVN: Hòa cùng Giáo Hội Công giáo Việt Nam với sự ra đi vô cùng thương tiếc của Lm. Kim Long là nhạc sĩ Thánh Ca thân yêu của chúng ta... Chúng ta cùng dâng lời nguyện xin: Giesu Matia Giuse xin thương cứu rỗi linh ThanhCaVN nhắn với ACE: Nhân dịp Sinh Nhật lần thứ 18 Website, BQT-TCVN kính chúc Quý Cha, Quý Tu sỹ Nam Nữ, Quý Nhạc sỹ - Ca trưởng – Ca sỹ, Quý Ân Nhân và toàn thể ACE luôn tràn đầy HỒNG ÂN THIÊN CHÚA. ThanhCaVN nhắn với ACE: Chúng con cậy vì Danh Chúa nhân từ, xin cho Linh hồn ĐTC Phanxicô được lên chốn nghỉ ngơi. Hằng xem thấy mặt Đức Chúa Trời sáng láng vui vẻ vô cùng. Amen!

kết quả từ 1 tới 1 trên 1

Chủ đề: Chắp nối câu chuyện cặp vợ chồng có hai chân và...

Threaded View

  1. #1
    T Phương Đông's Avatar

    Tham gia ngày: Apr 2011
    Tên Thánh: Thomas
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Đồng Nai
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 787
    Cám ơn
    5,645
    Được cám ơn 3,784 lần trong 726 bài viết

    Default Chắp nối câu chuyện cặp vợ chồng có hai chân và...

    CHẮP NỐI CÂU CHUYỆN
    CẶP VỢ CHỒNG CÓ HAI CHÂN VÀ HAI
    ĐỨA CON
    Góc chợ nhỏ ở ngoại ô thành phố đang xôn xao.
    Các bà các cô xúm quanh các bác xe ôm. Họ chụm
    đầu coi một trang báo : "CẶP VỢ CHỒNG CÓ HAI CHÂN VÀ HAI ĐỨA CON" (http://tuoitre.vn/Nhip-song-tre/5220...2-dua-con.html)
    Ồ,
    đúng vợ chồng nhà chị Cho rồi, ồ cái hình đã quá hen!
    Có chị lại khen : Nhà báo họ chụp
    đẹp quá hen! Hổng biết ai phát hiện ra vợ chồng nhà nó thiếu cái chân rưỡi hỉ.
    Vợ chồng anh Thành, chị Cho và hai con gái.
    Bên kia
    đường, bà bán báo vặn mình :
    - Nhờ vợ chồng nhà nó lên báo, mà mặt trời chưa hết bụi tre, tui bán sạch ên. Hôm nay nghỉ sớm một bữa.
    Cách chợ nhỏ mấy cái ngõ loanh quanh, nép dưới tàn tre, nhìn ra nghĩa
    địa mênh mông, vợ chồng vừa được lên báo vừa run vừa mừng. Có hai nguời cán bộ gọi cổng, thăm gia đình họ.
    Không phải ngẫu nhiên hay vô tình mà tòa soạn lớn nhất thành phố này có
    được câu chuyện thấm đẫm tình người đăng báo hôm nay, và trong khuôn khổ có hạn bởi một khuôn giấy hẹp cũng chưa thể đưa hết tới người đọc câu chuyện đời, câu chuyện người rất giản dị:
    Chị Cho sinh 1968 có xuất xứ từ quê Quảng Ngãi, chiến tranh và cái nghèo xô dạt gia đình chị tới Phan Thiết.
    Trong một ngày theo bạn lên rú nhặt củi, một tiếng nổ ran, cái cục mà chị Cho vấp té dúi xuống không phải là một cục
    đá vô tri, mà là sứ giả của thần chết lạnh lùng: một trái mìn. Chị ngất đi. Khi mở mắt bởi cảm giác đau đớn kinh hoàng thì một bên chân chị bầy nhầy một đống thịt xương nát bấy. Cha chị bọc chị trong chăn và đi mấy chặng các loại xe, đưa chị đi bệnh viện. Kết quả sau cùng, chị rụng mất cái chân bên phải sát háng, và gia cảnh nhà chị hoàn toàn khánh kiệt. Ba mẹ gửi chị vào trại tế bần. Ở đây chị gặp anh Thành, hơn chị một tuổi, cũng lại một mảnh đời chẳng khá gì hơn chị. 
    Anh Thành khi một tuổi bị sốt bại liệt xụi chân, một chân hư hoàn toàn, còn chân kia tuy không hư nhưng tong teo, rất tương xứng với khuôn người gày gò teo tóp của anh. Ngán
    đứa con tàn tật, cha mẹ anh bỏ luôn. Bà nội nuôi anh, và khi không nuôi nổi nữa thì trại tế bần cũng là nơi anh dạt vô. Nơi đó có chị Cho, thiếu một giò, vẫn đang cố gắng tập tành từng mũi chỉ đường kim, và chị nuôi ước mơ thành cô thợ may, một ước mơ rất là thiết thực.
    Họ nên duyên chồng vợ, tìm hơi ấm lẫn nhau. Người nọ kiếm ở người kia cái chân còn lành
    để hai người có cặp chân nương nhau mà sống.
    Trại tế bần cô nhi xưa, giờ thành trung tâm dạy nghề cho người tàn tật, họ
    đã nên đôi. Dĩ nhiên phải rời nơi đó thôi, không thể ở mãi để chiếm giữ chỗ của những người y như họ thuở ban đầu, tàn tật và cô đơn. Và thế là bắt đầu đời lưu lạc.
    Ở nhờ, ở mướn, rồi dạt vòm ra xó chợ, họ đều đã trải qua. Anh Thành làm tất cả mọi việc có thể làm, và chị Cho cũng thế. Bây giờ họ làm không còn để duy trì sự sống cho họ, mà cho cái mầm sống đang nhen nhúm trong thân thể người đàn bà một chân. Lúc sanh em bé đầu lòng, họ trọ ở Bình Phước, gian lao và gian lao. Nhưng đích của người chồng là bám thành phố, anh muốn các con mình sống ở đó. Anh sẵn sàng ăn mỳ gói ngày này qua tháng nọ, nhường cơm cho vợ, dành tiền cho con, và bỏ ống từng đồng keng, từng đồng tiền lẽ nhàu nhĩ như dưa cải thiu, để thực hiện cho được mơ ước ấy !
    Cách đây mười năm, khi đất còn dễ mua, thì anh cũng dắt vợ con - lúc này đã hai đứa con - về đến một nơi héo hắt, dù sao vẫn là địa danh thành phố : Ở rìa nghĩa trang, giáp một bãi rác khổng lồ danh tiếng!
    Tạm ổn, những
    đồng keng, và những mảnh tiền nhau của bao tháng năm, cũng tạm giúp anh mua được một tý đất con, dựng cái chòi cạnh nghĩa trang. Tạm thời ở chung với người chết vậy mà vui. Họ lành, nhà chỉ có mỗi một đàn ông liệt chân, còn lại là ba người toàn nữ, một người vợ, còn thiệt hơn cả anh, cả đời đi dép có một bên, hai đứa con gái nhỏ nhi nhỏ nhít !
    Họ dìu nhau, họ lê, họ lết, nhưng kim chỉ nam thì đã rất rõ ràng : mình chung chân nuôi con, và cho chúng học bằng mọi giá.
    Và bốn n
    ăm trước.
    Người thanh niên ngồi kể cho bạn nghe câu chuyện : Có hai đứa bé chui dưới gầm bàn ở hiên nhà hàng xóm núp cơn dông. Nhà nó hình như gia cảnh ngặt nghèo. Bố mẹ nó mỗi người có một chân, đi bán vé số có khi tới sáng đèn mới về, hai trẻ ấy hình như sắp phải bỏ học.
    Có người ngồi gần nghe thấy, lặng lẽ
    đứng lên, tới gần, và xin người thanh niên cái địa chỉ.
    Và anh Thành đã khóc, thực sự khóc với một người không hề quen. Chị Cho bị ung thư tuyến giáp, chuẩn bị mổ, và còn xạ trị.
    Mà anh thì không muốn con bỏ học.
    Đã thế cái nhà thuộc diện giải tỏa, nhà nước đã gọi lên định giá có 62,3 triệu đồng, cầm tiền bây giờ là chết liền, là gia đình sẽ nát tan, mất mái nhà là mất tất cả.
    - Cứ tạm thời ở lỳ
    đã, người lạ mặt xúi, để cầu xin người ta thương cho tái định cư, bệnh thì dĩ nhiên là phải đi bệnh viện.
    Người lạ mặt
    đến, rồi lại đi, rồi đến với bạn bè, chẳng xưng danh, cũng chẳng diễn giải gì. Anh có được sáu triệu đồng, mua trả góp được cái xe ba bánh, và chị thì qua cơn mổ.
    Người lạ mặt
    đi, rồi thi thoảng có người khác đến. Anh chị cũng dần dần quen. Khi thi thoảng trong tay có cái phiếu, đến chỗ này chỗ nọ lĩnh gạo, lĩnh nước tương. Người lạ mặt lâu lâu ghé, thùng mỳ, tập vở sách bút cho đám nhỏ, rồi sinh nhật con, lại có người mua cái bánh kem. Có hỏi, họ chỉ nhận mình là con của Chúa xót thương, là tình nguyện viên áo xanh, chỉ như thế.
    Khó vẫn là rất khó.
    Cái bệnh của chị chuyển sang suy tim, những bước
    đi bán vé số đành tạm dừng, chỉ còn anh với cái xe ba bánh rong ruổi.
    Đầu năm học thực sự là họ không lần đâu ra tiền. Lúc đó lại có người thì thầm : cứ
    đến đó đi, đừng có ngại ngần. Anh chị đã rất cố sức rồi mà, đâu phải lười gì. Đến đó đi ! Các cháu cần phải học.
    Và chị
    đến, một người hiền dịu như bà tiên, đã vui vẻ biếu chị 2 triệu đồng, với lời cầu chúc cho chị bình an, các cháu được học hành, không bê trễ.
    Anh Thành bây giờ cũng
    đau chân lắm, lê cái chân đau ủ rũ đi bán thì chả được là bao. Nghiến răng, nuốt nước mắt vào trong, anh đưa con bé nhỏ theo. Bố làm tài xế, con vô các bàn nhậu bán từng tờ may mắn cho đời, tìm từng đồng tiền thấm mồ hôi mà sống tiếp.
    Và cũng có thể
    đó là lý do người lạ mặt lại đến, lần này không một mình, mà là trao lại câu chuyện cho một nhà báo đáng kính, rất thân thiết gần gũi với người nghèo - Nghe bảo người ta gọi ông là vua phóng sự của những mảnh đời lao khổ. Người lạ mặt ra đi sau khi hùn với người nhà báo tý quà riêng, tặng cho bé nhỏ chăm ngoan, nó đang cùng bố gánh lấy cái gánh nặng gia đình vậy mà vẫn học hành rất giỏi.
    Còn hai người cán bộ
    đến thăm nhà anh chị Cho - Thành, chính là cán bộ huyện, và xã nơi địa phương. Họ đến thăm ngay khi bài báo lên khuôn, với lời hứa sẽ giúp đỡ anh chị cái nền nhà tái định cư, quả thật mà đền hơn sáu chục triệu đồng, thì gia đình anh chị không còn đường mà sinh kế. Và trên trang báo mạng điện tử, người ta đọc được những hồi âm. Có những tấm lòng đang hướng đến cái gia đình và đôi vợ chồng có hai chân ấy.
    Xa xa, một nơi nào đó trong góc giáo đường, có một người đang thầm thì với một Đấng vô hình : Cha ơi, con muốn hai em nhỏ ấy trở thành cô giáo, và hiếu hạnh nuôi cha mẹ chúng sau này, con muốn như thế đấy.
    Và trong khung hình sáng lấp lánh vui của một hộp thư điện tử, có một lá thư gửi về từ một nơi xa xôi, vắn gọn như một mệnh lệnh:
    - Song song với cầu nguyện, các con Áo Xanh phải đi tiếp, làm tiếp và viết tiếp. Đó là việc bác ái cần phải làm để thực hành lòng thương xót. Hãy làm tiếp nhé! An tâm thầy vẫn khỏe!
    Tạ ơn Chúa!
    T.H
    Chữ ký của T Phương Đông
    Đời con tay trắng hư không...

  2. Có 2 người cám ơn T Phương Đông vì bài này:


Quyền hạn của bạn

  • Bạn không được gửi bài mới
  • Bạn không được gửi bài trả lời
  • Bạn không được gửi kèm file
  • Bạn không được sửa bài

Diễn Đàn Thánh Ca Việt Nam - Email: ThanhCaVN@yahoo.com