Love Telling ThanhCaVN nhắn với ACE: Chúng con cậy vì Danh Chúa nhân từ, xin cho Linh hồn Cha cố Phêrô (Ns. Kim Long) được lên chốn nghỉ ngơi. Hằng xem thấy mặt Đức Chúa Trời sáng láng vui vẻ vô cùng. Amen! Loan Pham nhắn với ACE: Giêsu Maria Giuse, con mến yêu xin thương cứu rỗi linh hồn Phê-rô Lm. Kim Long sớm được hưởng Nhan Thánh Chúa. Amen Loan Pham nhắn với ACE: Hòa cùng với Giáo Hội Công Giáo Việt Nam với sự ra đi của Lm. Kim Long là Nhạc sĩ quý mến của chúng ta...đó là sự thương xót mất mát rất lớn của Thánh Nhạc Việt Nam... chúng ta hãy cùng dâng lời nguy Loan Pham nhắn với Gia đình TCVN: Hòa cùng Giáo Hội Công giáo Việt Nam với sự ra đi vô cùng thương tiếc của Lm. Kim Long là nhạc sĩ Thánh Ca thân yêu của chúng ta... Chúng ta cùng dâng lời nguyện xin: Giesu Matia Giuse xin thương cứu rỗi linh ThanhCaVN nhắn với ACE: Nhân dịp Sinh Nhật lần thứ 18 Website, BQT-TCVN kính chúc Quý Cha, Quý Tu sỹ Nam Nữ, Quý Nhạc sỹ - Ca trưởng – Ca sỹ, Quý Ân Nhân và toàn thể ACE luôn tràn đầy HỒNG ÂN THIÊN CHÚA. ThanhCaVN nhắn với ACE: Chúng con cậy vì Danh Chúa nhân từ, xin cho Linh hồn ĐTC Phanxicô được lên chốn nghỉ ngơi. Hằng xem thấy mặt Đức Chúa Trời sáng láng vui vẻ vô cùng. Amen!

+ Trả lời chủ đề + Gửi chủ đề mới
kết quả từ 1 tới 1 trên 1

Chủ đề: Mácta và Maria trong tôi

  1. #1
    Gia Nhân's Avatar

    Tuổi: 34
    Tham gia ngày: Aug 2009
    Tên Thánh: ✛ Louis
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Sông Nước - Miền Tây
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 3,130
    Cám ơn
    4,023
    Được cám ơn 15,423 lần trong 2,929 bài viết

    Post Mácta và Maria trong tôi

    Mácta và Maria trong tôi







    1. Bêtania

    Nằm trên phía đông-nam của sườn núi Oliviers, Bêtania là một ngôi làng nhỏ bé cách Giêrusalem gần 3 km về hướng đông, nơi có nhà của ông Simon, một bệnh nhân phong. Trong khi dùng bữa tại gia đình ông, Đức Giêsu đã được một phụ nữ xức dầu thơm, một “việc nghĩa” được loan báo “trong khắp thiên hạ” (Mt 26, 6.10.13).

    Bêtania, bêt’aniyyah trong tiếng Do Thái có nghĩa là “nhà của người nghèo”, cũng là nơi thầy trò Đức Giêsu thường dừng chân trên hành trình loan báo Tin Mừng, khi đến Giêrusalem (x. Mt 21, 17; Mc 11, 1.11-12; Lc 19, 29; Ga 11, 18). Mái ấm của 3 chị em Mácta cũng tọa lạc tại nơi gần gũi thành thánh này. Đức Giêsu gọi các môn đệ và chúng ta là “bạn hữu” (Ga 15, 15), chính Thầy đã đặc biệt biểu hiện tình thân với gia đình những người bạn tại Bêtania này.


    2. Hai phong cách phục vụ

    Đến với gia trang của Mácta tại Bêtania, chúng ta sẽ cảm nhận ngay lòng hiếu khách của gia chủ, vì cả hai chị em đều nhiệt tâm hướng về Thầy Giêsu và tận tình phục vụ Người Bạn quý của gia đình này. Tuy nhiên, căn cứ trên biểu hiện bên ngoài, thì dường như sự phục vụ của chị Mácta còn vướng bận tính chất quy ngã nào đó: "Thưa Thầy, em con để mình con phục vụ, mà Thầy không để ý tới sao ?” (Lc 10, 40). Xem ra chị muốn Thầy chú ý đến mình và không nghĩ rằng em mình cũng đang phục vụ Thầy bằng thái độ chăm chú lắng nghe, vì Maria thì “cứ ngồi bên chân Chúa mà nghe lời Người dạy” (Lc 10, 39). Phải chăng, đôi khi tôi cũng ngầm muốn đưa sự phục vụ âm thầm của mình ra ánh sáng, ước mong được người khác lưu tâm đến hoạt động của mình? Khuynh hướng “Mácta” này có thể khiến tôi không hài lòng về cách sống của một người thân cận chăng? Tôi chợt “ngộ” ra rằng chính thái độ của mình đối với Đức Giêsu điều hướng và qui định cái nhìn cũng như cách nhìn về tha nhân.

    Thực ra, nghe Lời Chúa hay làm theo Lời Chúa cũng là hai biểu hiện của một cuộc sống cho Chúa, vì Chúa, đặt Chúa làm trung tâm. Cho nên không nhất thiết phải yêu cầu người khác theo mình hay làm giống như mình, mới gọi là phục vụ Chúa hay Giáo hội. Hơn nữa, “chúng ta có những đặc sủng khác nhau, tùy theo ân sủng Thiên Chúa ban cho mỗi người” (Rm 12, 6). Thánh Phaolô từng tâm sự: “Tôi ước muốn mọi người đều như tôi ; nhưng mỗi người được Thiên Chúa ban cho đặc sủng riêng, kẻ thế này, người thế khác” (1 Cr 7, 7). Vị tông đồ cho dân ngoại này cũng đã xác quyết về tính đa diện trong việc phục vụ như sau : “Trong Hội Thánh, Thiên Chúa đã đặt một số người, thứ nhất là các Tông Đồ, thứ hai là các ngôn sứ, thứ ba là các thầy dạy, rồi đến những người được ơn làm phép lạ, được những đặc sủng để chữa bệnh, để giúp đỡ người khác, để quản trị, để nói các thứ tiếng lạ” (1Cr 12, 28).

    Tương quan giữa Đức Giêsu và gia đình Bêtania này chắc phải thân tình lắm, nên chị Mácta mới có thể thẳng thắn bày tỏ sự bất hài lòng và tiếc rẻ của mình với Đức Giêsu: về Maria, về sự vắng mặt của Đức Giêsu khi Lazarô lâm bệnh nặng và qua đời. Những sự kiện này chứng tỏ tính tình của chị khá bộc trực, không ngại nói hết những gì mình nghĩ.

    Khác với bối cảnh riêng tư của cuộc “thường huấn” cho các môn đệ, gần thành Xêdarê Philípphê, nơi Phêrô nói lên căn tính của Đức Giêsu như một lời tuyên tín được mạc khải (Mt 16,13-17); tại Bêtania, giữa nỗi buồn vì người em trai vừa tạ thế, Mácta đã công khai tuyên xưng đức tin vào Đức Giêsu: “Thầy là Đức Kitô, Con Thiên Chúa” (Ga 11, 27). Kinh nghiệm của Giáo hội chứng tỏ rằng không phải người “bạn hữu” nào của Đức Giêsu cũng có thể đứng vững trong niềm tin giữa thảm cảnh hay nghịch cảnh: vị tông đồ đã mạnh dạn tuyên xưng đức tin ngày nào đã yếu đuối chối Thầy, ngoại trừ Gioan, các đệ tử khác cũng “biệt tích” trong khi Thầy bị hành hình và xử tử. Những người can trường trong đau thương là những môn đệ vững niềm trông cậy vào Thầy.

    * * *



    Trong tôi luôn có hai thái độ mang tính cách Mácta và Maria. Thách đố được đặt ra là tôi có nhận diện ra mình đang thiên về khuynh hướng nào và làm sao quân bình trong cung cách phục vụ Thiên Chúa và Hội Thánh. Vì cả hai tính cách đều có thể được điều hướng trong hành động đến lòng yêu mến Chúa mỗi ngày một nhiều hơn.


    st





    Chữ ký của Gia Nhân

  2. Có 5 người cám ơn Gia Nhân vì bài này:


+ Trả lời chủ đề + Gửi chủ đề mới

Quyền hạn của bạn

  • Bạn không được gửi bài mới
  • Bạn không được gửi bài trả lời
  • Bạn không được gửi kèm file
  • Bạn không được sửa bài

Diễn Đàn Thánh Ca Việt Nam - Email: ThanhCaVN@yahoo.com