Love Telling ThanhCaVN nhắn với ACE: Chúng con cậy vì Danh Chúa nhân từ, xin cho Linh hồn Cha cố Phêrô (Ns. Kim Long) được lên chốn nghỉ ngơi. Hằng xem thấy mặt Đức Chúa Trời sáng láng vui vẻ vô cùng. Amen! Loan Pham nhắn với ACE: Giêsu Maria Giuse, con mến yêu xin thương cứu rỗi linh hồn Phê-rô Lm. Kim Long sớm được hưởng Nhan Thánh Chúa. Amen Loan Pham nhắn với ACE: Hòa cùng với Giáo Hội Công Giáo Việt Nam với sự ra đi của Lm. Kim Long là Nhạc sĩ quý mến của chúng ta...đó là sự thương xót mất mát rất lớn của Thánh Nhạc Việt Nam... chúng ta hãy cùng dâng lời nguy Loan Pham nhắn với Gia đình TCVN: Hòa cùng Giáo Hội Công giáo Việt Nam với sự ra đi vô cùng thương tiếc của Lm. Kim Long là nhạc sĩ Thánh Ca thân yêu của chúng ta... Chúng ta cùng dâng lời nguyện xin: Giesu Matia Giuse xin thương cứu rỗi linh ThanhCaVN nhắn với ACE: Nhân dịp Sinh Nhật lần thứ 18 Website, BQT-TCVN kính chúc Quý Cha, Quý Tu sỹ Nam Nữ, Quý Nhạc sỹ - Ca trưởng – Ca sỹ, Quý Ân Nhân và toàn thể ACE luôn tràn đầy HỒNG ÂN THIÊN CHÚA. ThanhCaVN nhắn với ACE: Chúng con cậy vì Danh Chúa nhân từ, xin cho Linh hồn ĐTC Phanxicô được lên chốn nghỉ ngơi. Hằng xem thấy mặt Đức Chúa Trời sáng láng vui vẻ vô cùng. Amen!

+ Trả lời chủ đề + Gửi chủ đề mới
kết quả từ 1 tới 4 trên 4

Chủ đề: Nhận định hằng ngày

  1. #1
    maytrang1978's Avatar

    Tham gia ngày: Mar 2012
    Tên Thánh: Anna
    Giới tính: Nữ
    Đến từ: dong nai
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 418
    Cám ơn
    2,613
    Được cám ơn 1,405 lần trong 357 bài viết

    Default Nhận định hằng ngày

    BAI : 4

    1. Nhập nguyện


    Sau khi ổn định, định tâm, nhận diện, xin giúp và xin ơn một cách vắn tắt, hãy đi ngay vào việc nhận định.
    2. Nhận định

    a. Các ơn Chúa ban
    Mục đích của việc nhận ra các ơn Chúa ban là để nhận ra bàn tay săn sóc yêu thương của Chúa trong các ơn tràn trề và nhưng không của Chúa mà tạ ơn và quyết đáp trả.
    ŒTrước tiên, hãy ôn lại những ơn Chúa ban hằng ngày, bất kể bạn tốt hay xấu. Bao giờ Chúa cũng ban nhưng không và dư dật. Đó là ơn thường hằng thường xuyên ban cho bạn và mọi người.
    Hãy diễn tả tâm tình tri ân bằng một vài lời nói và cử chỉ.
    Tiếp đến, hãy nghĩ đến những ơn không thường hằng mà hôm nay Chúa mới ban cho bạn và một số người nhất định.
    Hãy diễn tả tâm tình tri ân bằng một vài lời nói và cử chỉ.
    ŽSau cùng, hãy nghĩ đến những ơn không thường hằng và bạn không thích.
    Hãy xin Chúa giúp bạn nhìn ra Chúa và tình yêu của Chúa trong đó.
    b. Cách cầu nguyện Chúa chỉ
    Sau đó, hãy quan sát sự biến đổi do việc cầu nguyện của bạn. Việc cầu nguyện của bạn có biến đổi bạn hay không?
    Œ Nếu biến đổi thì
    • Biến đổi những gì? Cách suy nghĩ, cảm thức, lối phản ứng, lời nói, việc làm?
    • Biến đổi thế nào? Sâu hay nông? Căn bản hay tùy phụ? Bạn đã cầu nguyện như thế nào mà được biến đổi như vậy? Hãy tiếp tục cầu nguyện như vậy.
     Nếu không biến đổi thì tại sao?
    • Có phải vì bạn đã không cầu nguyện đủ giờ, đúng cách, cẩn thận không? Hay bạn đã quá dựa vào mình?
    • Nếu không phải do bạn thì phải chăng Chúa muốn bảo bạn điều gì? Điều chỉnh cách cầu nguyện, thay đổi lối sống?
    Ž Như vậy, Chúa muốn bạn cầu nguyện thế nào?
    Hãy thưa chuyện cùng Chúa.
    c. Lối sống Chúa muốn
    Muốn luôn luôn sống theo ý Chúa, bạn hãy nhìn lại những biến cố trong ngày từ lần nhận định chót cho tới bây giờ.
    Hãy bắt đầu từ những sự kiện đầu tiên ngay sau lần nhận định chót. Hãy nhìn từ sự kiện bên ngoài đến những phản ứng bên trong: những tư tưởng, tình cảm, cảm xúc, những điều tưởng tượng và trạng thái tâm hồn. Sau đó bạn sang biến cố tiếp cho tới giây phút hiện tại.
    Trong các biến cố được nhìn lại, bạn phải xem cái gì trong mỗi biến cố ấy có những dấu hiệu của Thánh Thần là bác ái, bình an, hoan lạc (Gl 5,22) và xem cái gì khiến bạn ích kỷ, âu lo và buồn sầu là đường đi ngược với Thánh Thần.
    d. Những điều bạn quyết
    Œ Bạn đã có những quyết tâm nào?
     Bạn được Chúa thúc đẩy thế nào để sống quyết tâm?
    Ž Bạn đã đi theo sức thúc đẩy ấy như thế nào?
     Thinh lặng để nhận ra ngón tay Chúa chỉ cho biết phải sống quyết tâm như thế nào?
    3. Kết nguyện

    Œ Nhìn chung lại, bạn thấy Chúa muốn bạn sống với Chúa thế nào, cầu nguyện, sống đạo và sống quyết tâm ra sao.
     Thưa chuyện cùng Chúa để kết thúc.
    ŽGhi lại đầy đủ, chính xác, vắn tắt và rõ ràng.
    thay đổi nội dung bởi: maytrang1978, 02-05-2014 lúc 12:00 PM
    Chữ ký của maytrang1978
    BO NGAI CON BIET THEO AI

  2. #2
    maytrang1978's Avatar

    Tham gia ngày: Mar 2012
    Tên Thánh: Anna
    Giới tính: Nữ
    Đến từ: dong nai
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 418
    Cám ơn
    2,613
    Được cám ơn 1,405 lần trong 357 bài viết

    Default

    Bài 3: Chia sẻ Thiêng liêng





    1. Mục đích và ý nghĩa

    Chia sẻ chuẩn bị nhằm chuẩn bị suy chiêm cho nên bao giờ cũng đi trước suy chiêm. Còn chia sẻ thiêng liêng lại nhằm thông chia các ơn ích cùng kinh nghiệm cầu nguyện đã thâu lượm được trong các giờ cầu nguyện, nhất là suy chiêm, cho nên bao giờ nó cũng phải đi sau các giờ cầu nguyện. Công việc chia sẻ thiêng liêng nhằm những mục đích liên quan đến tương quan với Chúa, với tha nhân và với mình. a. Với Chúa Chia sẻ nhằm tạ ơn và để Chúa tác động.
    • Tạ ơn: Trong một nhóm cùng cầu nguyện, cùng tĩnh tâm, nhất là một nhóm đã kết thành cộng đoàn, ơn ban cho mỗi thành viên cũng là ơn ban cho cả nhóm. Vì thế, mỗi thành viên tạ ơn trong lòng xem ra chưa đủ mà còn phải giúp nhóm nhận ra mà cùng tạ ơn.
    • Để Chúa tác động. Khi Chúa tác động vào mỗi thành viên là Chúa cũng muốn tác động vào các thành viên khác và vào nhóm qua thành viên ấy. Thông chia cho người khác ơn Chúa đã thương ban cho mình là để Chúa tác động vào người khác và vào nhóm qua mình. Lắng nghe người khác thông chia là để Chúa tác động vào mình qua người khác. Kinh nghiệm cho thấy, nhiều người có khi không được Chúa tác động trực tiếp trong giờ suy chiêm một mình mà lại được tác động qua người khác trong giờ chia sẻ nhóm. Tuy nhiên, cũng nhớ rằng khi để Chúa dùng mình nói với người khác thì điều ấy không hề có nghĩa là mình thông chia điều này điều nọ là để tác động vào ai cả. Cũng như khi Chúa dùng người khác nói với mình thì điều ấy không có nghĩa là người khác cố ý nói về mình hay với mình. Mỗi người chỉ nói điều Chúa đã nói với mình chứ không nói điều Chúa hoặc mình muốn nói với người khác. Việc nói ám chỉ vi phạm trầm trọng qui luật chia sẻ thiêng liêng mà ta sẽ nói đến.
    b. Với tha nhân Đối với tha nhân, chia sẻ là tập sống yêu thương và hiệp nhất với nhau, tập chấp nhận nhau. Khi thương nhau thì có vui cùng chia, có buồn cùng sẻ. Khi yêu nhau thì cái hay của người này cũng là cái hay của người kia, cái dở của người này cũng là cái dở của người kia. Lắng nghe nhau là tập chấp nhận nhau. c. Với mình Đối với mình thì chia sẻ là tập chấp nhận mình
    lúc nghèo cũng như khi giàu. Chia sẻ cũng có tác dụng tập diễn tả để tâm tư được rõ ràng và dễ dàng cởi mở với tha nhân. 2. Chia sẻ thế nào?

    Để đạt mục đích trên, phải chia sẻ thế nào? a. Phải nói ra thế nào? Rất nhiều người lúng túng, run sợ vì không biết phải nói thế nào. Cũng có người mạnh dạn, ba hoa: mỗi lần thông chia là một bài lên lớp. Nói hay lúc chia sẻ không cứ ở lời hay, ý đẹp, mà là kinh ngiệm thực của lòng mình. Lòng mình sao thì nói ra như vậy. Lời quá hay thì không hợp với chia sẻ, vì dễ gây ấn tượng là lời không phản ảnh lòng. Ý quá đẹp bắt người ta nghĩ đấy không phải của lòng. Vì chia sẻ là một hình thức sống yêu thương hiệp nhất, cho nên điều quan trọng khi phát biểu là để lòng hiểu lòng. Thông chia cũng không phải dạy dỗ cho nên các hình thức dạy dỗ đều không thích hợp. Mình đã sống kinh nghiệm thiêng liêng thế nào, thì nói ra thế ấy. b. Phải lắng nghe thế nào? Lắng nghe bạn chia sẻ là để cùng bạn tạ ơn Chúa, vì ơn Chúa ban cho bạn cũng là để cho mình. Lắng nghe bạn, cố hiểu bạn không phải để xem bạn muốn nói gì với mình mà để xem Chúa muốn nói gì với mình, về mình. Bởi vì bạn chỉ nói lên những điều Chúa đã làm nơi bạn, chứ bạn không nói gì với mình, về mình. Lắng nghe là để chia vui với bạn khi bạn được vui vẻ, sẻ buồn với bạn khi bạn gặp những khó khăn và cố giúp bạn khắc phục. Như vậy lắng nghe không phải để bắt bẻ, đánh giá, phê bình mà là để yêu thương. Vậy chớ bám vào từ, nệ vào ý, nhưng hãy cảm thông yêu thương. 3. Chia sẻ theo tiến trình nào?

    Một buổi chia sẻ thiêng liêng thường được tiến hành qua những bước sau: Chuẩn bị Để chuẩn bị nhóm chia sẻ, người điều động chuẩn bị cho nhóm những điều sau:
    • Đội hình: tập họp theo đội hình thuận lợi nhất cho việc chia sẻ. Đội hình thuận lợi nhất cho việc chia sẻ là đội hình trong đó mọi người có thể nhìn thấy và nghe thấy mọi người cách dễ dàng. Đội hình vòng tròn thỏa mãn hai đòi hỏi này. Khi chia sẻ, đừng để một ai ngồi ngoài vòng, vì để ai ngồi ngoài vòng là vô tình coi người đó là người ngoài nhóm. Muốn ngồi ngoài vòng là muốn đứng ngoài nhóm.
    • Bầu khí: Vì một mục đích của giờ chia sẻ là tập sống tình huynh đệ hiệp thông, nên phải tạo bầu khí thân mật cởi mở thì việc chia sẻ mới đạt được mục đích. Làm sao tạo được bầu khí thân mật, cởi mở cần thiết? Mỗi tổ và mỗi người điều động cần phải dựa vào kinh nghiệm và tài khéo của mình mà tạo bầu khí thích hợp.
    • Nói rõ: Người điều động phải nói rõ để giúp nhóm hiểu rất rõ mục đích và việc phải làm trong giờ chia sẻ. Hiểu đúng mục đích, nhóm tránh được lạc đề. Biết rõ việc phải làm, nhóm dễ năng động hơn.
    • Cầu nguyện: Sau khi đã nói để nhóm biết những điều cần biết, người điều động cầu nguyện xin Chúa Thánh Thần hướng dẫn để giúp nhóm làm tốt những công việc đã đề ra để đạt được mục đích của giờ chia sẻ.
    • Hát dẫn vào: Cuối cùng nhóm hợp nhau hát lên một bài giúp bước vào việc chia sẻ.
    Chia sẻ
    • Khi đã chuẩn bị xong, người điều động căn cứ vào mục đích và các công việc phải làm mà tiến hành chia sẻ từng công việc. Mỗi công việc hay mỗi điểm, người điều động mời những ai đã được những ơn liên quan đến điểm ấy chia sẻ. Khi đã chia sẻ xong điểm ấy thì người điều động nên tóm tắt hay nhờ một người có khả năng tóm kết những điều đã chia sẻ. Nếu có giờ thì nên kết thúc mỗi điểm đã chia sẻ xong bằng một câu hát thích hợp.
    • Chia sẻ theo thứ tự nào? Theo lượt hay tự do?
    Tùy theo tình trạng nhóm mà tiến hành. Dù theo cách nào thì cũng phải duy trì bầu khí khích lệ chia sẻ và tự do chia sẻ. Đừng để một ai cảm thấy bị bắt buộc chia sẻ. Cũng đừng để tình trạng chỉ có một số người chuyên môn chia sẻ và một số người chuyên môn ngồi nghe. Ai được ơn lợi khẩu cần phải nhớ để giờ cần thiết cho người khác. Còn những ai ngại thông chia cũng phải nhớ họ đã lãnh nhận thì họ cũng có bổn phận đóng góp.
    • Chia sẻ chứ không phải thảo luận. Mỗi người nói lên điều chính mình đã sống, đã trải qua trong lúc cầu nguyện, cho nên không có chuyện đồng ý hay không đồng ý. Nếu có những điểm bất đồng hay bị đụng chạm thì hãy ghi tóm tắt lại những điểm ấy, không phải là để tranh luận mà là để đọc lại, để biết mình.
    Trao đổi Tuy chia sẻ không phải trao đổi, nhưng nếu nhóm thấy có những vấn đề quan trọng cho nhiều người và họ muốn đào sâu, và nếu có thì giờ thì nhóm có thể đào sâu những vấn đề ấy. Tất cả những vấn đề định mang trao đổi bao giờ cũng phải có ý kiến của toàn nhóm mới có quyền đem trao đổi. Cầu nguyện tự phát Sau khi chia sẻ hoặc trao đổi, nên dành ra một số phút để ai được thúc đẩy có thể cầu nguyện tự phát lớn tiếng. Cầu nguyện tự phát là cầu nguyện tự do không chuẩn bị. Kết nguyện Để kết thúc, người điều động thay mặt nhóm cầu nguyện với tâm tình của nhóm, rồi cả nhóm hát hay đọc một kinh thích hợp để kết thúc. 4. Quy luật

    Để việc chia sẻ đạt được mục đích đã nêu trên, phải tuân thủ cẩn thận những quy luật thông chia và lắng nghe. a. Thông chia: quy luật 3 không Muốn cho việc thông chia thực sự là một hành vi tạ ơn, chứng tá, yêu thương và hợp nhất thì: * Không tự đề cao. Không được dùng việc thông chia để tự đề cao dưới bất cứ hình thức nào. * Không dạy dỗ. Không được dùng việc thông chia để dạy dỗ người. * Không gây chia rẽ. Không được dùng việc thông chia để phê bình, chỉ trích, nói cạnh, nói khóe, nói hành người đang có mặt cũng như người vắng mặt. b. Lắng nghe: quy luật 5 chớ Khi người khác thông chia thì: * Chớ làm việc khác chớ làm việc khác, mà phải chú ý nghe để nhận ra Chúa muốn nói gì với mình chứ không phải họ có ý nói gì về mình. * Chớ bắt bẻ chớ bám vào từ, nệ vào ý để bắt bẻ, mà phải vượt từ, vượt ý mà cảm thông. * Chớ phản đối chớ phản đối khi không đồng ý. * Chớ chế diễu chớ đem những khiếm khuyết đã được thông chia ra chế nhạo, cười đùa hay nói lại với bất cứ ai. * Chớ dùng vào việc khác chớ dùng những hiểu biết do việc thông chia vào một việc khác mà chỉ dùng để cảm thông, hiệp nhất. c. Tham dự Không được đưa người ngoài nhóm chia sẻ thiêng liêng vào tham dự buổi chia sẻ mà không có sự đồng ý của mọi thành viên.
    thay đổi nội dung bởi: maytrang1978, 02-05-2014 lúc 11:57 AM
    Chữ ký của maytrang1978
    BO NGAI CON BIET THEO AI

  3. #3
    maytrang1978's Avatar

    Tham gia ngày: Mar 2012
    Tên Thánh: Anna
    Giới tính: Nữ
    Đến từ: dong nai
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 418
    Cám ơn
    2,613
    Được cám ơn 1,405 lần trong 357 bài viết

    Default

    Bài 2: Chu kỳ Cầu nguyện


    Theo suy nghĩ và kinh nghiệm của chúng ta, chúng tôi thấy nên tổ chức việc cầu nguyện trong tĩnh tâm thành những chu kỳ 6 nhịp: hướng dẫn, suy niệm, chia sẻ, chiêm niệm, nhận định và nghỉ ngơi. 1. Hướng dẫn a. Chỉ dẫn: 1) Chỉ đường chứ không đi thay.
    • Hướng dẫn là chỉ đường để đến nơi định đến, hướng phải đi, những chỗ phải qua chứ không đi thay. Trong phần hướng dẫn, chúng tôi chỉ nêu ra ơn phải xin, những điểm phải suy chiêm, những câu Kinh Thánh nên nghiền ngẫm để đạt được ơn xin, chứ không cầu nguyện thay,
      suy chiêm giúp.
    • Thường thường những hướng dẫn này đã được trình bày thành những dàn bài trao sẵn cho người tĩnh tâm. Vì thế, trong thi hành, nhịp này không có. Những gì cần bổ túc cho thích hợp với hoàn cảnh thực tế thì chỉ cần khoảng 5 đến 10 phút.
    2) Tại sao?
    • LT2: Người trình bày cho người khác một cách thức hay một dàn bài để suy gẫm hay chiêm niệm, phải kể một cách trung thành sự kiện để chiêm niệm hay suy gẫm, chỉ giải thích sơ lược và vắn tắt từng điểm. Vì nếu khởi từ một căn bản lịch sử xác thực, người chiêm niệm tự mình
      suy nghĩ và lý luận mà gặp được điều gì giải thích hay giúp “cảm” sự kiện lịch sử ấy, hoặc nhờ tư duy hay nhờ ơn
      Chúa soi sáng tâm trí, họ sẽ thấy ý vị hơn và thu đạt kết qủa thiêng liêng nhiều hơn là được người hướng dẫn diễn giải nhiều về nội dung sự kiện. Bởi vì không phải sự biết nhiều, nhưng chính sự cảm nếm bề trong mới làm thỏa mãn linh hồn.
    Hãy tự mình ăn trái Ngày nọ, một đệ tử phàn nàn cùng Minh Sư: Thưa thầy, thầy thường kể cho chúng con nghe rất nhiều câu chuyện, nhưng chả bao giờ thầy giải thích ý nghĩa của các câu chuyện đó.
    Minh Sư hỏi vặn lại:
    Nếu có ai cho con một trái cây, con có muốn người đó nhai trái cây ấy, rồi mới mớm cho con không?
    Không ai có thể thay thế bạn để tìm hiểu ý nghĩa của bất cứ sự vật gì đối với chính bạn. Không ai cả, kể cả minh sư.
    AM.M: Như tiếng chim hót, tr.11.
    • Bản thân tôi để người cầu nguyện tiếp xúc với Thánh Thần.
    b. Câu hỏi giúp đào sâu
    1. Mục đích của việc hướng dẫn là gì?
    2. Người hướng dẫn phải làm điều gì và phải tránh
      điều gì?
    3. Tại sao phải như thế?
    2. Suy niệm a. Chỉ dẫn 1) Suy niệm có mục đích tiếp lấy những điều Thánh Thần chỉ ra qua các tác động, để chia sẻ và nhất là để chiêm niệm. Để đạt được mục đích trên, người cầu nguyện dùng dàn bài người hướng dẫn cho sẵn, nghiền ngẫm để hiểu cho sâu, cảm cho thấu ơn xin của bài suy chiêm; sau đó nghiền ngẫm từng câu Kinh Thánh ở từng điều theo hướng của ơn xin để cầu xin Chúa ban cho mình ơn xin của bài. Tài năng được vận dụng trong phần này chính yếu là trí năng (trí khôn) nhưng trí năng được vận dụng theo hướng mở ra với chỉ dẫn của Thánh Thần chứ không khép lại với chính mình, cậy dựa vào các ơn của Thánh Thần chứ không ỷ vào tài năng của bản thân. Người nào quen vận dụng trí khôn, say mê suy tư, quen thuộc với khoa chú giải thì phải coi chừng đừng biến giờ suy niệm thành giờ suy tư hay giờ chú giải. Để tránh nguy cơ này, họ có thể áp dụng phương pháp suy chiêm theo 3 bước: Đọc kỹ, Suy sâu và Nguyện cầu. Mỗi câu Kinh Thánh đem suy niệm phải được đọc đi đọc lại cho thấm sâu. Sau đó nói lại câu ấy theo cách nói quen thuộc của mình. Cuối cùng mới nói lại câu ấy theo phản ứng của mình. Đó chính là đọc kỹ. Muốn suy sâu thì trước hết phải nhận rõ điều câu ấy nói, đích câu ấy muốn nhắm, ý nghĩa câu ấy muốn truyền đạt. Khi đã hiểu ý nghĩa rồi mới lắng nghe Chúa muốn dạy ta hiểu điều gì, Chúa muốn bảo ta làm gì. Sau khi đã suy sâu thì nguyện cầu. Nhận ra điều Chúa dạy bảo, hãy thưa chuyện với Chúa như con thưa cùng Cha, như môn đệ thưa cùng Thầy. Ghi lại: Sau khi suy niệm, nên ghi lại những điểm được tác động để chia sẻ và nhất là để chiêm niệm. Đừng ghi dài, trái lại phải ghi vắn tắt và rõ ràng hết sức. 2) Vận dụng kinh nghiệm Nếu đã có được một cách nguyện ngắm hiệu quả, một cách suy gẫm biến đổi thì tìm cách vận dụng các kinh nghiệm quý báu của mình vào giờ suy niệm này. b. Câu hỏi giúp đào sâu Sau đây là những câu hỏi giúp suy nghĩ, đào sâu, chia sẻ để nắm vững phương pháp suy niệm. - Muốn nắm vững phương pháp suy niệm, phải hiểu đúng hiểu sâu những điều nào?
    - Suy niệm được trình bày ở đây giống và khác việc nguyện ngắm, suy gẫm mình vẫn làm ở chỗ nào?
    - Phải suy niệm thế nào trong chu kỳ cầu nguyện?
    - Tại sao chu kỳ cầu nguyện có phần này? Có phần này đem lại những lợi ích nào? Nếu bỏ phần này đi thì chu kỳ cầu nguyện sẽ ra sao? Phần này có những giới hạn nào?
    - Phải vận dụng phần này thế nào mới lợi ích? 3. Chia sẻ a. Chỉ dẫn 1) Chia sẻ có mục đích giúp người tĩnh tâm tiếp nhận thêm những điểm cần chiêm niệm mà Thánh Thần tiếp tục chỉ ra bằng cách tác động những người cùng tĩnh tâm và giúp họ thông chia cho nhau những điểm họ được tác động. Muốn tiến hành việc chia sẻ, người hướng dẫn và người tĩnh tâm phải đóng vai trò của mình. 2) Người hướng dẫn Người hướng dẫn đóng vai trò người điều động và vai trò người hướng dẫn.
    • Ở vai trò điều động, người hướng dẫn điều hành và làm cho sinh động bằng những câu hỏi và tóm tắt. Những câu hỏi phải thích hợp với trình độ và tâm lý người tham dự. Câu hỏi phải giúp người tham dự cởi mở mà thông chia cũng như thông chia cởi mở chứ đừng khép kín đề phòng. Muốn như thế thì câu hỏi không được mang tính cách khảo bài hay hạch hỏi cật vấn. Đây là điều tương đối khó thực hiện. Câu hỏi cũng phải được sắp xếp thế nào để việc chia sẻ càng lúc càng giúp nhìn vấn đề rõ hơn, sâu hơn, cảm nghiệm càng lúc càng mãnh liệt hơn. Thỉnh thoảng người điều động cũng nên tóm tắt những điều đã chia sẻ để giúp nhóm thấy rõ việc chia sẻ đã tiến tới đâu.
    • Người hướng dẫn còn phải đứng vai trò hướng dẫn. Ở vai trò này, họ nên chú ý lắng nghe để có thể làm hai công việc. Trước hết là góp thêm ý kiến nếu thấy nhóm cần thêm ý kiến để việc cầu nguyện tốt hơn. Tiếp đến, họ phải điều chỉnh bài gợi ý cho thích hợp với tình hình cầu nguyện của nhóm: thêm bài này, bớt bài kia, sửa đổi bài nọ.
    3) Người tĩnh tâm
    • Trước hết họ phải tích cực thông chia thì mới tiếp nhận được nhiều hoa trái của việc cầu nguyện. Khi cố gắng thông chia trong khiêm tốn, suy nghĩ của họ sẽ sáng sủa hơn, họ sẽ sống đơn sơ hơn và có kinh nghiệm để tiếp nhận những chia sẻ của người khác hơn.
    • Tiếp đến họ phải tập lắng nghe để tiếp lấy tác động của Thánh Thần và luyện nghe thấu cảm. Khi gặp những điểm được đánh động hãy ghi lấy một cách vắn tắt và rõ ràng để chiêm niệm. Gặp những người hoặc những ý kiến khó chấp nhận, hãy tập nghe thấu cảm: thầm nhắc lại ý kiến ấy, rồi nói lại ý kiến ấy bằng cách nói của mình, sau đó mới nói lại với phản ứng của mình. Dựa vào phản ứng của mình mà nhận ra mình là ai.
    4) Ghi lại Cuối cùng tóm tắt những điểm được tác động để đưa vào bài chiêm niệm. b. Câu hỏi giúp đào sâu 1) Chia sẻ có mục đích nào? 2) Để đạt được mục đích ấy, người tĩnh tâm phải thông chia thế nào và lắng nghe ra sao? 3) Theo bạn, nghe giảng lợi ích cho bạn ở điểm nào bất lợi cho bạn ở điểm nào? Chia sẻ đem lại cho việc tĩnh tâm của bạn những lợi ích nào và những bất lợi nào? 4. Chiêm niệm a. Chỉ dẫn 1) Mục đích
    • Chiêm niệm có mục đích đào sâu những điểm được tác động trong giờ suy niệm và chia sẻ trước đó sao cho không những hiểu thấu như trong giờ suy niệm mà còn và nhất là cảm sâu đến quyết tâm thực hiện điều đã cảm.
    2) Làm sao?
    • Trước hết tập trung các điểm đã được tác động trong các giờ suy niệm và chia sẻ trước đó, rồi hệ thống hóa chúng lại để nhận ra tác động then chốt, hoặc chọn lấy những điểm tác động mạnh hơn cả, cuối cùng sắp xếp chúng thế nào để có thể chiêm niệm mà xin được ơn của bài suy chiêm.
    • Làm lấy bài chiêm niệm xong, hãy dùng tài năng để cảm nếm gọi là cảm năng. Hãy cảm, hãy nếm như khi ta nếm một bài thơ khéo, cảm một bản nhạc hay. Nếu đã có kinh nghiệm nếm cảm cái hay cái đẹp thì hãy dùng kinh nghiệm ấy mà cảm mà nếm. Nếu đã có kinh nghiệm chiêm niệm thì càng hay, đừng bỏ qua kinh nghiệm ấy.
    3) Phải nhớ Người cầu nguyện phải nhớ kỹ, trong nhịp chiêm niệm, họ không đi tìm những điều mới lạ mà đào sâu những gì đã biết để hiểu thấu hơn, cảm sâu hơn gây ra ước muốn thực hiện điều đã chiêm. Người cầu nguyện nên nghiền ngẫm điều thánh Inhaxiô dặn: “Không phải biết nhiều, nhưng chính sự cảm nếm bên trong mới làm thỏa mãn linh hồn” (LT 2). b. Câu hỏi giúp đào sâu 1) Chiêm niệm khác suy niệm ở chỗ nào?
    2) Tách riêng hay gộp chung suy niệm với chiêm niệm, đàng nào ích lợi hơn?
    3) Một điều đã được suy niệm, tại sao còn đem chiêm niệm? 5. Nhận định a. Mục đích Mục đích của giờ nhận định là tìm cách cầu nguyện theo sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần. Muốn đạt mục đích này, cuối chu kỳ cầu nguyện, ta nên để ra 10-15 phút cầu nguyện, để đánh giá kết quả, rồi tìm nguyên nhân để điều chỉnh việc cầu nguyện kịp thời. b. Kết quả Lượng giá kết quả theo những kết quả sau: - Chu kỳ cầu nguyện có đạt được ơn xin không?
    - Chu kỳ cầu nguyện có giúp ta đổi lối nhìn về Chúa, về tha nhân, về vũ trụ và về bản thân không? Hoặc ta có cảm thấy gần Chúa và gần anh em, tự do đối với vật chất và với bản thân hơn không?
    - Có hy vọng kết quả này kéo dài hơn hay không?
    - Có ơn nào đặc biệt trong giờ cầu nguyện hay không? c. Nguyên nhân 1) Nếu kết quả tốt, hãy duy trì và phát triển cách cầu nguyện đang theo. 2) Nếu kết quả không tốt và nếu phương pháp cầu nguyện vẫn tốt cho đến nay thì kết quả xấu có phải do cách áp dụng phương pháp không cẩn thận hay không? (LT 322) 3) Nếu không do lỗi của ta thì có phải Chúa muốn dạy ta điều gì chăng (LT 322). Trong trường hợp này nên hỏi ý kiến người hướng dẫn. d. Quyết định Sau khi đã nhận định thì nên ghi tóm tắt kết quả của việc nhận định. 6. Nghỉ ngơi Nghỉ ngơi có mục đích lấy lại sức để cầu nguyện tiếp. Nghỉ ngơi là cần thiết, không nên cầu nguyện liên tục trong nhiều tiếng mà không có ý kiến của người hướng dẫn. Giờ nghỉ kéo dài từ 15’ đến 20’. Có thể dùng giờ này tắm giặt miễn là vẫn duy trì được bầu khí tĩnh tâm. 7. Tóm tắt
    Dùng Suy niệm Chia sẻ Chiêm niệm Nhận định
    Tài năng nào? Làm gì?Làm thế nào?

    Để làm gì?
    Trí năngNghiền ngẫm Theo sơ đồ


    Để được tác động
    Thông năngThông truyềnTheo điểm tác động
    Nhận thêm tác động
    Cảm năngNếm CảmĐiểm tác động

    Để đào sâu
    Trí – CảmPhân địnhXem kết quả tìm nguyên nhân Để cầu nguyện theo TT.
    Chữ ký của maytrang1978
    BO NGAI CON BIET THEO AI

  4. #4
    maytrang1978's Avatar

    Tham gia ngày: Mar 2012
    Tên Thánh: Anna
    Giới tính: Nữ
    Đến từ: dong nai
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 418
    Cám ơn
    2,613
    Được cám ơn 1,405 lần trong 357 bài viết

    Default

    Xin cho con được gặp Chúa

    Dựa vào cuốn:
    Cầu Nguyện Cùng Cha Trong Thầm Kín

    Linh mục Phêrô Phạm Hữu Lai S.J.
    CO. Chuẩn bị
    Bài 1: Những điều cần biết ngay
    Bài 2: Chu kỳ cầu nguyện
    Bài 3: Chia sẻ thiêng liêng
    Bài 4: Nhận định hàng ngày
    Bài 5: Làm sao để tĩnh tâm tốt?
    CI. Cầu nguyện để gặp được Chúa
    Bài 1. Cầu nguyện thế nào để gặp được Chúa?
    Bài 2. Làm sao biết con đã gặp Chúa trong
    cầu nguyện?

    Bài 3. Cầu nguyện mà cảm nghiệm được
    tình yêu của Thiên Chúa thì phải biến đổi.

    Bài 4. Cầu nguyện để thấy được Chúa nhìn
    Bài 5. Cầu nguyện là ở trước mặt Chúa
    Bài 6. Đấng mà tôi cầu nguyện Ngài là ai?
    Bài 7. Trong đêm tối, bạn kêu lên để
    Thiên Chúa gọi tên bạn (JL 8)

    Bài 8. Con phải cầu nguyện thế nào để
    được biến đổi?

    CII. Gặp được tình yêu thì nhận ra tội lỗi
    Bài 1. Đức Giê-su là hiệp nhất Thiên Chúa
    và con người (16)

    Bài 2. Tình yêu Thiên Chúa mặc khải tội lỗi của ta (17)
    Bài 3. Đức Ki-tô mặc khải tình yêu và tội lỗi (18)
    Bài 4. Lòng sám hối thật (19)
    Bài 5. Phá ác cảm (C2B3)
    Bài 6. Làm sao yêu được người khó thương
    Bài 7. Phá mạc cảm (C2B4)
    Bài 8. Cản trở cầu nguyện biến đổi
    Bài 9. Tình yêu giúp hòa giải (C2B6)
    Bài 10. Nghi thức hòa giải
    CIII. Gặp gỡ được Đức Ki-tô thì mọi sự sẽ khác
    Bài 1. Hãy đến với Đức Ki-tô (21)
    Bài 2. Tôi tin Chúa Ki-tô nào (22-23)?
    Bài 3. Đức Ki-tô thỏa mãn mọi khát vọng đích thực của con người (24-25)
    Bài 4. Bước theo Đức Ki-tô (27-28)
    Bài 5. Từ bó, tự do và theo ý Chúa (29-31)
    Bài 6. Chiêm ngắm Đức Mẹ để biết tình thương
    và cách tiếp nhận tình thương của Chúa (32)
    Bài 7. Hành trình đức tin của Phêrô và của bạn (37)

    Bài 8. Hãy cầu nguyện để thấy rõ ý Chúa (36)
    (dành cho những người lựa chọn ơn gọi).

    Bài 9. Chúa muốn tôi sống thế nào?
    (dành cho những người Linh Thao)

    CIV. Theo Chúa lên đồi Calve
    Bài 1. Cầu nguyện thế nào để Chúa Ki-tô sống
    trong ta (38-39)

    Bài 2. Chiêm ngắm Thánh Thể thế nào? (40-41)
    Bài 3. Vào vườn dầu với Đức Giê-su (42-43)
    Bài 4. Chiêm ngắm thập giá của Đấng đã
    phục sinh như thế nào? (45)

    CV. Đức Ki-tô đưa tôi về cùng Ba Ngôi
    Bài 1. Cầu nguyện với Đấng Phục Sinh như
    thế nào? (46)

    Bài 2. Sống tốt giây phút hiện tại (48)
    Bài 3a. Cầu nguyện là tiến sâu vào vực thẳm
    Ba Ngôi (4

    Bài 3b. Giá trị của Đức ái 1Cr 13.
    Bài 3c. Chiêm niệm để được tình yêu.
    Bài 4. Làm sao duy trì và phát triển ơn Linh Thao.
    Quy ước viết tắt
    Tài liệu này căn cứ chính vào Kinh Thánh và một số sách nên dùng cách viết tắt sau để quy chiếu cho tiện: JL: Jean LAFRANCE,Cầu Nguyện Cùng Cha Trong Thầm Kín, (nguyên tác tiếng Pháp: Prie Ton Père Dans Le Secret) người dịch (?), năm xuất bản (?), nơi xuất bản (?). Bản này phần trước đánh số các đoạn bằng số
    Ả rập, phần sau đánh các đoạn bằng số La mã. Khi quy chiếu chúng tôi lấy số đoạn ghi ngay sau JL. Nếu chỉ số triệt thì ghi sau hai chấm phân đoạn với triệt. Thí dụ: JL 8: 3 là Jean LaFrance, số 8, triệt 3.
    PHL: Phạm Hữu Lai s.j, Được Làm Môn Đệ, Bản để sửa 050420. Bản này phân thành chặng, mỗi chặng phân thành
    bài, mỗi bài lại phân thành số. Khi quy chiếu chúng tôi sẽ ghi tên sách viết tắt PHL, rồi ghi số chặng, số bài…
    Thí dụ: PHL: C1B5: 6 là Phạm Hữu Lai, Chặng 1, Bài 5, số 6.
    LT: Linh Thao. Linh Thao được phân thành đoạn có đánh số. Mỗi số lại phân thành triệt. Khi viết tắt sẽ ghi tên sách viết tắt là LT, rồi đến số đoạn, sau đó là hai chấm “:” Rồi mới ghi số triệt. Thí dụ LT 189: 2 có nghĩa là Linh Thao, số 189, triệt 2. AM.M: Anthony de MELLO, Tiếng chim hót, Một phút minh triết, Suy gẫm-Thinh lặng-Cảm thức, (Nguyên tác: Comme un chant d’oiseau, Anthony de Mello, dịch giả:
    Trần Duy Nhiên).
    Chặng 0
    CHUẨN BỊ HÀNH TRANG
    Bài 1: Những điều cần biết ngay
    Bài 2: Chu kỳ cầu nguyện
    Bài 3: Chia sẻ thiêng liêng
    Bài 4: Nhận định hàng ngày
    Bài 5: Làm sao để tĩnh tâm tốt?
    Bài 1
    NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT NGAY
    0. Cần biết ngay những gì?
    Bước vào tĩnh tâm, chúng ta cần biết ngay những
    điều sau:

    - Mục đích và ơn xin
    - Chương trình
    - Thời khóa biểu
    - Phân tổ
    - Gặp người hướng dẫn
    - Giữ thinh lặng
    1. Mục đích và ơn xin
    a. Mục đích
    Mục đích của khóa tĩnh tâm này là xin Chúa Thánh Thần dạy ta biết cầu nguyện thế nào mà gặp gỡ được tình yêu, gặp gỡ được Đức Ki-tô để cùng với Ngài lên đồi Canvê mà lên cùng Ba Ngôi.
    b. Ao ước của cá nhân
    Mỗi người tĩnh tâm cũng có những ao ước riêng khi đến tĩnh tâm. Hãy viết ra những ao ước ấy để ý thức cho rõ ao ước của mình. Sau đó tóm tắt những ao ước ấy cho chính xác, đầy đủ, rõ ràng và chính xác, vắn gọn.
    c. Ơn xin
    Sau khi đã tóm tắt ao ước, hãy gom chung mục đích và ơn xin trong một kinh của riêng mình để đọc lên trước mỗi bài suy chiêm.
    2. Chương trình
    Tĩnh tâm được sắp xếp thành một hành trình gồm các chặng sau:
    Chặng 0: Chuẩn bị hành trang
    Chặng 1: Cầu nguyện thế nào mới gặp được Chúa
    Chặng 2: Gặp được tình yêu thì nhận ra tội lỗi
    Chặng 3: Gặp được Đức Ki-tô thì mọi sự sẽ khác
    Chặng 4: Cùng Đức Ki-tô lên đồi Can-vê
    Chặng 5: Cùng Đức Ki-tô lên cùng Ba Ngôi.
    3. Thời khóa biểu dự kiến
    4g00 Thức dậy
    4g30 Chu kỳ cầu nguyện 1ab
    5g45 Thánh lễ
    6g30 Điểm tâm – Công tác
    8g00 Chu kỳ cầu nguyện 1cdđe
    10g30 Chu kỳ cầu nguyện 2ab
    11g30 Cơm trưa – Nghỉ trưa – Tắm giặt
    14g00 Chu kỳ cầu nguyện 2cdđe
    16g30 Chu kỳ cầu nguyện 3bcd
    18g30 Cơm chiều – Tự do
    19g30 Chia sẻ thiêng liêng
    20g15 Tái niệm
    21g00 Nhận định ngày sống, nghỉ đêm
    4. Phân tổ
    Khi phân tổ, xin lưu ý đến mục đích và ý nghĩa của việc chia sẻ thiêng liêng. Xin theo những chỉ dẫn sau:
    a. Số người: khoảng 10 người
    b. Loại người: những người có thể chia sẻ thiêng liêng với nhau
    c. Người điều động: mỗi tổ phải có một người biết điều động
    d. Tổ trưởng: mỗi tổ cũng cần một tổ trưởng
    5. Gặp người hướng dẫn
    a. Gặp người hướng dẫn để làm gì?
    Gặp người hướng dẫn để nhờ người ấy giúp mình cầu nguyện tốt hơn và nhận định ý Chúa nếu cần.
    b. Phải cho người hướng dẫn biết những gì?
    1) Nếu nhờ giúp biết cách cầu nguyện tốt hơn thì cần cho biết tất cả những gì người ấy cần biết để có thể giúp cầu nguyện tốt hơn. Đó là kết quả của việc cầu nguyện cùng các nguyên nhân đưa đến kết quả trên. Nguyên nhân có thể là cách cầu nguyện, cách áp dụng phương pháp cầu nguyện, những thuận lợi cho việc cầu nguyện và những cản trở cho việc cầu nguyện.
    2) Nếu nhờ giúp phân định thì nhớ những điều sau:
    - Cho biết ngay đầu khóa
    - Nêu vấn đề cho đúng, đủ, vắn và rõ. Nói rõ nguyên nhân nào thúc đẩy mình nhận định.
    - Cố gắng làm theo chỉ dẫn của người hướng dẫn.
    c. Hẹn gặp
    Khi cần gấp thì lúc nào cũng được không cần hẹn trước. Còn nếu không cần gấp thì nên hẹn gặp để tránh phải chờ đợi không tốt cho việc cầu nguyện. Xin lưu ý những điều sau:
    1) Muốn gặp vào ngày giờ nào thì xin ghi vào lịch hẹn gặp.
    2) Vào hôm hẹn gặp, hãy cho người đi trước biết chỗ mình cầu nguyện để họ đến gọi khi họ đã gặp xong.
    Ngày Sáng: 5 người Chiều: 5 người
    6. Thinh lặng
    a. Thinh lặng bên trong và bên ngoài
    Thinh lặng bên ngoài là không nói chuyện, không gây tiếng động. Mục đích để mọi người dễ cầu nguyện. Còn thinh lặng bên trong là không để trí lòng trò chuyện ngao du với những hình ảnh, công việc không liên quan đến việc tĩnh tâm. Mục đích là để tâm trí có thể tập trung vào Chúa. Nói thực ra, khi người ta đem hết tâm trí vào Chúa thì người ta không để trí để lòng đến những cái khác.
    b. Như vậy, hễ gặp Chúa, hễ cầu nguyện thì ắt thinh lặng bên trong và tất nhiên thinh lặng bên ngoài và khao khát có bầu khí thinh lặng. Ngược lại, có thinh lặng bên ngoài chưa hẳn đã có thinh lặng bên trong.
    c. Như thế, hễ thấy khó thinh lặng bên ngoài là dấu không cầu nguyện. Còn thấy ao ước thinh lặng bên ngoài là dấu đang cầu nguyện bên trong.



    Chữ ký của maytrang1978
    BO NGAI CON BIET THEO AI

+ Trả lời chủ đề + Gửi chủ đề mới

Quyền hạn của bạn

  • Bạn không được gửi bài mới
  • Bạn không được gửi bài trả lời
  • Bạn không được gửi kèm file
  • Bạn không được sửa bài

Diễn Đàn Thánh Ca Việt Nam - Email: ThanhCaVN@yahoo.com