Love Telling ThanhCaVN nhắn với ACE: Chúng con cậy vì Danh Chúa nhân từ, xin cho Linh hồn Cha cố Phêrô (Ns. Kim Long) được lên chốn nghỉ ngơi. Hằng xem thấy mặt Đức Chúa Trời sáng láng vui vẻ vô cùng. Amen! Loan Pham nhắn với ACE: Giêsu Maria Giuse, con mến yêu xin thương cứu rỗi linh hồn Phê-rô Lm. Kim Long sớm được hưởng Nhan Thánh Chúa. Amen Loan Pham nhắn với ACE: Hòa cùng với Giáo Hội Công Giáo Việt Nam với sự ra đi của Lm. Kim Long là Nhạc sĩ quý mến của chúng ta...đó là sự thương xót mất mát rất lớn của Thánh Nhạc Việt Nam... chúng ta hãy cùng dâng lời nguy Loan Pham nhắn với Gia đình TCVN: Hòa cùng Giáo Hội Công giáo Việt Nam với sự ra đi vô cùng thương tiếc của Lm. Kim Long là nhạc sĩ Thánh Ca thân yêu của chúng ta... Chúng ta cùng dâng lời nguyện xin: Giesu Matia Giuse xin thương cứu rỗi linh ThanhCaVN nhắn với ACE: Nhân dịp Sinh Nhật lần thứ 18 Website, BQT-TCVN kính chúc Quý Cha, Quý Tu sỹ Nam Nữ, Quý Nhạc sỹ - Ca trưởng – Ca sỹ, Quý Ân Nhân và toàn thể ACE luôn tràn đầy HỒNG ÂN THIÊN CHÚA. ThanhCaVN nhắn với ACE: Chúng con cậy vì Danh Chúa nhân từ, xin cho Linh hồn ĐTC Phanxicô được lên chốn nghỉ ngơi. Hằng xem thấy mặt Đức Chúa Trời sáng láng vui vẻ vô cùng. Amen!

+ Trả lời chủ đề + Gửi chủ đề mới
kết quả từ 1 tới 32 trên 32

Chủ đề: Tiểu Sử Các Thánh Tháng I

Hybrid View

  1. #1
    gioanha's Avatar

    Tham gia ngày: Nov 2008
    Tên Thánh: Gioan
    Giới tính: Nam
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 2,928
    Cám ơn
    2,244
    Được cám ơn 5,749 lần trong 2,086 bài viết

    Exclamation Tiểu Sử Các Thánh Tháng I




    Ngày 1/1: Thánh Vincent Mary Strambi (1745-1824)
    Sinh tại Ý.
    Con của một người ghiền thuốc.
    Là linh mục dòng Passionist.
    Giữ nhiều chức vụ quan trọng trong dòng.
    Làm giám mục năm 1801.
    Chết vào ngày sinh nhật của mình 1/1/1824.
    thay đổi nội dung bởi: xoicucnong, 20-01-2009 lúc 04:51 PM Lý do: màu mè thêm cho vui!!!
    Chữ ký của gioanha
    Ráng chiều ửng hồng, rạng đông sẽ đẹp

  2. Có 5 người cám ơn gioanha vì bài này:


  3. #2
    gioanha's Avatar

    Tham gia ngày: Nov 2008
    Tên Thánh: Gioan
    Giới tính: Nam
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 2,928
    Cám ơn
    2,244
    Được cám ơn 5,749 lần trong 2,086 bài viết

    Default Ngày 2/1: Thánh Basiliô Cả (329-379)


    Ngày 2/1: Thánh Basiliô Cả (329-379)
    Sinh tại Caesarea Cappadocia (Thổ Nhĩ Kỳ bây giờ).
    Là một trong 10 của hai bận phụ mẫu Thánh Basiliô và Emmelia.
    Là tiến sĩ Giáo Hội ở Tây Phương.


    Thánh Basiliô, con người kỳ diệu mà mọi thời gọi là Thánh Cả, chào đời khoảng cuối năm 329 tại Cêsaa, thủ đô miền Cappadocia. Ngài thật có phúc vì được sinh ra trong một gia đìng tháng thiện. Cha ngài là thánh Basiliô, mẹ ngài là thánh nữ Emêlia. Nhưng sinh ra ngài, cha mẹ ngài đã chịu bao nỗi âu lo. Một cơn bệnh nặng đã tưởng cất mất sự sống của ngài.Việc ngài bềnh phục được coi như là kết quả của lời cầu nguyện mà thôi.
    Từ thời thơ ấu thánh nhân đến sống với người bà là thánh nữ Macrina. Tại đây ngài hấp thụđược những nguyên tắc sống đạo đức đầu tiên. Ngài nói: tôi không hề quên được những lời dạy dỗ và gương lành mà người đàng bà thánh thiện đã ghi vào trong tâm hồn thơ bé của tôi.
    Ngay tới khi tuổi đi học, cha ngài, một người vừa đạo đức vừa hoạt bát, đã tự đã nhiệm việc dạy dỗ ngài những yếu tố đầu tiên về văn chương. Sau khi cha qua đời, ngài được gửi đi Cêsarêa rồi Constantanople để học khoa hùng biện. Sau cùng, ngài đi Athena, kinh thành ánh sáng thế giới Hi Lạp thời đó. Tại đây, ngài có dịp làm quen với thánh Grêgoriô thành Naziauze. Hai người kết thân với nhau và tình bạn đầy thánh thiện của họ không hề bị một áng mây mù nào che phủ. Trong thành phố xa hoa ấy, họ chỉ biết có hai con đường dẫn tớ nhà thờ và tới trường học.
    Sau khi hoàn tất các môn học ngài dồn nỗ lực học kinh thánh và các giáo phụ. Ngài đã kín múc được từ kho tàng phong phú này những hiểu biết và những tâm tình cao thượng qui hướng con người lên trời.
    Lúc hai mươi bảy tuổi, ngài trở về quê nhà và biện hộ cho một vài vụ kiện tụng. Tài lợi khẩu và thành công tưởng trừ đã cột chặt ngài vào với pháp đình. Nhưng chị ngài là thánh nữ Macrina (trẻ), đã nói cho ngài biết về sự trả giá của những tài năng của cải loài người, và về những giá trị chân thực mà ngài như đã quên bỏ.Thế là thánh nhân quyết từ giã thế gian và theo đuổi đời sống ti trì. Ngài đã viếng thăm các tu viện bên đông phương để tìm kiếm gương mẫu và thầy dạy đường nhân đức. Một năm sau ngài mtrở về Canpadocia, rầi lui về miền Pont và thiết lập nhiều tu viện. Các qui luật ngài soạn ra cho các tu viện bên đông phương, cũng như tại một số tu viện của Giáo hội Công Giáo theo nghi lễ Byzantin chỉ sống năm năm như tu sĩ trong viện. Nhưng điều ngài đã làm đã viết là phần thành công trực tiếp và lâu bền nhất trong công trình đời ngài.
    Năm 370 khi Đức Giám mục Eusêbiô qua đời, Thánh Basiliô được bầu làm Giám mục Cêsaria. Thánh nhân đã lãnh nhận giáo phận trong một hoàn cảnh đầy sóng gió và đã tỏ ra là một chủ chăn bất khuất trong việc bảo vệ đức tin. Lúc ấy lạc giáo Ariô đang ở vào thời cực thịnh. Hoàng đế Va-lăng (velens) đứng vào phía lạc giáo để bách hại Giáo hội. Thánh Grêgoriô Nazianzênô đã kể lại cuộc đời thánh Basiliô, có lẽ đã tô điểm thêm đôi chút, nhưng đã cho thấy được cá tính của thánh nhân như thế nào. Va-lăng phái Modestô, một tổng trấn nổi tiếng mưu mô và hung ác đến gặp thánh nhân. Hắn nói:
    Tại sao ông dám chống lại hoàng đế và không theo đạo của ngài.
    Thánh nhân trả lời:
    Bởi vì Thiên Chúa là hoàng thượng của tôi, ngài bảo vệ tôi.
    Modestô vặn lại:
    Vậy ông coi chúng tôi là thứ gì?
    Thánh nhân trịnh trọng đáp lời:
    Tôi chẳng coi các ông là gì cả, bởi vì các ông đã bắt chúng tôi phải có những điều phản nghịch lại thánh ý của Thiên Chúa.
    Modestô liền dở trò đe doạ:
    Ông không biết rằng tôi có thể cho ông nếm thử sức mạnh của chúng tôi sao?
    Nhưng thánh nhân đã khẳng khái trả lời:
    Những hậu qủa do sức mạnh của các ông chỉ có thể là tịch biên tài sản, lưu đày, tra tấn hay là sát hại mà thôi. Đối với việc tịch biên tài sản thì người không có gì cả như tôi làm gì mà phải sợ. Tôi càng không sợ phải lưu đày, bởi vì đâu có chúa thì đấy là quê hương của tôi. Đối với những tra tấn ông bắt tôi phải chịu, thì quả tôi quá yếu đuối và không đủ sức để chịu được một cuộc tra tấn thứ hai. Về cái chết, làm sao tôi lại phải sợ, vì nó sẽ sớm đưa tôi về với Thên Chúa hơn.”
    Vị tổng trấn ngạc nhiên:
    Bởi vì ông chưa nói chuyện với một Giám Mục nào.
    Sau cuộc đàm thoại nảy lửa này, tình hình lắng diụ một thời gian. Nhưng bị áp lực của bè rối, hoàng đế Va-lăng tính bắt Giám mục Basiliô đi đày. Nhưng ý định bất thành vì ngay đêm trứơc con ông ngã bệnh nặng. Được Giám mục đến viếng thăm và cầu nguyện cho lành, nó cũng qua đời vì sự thay lòng đổi dạ của nhà vua. Dầu vậy, dưới áp lực mạnh mẽ của bè rối , vua cũng quyết ký án lệnh phát lưuĐức Giám mục. Lần này, ông vẫn thất bại vì ba bốn lần cầm lấy viết thì viết bị hư, cầm đến dấu ấn thì dấu ấn bị bể nát.
    Ngoài sự can trường để bảo vệ đức tin chân chính, thánh Basiliô còn là một mục tử nhiệt thành và giàu lòng bác ái. Ngài đã liên tục đi thăm viếng từng miền trong giáo phận. Ngài chuyên chăm dạy dỗ đoàn chiên và một số bài giảng của ngài được lưu giữ đến ngày nay là những công trình thần học rất đáng giá. Ngoài ra thánh nhân còn yêu thương đặt biệt những người nghèo khó bệnh tật. Ngài đã thiết lập một nhà thương, đặt tên là Basiliát (Basiliade) để chăm sóc họ.
    Thánh nhân đã được sống để chứng kiến cái chết của Va-lăng và sự tàn lụi của lạc giáo Ariô nhưng chẳng bao lâu sau ngài cũng qua đời vì kiệt sức, ngày 01 tháng Giêng năm 379
    Chữ ký của gioanha
    Ráng chiều ửng hồng, rạng đông sẽ đẹp

  4. Có 3 người cám ơn gioanha vì bài này:


  5. #3
    gioanha's Avatar

    Tham gia ngày: Nov 2008
    Tên Thánh: Gioan
    Giới tính: Nam
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 2,928
    Cám ơn
    2,244
    Được cám ơn 5,749 lần trong 2,086 bài viết

    Default Ngày 3/1: Thánh Denevieve (422-500)


    Ngày 3/1: Thánh Denevieve (422-500)
    Năm 451 thuyết phục dân Pari chống lại cuốc công hãm của quân Mông Cổ.
    Được kể là đã lái thuyền đến Seine để mang thóc gạo về cho thành Paris đang bị đói.
    Là vị bảo hộ của thành Paris, của mục đồng, của những người làm vườn.

    Chữ ký của gioanha
    Ráng chiều ửng hồng, rạng đông sẽ đẹp

  6. Có 3 người cám ơn gioanha vì bài này:


  7. #4
    gioanha's Avatar

    Tham gia ngày: Nov 2008
    Tên Thánh: Gioan
    Giới tính: Nam
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 2,928
    Cám ơn
    2,244
    Được cám ơn 5,749 lần trong 2,086 bài viết

    Default Ngày 4/1: Thánh Elizabeth Ann Seton (1774-1821)


    Ngày 4/1: Thánh Elizabeth Ann Seton (1774-1821)
    Là vị thánh người Bắc Mỹ chính cống đầu tiên.
    Trở lại Công Giáo sau khi chồng chết.
    Được tôn kính như là một trong những vị sáng lập hệ thống trường giáo xứ ở Hoa Kỳ.

    Mẹ Seton là một trong những rường cột của Giáo Hội Công Giáo Hoa Kỳ. Ngài sáng lập tu hội đầu tiên dành cho phụ nữ Hoa Kỳ, Dòng Nữ Tu Bác Ái, mở trường học đầu tiên trong giáo xứ Hoa Kỳ và thiết lập cô nhi viện đầu tiên ở Hoa Kỳ. Tất cả những điều trên ngài thực hiện trong vòng 46 năm đồng thời vừa nuôi dưỡng năm người con.
    Elizabeth Ann Bayley Seton quả thực là người của thế hệ Cách Mạng Hoa Kỳ, ngài sinh ngày 28 tháng Tám 1774, chỉ hai năm trước khi có bản Tuyên Ngôn Ðộc Lập. Bởi dòng dõi và hôn nhân, ngài có liên hệ đến các thế hệ đầu tiên sống ở Nữu Ước và vui hưởng kết quả của một xã hội tiến bộ. Ðược nuôi nấng trong một gia đình nề nếp Anh Giáo, ngài biết được giá trị của sự cầu nguyện, Kinh Thánh và sự kiểm điểm lương tâm hàng đêm trước khi đi ngủ. Cha của ngài, Bác Sĩ Richard Bayley, không đóng góp nhiều cho nhà thờ nhưng ông là người rất nhân đạo, đã dạy được cho cô con gái bài học yêu thương và phục vụ tha nhân.
    Sự chết sớm của người mẹ năm 1777 và của bà vú nuôi năm 1778 đã đem lại cho Elizabeth một cảm nhận về sự tạm bợ của trần gian và thúc giục ngài hướng về vĩnh cửu. Thay vì ủ rũ và chán chường, ngài đối diện với các biến cố mà ngài coi là sự "hủy hoại khủng khiếp" với một hy vọng đầy phấn khởi.
    Vào năm 19 tuổi, Elizabeth là hoa khôi của Nữu Ước và kết hôn với một thương gia đẹp trai, giầu có là ông William Magee Seton. Họ được năm người con trước khi doanh nghiệp lụn bại và ông chết vì bệnh lao. Vào năm 30 tuổi, bà Elizabeth đã là một goá phụ, không một đồng xu và phải nuôi nấng năm đứa con.
    Trong khi sống ở Ý, bà được chứng kiến phong trào Tông Ðồ Giáo Dân qua gia đình của những người bạn. Ba điểm căn bản sau đã đưa bà trở về đạo Công Giáo: tin tưởng sự hiện diện thực sự của Chúa Giêsu trong bí tích Thánh Thể, sùng kính Ðức Mẹ và tin rằng Giáo Hội Công Giáo là một giáo hội tông truyền do Ðức Kitô thành lập. Nhiều người trong chính gia đình bà cũng như bạn hữu đã tẩy chay bà khi trở lại Công Giáo vào tháng Ba 1805.
    Ðể nuôi con, bà mở trường học ở Baltimore. Ngay từ ban đầu, nhóm giáo chức của bà đã theo khuôn khổ của một tu hội, mà sau đó được chính thức thành lập vào năm 1809.
    Hàng ngàn lá thư của Mẹ Seton để lại cho thấy sự phát triển đời sống tâm linh của ngài, từ những việc tốt lành bình thường cho đến sự thánh thiện cách anh hùng. Ngài chịu đau khổ vì những thử thách như đau ốm, hiểu lầm, cái chết của những người thân yêu (chồng và hai con gái), cũng như sự lo lắng đến đứa con trai hoang đàng. Ngài từ trần ngày 4 tháng Giêng 1821, và vào ngày 17-3-1963, Ðức Giáo Hoàng Gioan XXIII đã tuyên xưng ngài là vị chân phước đầu tiên người Hoa Kỳ. Ngài được phong thánh ngày 24-9-1975.
    Lời Bàn

    Thánh Elizabeth Seton không có những khả năng phi thường. Ngài không phải là một vị thần bí hay được in năm dấu thánh. Ngài không được ơn tiên tri hay nói tiếng lạ. Ngài chỉ có hai điều thành tâm: từ bỏ ý riêng để theo thánh ý Thiên Chúa, và yêu quý Bí Tích Thánh Thể. Ngài viết thư cho người bạn là bà Julia Scott, rằng ngài muốn đổi cả thế gian để sống ẩn dật ở "trong hang hay sa mạc. Nhưng Thiên Chúa đã ban cho tôi nhiều việc phải làm, và tôi hằng cầu xin và luôn luôn hy vọng được vâng theo ý Chúa hơn là ý riêng tôi." Kiểu cách nên thánh của ngài là mở lòng cho mọi sự nếu chúng ta yêu mến Thiên Chúa và thi hành thánh ý Ngài.
    Lời Trích

    Thánh Elizabeth Seton nói với các nữ tu, "Tôi thiết nghĩ mục đích trước nhất trong công việc hàng ngày của chúng ta là thi hành thánh ý Thiên Chúa; thứ đến, thi hành điều ấy trong phương cách mà Ngài muốn; và thứ ba, thi hành điều ấy vì đó là ý Chúa."


    Chữ ký của gioanha
    Ráng chiều ửng hồng, rạng đông sẽ đẹp

  8. Có 3 người cám ơn gioanha vì bài này:


  9. #5
    gioanha's Avatar

    Tham gia ngày: Nov 2008
    Tên Thánh: Gioan
    Giới tính: Nam
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 2,928
    Cám ơn
    2,244
    Được cám ơn 5,749 lần trong 2,086 bài viết

    Default Ngày 5/1: Thánh John Neumann (1811-1860)


    Ngày 5/1: Thánh John Neumann (1811-1860)
    Là vị giám mục thứ bốn ở Philadelphia.
    Khấn sống thanh bần như một linh mục Dòng Chúa Cứu Thế.
    Cho đi hầu hết tất cả những gì mình có.
    Chết năm 49 tuổi.
    Được nhiều người khóc thương trước tấm lòng nhân hậu, quan tâm và quảng đại của ngài.







    “ Một Vị Ðại Tông Ðồ Mỹ Quốc ”
    Lúc về già , đứng trên bờ biển Naples nhìn một chiếc thuyền buồm đang rẽ sóng đi về New Orleans , Thánh Anphongsô nói : “ Một ngày kia con cái ta sẽ đến những miền xa xôi ấy .”
    Thánh Clêmentê cũng ước mơ đặt chân đến núi rừng Canađa . Ngày15-4-1832 giấc mơ đã thành sự thật . Cha Passerat , tân Ðại Diện Tổng Quyền , đã gởi một số thừa sai Dòng Chúa Cứu Thế đến Mỹ châu , theo lời mời của Giám Mục địa phận Cincinnati. Nhà Dòng đã bành trướng thật mau lẹ và trở thành Phụ Tỉnh Mỹ châu , dưới quyền coi sóc của Cha Gioan Neumann, tu sĩ Dòng Chúa Cứu Thế đầu tiên .
    Ngày nay, Dòng Chúa Cứu Thế tại Hoa Kỳ gồm ba Tỉnh Dòng , và con số đông đảo nhất . Năm 1852, Cha Neumann được bổ nhiệm làm Giám Mục Philadelphia. Một vị Giám Mục có tài xây cất . Ngài đã xây cất 100 trường học , 65 nhà thờ mới . Một Giám Mục viết sách , ngài biên soạn cuốn giáo lý phổ thông trong c ác trường .
    Một Giám Mục lập Dòng : Ngài sáng lập Dòng các Nữ tu Thánh Phanxicô tại Philadelphia , một Dòng rất thịnh vượng ngày nay. Nhưng vị Giám Mục hoạt động ấy đã chết rất trẻ lúc lên 49 tuổi , trong một cơn đau tim bất thần ngoài đường phố . Ðược một người Tin Lành đưa vào nhà cấp cứu , mở chiếc áo dòng Chúa Cứu Thế ra người ta thấy cây thánh giá Giám Mục , một lố kẹo trong túi áo dành cho trẻ con … Ngài đã chết như ngài đã sống âm thầm trong hy sinh , giữa những người di cư thuộc nhiều sắc tộc từ các nơi đến lập thành “ Hiệp Chủng Quốc ”. Cha Jean Neumann được phong hiển thánh ngày 19-6-1977 do Ðức Giáo Hoàng Phao Lồ VI.
    Lm Hồng Phúc, CSsR
    Chữ ký của gioanha
    Ráng chiều ửng hồng, rạng đông sẽ đẹp

  10. Có 3 người cám ơn gioanha vì bài này:


  11. #6
    gioanha's Avatar

    Tham gia ngày: Nov 2008
    Tên Thánh: Gioan
    Giới tính: Nam
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 2,928
    Cám ơn
    2,244
    Được cám ơn 5,749 lần trong 2,086 bài viết

    Default Ngày 6/1: Á Thánh André Besette (1845-1937)


    Ngày 6/1: Á Thánh André Besette (1845-1937)
    Sinh tại Canada.
    Vào Dòng Thánh Giá năm 25 tuổi.
    Có tiếng là một “Tay Làm Phép Lạ ở Montreal”.
    Phụ trách xây cất Nguyện Đền Thánh Giuse ở Montreal.

    - Xem Đền thánh Giuse: http://www.thanhcavietnam.net/forum/...ead.php?t=2786



    Chữ ký của gioanha
    Ráng chiều ửng hồng, rạng đông sẽ đẹp

  12. Có 3 người cám ơn gioanha vì bài này:


  13. #7
    lanhvananh's Avatar

    Tuổi: 49
    Tham gia ngày: Aug 2008
    Tên Thánh: Giuse
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Cẩm Mỹ - Đồng Nai 310 năm
    Bài gởi: 181
    Cám ơn
    506
    Được cám ơn 411 lần trong 133 bài viết

    Default

    Hạnh tích các Thánh, mỗi người một vẻ! Mong sao cho anh em chúng ta, trong thời gian sống tạm bợ trên dương thế này cũng cố gắng hết sức lấy cho được một danh hiệu. Đặng, sau 300 năm lẻ nữa người đời lại nhắc chúng ta trong trang thanhcavetnam.org này! :laughs:

  14. Có 3 người cám ơn lanhvananh vì bài này:


  15. #8
    gioanha's Avatar

    Tham gia ngày: Nov 2008
    Tên Thánh: Gioan
    Giới tính: Nam
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 2,928
    Cám ơn
    2,244
    Được cám ơn 5,749 lần trong 2,086 bài viết

    Default Á Thánh Gioan XXIII (1881-1963)


    Ngày 12/1: Á Thánh Gioan XXIII (1881-1963)
    Tên thật là Angelo Giuseppe Roncalli.
    Con của một nông gia chăn nuôi súc vật.
    Lên ngôi giáo hoàng năm 78 tuổi.
    Triệu tập Công Đồng Chung Vaticanô II.
    Qua đời ba tháng sau khi Công Đồng khai mở.



    Đức Thánh Cha Gioan XXIII (1881-1963) đã ra Tông Huấn Grata Recordatio về cách lần hạt Mân Côi 19-9-1959); đã mở Công Đồng Chung Vaticanô II (11-10-1962) và đã đi hành hương Đền Thánh Đức Mẹ Lôrêtô để phó dâng Công Đồng cho Đức Mẹ.



    Chữ ký của gioanha
    Ráng chiều ửng hồng, rạng đông sẽ đẹp

  16. Có 2 người cám ơn gioanha vì bài này:


  17. #9
    gioanha's Avatar

    Tham gia ngày: Nov 2008
    Tên Thánh: Gioan
    Giới tính: Nam
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 2,928
    Cám ơn
    2,244
    Được cám ơn 5,749 lần trong 2,086 bài viết

    Default Ngày 13/1: Thánh Hilary of Poitiers (315-368)


    Ngày 13/1: Thánh Hilary of Poitiers (315-368)
    Làm giám mục ở Poitiers nước Pháp.
    Là một trong những vị Tiến Sĩ Hội Thánh.
    Hăng say chống bè rối Ariô.
    Bị hoàng đế Constans phát lưu ở Frigia.
    Viết bộ sách 12 cuốn “Về Chúa Ba Ngôi” khi bị lưu đầy.
    Sáng tác một số bản thánh ca bằng tiếng Latinh cũng trong thời gian bị lưu đầy.



    Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI: Buổi Triều Kiến Chung hằng tuần Thứ Tư 10/10/2007

    Bài Giáo Lý 53 trong loạt bài về Giáo Hội Hiệp Thông Tông Truyền

    Anh Chị Em thân mến,

    Hôm nay, chúng ta sẽ nói về một vị đại Giáo Phụ của Giáo Hội Tây phương, đó là Thánh Hilary ở Poitiers, một trong những vị đại giám mục trong thế kỷ thứ 4. Đối đầu với thành phần bè rối Arian, những người chủ trương Con Thiên Chúa là một tạo vật, mặc dù không phải là một nhân vật nổi bật nhất, Thánh Hilary cũng đã hiến cuộc đời mình cho việc bênh vực niềm tin tưởng vào thần tính của Chúa Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa, và là Thiên Chúa như Chúa Cha là Ngôi đã nhiệm sinh Người từ thuở đời đời.

    Chúng ta không có những dữ kiện chắc chắc về hầu hết cuộc đời của Thánh Hilary. Các nguồn tín liệu xưa nói rằng ngài được sinh ra ở Poitiers vào khoảng năm 310. Trong một gia đình nề nếp, ngài được giáo dục tốt đẹp về chữ nghĩa là những gì được tỏ hiện nơi các bản văn của ngài. Dường như ngài không được nuôi dưỡng trong một môi trường Kitô giáo. Chính ngài đã cho chúng ta biết về một cuộc hành trình tìm kiếm chân lý, một cuộc kiếm tìm dần dần dẫn ngài tới chỗ nhận biết vị Thiên Chúa hóa công và vị Thiên Chúa nhập thể, Đấng đã chết để ban cho chúng ta sự sống đời đời. Ngài đã được rửa tội vào khoảng năm 345, và được chọn làm giám mục thánh Poitiers vào khoảng năm 353-354.

    Vào những năm sau đó, Thánh Hilary đã viết tác phẩm đầu tiên của mình là cuốn “Dẫn Giải Phúc Âm Thánh Mathêu”. Đó là bản dẫn giải bằng tiếng Latinh cổ nhất còn tồn tại chúng ta có được về Phúc Âm này. Vào năm 356, Thánh Hilary, với tư cách là giám mục, đã tham dự Hội Nghị Giám Mục tại Beziers ở miền nam Pháp quốc, một hội nghị được ngài gọi là “Hội Nghị của Các Ngụy Tông Đồ”, ở chỗ hội nghị này bị lấn lướt bởi các vị giám mục theo bè rối Arian, và vì thế đã phủ nhận thần tính của Chúa Giêsu Kitô. Những “vị ngụy tông đồ” này đã xin Hoàng Đế Constantine lên án phát lưu giám mục thành Poitiers. Bởi thế Thánh Hilary đã bị buộc phải rời Pháp vào mùa hè năm 356.

    Bị lưu đầy đến Phrygia, tức Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay, Thánh Hilary thấy bị bủa vây bởi một môi trường sống đạo hoàn toàn nhuốm mầu sắc lạc thuyết Arian. Cả ở đó nữa, mối quan tâm mục vụ của ngài dẫn ngài đến chỗ không ngừng hoạt động để tái thiết mối hiệp nhất của Giáo Hội, trên nền tảng đức tin chân chính, theo mẫu thức của Công Đồng Chung Nicea. Để đạt được mục đích ấy, ngài đã bắt đầu viết tác phẩm quan trọng nhất và nổi tiếng nhất của ngài, đó là cuốn: “De Trinitatae – Về Chúa Ba Ngôi”.

    Trong tác phẩm này, ngài đã nói về cuộc hành trình của bản thân ngài trong việc nhận biết Thiên Chúa, và ngài có ý chứng tỏ cho thấy rằng Thánh Kinh rõ ràng chứng thực về thần tính của Chúa Con và việc Người ngang hàng với Chúa Cha, chẳng những ở Tân Ước, mà còn nơi nhiều trang Cựu Ước nữa, nơi đã cho thấy về mầu nhiệm Chúa Kitô. Đối đầu với thành phần lạc giáo Arian, ngài đã nhấn mạnh đến sự thật liên quan tới các danh xưng của Cha và Con và đã khai triển toàn bộ thần học về Chúa Ba Ngôi bắt đầu từ công thức rửa tội được chính Chúa tỏ cho chúng ta: “Nhân danh Cha và Con và Thánh Thần”.

    Cha và Con có cùng một bản tính. Và nếu có một số đoạn trong Tân Ước khiến cho chúng ta nghĩ rằng Con thua kém Cha thì Thánh Hilary cống hiến những qui tắc xác đáng để tránh những dẫn giải sai lạc: Một số đoạn trong Thánh Kinh nói về Chúa Giêsu là Thiên Chúa, một số đoạn khác nhấn mạnh đến nhân tính của Người. Một số đoạn nói về Người hiện hữu từ trước với Cha; có những đoạn đề cập tới việc hạ mình của Người (“kenosis”), việc hạ mình cho đến chết của Người; và sau heat, có những đoạn chiêm ngắm Người trong vinh quang phục sinh.

    Trong những năm lưu đầy của mình, Thánh Hilary cũng viết “Cuốn Sách về Cuộc Hội Nghị Giám Mục”, trong đó, đối tượng nhắm đến là chư huynh giám mục Pháp quốc của ngài, ngài đã lập lại và nhận định về những lời tuyên xưng đức tin cùng với những bản văn khác của các hội nghị giám mục được triệu tập ở Đông phương vào giữa thế kỷ thứ 4. Bao giờ cũng mạnh mẽ chống lại thành phần bè rối cực đoan Arian, Thánh Hilary đã tỏ ra tinh thần công nghị với những vị công nhận rằng Con giống như Cha về yếu tính, dĩ nhiên là ngài cố gắng dẫn các vị ấy đến một đức tin trọn vẹn, một đức tin chủ trương rằng chẳng những giống nhau mà còn thực sự ngang nhau giữa Cha và Con về thần tính nữa.

    Đây cũng là một điều đặc biệt, ở chỗ, tinh thần công nghị của ngài cố gắng hiểu biết những vị vẫn chưa đạt đến tầm mức trọn vẹn của chân lý và, bằng sự rất khôn ngoan về thần học, giúp cho các vị ấy đạt đến một đức tin hoàn toàn vào thần tính thực sự của Chúa Giêsu Kitô.

    Vào năm 360 hay 361, Thánh Hilary cuối cùng đã có thể trở về quê quán của mình từ chốn lưu đầy và lập tức tái tấu hoạt động mục vụ nơi Giáo Hội của ngài, thế nhưng ảnh hưởng giáo huấn của ngài thực sự đã vượt ra ngoài biên giới giáo phận của ngài nữa. Một hội nghị giám mục đã diễn ra ở Paris vào năm 360 hay 361 lập lại ngôn ngữ của Công Đồng Chung Nicea. Một số tác giả xưa đã nghĩ rằng việc các vị giám mục Pháp gia tăng chống lại bè rồi Arian phần lớn là do nghị lực và sự hiền lành của vị giám mục ở Poitiers này.

    Đó chính là biệt tài của ngài, ở chỗ, liên kết sức mạnh của đức tin với sự hiền lành nơi những giao hệ liên cá thể. Trong những năm cuối đời của ngài, ngài đã viết “Luận về Các Thánh Vịnh”, một dẫn giải về 58 bài thánh vịnh, dẫn giải theo nguyên tắc được nói đến trong phần giới thiệu của tác phẩm: “Chắc chắn một điều là tất cả những điều được nói đến trong các Thánh Vịnh cần phải được hiểu theo chiều hướng loan báo Phúc Âm, để hết mọi sự tiếng được thần trí ngôn sứ tự do vang lên, đều qui về việc nhận biết việc xuất hiện của Chúa Giêsu Kitô, nhập thể, khổ nạn và vương quốc, cùng vinh quang và quyền năng của việc chúng ta phục sinh” (Instructio Psalmorum, đoạn 5).

    Trong tất cả mọi bài Thánh Vịnh, ngài thấy được cái rạng ngời về mầu nhiệm Chúa Kitô cũng như về thân mình của Người là Giáo Hội. Ở một số trường hợp khác nhau, Thánh Hilary đã gặp Thánh Martin là vị giám mục tương lai của Thành Tours và là vị đã thiết lập một đan viện gần Poitiers, đan viện này vẫn còn cho tới ngày nay. Thánh Hilary đã chết vào năm 367. Lễ kính ngài được cử hành vào ngày 13/1. Vào năm 1851, Chân Phước Piô IX đã công bố ngài là tiến sĩ của Hội Thánh.

    Để tóm tắt những khía cạnh chính yếu nơi giáo huấn của ngài, tôi có thể nói rằng khởi điểm cho việc suy niệm thần học của Thánh Hilary đó là niềm tin của phép rửa. Trong cuốn “Về Chúa Ba Ngôi”, ngài đã viết rằng: Chúa Giêsu “đã truyền phải rửa tội nhân danh Cha và Con và Thánh Thần (x. Mt 28:19), tức là, tuyên xưng Đấng là Tác Giả, Đấng Được Hạ Sinh Duy Nhất và Đấng Là Tặng Ân. Chỉ có một Đấng là Tác Giả của tất cả mọi sự, vì chỉ có một Thiên Chúa duy nhất là Cha, Đấng mà tất cả mọi sự được xuất phát. Và chỉ có duy nhất một Chúa Giêsu Kitô của chúng ta, Đấng nhờ Người mà muôn vật được tạo thành (1Cor 8:6), và chỉ có một Thần Linh duy nhất (Eph 4:4), tặng ân trong hết mọi sự…… Không gì có thể cho là thiếu hụt nơi sự phong phú quá vĩ đại qui tụ lại nơi Cha, nơi Con và nơi Thánh Thần, một vô cùng của Vĩnh Hằng, một tỏ hiện nơi Hình Ảnh, một niềm vui nơi Tặng Ân” (“De Trinitatae” 2:1).

    Thiên Chúa Cha, vì là toàn ái, có thể thông đạt sự viên mãn của thần tính Ngài cho Chúa Con. Tôi thấy câu này của Thánh Hilary thật là tuyệt vời: “Thiên Chúa chỉ biết làm thế nào để là tình yêu, chỉ biết làm thế nào để làm Cha. Và Ngài, Đấng yêu thương, không ghen tị, và Đấng Thân Phụ, rất trọn vẹn. Danh xưng này không cho phép dung hòa, như thể nói rằng Thiên Chúa là cha chỉ ở một số khía cạnh nào thôi chứ không phải những những khía cạnh khác” (ibid 9:61).

    Đó là lý do Chúa Con hoàn toàn là Thiên Chúa không thiếu một sự gì hay không kém một chút nào: “Đấng xuất phát từ sự toàn hảo là Đấng toàn hảo, vì Người có hết mọi sự” (ibid 2:8). Chỉ ở nơi Chúa Kitô, Con Thiên Chúa và là Con Người mà nhân tính mới có ơn cứu độ. Mặc lấy bản tính của nhân loại, Người đã liên kết hết mọi người với chính mình Người, “Người đã trở nên xác thịt của chúng ta” (“Tractatus in Psalmos” 54:9); “Người đã mặe lấy bản tính của tất cả xác thịt nên trở thành cây nho đích thực, cội rễ của tất cả mọi cành nho” (ibid 51:16).

    Chính vì căn nguyên này mà con đường dẫn đến cùng Chúa Kitô đã được mở ra cho hết mọi người, nếu họ cởi bỏ con người cũ (x Eph 4:22) và đóng đinh mình vào thập giá của Người (x Col 2:14); nếu họ từ bỏ những việc làm xưa kia mà hoán cải, để được chôn táng với Người trong phép rửa hầu được sự sống (x Col 1:12; Rm 6:4)” (ibid 91:9).

    Sự trung thành với Thiên Chúa là quà tặng của ân sủng Người. Bởi thế, Thánh Hilary, ở cuối việc ngài luận bàn về Chúa Ba Ngôi, xin hãy làm sao để có thể trung thành với niềm tin của phép rửa. Một trong những đặc tính của cuốn sách này là ở chỗ việc suy niệm được biến thành lời nguyện cầu và việc nguyện cầu dẫn đến việc suy niệm. Cả cuốn sách là một cuộc đối thoại với Thiên Chúa.

    Tôi muốn kết thúc bài giáo lý hôm nay bằng một trong những lời nguyện cầu ấy, một lời nguyện cầu cũng trở thành lời cầu nguyện của chúng ta, đó là lời cầu nguyện trong một lúc hứng khởi của Thánh Hilary: “Ôi Chúa, xin ban cho con được trung thành với những gì con đã tuyên xưng nơi công thức tái sinh của con, khi con được lãnh nhận phép rửa trong Chúa Cha, Chúa Con và Thánh Linh. Để con có thể tôn thờ Chúa là Cha của chúng con, cùng với Cha là Con Cha; để con được xứng đáng với Thánh Thần của Cha, Đấng nhiệm xuất từ Cha qua Con duy nhất của Cha…… Amen” (“De Trinitatae” 12:57).

    Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh




    Chữ ký của gioanha
    Ráng chiều ửng hồng, rạng đông sẽ đẹp

  18. Được cám ơn bởi:


  19. #10
    gioanha's Avatar

    Tham gia ngày: Nov 2008
    Tên Thánh: Gioan
    Giới tính: Nam
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 2,928
    Cám ơn
    2,244
    Được cám ơn 5,749 lần trong 2,086 bài viết

    Default Ngày 13 Tháng 1

    Ngày 13 Tháng 1
    Thánh Đaminh PHẠM TRỌNG KHảM
    Quan án
    (1780 - 1859)
    Thánh Giuse PHẠM TRỌNG Tả
    Cựu Chánh tổng
    (1800 - 1859)
    Thánh Luca PHẠM TRỌNG THÌN
    Chánh tổng
    (1820 - 1859)

    Đaminh Phạm Trọng Khảm sinh khoảng năm 1780 trong một gia đình bảy anh em giàu có tại làng Quần cống, xã Trà Lũ, phủ Xuân Trường, tỉnh Nam Định (nay thuộc địa phận Bùi Chu). Thân phụ cậu là ông Phạm Tri Khiêm, một hương chức danh giá được dân làng trọng vọng. Hấp thụ được nhiều tính tốt của cha, cậu Khảm nổi tiếng là người con có hiếu. Năm 18 tuổi, vâng lời song thân, cậu kết hôn với cô Anê Phượng, một thiếu nữ đạo hạnh trong làng. Hai vợ chồng sống rất thuận hòa, được dân làng tin phục mến yêu. Đặc biệt, hai người biết hiệp lực giáo dục và khích lệ con cái học hành. Con trai ông là Cai Thìn cũng làm đến Chánh tổng, được mọi người kính nể và cũng kiên trung làm chứng cho đức tin đến hơi thở cuối cùng với cha của mình. Ba người con gái ông là bà Nhiêu Côn, Nhiêu Trữ và Hậu Địch cũng được đi học như các con trai, nổi tiếng lanh lợi tháo vát.

    Khi bị bắt, cụ Án Khảm đã gần 80 tuổi, vừa là Tiên chỉ trong làng, vừa là hội viên dòng ba, kiêm chức Trùm họ trong giáo xứ. Mọi người đều công nhận cụ là người đạo đức, giàu lòng bác ái và nhiệt tình trong những trách vụ. Các Thừa sai, cả các Giám mục cũng biết tiếng và từng đến trọ tại nhà cụ trong những ngày khó khăn. Với giáo xứ, cụ cộng tác đắc lực với cha sở trong việc điều hành tổ chức họ đạo. Với xóm làng, cụ là một mẫu người đức độ, quan tâm đến nhu cầu của mọi người cả xác lẫn hồn, sẵn sàng chia sẻ của cải cho kẻ nghèo khó, và khích lệ mọi người can đảm trước những bách hại. Gia phả con cháu cụ ghi lại rằng: Gia nhân phải kiếm kẻ khó vào ngồi chung thì cụ mới ăn cơm.

    Vì sẵn của cải chia sẻ cho mọi người, có lần cụ kiếm cớ đãi cả làng. Cụ cho anh m đi rao khắp các hẻm mời mọi người ra ruộng tổ chức đua diều. Ai thắng ai thua không thành vấn đề, miễn là mọi người được một bữa no say.

    Khi quân lính đến bao vây làng Quần Cống, cụ tập họp mọi người lại, khuyên họ bền chí. Để khích lệ những người nhát đảm, cụ nói: “Kẻ nào trong anh em đạp lên Thánh giá, khi quan về, tôi sẽ đuổi cổ ra khỏi làng, sẽ không có chỗ mà chôn xác đâu”. Thế rồi cụ bị bắt và trên đường áp giải những tín hữu “cố chấp” về Nam định, cụ Án được tách riêng, nhốt ngay trong thuyền của quan để khỏi ảnh hưởng đến người khác. Nhưng suốt thời gian tù, cụ vẫn là chỗ dựa, là nguồn an ủi, là người khích lệ và chia sẻ tinh thần cũng như vật chất cho các bạn tù.

    Hai Thánh TRỌNG Tả và TRỌNG THÌN


    Cuộc đời của hai ông Cai Tả, Cai Thìn tuy cách biệt nhau 20 tuổi đời, nhưng đã hòa lẫn với nhau trong cùng bối lịch sử thời tử đạo. Một vị là cựu, một vị là Chánh tổng làng Quần Cống. Phải làm gì bây giờ? Chắc chắn hai ông đã phải bàn luận với nhau rất nhiều, để cuối cùng với sự ủy thác của Đức cha Sampedro Xuyến, Giám mục địa phận Trung khi đó, hai ông đã chọn giải pháp hòa bình bằng phương thế đối thoại. Một mặt với uy tín riêng, các ông trấn an các tín hữu. Mặt khác quan hệ với quan Tổng đốc để gợi lên trong quan tấm lòng nhân ái và quảng đại. Rất tiếc, đường lối đó không được đạt như sở nguyện, nên hai ông đã phải trả giá cho sứ mạng hòa giải bằng chính mạng sống của mình.

    Giuse Phạm Trọng Tả sinh khoảng năm 1800 tại làng Quần Cống, xã Trà Lũ, phủ Xuân Trường, tỉnh Nam Định. Cai Tả là anh em thúc bá với thánh Án Khảm, là con ông Đaminh Phạm Thăng. Khi bị bắt ông đã 60 tuổi, là một Kitô hữu đạo đức, một hội viên dòng ba Đaminh và là cựu Chánh tổng đã chu toàn chức vụ của mình. Phụ lực với cháu Cai Thìn, ông tìm cách giúp mọi người sống đạo trong hoàn cảnh khó khăn. Gia phả con cháu ghi rằng: “Đầy tớ ông rất đông, chưa Tết ông đã đi thăm viếng từng nhà và cho tiền mừng tuổi rất hậu. Số tiền ấy thường gấp đôi số quà cáp họ biếu xén ông trong năm. Tiền thóc gia nhân vay mượn ông thường cho một nửa, nếu túng quá thì cho luôn. Công nợ của dân trong làng cũng hay được châm chước như thế. Khi bà Cai lên tiếng cằn nhằn, ông thản nhiên trả lời: “Mình quên nợ người, Chúa quên tội mình”.

    Luca Phạm Trọng Thìn là con trai cụ Án Khảm, sinh khoảng năm 1820 tại làng Quần Cống, xã Trà Lũ, phủ Xuân Trường, tỉnh Nam Định. Như ta đã biết về cụ Á Khảm, dưới mái nhà gia giáo và khá giả này, cậu Thìn đã lớn lên trong bầu khí đạo đức, được ăn học thành người. Nhờ trí khôn thông minh nhanh nhẹn và chăm chỉ chuyên cần, chẳng bao lâu đã “công thành danh toại”. Khi bị bắt, ông Cai Thìn mới khoảng 40 tuổi và đang là Chánh tổng, vừa quyền thế vừa uy tín. Thực ra khi mới lên chức vụ này, vì giao tiếp với giới quan lại nhiều, đã có thời kỳ ông có vợ nhỏ là cô Trung người Trà Lũ, nên thờ ơ việc đạo nghĩa (vợ chính ông Cai Thìn là bà Maria Tâm). Nhưng sau nhờ lời khuyên của thân phụ, nhất là của cha giải tội, ông đã thành tâm sám hối. Từ đó ông đã trở thành một mẫu gương thánh thiện, một gia trưởng và hội viên dòng ba Đaminh đạo đức, một thủ lãnh đáng tin cậy.

    Năm 1858, tình hình bắt đạo đang gia tăng, và liên quân Pháp Tây Ban Nha đang đe dọa dân Việt ở Đà Nẵng, vua Tự Đức thêm phẫn nộ ra lệnh cho quan quân triệt để thi hành các sắc chỉ nhắm vào đạo Giatô. Nhưng thực tế, việc thi hành này lệ thuộc nhiều vào các quan địa phương có sốt sắng hay không. Lợi dụng điều đó, Đức cha Sampedro Xuyên đã ủy thác cho Cai Tả và Cai Thìn trọng trách sứ giả hòa bình, vì cũng thuộc thành phần lãnh đạo dễ dàng tiếp xúc với cấp trên.

    Hiểu ý đức cha và nắm vững tình hình các tín hữu Quần Cống, hai ông đã đến gặp trực tiếp Tổng đốc Nam Định, xin ông nương tay cho các tín hữu được bình an, và hứa kêu gọi dân chúng trung thành với Đức vua. Cuộc thương thuyết sắp thành công, nhưng không ngờ lúc ấy tại Cao Xã, một người vì bất mãn với chính sách của nhà vua, đã xúi dục một nhóm người nổi loạn chống lại các quan địa phương. Thế là vị Tổng đốc liền đổi ý, ra lệnh tiếp tục truy lùng các thừa sai, các đạo trưởng và các giáo hữu có uy tín trong dân. Quan kết án Cai Tả và Cai Thìn là lừa dối và tìm dịp để bắt hai ông. Chúng ta sẽ biết cơ hội để quan thực hiện ý đồ đó trong phần sau.

    Ba lần ra trước tòa, cả ba lần hai ông đều cương quyết không bước qua Thập giá, dù bị dọa nạt, đánh đập. Khi quan yêu cầu hai ông viết những suy nghĩ của mình lên giấy, Cai Thìn đã viết bản tuyên xưng đức tin r rệt và can đảm sau:

    “Tôi là một Kitô hữu, tôi sẵn sàng chấp nhận mọi cực hình, thậm chí cả cái chết đau đớn nhất, hơn là vi phạm một lỗi dù rất nhỏ trong đạo tôi thờ. Chính tay tôi viết đều này. Luca Thìn”.

    Ông Cai Tả không những cương quyết không xúc phạm Thánh giá, ông còn khuyên bảo mọi người đừng phạm thứ tội mà ông gọi là “ghê tởm” đó.

    Nếu Đức Giêsu, Hoàng Tử Bình An đã dùng Thánh giá khổ nhục để hòa giải nhân loại bạc bẽo với Chúa Cha. Cuối cùng, hai ông Cai Tả và Cai Thìn sẽ mãi mãi là sứ giả hòa bình bằng cái chết, để chứng tỏ lòng mình luôn trung tín với Thiên Chúa và trung thành với dân tộc.


    Các Thánh Đaminh Khảm, Giuse Tả, và Luca THÌN
    Chứng Tá Của Một Làng Công Giáo

    Năm 1858, khởi đầu cho gian đoạn 5 năm bách hại đạo gay gắt nhất trong lịch sử Giáo Hội Việt Nam. Nhà vua treo giải thưởng xứng đáng cho những ai tố cáo nơi trú ẩn của các vị Thừa sai Âu châu, và ngược lại sẽ trừng trị đích đáng những kẻ chứa chấp họ. Thế là các ngài phải nay đây mai đó trốn từ làng này qua làng khác. Quần Cống là một nơi ẩn trốn khá an toàn, vì các chức sắc trong làng là người Công giáo, và chính họ sẵn sàng đón tiếp các ngài. Đức cha Sampedro Xuyên, Đại diện Tông tòa địa phận Trung dự đoán mình có thể bị bắt bất ngờ, đã chủ phong Giám mục phó cho Đức cha Valentino Vinh ngày 14 tháng 6 tại Ninh Cường, hai cha Riano Hòa và Carreras Hiển là phụ phong. Sau đó cả bốn vị đến ẩn tại làng Quần Cống, trọ tại nhà cụ Án Khảm, Cai Tả và ông Nhiêu Côn.

    Quan Án sát Nam Định được mật báo làng Quần Cống chứa chấp Tây dương đạo trưởng, liền huy động quân lính đến vây bắt. Nhưng cụ Án Khảm kịp biết tin, vội vàng tìm cách đưa các vị thừa sai trốn khỏi làng. Đức cha Vinh và hai linh mục qua làng Trà Lũ, Đức cha Xuyên đi qua Kiên Lao (ngày 8 tháng 7 mới bị bắt). Sau khi các thừa sai đã đi xa, cụ cho m làng đi trước, đích thân cầm roi đi sau, bắt m làng rao lớn tiếng: “Trình quan viên làng nước, có lệnh cụ Án truyền rằng: Người nào quá khóa phải phạt ba roi và vị đuổi ra khỏi làng”. Rồi cụ tụ tập dân lại khích lệ họ.

    Sau đó, quan quân ùa vào làng, họ bắt toàn thể dân làng tập trung lại, rồi gọi cụ Án Khảm ra trình diện và nói: “Mau nộp ngay lập tức các đạo trưởng Tây dương và bản quốc, cũng như bọn thầy giảng lẫn trốn trong làng. Nếu bất tuân, lão sẽ bị bắt, bị tịch thu tài sản, nhà cửa sẽ bị thiêu hủy, còn chính lão sẽ bị kết tội chống cưỡng nhà vua”. Cụ Án Khảm hết sức bình tĩnh vì biết chắc các thừa sai đã trốn xa rồi, cụ mạnh bạo trả lời: “Đúng, đạo chúng tôi có các đạo trưởng, nhưng các ngài ở đâu, làm sao chúng tôi biết được. Xin quan cứ tự do lục soát, nếu tìm thấy vị nào trong làng, thì quan muốn làm gì cũng được”.

    Thế là quân lính chia nhau lục soát khắp mọi nhà, dĩ nhiên là không thể thấy một linh mục nào. Nhưng lính lại phát hiện được một số tượng ảnh, áo lễ... và chủ nhà này bị kết tội là chứa chấp đạo trưởng. Cụ Án liền đứng ra nhận là mình đã mua những thứ đó. Tuy vậy quan vẫn ra lệnh bắt trói cả nhà.

    Trở lại nơi tập trung dân làng, quan Án sát cho đặt một Thánh giá ngay giữa sân, rồi bắt mọi người lần lượt bước qua. Nhưng quan đã thất bại, dù lính có đi tới đi lui đe dọa, toàn thể dân làng hôm đó không một ai bước qua Thánh giá. Một bô lão, có lẽ vì quá sợ, run rẩy tiến lên vài bước, định thực hiện lệnh quan, nhưng cụ Án nhanh chân hơn cản lại và khiển trách. Viên quan tức giận quát lên rằng: “Ta sẽ mất chức, nếu không kết tội được Án Khảm và bọn người vô phúc này”. Thế rồi quan sai bắt trói Án Khảm, Cai Tả và Cai Thìn cùng một số người, rồi giải về Nam Định. Riêng cụ Án được chở đi trong thuyền của quan.

    Chúng Tôi Được Về Nước Thiên Đàng

    Về tới Nam Định, hai cha con cụ Án Khảm được gặp nhau trong những lần ra tòa, và sau này được giam chung. Hai cha con vui mừng và xúc động khuyến khích nhau chịu khổ vì lòng kính mến Chúa Kitô. Tất cả những tù nhân Quần Cống hẹn với nhau quyết tâm trung thành với đức tin, dù phải hy sinh mạng sống. Riêng cụ Án Khảm nhiều lần đã đại diện cả nhóm trả lời với quan, đã tìm cách giải thích giáo lý trong đạo.

    Một hôm, sau khi bắt được Đức cha Xuyên, quan cho dẫn ba ông đến trước mặt Đức cha. Các ông kính cẩn chào hỏi và không giấu được niềm vui gặp lại vị chủ chăn của mình. Thấy thế, quan phỏng đoán và kết tội các ông chứa chấp vị thừa sai này. Tuy thực sự Đức cha đã từng ở nhà mình, cụ Án Khảm tìm cách trả lời chung chung: “Là người tín hữu, chúng tôi tôn kính và yêu mến bất cứ một linh mục nào, dù chưa hề quen biết”.

    Sau bốn tháng rưỡi bị giam, một hôm quan báo cho biết là cả ba vị đã bị kết án xử giáo. Ông Cai Thìn hỏi lại án đã kết tội gì, quan cho hay là tội chống lại nhà vua. Ông Thìn cực lực phản đối. Cuối cùng theo đề nghị của ông, bản án được viết thêm bốn chữ “BẤT KHẲNG QUÁ KHÓA”, nghĩa là tội không chịu bước qua Thập giá. Các ông vui mừng hân hoan vì thực sự được chết cho Đức Kitô. Và trong những ngày còn lại, các ông chuẩn bị sốt sắng đón chờ ngày lãnh nhận hồng phúc tử đạo.

    Ba vị chứng nhân đức tin đã cảm nghiệm sâu xa lời Đức Kitô chúc phúc cho những người chịu bách hại vì danh Ngài. Đối với ba vị, bị bắt chịu khổ nhục, bị giết vì danh Đức Kitô là niềm vinh phúc lớn lao. Các vị đã hân hoan đón chờ nó, đồng thời khích lệ an ủi các tín hữu khác. Và khi nghe báo giờ tử đã tới, cụ Án Khảm vui vẻ nói với mọi người: “Cha con chúng tôi, hôm nay được Nước Thiên Đàng”. Cả ba vị đã sẵn sàng giã từ trần gian, để về hợp đoàn với hàng ngũ các Thánh Tử đạo, và mở rộng đôi tay đón nhận phần thưởng vinh phúc Chúa đã hứa ban cho những tôi trung của Ngài.

    Ngày 13.1.1859, ngoài ba vị Án Khảm, Cai Tả, và Cai Thìn, còn có bảy giáo hữu làng Quần Cống khác được đưa ra pháp trường Bảy Mẫu, Nam Định. Trên đường đi, các vị lớn tiếng đọc kinh. Đến nơi xử, các vị tiếp tục đọc kinh Tin, Cậy, Mến và nhiều lần kinh Ăn Năn Tội chung với nhau, rồi lớn tiếng kêu tên Chúa Giêsu. Quân lính mạnh tay xô các vị té ngửa trên đất, rồi trói chân tay từng người vào cọc đã chôn sẵn. Mỗi vị bị hai người lính cầm hai đầu giây thừng tròng qua cổ và kéo thật mạnh cho đến khi tắt thở. Các tín hữu làng Quần Cống rước thi thể các vị đưa về quê mình, và tổ chức an táng trọng thể.

    Đức Thánh Cha Piô XII đã suy tôn ba anh hùng tử đạo: Đaminh Phạm Trọng Khảm, Giuse Phạm Trọng Tả và Luca Phạm Thìn lên bậc Chân Phước ngày 29.4.1951.

    NB: Phần gia phả dựa vào cuốn “Liên chi gia phả làng Thiên Thiện” (tên Quần Cống sau này). Đỗ Quý Bản, Sàigòn 1964 (tập Ronéo).
    Chữ ký của gioanha
    Ráng chiều ửng hồng, rạng đông sẽ đẹp

  20. Được cám ơn bởi:


  21. #11
    gioanha's Avatar

    Tham gia ngày: Nov 2008
    Tên Thánh: Gioan
    Giới tính: Nam
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 2,928
    Cám ơn
    2,244
    Được cám ơn 5,749 lần trong 2,086 bài viết

    Default Ngày 15/1: Thánh Maurus (? – 584)


    Ngày 15/1: Thánh Maurus (? – 584)
    Là môn đệ của Thánh Biển Đức.
    Được kể là đã đi trên mặt hồ để cứu một bé trai trượt chân xuống nước.
    Được cho là đã làm một số phép lạ khi làm đan viện trưởng đan viện Montecassino.
    Quan thày của thợ làm đồ bằng đồng.


    Chữ ký của gioanha
    Ráng chiều ửng hồng, rạng đông sẽ đẹp

  22. Được cám ơn bởi:


  23. #12
    gioanha's Avatar

    Tham gia ngày: Nov 2008
    Tên Thánh: Gioan
    Giới tính: Nam
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 2,928
    Cám ơn
    2,244
    Được cám ơn 5,749 lần trong 2,086 bài viết

    Default Ngày 31/1: Thánh Don Bosco (1815-1888)


    Ngày 31/1: Thánh Don Bosco (1815-1888)
    Là con của một gia đình quê mùa chất phác.
    Dấn thân phục vụ giới trẻ ở Turin.
    Thành lập Dòng Salêsian và Dòng Nữ Tử Thánh Maria Phù Giúp.

    Chữ ký của gioanha
    Ráng chiều ửng hồng, rạng đông sẽ đẹp

  24. Có 3 người cám ơn gioanha vì bài này:


+ Trả lời chủ đề + Gửi chủ đề mới

Quyền hạn của bạn

  • Bạn không được gửi bài mới
  • Bạn không được gửi bài trả lời
  • Bạn không được gửi kèm file
  • Bạn không được sửa bài

Diễn Đàn Thánh Ca Việt Nam - Email: ThanhCaVN@yahoo.com