Love Telling ThanhCaVN nhắn với ACE: Chúng con cậy vì Danh Chúa nhân từ, xin cho Linh hồn Cha cố Phêrô (Ns. Kim Long) được lên chốn nghỉ ngơi. Hằng xem thấy mặt Đức Chúa Trời sáng láng vui vẻ vô cùng. Amen! Loan Pham nhắn với ACE: Giêsu Maria Giuse, con mến yêu xin thương cứu rỗi linh hồn Phê-rô Lm. Kim Long sớm được hưởng Nhan Thánh Chúa. Amen Loan Pham nhắn với ACE: Hòa cùng với Giáo Hội Công Giáo Việt Nam với sự ra đi của Lm. Kim Long là Nhạc sĩ quý mến của chúng ta...đó là sự thương xót mất mát rất lớn của Thánh Nhạc Việt Nam... chúng ta hãy cùng dâng lời nguy Loan Pham nhắn với Gia đình TCVN: Hòa cùng Giáo Hội Công giáo Việt Nam với sự ra đi vô cùng thương tiếc của Lm. Kim Long là nhạc sĩ Thánh Ca thân yêu của chúng ta... Chúng ta cùng dâng lời nguyện xin: Giesu Matia Giuse xin thương cứu rỗi linh ThanhCaVN nhắn với ACE: Nhân dịp Sinh Nhật lần thứ 18 Website, BQT-TCVN kính chúc Quý Cha, Quý Tu sỹ Nam Nữ, Quý Nhạc sỹ - Ca trưởng – Ca sỹ, Quý Ân Nhân và toàn thể ACE luôn tràn đầy HỒNG ÂN THIÊN CHÚA. ThanhCaVN nhắn với ACE: Chúng con cậy vì Danh Chúa nhân từ, xin cho Linh hồn ĐTC Phanxicô được lên chốn nghỉ ngơi. Hằng xem thấy mặt Đức Chúa Trời sáng láng vui vẻ vô cùng. Amen!

+ Trả lời chủ đề + Gửi chủ đề mới
kết quả từ 1 tới 6 trên 6

Chủ đề: Nhân ngày giỗ thứ 350 của đấng sáng lập ra chữ Quốc Ngữ, Alexandre de Rohdes.

  1. #1
    Fra Biển Đỏ's Avatar

    Tham gia ngày: Sep 2010
    Tên Thánh: Anthony
    Giới tính: Nam
    Đến từ: La Thành
    Bài gởi: 22
    Cám ơn
    33
    Được cám ơn 110 lần trong 20 bài viết

    Default Nhân ngày giỗ thứ 350 của đấng sáng lập ra chữ Quốc Ngữ, Alexandre de Rohdes.

    Nhân ngày giỗ thứ 350 của đấng sáng lập ra chữ Quốc Ngữ, Alexandre de Rohdes.
    Thế kỉ XIII cha con nhà Polo, điển hình là Marco Polo (1254-1324) người Venezia, Ý đã “tìm ra” vùng đất Á Châu. Thật vậy, phải gọi là Châu Âu lần đầu tiên “tiếp xúc” với Á Đông mới phải, chứ không phải như quan niệm của người Châu Âu nói rằng họ “tìm ra” Châu Á. Marco Polo đặt chân lên đất Trung Hoa lúc đó vào đời nhà Nguyên, thế kỉ XIII.
    Năm 1552 có thể nói là một năm rất đặc biệt cho Giáo Hội tại Á Châu: ngày 3.12.1552 thánh Phanxico Xavie từ trần tại hải phận Trung Hoa sau khi đã hoàn thành nhiệm vụ truyền giáo trên mảnh đất rắn và voi (Ấn Độ). Ngài tha thiết được truyền giáo tại mảnh đất Trung Hoa. Trước khi chết, cánh tay của ngài còn đặt trên mạn thuyền hướng về bên Tàu. Năm 1552 cũng là năm sinh của một nhân vật nổi tiếng khác, cha Matteo Ricci (1552-1610), một linh mục dòng Tên (SJ). Dường như đó là sự xếp đặt của Thiên Chúa trong việc rao giảng lời Ngài trên mảnh đất Á Châu này. Cha Ricci đặt chân đến đất Tàu năm 1583. Từ đây lịch sử Á Đông lật sang trang mới: văn hóa Đông-Tây gặp nhau. Có thể nói Matteo Ricci là một nhịp cầu nối giữa hai nền văn hóa vốn dị biệt này. Matteo Ricci đặc biệt chú trọng đến hai vấn đề cơ bản: văn hóa và tư tưởng. Về mặt văn hóa, cha là một “người Tàu”. Cha ăn mặc theo kiểu Tàu, học tiếng Tàu, đổi tên Matteo Ricci thành Lý Mả Tô (một số sách tiếng Việt phiên âm Hán tự thành Lợi Mã Đậu). Cha bắt đầu dịch các tác phẩm nho học như Tứ thư, Ngũ kinh, Đại học, Trung dung…ra tiếng La tinh (1591-1593) và dịch ra tiếng Tàu các tác phẩm của Plato, Aristotle (1607)…Lúc này thì Đông-Tây thật sự gặp nhau. Cha Matteo Ricci không trực tiếp đến Việt Nam nhưng ảnh hưởng của cha rất lớn trên nền văn hóa Ki tô của con dân Việt Nam và ngay cả nền văn minh Việt Nam. Cha là tác giả của tác phẩm “Thiên Chủ Thực Nghĩa” (một số sách ghi là Thiên Chúa Thực Nghĩa) bằng tiếng Tàu.
    Ngày 19.3.1627, bổn mạng thánh Cả Giuse, vị tông đồ Vietnam Alexandre de Rohdes (1591-1660) đặt chân đến Cửa Bạng (Ba Làng), Thanh Hóa, Bắc Việt. Đây là lý do tại sao HĐGM Vietnam lấy Thánh Cả Giuse làm bổn mạng HĐ GMVN. Cha cũng lấy tên Việt là Đắc Lộ. Với người Việt Nam, cha Đắc Lộ không chỉ là một vị tông đồ thành lập đoàn Thầy Giảng đầu tiên và nhà Đức Chúa Trời mà còn là “ông tổ” của tiếng Việt hiện đại (chữ Quốc Ngữ ngày này).
    Ngày 5 tháng 2 năm 1651 cha Đắc Lộ xuất bản quyển từ điển đầu tiên Dictionarivm Annamiticvm khổ 14x19cm và cuốn Lingvae Annamiticae sev Tvnchinensis brevis declaratio do cha bề trên Cả dòng Tên Franciscus Piccolomineus cho phép xuất bản. Còn một cuốn nữa quan trọng hơn đó là cuốn Cathechismvs Pro ijs, qui volunt suscripere Baptismvm. In Octa dies diuisus. Phép giảng tám ngày cho kẻ muấn chịu phép rửa tọi, mà beào đạo thánh đức Chúa blời (sic!) (ROMAE, typis Sacrae Congregationis de Propaganda Fide). Nên nhớ, một loại chữ rời, âm tiết đơn nên cha Đắc Lộ đã tự chế ra một loại máy in riêng cho loại chữ mới này. Máy in được phát minh năm 1456 do ông Gutenberg, tại thành phố Strasbourg, Đức. Nhưng tại La Mã không có mẫu tự ử, ẳ, ỗ, ự, ợ, vv… các chú thợ nhà in vừa phải sắp chữ theo loại chữ La, Bồ và bi giờ lại phải thêm một loại chữ có một không hai trên thế gian này, quả là một công việc rất công phu và tốn kém. Thật đấy, đến bây giờ một số người nước ngoài học tiếng Việt vẫn không phát âm chuẩn nổi các từ có chữ “ữ” “ẳ” hoăc “ẵ”… Hệ thống nhà in Trung Quốc được phát minh năm 1041 do ông Pi Ching. Đây là một loại hệ thống chữ rời, ban đầu bằng đất nung sau đó bằng chì rồi bằng đồng để in Từ Điển Khang Hy, nhưng Đắc Lộ không thể in tại Tàu được vì hệ thống này thuộc hệ thống chữ Phạn, khác hẳn hệ thống La Tinh. Đây là câu trả lời đích xác cho các nhà sử học muốn đi tìm câu hỏi tại sao Đắc Lộ lại muốn xuất bản Dictionarivm Annamiticvm tại La Mã mà không tại Tàu. Một thách đố nữa là: Lúc mới hình thành chữ Quốc Ngữ, có đến bao nhiêu người biết đọc? Cha Đắc Lộ xuất bản quyển từ điển để làm gì? Cho ai đọc? Ta ít nhất có hai bằng chứng cụ thể: thứ nhất, Thánh Bộ truyền bá Đức Tin chịu phí tổn và mục đích rõ ràng là Thánh Bộ muốn dùng văn hóa bản địa để truyền bá Phúc Âm. Ý tưởng này được áp dụng cụ thể trong Công Đồng Vatican II. Thánh Bộ này chỉ mới thành lập năm 1622 và muốn tách khỏi sự lệ thuộc của các quyền năng vua chúa Châu Âu. Thứ hai, bộ sách trên được công bố tại Roma. Roma lúc bấy giờ là trung tâm của Châu Âu Công Giáo, cả về thế quyền cũng như thần quyền. Vì thế, được Roma xuất bản là một việc rất quan trọng.
    Song song với việc Đắc Lộ “ra mắt” với thế giới một loại ngôn ngữ mới này, cha còn tha thiết gắn bó với con dân Việt. Cha bạo gan bạo phổi dám đề nghị với Tòa Thánh gửi đến Việt Nam 1 vị Thượng phụ giáo chủ, 2 hoặc 3 tổng GM và 12 GM mà không sợ đến phản ứng của đế quốc Bồ Đào Nha, vì lúc đó vua Bồ và vua Tây Ban Nha đang kiểm soát các lãnh địa thuộc địa, tức là Tòa Thánh bị chi phối bởi các ông vua nước này. Ít lâu sau Tòa Thánh gửi hai vị GM sang: ĐC Pallu cai quản địa phận đàng ngoài còn ĐC Lambert de la Mort cai quản địa phận đàng trong. Hai vị này đã đề nghị Tòa Thánh phong GM cho người bản địa. Nhưng tiếc thay, mãi đến năm 1933 Việt Nam mới có một vị GM bản địa đầu tiên, đức cha Gioan Baotixita Nguyễn Bá Tòng, GM phó GM Phát Diệm. ĐC Tòng được ĐGH Pio XI trao mũ, gậy tại đền thánh Phero, La Mã (11.06.1933). Như vậy, công của cha Đắc Lộ đối với con dân Việt Nam cũng có thể so sánh với công của cha Matteo Ricci với người Tàu.
    Hôm nay mình viết bài này để kỉ niệm 350 ngày mất của cha Alexandre de Rohdes. Cứ mỗi lần đi vào tòa thánh Vatican phải đi ngang qua con đường Borgo Santo Spirito số 4, C.P 6139-00195 Roma, mình lại dừng chân để nhìn ngắm nhà Tổng dòng Tên Chúa Giêsu, để nhìn ngắm lại nơi mà xưa kia chính Alexandre de Rohdes đã sống và làm việc khi từ Á Đông trở về. Nhìn quanh quang cảnh Dòng Tên mà hồn bay phách lạc, bởi chăng nơi đây còn lưu giữ rất nhiều các kỉ vật thánh, trong đó có hộp sọ của vị tử đạo tiên khởi thầy giảng An-rê Phú Yên (1625-1644).
    Thời gian 359 kể từ ngày quyển từ điển Quốc Ngữ ra đời, không phải là một thời gian dài cho một quy trình hình thành một ngôn ngữ, ấy vậy mà nhìn vào hiện tại, có bao nhiêu người Việt biết đến nguồn gốc CHỮ VIỆT? trương trình giáo dục phổ thông ngày nay có được học hay nhắc đến cái tên Alexandre de Rohdes chăng? Hay các em chỉ được ê a qua loa cái câu cũ rích mà chả ai nói thì mọi người cũng biết rồi: “chữ Việt là chữ viết của người Việt, tiếng Việt là tiếng nói của người Việt”. Thế đấy, những nhân chứng rành rành ra như vậy, mà người ta còn muốn phủ định nó. Người ta nào dám công bố Alexandre de Rohdes là ông tổ phát minh ra chữ Việt? Lịch sử phải ghi lại những sự kiện thật, người thật việc thật. Kẻ nào gian dối không làm lịch sử được. Nói tóm lại, cha Alexandre de Rohdes, một linh mục dòng Tên (SJ) là người có công hệ thống lại toàn bộ những tinh hoa của chữ Quốc Ngữ mà ngày nay ta đang dùng hàng ngày. Nói cách khác, cha Đắc Lộ là ông tổ của chữ Việt hiện đại, vì sau Đắc Lộ như GM d’Adran rồi GM Taberd Từ hay Bá Đa Lộc (Pigneau) được ví như những người vun tưới cho vườn cây đã được trồng và chỉ chờ ngày kết trái.
    Tưởng nhớ đến hương hồn cha Đắc Lộ nhân dịp 350 năm ngày cụ qua đời 05-11-1660.
    La Mã 05-11-2010 (trích trong Những Mảnh Vụn, Fra Biển Đỏ).
    Fra BĐ.
    thay đổi nội dung bởi: Fra Biển Đỏ, 05-11-2010 lúc 08:18 PM
    Chữ ký của Fra Biển Đỏ
    "Fecisti nos ad te, et inquietum est cor nostrum donec requiescat in te" (St. Augustinus, Conf. I, 1). (Chúa đã tạo dựng nên chúng con hướng về Chúa, thân lạy Chúa, và lòng chúng con những băn khoăn thổn thức, cho đến khi được an nghỉ trong Chúa).

  2. Có 13 người cám ơn Fra Biển Đỏ vì bài này:


  3. #2
    Vinam's Avatar

    Tham gia ngày: Dec 2007
    Tên Thánh: Giuse
    Giới tính: Nam
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 4,507
    Cám ơn
    5,558
    Được cám ơn 12,853 lần trong 2,816 bài viết

    Default XIN CÁM ƠN

    NGƯỜI VIỆT NAM VÀ ĐẶC BIỆT NGƯỜI CÔNG GIÁO VN LUÔN GHI NHỚ RẰNG : CÓ MỘT VỊ THỪA SAI ĐÃ BỎ RA BAO NHIÊU CÔNG LAO ĐỂ NGHIÊN CỨU, HỆ THỐNG VÀ PHỔ BIẾN CHỮ QUỐC NGỮ MÀ CHÚNG TA ĐANG THỪA HƯỞNG HÔM NAY.
    ĐÓ LÀ
    Alexandre de Rohdes. MỘT LINH MỤC DÒNG TÊN.
    NGÀI CŨNG ĐÃ CÓ CÔNG RẤT NHIỀU TRONG VIỆC RAO GIẢNG TIN MỪNG VÀ PHÁT TRIỂN GIÁO HỘI CÔNG GIÁO VIỆT NAM.

    XIN CÁM ƠN BÀI VIẾT RẤT SÂU SẮC CỦA TÁC GIẢ
    Fra Biển Đỏ; VỪA PHONG PHÚ VỀ SỬ LIỆU VỪA CHAN HÒA TÍNH NHÂN VĂN.

    Chữ ký của Vinam
    Ngài là gia nghiệp đời con
    Ngài là hạnh phúc của con

  4. Có 7 người cám ơn Vinam vì bài này:


  5. #3
    hongbinh's Avatar

    Tham gia ngày: Sep 2010
    Tên Thánh: Gioan Baotixita
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Gx Thổ Hoàng
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 9,475
    Cám ơn
    9,570
    Được cám ơn 28,344 lần trong 5,378 bài viết

    Default

    Cả Dân Tộc Việt Nam tri ân Vị thừa sai Alexandre de Rohdes. Chính Ngài đã bảo vệ và phát triển văn hóa Việt Nam không bị mất mà còn phát triển cho sự phồn vinh và độc lập của dân tộc, vì chữ viết chính là văn hóa, thật trùng hợp thay, năm nay Giáo hội Việt Nam mừng năm thánh tri ân các vị tiền nhân, các vị thừa sai, các Thánh Tử Đạo Việt Nam, Vây chúng ta cùng nhau tri ân vị thừa sai Alexandre de Rohdes người đã có công không nhỏ cho nền văn hóa nước nhà.
    Cám ơn Fra Biển Đỏ đã thông tin kịp thời
    Chữ ký của hongbinh
    Đạm bạc dĩ minh chí
    Ninh tĩnh nhi chí viễn

  6. Có 7 người cám ơn hongbinh vì bài này:


  7. #4
    Fra Biển Đỏ's Avatar

    Tham gia ngày: Sep 2010
    Tên Thánh: Anthony
    Giới tính: Nam
    Đến từ: La Thành
    Bài gởi: 22
    Cám ơn
    33
    Được cám ơn 110 lần trong 20 bài viết

    Default

    Trích Nguyên văn bởi Vinam View Post
    NGƯỜI VIỆT NAM VÀ ĐẶC BIỆT NGƯỜI CÔNG GIÁO VN LUÔN GHI NHỚ RẰNG : CÓ MỘT VỊ THỪA SAI ĐÃ BỎ RA BAO NHIÊU CÔNG LAO ĐỂ NGHIÊN CỨU, HỆ THỐNG VÀ PHỔ BIẾN CHỮ QUỐC NGỮ MÀ CHÚNG TA ĐANG THỪA HƯỞNG HÔM NAY.
    ĐÓ LÀ
    Alexandre de Rohdes. MỘT LINH MỤC DÒNG TÊN.
    NGÀI CŨNG ĐÃ CÓ CÔNG RẤT NHIỀU TRONG VIỆC RAO GIẢNG TIN MỪNG VÀ PHÁT TRIỂN GIÁO HỘI CÔNG GIÁO VIỆT NAM.

    XIN CÁM ƠN BÀI VIẾT RẤT SÂU SẮC CỦA TÁC GIẢ
    Fra Biển Đỏ; VỪA PHONG PHÚ VỀ SỬ LIỆU VỪA CHAN HÒA TÍNH NHÂN VĂN.

    Cảm ơn bác Vinam. Thật ra em cũng chỉ là nạn nhân như bao nhiêu người khác thôi. Hồi em còn ngồi trên ghế nhà trường, các thầy cô chỉ dạy chúng em cái "giáo án đã được sở GD công nhận". Thật ra các thầy cô cũng biết điều này nhưng vì không dám nói ra sự thật thôi.
    Lớn lên đi sâu vào lãnh vực sử học, nhất là so sánh sử Tây-Ta, mới thấy sử Ta bị bẻ cong một cách vô tội vạ, nhất là những thế kỉ gần đây. Cảm ơn các nhà sử học công giáo như Bùi Đức Sinh, Nguyễn Long Thao, Phạm Đình Khiêm, Vũ Đình Trác, Nguyễn Phương...đã đưa sử Vn về với chính sử, dù chỉ là góp sức nhỏ bé, nhưng các vị ít nhiều cũng để cho con cháu hậu thế phải suy nghĩ. Mong sao các nhà sử học thế hệ trẻ sớm nhận ra điều này. Mong lắm thay.
    Chúc bác bình an mãi nhé!
    Chữ ký của Fra Biển Đỏ
    "Fecisti nos ad te, et inquietum est cor nostrum donec requiescat in te" (St. Augustinus, Conf. I, 1). (Chúa đã tạo dựng nên chúng con hướng về Chúa, thân lạy Chúa, và lòng chúng con những băn khoăn thổn thức, cho đến khi được an nghỉ trong Chúa).

  8. Có 3 người cám ơn Fra Biển Đỏ vì bài này:


  9. #5
    Fra Biển Đỏ's Avatar

    Tham gia ngày: Sep 2010
    Tên Thánh: Anthony
    Giới tính: Nam
    Đến từ: La Thành
    Bài gởi: 22
    Cám ơn
    33
    Được cám ơn 110 lần trong 20 bài viết

    Default

    Trích Nguyên văn bởi hongbinh View Post
    <b>
    Cả Dân Tộc Việt Nam tri ân Vị thừa sai Alexandre de Rohdes. Chính Ngài đã bảo vệ và phát triển văn hóa Việt Nam không bị mất mà còn phát triển cho sự phồn vinh và độc lập của dân tộc, vì chữ viết chính là văn hóa, thật trùng hợp thay, năm nay Giáo hội Việt Nam mừng năm thánh tri ân các vị tiền nhân, các vị thừa sai, các Thánh Tử Đạo Việt Nam, Vây chúng ta cùng nhau tri ân vị thừa sai Alexandre de Rohdes người đã có công không nhỏ cho nền văn hóa nước nhà.
    Cám ơn Fra Biển Đỏ đã thông tin kịp thời
    </b>
    Vâng, cảm ơn hongbinh. Đáng lý ra bài học đầu tiên về môn tiếng Việt cho các em HS phải là bài học nói về cha Đắc Lộ mới đúng. Lý do là những di sản VH, nhất là về lãnh vực chữ Quốc Ngữ, thời kì đầu của công cuộc truyền giáo được ví như một căn phòng, rồi các nhà truyền giáo vào Vietnam để trang trí cho căn phòng thêm đẹp hơn. Tương tự như vậy, nền Văn Minh Ki tô giáo trên mảnh đất Việt là tăng thêm hương vị cho quê hương và làm thêm đậm đà bản sắc dân tộc thôi.
    Chúng ta là thế hệ đi sau, cần phải khai thác, duy trì và phát triển thêm nền văn hóa Ki tô trên quê hương Vietnam của chúng ta, hongbinh nghĩ sao sao?
    Chữ ký của Fra Biển Đỏ
    "Fecisti nos ad te, et inquietum est cor nostrum donec requiescat in te" (St. Augustinus, Conf. I, 1). (Chúa đã tạo dựng nên chúng con hướng về Chúa, thân lạy Chúa, và lòng chúng con những băn khoăn thổn thức, cho đến khi được an nghỉ trong Chúa).

  10. Có 4 người cám ơn Fra Biển Đỏ vì bài này:


  11. #6
    hongbinh's Avatar

    Tham gia ngày: Sep 2010
    Tên Thánh: Gioan Baotixita
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Gx Thổ Hoàng
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 9,475
    Cám ơn
    9,570
    Được cám ơn 28,344 lần trong 5,378 bài viết

    Default LINH MỤC ALEXANDRE DE RHODES KHAI SINH CHỮ QUỐC NGỮ

    LINH MỤC ALEXANDRE DE RHODES KHAI SINH
    CHỮ QUỐC NGỮ


    Nguyệt san ”MISSI” nói về công trình khai sinh chữ quốc ngữ với tựa đề: ”Khi cho Việt-Nam các mẫu tự La-tinh, Cha Alexandre de Rhodes đưa Việt-Nam đi trước đến 3 thế kỷ”.






    1. NHÀ TRUYỀN GIÁO GƯƠNG MẪU CỦA THẾ KỶ 17

    Theo một số sử liệu, Linh Mục Alexandre de Rohdes - giáo sĩ Đắc-Lộ - sinh năm 1591. Một số sử liệu khác ghi năm 1593.

    Chúng tôi xin gợi lại những nét đặc thù của nhà truyền giáo, có công rất lớn đối với Giáo Hội Công Giáo và nhất là, đối với dân tộc Việt Nam, vì Cha đã khai sinh ra chữ Quốc Ngữ.


    Alexandre De Rhodes và chữ quốc ngữ.

    Linh Mục Alexandre de Rhodes, sinh tại Avignon, miền Nam nước Pháp.

    Alexandre gia nhập Tập Viện dòng Tên tại Roma vào thời kỳ công cuộc truyền giáo cho các dân tộc đang trên đà phát triển rất mạnh. Tuy nhiên, cùng với đà tiến này, Giáo Hội Công Giáo cũng gặp sức kháng cự vũ bão của chính quyền các dân tộc được rao giảng Tin Mừng. Vì thế, bên cạnh nhiệt tâm truyền giáo, còn phải kể ước muốn đổ máu đào minh chứng cho Đức Chúa GIÊSU KITÔ của các vị thừa sai tiên khởi.

    Trong bối cảnh đó, Cha Alexandre de Rhodes đã xin và được Bề Trên chỉ định đi truyền giáo tại Nhật Bản.

    Ngày 4-4-1619, Cha lên đường với số tuổi 26, cùng với kiến thức khá sâu rộng về thiên văn học và toán học.

    Cha Alexandre có thân hình cường tráng, biểu lộ sức khoẻ dồi dào và tâm tình tươi trẻ. Nơi Cha, nổi bật đức tính lạc quan, luôn nhìn khía cạnh tích cực của vấn đề. Cha thích nghi nhanh chóng với mọi môi trường sống. Cha cũng giản dị tự nhiên trong giao tế với người khác. Ngoài ra, Cha có tinh thần linh động, trí nhớ dẻo dai và tâm hồn bao dung. Nhất là, Cha có tấm lòng nhiệt thành, không bao giờ lùi bước trước khó khăn hoặc gian nguy.

    Ngay từ xuân trẻ, Cha Alexandre biết quên mình để đi đến với người khác và dễ dàng chấp nhận người khác. Với tất cả đức tính cao quý ấy, Cha Alexandre de Rhodes trở thành nhà truyền giáo gương mẫu và là một trong những vị thừa sai vĩ đại nhất của lịch sử Giáo Hội Công Giáo.

    Nhờ Cha mà thế giới Tây phương thời đó hiểu rằng, không phải cái nghèo đói hoặc kém văn minh của các dân tộc Châu Á lôi kéo sự chú ý của các vị thừa sai, cho bằng, chính nét đẹp cao quý tinh thần của các dân tộc Á Châu đã thu hút và khơi động nhiệt tâm tông đồ của các nhà truyền giáo..

    Trước tiên, Cha Alexandre de Rhodes cập bến tại Goa, đợi chờ cơ hội thuận tiện đặt chân lên đất Nhật Bản. Nhưng tình hình bách hại Kitô-Giáo dữ dội tại đây khiến các Bề Trên buộc lòng chỉ định Cha đi Trung Quốc. Cha lên tàu đi Macao. Nơi ngưỡng cửa Trung Quốc, Cha ghi lại nhận xét:

    - Người Trung Hoa rất ngạc nhiên khi nhìn thấy bản đồ chúng tôi vẽ. Trung Quốc vĩ đại của họ chỉ là một chấm nhỏ trong vũ trụ trái đất bao la. Trái lại, nơi bản đồ trái đất hình vuông do họ vẽ, Trung Quốc nằm chính giữa, đúng như tên gọi. Sau đó, họ vẽ biển nằm bên dưới Trung Quốc, trong đó rải rác mấy đảo nhỏ, và họ đề tên: Âu Châu, Châu Phi và Nhật Bản...

    6 năm truyền giáo tại Goa và tại Macao, tuy hơi ngắn ngủi, cũng đủ giúp Cha Alexandre de Rhodes có cái nhìn độc đáo và đúng đắn nhất của vị thừa sai vào thế kỷ 17. Cha viết:

    - Chúng ta thường tỏ ra quý chuộng những người ngoại giáo. Nhưng khi họ trở thành Kitô-hữu, chúng ta không đoái hoài đến họ nữa. Thậm chí còn bắt người theo đạo phải từ bỏ y phục địa phương. Chúng ta đâu biết rằng, đây là đòi buộc quá khắt khe, mà ngay cả THIÊN CHÚA, Ngài cũng không đòi buộc!
    Chúng ta ngăn cản người ngoại giáo, không cho họ cơ hội dễ dàng gia nhập Giáo Hội Công Giáo. Riêng tôi, tôi cực lực phản đối những ai muốn bắt buộc người đàn ông Trung Hoa, khi theo đạo, phải cắt bỏ mái tóc dài họ vẫn để, y như các phụ nữ trong xứ. Hành động như thế, chúng ta gây thêm khó khăn cho các nam tín hữu Trung Hoa, một khi theo đạo Công Giáo, không còn tự do đi lại trong xứ, hoặc tìm được dễ dàng công ăn việc làm. Phần tôi, tôi xin giải thích rằng, điều kiện để trở thành Kitô-hữu là phải từ bỏ lầm lạc, chứ không phải cắt bỏ tóc dài.

    Suy tư của Cha Alexandre de Rhodes làm nổi bật ý tưởng và phương pháp tuyệt diệu của một vị thừa sai khôn ngoan, biết phân biệt đâu là đòi buộc chính yếu của Phúc Âm và đâu chỉ là lợi ích riêng tư của Âu Châu. Nhưng phải đợi mãi đến 40 năm sau, 1659, nghĩa là một năm trước khi từ trần, Cha Alexandre mới trông thấy phương pháp truyền giáo của mình được Tòa Thánh chính thức công nhận. Trong văn thư gửi các Giám Mục tiên khởi của Hội Thừa Sai Paris, Bộ Truyền Giáo Các Dân Tộc viết:

    Nhà thờ Mằng Lăng, tại nơi đây LM Alexandre de Rhodes đã dem xác 1 người tử vì đạo sang Roma và xin được phong thánh. Và là thánh tử đạo đầu tiên của VN

    - Đừng mất công thuyết phục các dân tộc Á Châu phải từ bỏ các lễ nghi và tập tục của họ. Không gì ngu xuẩn cho bằng, muốn biến đổi người Trung Hoa thành người của một quốc gia Châu Âu nào đó! Đừng tìm cách đưa các tập tục của chúng ta vào xứ sở của họ, nhưng chỉ đưa vào đó Đức Tin. Đức Tin không hề xua trừ cũng không làm tổn thương các nghi lễ cùng các tập tục, miễn là các tập tục và nghi lễ này không quá xấu xa.

    2. CHA ALEXANDRE DE RHODES - GIÁO SĨ ĐẮC-LỘ - THỪA SAI TẠI VIỆT-NAM

    Bản đồ Việt Nam do Alexandre de Rhodes vẽ trước năm 1650 (in tại Pháp năm .
    ..
    Sau 6 năm giảng đạo tại Goa và Macao, vì thời cuộc biến chuyển, Bề Trên lại chỉ định Cha Alexandre de Rhodes đi Việt Nam.

    Đầu năm 1625, Cha Alexandre cùng với 4 Linh Mục dòng Tên và một tín hữu Nhật-Bản, cập bến Hội-An, gần Đà-Nẵng. Cha bắt đầu học tiếng Việt và chọn tên Việt là Đắc-Lộ. Thầy dạy tiếng Việt cho Cha là một thiếu niên trạc tuổi 10-12. Đây là một cậu bé thông minh. Cha Đắc-Lộ vô cùng mộ mến khi nói về vị thầy tí hon:

    - Chỉ trong vòng 3 tuần lễ, chú bé đã dạy tôi học biết tất cả các cung giọng khác nhau của tiếng Việt và cách thức phát âm của từng chữ. Cậu không hề có kiến thức gì về ngôn ngữ Châu Âu, thế mà, cũng trong vòng 3 tuần lễ này, cậu có thể hiểu tất cả những gì tôi muốn diễn tả và muốn nói với cậu. Đồng thời, cậu học đọc học viết tiếng La-tinh và có thể giúp lễ. Tôi hết sức ngạc nhiên trước trí khôn minh mẫn và trí nhớ dẻo dai của cậu bé. Sau đó, cậu trở thành thày giảng giúp việc các Cha truyền giáo và là dụng cụ tông đồ hữu hiệu trong việc loan báo Tin Mừng nơi quê hương Việt Nam thân yêu của Thầy và nơi vương quốc Lào láng giềng.

    Từ đó, Việt Nam trở thành quê hương thứ hai của Cha Alexandre de Rhodes, tức giáo sĩ Đắc-Lộ. Tuy nhiên, duyên nợ của Cha đối với quê hương Việt-Nam, không xuôi chảy và vẹn toàn. Cuộc đời truyền giáo thật bấp bênh và vô cùng trôi nổi. Trong vòng 20 năm, Cha bị trục xuất đến 6 lần. Nhưng sau cả 6 lần ấy, Cha đều tìm cách trở lại Việt Nam khi cơ hội cho phép. Sau này, khi vĩnh viễn từ biệt Việt Nam, Cha đau đớn thú nhận:

    - Trái tim tôi vẫn còn ở lại nơi đó!

    Chính tình yêu đặc biệt Cha dành cho Việt Nam giải thích cho sự thành công của Cha, trong lãnh vực truyền đạo cũng như trong lãnh vực ngôn ngữ, văn hóa.

    Thời gian Cha Đắc-Lộ giảng đạo tại Việt Nam cũng là thời kỳ các Cha thừa sai dòng Tên hoạt động rất hăng say và hữu hiệu. Riêng Cha Đắc-Lộ, Cha truyền đạo từ Nam ra Bắc. Cha kể lại công cuộc truyền giáo tại Bắc Phần:

    - Khi chúng tôi vừa đến kinh đô Bắc Kỳ, tức khắc nhà vua truyền lệnh cho tôi phải xây một nhà ở và một nhà thờ thật đẹp. Dân chúng tuốn đến nghe tôi giảng đạo đông đến nỗi, tôi phải giảng đến 4 hoặc 6 lần trong một ngày. Người chị vua và 17 người thân trong gia đình vua xin lãnh nhận bí tích Rửa Tội. Nhiều tướng lãnh và binh sĩ cũng xin theo đạo. Nhưng điều làm tôi ngạc nhiên nhất là thấy các vị sư đã mau mắn từ bỏ bụt thần để theo đạo Công Giáo. Tất cả đều dễ dàng chấp nhận khi tôi giải thích cho họ hiểu giáo lý Công Giáo rất phù hợp với lý trí và lương tâm con người. Các tín hữu Công Giáo Việt Nam có Đức Tin vững chắc đến độ, không gì có thể rút Đức Tin ra khỏi lòng họ. Nhiều người phải đi bộ suốt 15 ngày đường để được xưng tội hoặc tham dự Thánh Lễ.. Nhưng phải thành thật mà nói, tôi không thể chu toàn cách tốt đẹp mọi công tác truyền đạo này, nếu không có trợ giúp tuyệt vời của các thầy giảng. Vì nhận thấy mình là Linh Mục duy nhất giữa một cánh đồng truyền đạo bao la, nên tôi chọn trong số các tín hữu, những thanh niên không lập gia đình và có lòng đạo đức sâu xa cũng như có nhiệt tâm rao giảng Tin Mừng, để giúp tôi. Những người này công khai thề hứa sẽ dâng hiến cuộc đời để phụng sự Chúa, phục vụ Giáo Hội, sẽ không lập gia đình và sẽ vâng lời các Cha thừa sai đến Việt Nam truyền đạo. Hiện tại có tất cả 100 thầy giảng đang được thụ huấn trong chủng viện và được các tín hữu trang trải mọi phí tổn.

    Nhưng rồi, Cha Đắc-Lộ không được ở mãi nơi quê hương Việt Nam Cha hằng yêu mến. Năm 1645, Cha bị Chúa Nguyễn vĩnh viễn trục xuất khỏi Việt Nam.

    Khi trở lại Âu Châu, Cha Đắc-Lộ vận dụng mọi khả năng hiểu biết về công cuộc rao giảng Tin Mừng tại Á Châu, đã xin Tòa Thánh gửi các Giám Mục truyền giáo đến Á Châu, để các ngài có thể truyền chức Linh Mục cho các thầy giảng bản xứ. Có thể trong thời kỳ này, những bài giảng thuyết hùng hồn của Cha Đắc-Lộ nơi đất Pháp đã gây chấn động mạnh trong tâm hồn các tín hữu Công Giáo Pháp và đã gợi hứng cho việc thành lập Hội Thừa Sai Paris.

    3. CHA ALEXANDRE DE RHODES - GIÁO SĨ ĐẮC-LỘ - KHAI SINH CHỮ QUỐC NGỮ
    Năm 1651, chữ Quốc Ngữ do Cha Alexandre de Rhodes, giáo sĩ Đắc-Lộ, cưu mang, chính thức ra đời tại nhà in Vatican. Đó là cuốn tự điển VIỆT-BỒ-LA.

    Năm 1961, nhân cử hành 300 năm ngày qua đời của Cha Đắc-Lộ, nguyệt san ”MISSI”, do các Cha Dòng Tên người Pháp điều khiển, dành trọn số tháng 5 để tưởng niệm và ca tụng Cha Đắc-Lộ, nhà truyền giáo vĩ đại của Giáo Hội Công Giáo Hoàn Vũ nói chung và của Giáo Hội Công giáo Việt Nam nói riêng.

    Cha Đắc-Lộ qua đời ngày 5-11-1660, tại thành phố Ispahan, bên Ba-Tư, tức là sau 15 năm chính thức bị trục xuất khỏi Việt Nam.

    Nguyệt san ”MISSI” nói về công trình khai sinh chữ quốc ngữ với tựa đề: ”Khi cho Việt-Nam các mẫu tự La-tinh, Cha Alexandre de Rhodes đưa Việt-Nam đi trước đến 3 thế kỷ”.

    Tiếp đến, tờ MISSI viết:

    ... Khi chính thức xác định mẫu tự, bằng cách cho ra đời tại Roma nơi nhà in Vatican, quyển tự điển đầu tiên và các sách đầu tiên bằng chữ quốc ngữ, Cha Alexandre de Rhodes đã giải phóng nước Việt Nam.

    ... Thật vậy, giống như Nhật-Bản và Triều-Tiên, người Việt-Nam luôn luôn sử dụng chữ viết của người Tàu và bị nô lệ vì chữ viết này. Chỉ mới cách đây không lâu, người Triều-Tiên mới chế biến ra chữ viết riêng của họ. Còn người Nhật thì, sau nhiều lần thử nghiệm, phải bó tay và đành trở về với lối viết tượng hình biểu ý của người Tàu.

    ... Trong khi đó, người Tàu của Mao-Trạch-Đông đang tìm cách dùng các mẫu tự La-tinh để chế biến ra chữ viết của mình, nhưng cho đến nay vẫn chưa thành công. Vậy mà dân tộc Việt Nam, nhờ công ơn Cha Alexnadre de Rhodes Đắc-Lộ, tiến bộ trước người Tàu đến 3 thế kỷ!

    ... Dĩ nhiên, không phải chỉ riêng Cha Đắc-Lộ khởi xướng ra chữ quốc ngữ.

    Trước đó, các Cha thừa sai dòng Tên người Bồ-Đào-Nha ở Macao nghĩ ra một số phát âm tiếng Việt, viết bằng các mẫu tự La-tinh rồi. Tuy nhiên, Cha Đắc-Lộ là người đưa công trình chế biến chữ quốc ngữ đến chỗ kết thúc vĩnh viễn và thành công, ngay từ năm 1651, là năm cuốn tự điển VIỆT-BỒ-LA, chào đời. Đây cũng là năm sinh chính thức của chữ Quốc Ngữ. Và cuộc khai sinh diễn ra tại Roma, nơi nhà in Vatican. Chính nơi nhà in Vatican mà Việt Nam nhận được chữ viết của mình.

    ... Đã từ lâu đời, người Việt Nam viết bằng chữ Tàu, hoặc bằng chữ Nôm, do họ sáng chế ra. Nhưng đa số người Việt Nam không thể đọc và viết được chữ Tàu, vì theo lời Cha Đắc-Lộ, Tàu có đến 80 ngàn chữ viết khác nhau. Các nhà truyền giáo đầu tiên khi đến Việt Nam, bắt đầu dùng mẫu tự La-tinh để viết lại âm giọng mà họ nghe được từ tiếng Việt. Khi Cha Đắc-Lộ đến Việt Nam, có một số phát âm tiếng Việt được viết bằng chữ La-tinh rồi. Vì thế, có thể nói rằng, công trình sáng tạo ra chữ quốc ngữ trước tiên là công trình chung của các nhà thừa sai tại Việt Nam. Nhưng khi chính thức in ra công trình khảo cứu chữ viết tiếng Việt của mình, là cùng lúc, Cha Đắc-Lộ khai sinh ra chữ viết này, ban đầu được các nhà truyền giáo sử dụng, sau đó, được toàn thể dân Việt-Nam dùng và biến nó thành chữ quốc ngữ. Tất cả các nước thuộc miền Viễn Đông từ đó ước ao được có chữ viết cho quốc gia mình y như chữ quốc ngữ này vậy!

    Trên đây là phần trích dẫn từ nguyệt san ”MISSI”.

    Về phần Cha Đắc-Lộ, chính Cha viết về ngôn ngữ của một dân tộc mà Cha rất mộ mến như sau:

    - Khi tôi vừa đến Nam Kỳ và nghe người dân bản xứ nói, đặc biệt là phụ nữ, tôi có cảm tưởng mình đang nghe chim hót líu lo, và tôi đâm ra ngã lòng, vì nghĩ rằng, có lẽ không bao giờ mình học nói được một ngôn ngữ như thế! Thêm vào đó, tôi thấy hai Cha Emmanuel Fernandez và Buzomi, khi giảng, phải có người thông dịch lại. Chỉ có Cha Francois Pina là hiểu và nói được tiếng Việt, nên các bài giảng của Cha Pina thường đem lại nhiều lợi ích hơn là của hai Cha Fernandez và Buzomi. Do đó tôi tự ép buộc mình phải dồn mọi khả năng để học cho được tiếng Việt. Mỗi ngày tôi chăm chỉ học tiếng Việt y như ngày xưa tôi học môn thần học ở Roma. Và nhờ ơn Chúa giúp, chỉ trong vòng 4 tháng, tôi học biết đủ tiếng Việt để có thể giải tội và sau 6 tháng, tôi có thể giảng được bằng tiếng Việt. Kết quả các bài giảng bằng tiếng Việt lợi ích nhiều hơn các bài giảng phải có người thông dịch lại.

    (”MISSI”, Mai/1961, trang 147-173).

    Sr. Jean Berchmans Minh Nguyet


    Chữ ký của hongbinh
    Đạm bạc dĩ minh chí
    Ninh tĩnh nhi chí viễn

  12. Có 2 người cám ơn hongbinh vì bài này:


+ Trả lời chủ đề + Gửi chủ đề mới

Quyền hạn của bạn

  • Bạn không được gửi bài mới
  • Bạn không được gửi bài trả lời
  • Bạn không được gửi kèm file
  • Bạn không được sửa bài

Diễn Đàn Thánh Ca Việt Nam - Email: ThanhCaVN@yahoo.com