Nguyên văn của Tâmhồn nhỏ:
TamHonNho bình luận ké với, xách dép theo TuyetNgaNguyenThuy cũng được.
Hết giờ rồi, tạm thời bình luận đến đây thôi
TamhonNho ơi!Mấy câu thơ bình luận tranh vui của TamHonNho hay và dễ thương ghê lắm,sao em lại khiêm tốn đến thế ?! dẫu biết khiêm tốn là một tính tốt nhưng nếu quá thì dễ ra tự ty lắm,cô bé ah .
Nguyên văn của quangvu 1605 : Chưa ăn chưa biết ku đơ
Ăn rồi mới thấy cứng đờ như...........
(Cấm nghĩ bậy nha. Đặc sản Hà tĩnh Quê Choa đó)
Quangvu 1605 à,cu đơ là cái gì vậy ? có phải là một họ củ như củ mài ,củ khoai không?Em giới thiệu một chút đặc sản quê em cho mọi người biết một chút với.
Bèo than phận bèo _lúc nổi lúc trôi!
Bí than phận bí_sao giống ....mông người !
Tìm gì trên đấy hỡi bạn ơi ? Có xuống ngay không sụn lưng rồi Thân này nào phải thân trâu ngựa Đợi xuống đây rồi biết tay tôi !
Tuy bạn không cao nhưng người khác cũng phải ngước nhìn !
Tớ thích thì tớ cứ treo đấy Đứa nào dám lấy đụng thử coi !
Tội nghiệp em quá hai bác ơi ! Cộng lại cả hai mấy tạ rồi Thân em thì nhỏ như con thỏ Đèo xong chuyến này chắc đi toi
A ha, chị TuyetNgaNguyenThuy ơi ! Ấy vậy thôi em không khiêm tốn nữa nhé ! Kẻo người ta lại tặng cho em một câu "Một lần khiêm tốn bằng bốn lần tự cao" thì cũng tội nghiệp em lắm mà ! Chỉ sợ mình bình luận sai thì người khác thấy khó chịu đấy thôi ! Cẩn thận mới được, mình đòi xách dép theo người ta, để nhỡ ra có sai sót gì thì dễ tha thứ hơn đấy mà. Chẳng ai bắt tội kẻ xách dép :38:
Cu đơ là kẹo của vùng ấy đấy ! một loại kẹo cũng .... cứng lắm thì phải, TamHonNho đã có dịp thưởng thức qua.
Nguyên văn của quangvu 1605 :
Chưa ăn chưa biết ku đơ
Ăn rồi mới thấy cứng đờ như...........
(Cấm nghĩ bậy nha. Đặc sản Hà tĩnh Quê Choa đó)
Trích>Quangvu 1605 à,cu đơ là cái gì vậy ? có phải là một họ củ như củ mài ,củ khoai không?Em giới thiệu một chút đặc sản quê em cho mọi người biết một chút với.
[/SIZE]
[/SIZE][SIZE=5]
Cu Đơ
Mỗi buổi chiều tàn, khi những đụn khói bắt đầu len qua những nóc nhà tranh thì ở phía tây cầu Phủ, người đi đường như bị níu kéo bởi mùi thơm của mật mía, đường, mạch nha, gừng hòa quyện vào nhau. Đó là những nguyên liệu làm nên kẹo cu đơ, một loại kẹo đặc sản của tỉnh Hà Tĩnh mà người xưa đã từng ngâm nga: "Chè xanh thêm chút gừng cay, cu đơ Hà Tĩnh làm say lòng người".
Huyền thoại kẹo cu đơ: Ngày xưa, ở một làng thuộc huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh, một gia đình nọ có hai đứa con trai khôi ngô tuấn tú nhưng nhà lại rất nghèo. Họ làm quần quật suốt ngày mà cơm không đủ ăn, áo không đủ ấm. Một hôm cậu con trai cả về thưa với cha mẹ là sẽ cưới vợ. Hai ông bà lo lắng không biết lấy đâu ra đồ sính lễ. Nhà lại không có rượu, không có heo, không có nếp lấy gì mà đãi bà con chòm xóm. Trong lúc bế tắc, người cha mới đánh liều nấu mật mía sôi lên rồi đổ lạc (đậu phộng) vào. Khi đem ra đãi, ai ăn cũng thấy ngon. Được mọi người ưa thích, ông tiếp tục nấu và đem đi bán ở những làng lân cận. Từ đó, kiểu nấu mật mía với lạc lan rộng khắp huyện Hương Sơn.
Ban đầu nó có tên là kẹo lạc (vì chỉ có mật mía và lạc) nhưng người ta thấy như vậy là bất công cho người sáng chế nên gọi là kẹo “cu Hai” (một người cha có hai thằng con trai). Khi phong trào Tây học nở rộ, những ông nghè ở đây mới đổi từ "Hai" thành "Deux" (tiếng Pháp có nghĩa là hai, số 2) cho "trí thức". Còn "cu" chỉ có người Việt Nam mới dùng, là tên gọi thân mật dành cho con trai (cu Tý, cu Tèo). Các cụ vắt óc suy nghĩ cũng không biết đổi từ “cu” như thế nào, đành kết hợp cách gọi Việt - Pháp là "cu deux" (cu đơ). Xung quanh cái tên gọi dân dã này cũng có nhiều cách giải thích. Đó là vào thời kỳ thực dân Pháp xâm lược, khi những người lính Pháp vô tình ăn trúng kẹo “cu Hai”, ghiền quá mới cho người truy tìm. Khi biết tên gọi của nó, họ mới đổi từ "Hai" thành "Deux" cho phổ thông, để người Pháp tiện gọi. Còn "cu" thì chịu, không biết đổi cách nào đành kết hợp đầu Việt, đuôi Pháp là "cu Deux" (cu đơ).
Những bậc cao niên xưa của vùng đất Hà Tĩnh có một thói quen rất tao nhã. Đêm đêm bên ấm nước chè xanh cùng dăm ba miếng cu đơ, các cụ ngồi "tức nguyệt, ngắm hoa, chờ sao rụng". Cu đơ ngày xưa chỉ có lạc với mật mía, khi nguội, nó cứng như đá, mà kẹo thì không ghi "chống chỉ định: để xa tầm tay những người răng yếu". Thế là sau một đêm "tức nguyệt", các cụ nhà ta răng còn, răng mất. Đó là giai thoại vui mà các bậc cha chú thường kể cho con cháu nghe để so sánh với miếng kẹo cu đơ ngày nay.