Love Telling ThanhCaVN nhắn với ACE: Chúng con cậy vì Danh Chúa nhân từ, xin cho Linh hồn Cha cố Phêrô (Ns. Kim Long) được lên chốn nghỉ ngơi. Hằng xem thấy mặt Đức Chúa Trời sáng láng vui vẻ vô cùng. Amen! Loan Pham nhắn với ACE: Giêsu Maria Giuse, con mến yêu xin thương cứu rỗi linh hồn Phê-rô Lm. Kim Long sớm được hưởng Nhan Thánh Chúa. Amen Loan Pham nhắn với ACE: Hòa cùng với Giáo Hội Công Giáo Việt Nam với sự ra đi của Lm. Kim Long là Nhạc sĩ quý mến của chúng ta...đó là sự thương xót mất mát rất lớn của Thánh Nhạc Việt Nam... chúng ta hãy cùng dâng lời nguy Loan Pham nhắn với Gia đình TCVN: Hòa cùng Giáo Hội Công giáo Việt Nam với sự ra đi vô cùng thương tiếc của Lm. Kim Long là nhạc sĩ Thánh Ca thân yêu của chúng ta... Chúng ta cùng dâng lời nguyện xin: Giesu Matia Giuse xin thương cứu rỗi linh ThanhCaVN nhắn với ACE: Nhân dịp Sinh Nhật lần thứ 18 Website, BQT-TCVN kính chúc Quý Cha, Quý Tu sỹ Nam Nữ, Quý Nhạc sỹ - Ca trưởng – Ca sỹ, Quý Ân Nhân và toàn thể ACE luôn tràn đầy HỒNG ÂN THIÊN CHÚA. ThanhCaVN nhắn với ACE: Chúng con cậy vì Danh Chúa nhân từ, xin cho Linh hồn ĐTC Phanxicô được lên chốn nghỉ ngơi. Hằng xem thấy mặt Đức Chúa Trời sáng láng vui vẻ vô cùng. Amen!

+ Trả lời chủ đề + Gửi chủ đề mới
kết quả từ 1 tới 1 trên 1

Chủ đề: Một vài suy tư cá nhân mang tính cảm nghiệm rút ra từ Thánh Vịnh 88

  1. #1
    agapaw's Avatar

    Tham gia ngày: May 2012
    Tên Thánh: Piô
    Giới tính: Nam
    Đến từ: HCM city
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 72
    Cám ơn
    60
    Được cám ơn 171 lần trong 60 bài viết

    Default Một vài suy tư cá nhân mang tính cảm nghiệm rút ra từ Thánh Vịnh 88

    Một vài suy tư cá nhân mang tính cảm nghiệm rút ra từ Thánh Vịnh 88

    Hành trình đi tìm Chúa của tôi trải dài 13 năm. Suốt thời gian này, bài Thánh Vịnh 88 vang vọng trong tim tôi qua từng biến cố thăng trầm của ơn gọi. Hơn một lần trong đời, tôi mang tâm trạng của Vịnh gia với những cung bậc khó hiểu. Có những ngày trong đời, tôi ngửa mặt lên trời trong tiếng thở dài: “xin lắng nghe tiếng lòng thổn thức” (câu 3).
    Tôi đã dốc toàn tâm toàn lực cho ơn gọi chiêm niệm với đời trai tráng hơn tám năm nhưng rồi đến ngày chuẩn bị khấn trọn, tôi nhận được một lời chia tay của Viện Phụ: “con không hợp với ơn gọi chiêm niệm”. Lúc đó, tôi như Vịnh gia đi vào đêm tối mịt mù của cuộc đời với những dự phóng tươi đẹp bị ngắt. Có ai hiểu tôi lúc này, ngay cả Chúa cũng không lên tiếng. Tôi ra đi như một kẻ “tội đồ” trong ánh mắt của mọi người. Tôi đi đâu người ta cũng chất vấn, ngay cả bạn bè thân thiết cũng đặt vấn đề với tôi: “mày phải làm gì đó thì người ta mới cho mày ra đi?” Tôi chờ một sự cảm thông khả dĩ giúp tôi xoa dịu nỗi đau và tiếp tục đi tìm chân lý, nhưng như Vịnh gia “Chúa làm cho bạn bè xa lánh…chung quanh bầu bạn chỉ là bóng đêm” (câu 9.18). Tôi tưởng như mình đi vào ngõ cụt. Hơn bao giờ hết, tôi cảm nghiệm được điều Vịnh gia đã nếm cảm.
    Quả thật tiếng than hằng ngày của tôi, Chúa vẫn nghe, chỉ có điều là do trái tim “con hóa ra thẫn thờ” (câu 16), nên không nếm được điệu nhảy của Chúa Thánh Thần. Rõ ràng, Chúa lại dẫn tôi đến với Tu Hội Mẹ Hy Vọng như một hướng mở. Hướng đi này, tôi những tưởng được “an cư” để dấn thân hết quảng đời còn lại. Thế rồi được ba năm, chưa kịp hết “kinh hãi” (câu 16), tôi lại bị đẩy vào màn đêm của cuộc đời. Tôi đã gõ cửa tất cả các Dòng nhưng đều bị từ chối, họ tránh tôi như tránh “tà”, tôi bị “coi như đồ ghê tởm” (câu 9). Như Vịnh gia, tôi có cảm tưởng “Chúa hạ con xuống tận đáy huyệt sâu” (câu 7). Nhưng trải qua nhiều thăng trầm như thế, tôi thấy không hề có bất cứ một ngõ cụt nào cả như câu nói: “cùng tắc bị, bị tắc biến, biến tắc thông”. Hơn thế nữa, cứ gần đến ngõ cụt, Chúa lại mở ra cho tôi một hướng đi mới đầy hy vọng.
    Trong tất cả, Chúa như người mẹ hiền đẩy tôi ra khỏi vòng tay để tôi “ốm tương tư” (Dc 5,8). Thật vậy, Chúa “đánh” tôi là để tôi “nhớ - nhớ, thương - thương, yêu - yêu”. Mỗi lần bị hạ xuống, tôi lại khao khát hơn: “lạy Chúa, Chúa đã dựng nên con cho Chúa và tâm hồn con sẽ thao thức mãi tới khi nào được yên nghỉ trong Chúa” .
    Chung quy lại, đi vào Thánh Vịnh 88, tôi chiêm ngắm tình trạng cùng bị của một con người nhiệt thành tìm Chúa với những cung bậc cảm xúc khác nhau. Âm ỉ trong tình trạng ấy, tôi thấy hé mở ra một niềm hy vọng mới, niềm hy vọng dưới góc nhìn con người, trong tương quan với Thiên Chúa và đặc biệt hướng về Đức Kitô, niềm hy vọng duy nhất. Từ đó, trong quan niệm thần học, tôi lại bắt gặp những gương mặt đau khổ trong Kinh Thánh như một “điểm hẹn”, những tiếng kêu mang tính hiện sinh của một con người bất hạnh. Ngang qua đó, quang tỏa một đức tin bất thường nhưng lại đưa tới một niềm xác tín, để rồi có thể nhắm tới một hướng nhìn mang tính liên hệ của Kitô Giáo.
    Đau khổ của một đời người mà Vịnh gia đóng vai trò chính trong Thánh Vịnh 88 như thay cho mọi tiếng kêu của con người mọi thời đại hướng tới Đức Kitô, “con đường, sự thật và sự sống” (Ga 11,29) duy nhất về cùng Chúa Cha. Cho nên, mọi sự ở đời tuy có “cùng” nhưng luôn “thông” nhờ vào mối tương quan với Thiên Chúa và trở thành bài học sâu xa trong “suy – chiêm” không ngừng của đức tin sống động cho mọi thế hệ như câu nói: “cùng tắc bị, bị tắc biến, biến tắc thông”.
    Agapius.
    Chữ ký của agapaw
    Mức độ của yêu mến là yêu mến không mức độ.

  2. Được cám ơn bởi:


+ Trả lời chủ đề + Gửi chủ đề mới

Quyền hạn của bạn

  • Bạn không được gửi bài mới
  • Bạn không được gửi bài trả lời
  • Bạn không được gửi kèm file
  • Bạn không được sửa bài

Diễn Đàn Thánh Ca Việt Nam - Email: ThanhCaVN@yahoo.com