![]() |
![]() |
![]() |
|
||
![]() |
![]() |
![]() |
![]() ![]() |
![]() |
![]() |
|
![]() |
||
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
|
||
![]() |
![]() |
![]() |
BMK, DayToVoDung , dominico_dung, Gia Mai , Masafot, Nganguyen, nu_angel , NVN
![]() |
![]() |
|
![]() |
||
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
|
||
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
|
![]() |
||
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
|
||
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
|
![]() |
||
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
|
||
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
|
![]() |
||
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
|
||
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
|
![]() |
||
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
|
||
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
|
![]() |
||
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
|
||
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
|
![]() |
||
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
|
||
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
|
![]() |
||
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
|
||
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
|
![]() |
||
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
|
||
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
|
![]() |
||
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
|
||
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
|
![]() |
||
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
SaoLê ghét Đavít 1. Đavít ban đầu nhờ gảy đàn hay và thắng được Goliat, nên được Saolê thương yêu, và được kết bạn thân với Gionathan, con vua. Nhưng khi Saolê nghe các phụ nữ hát: “Saolê giết được một ngàn, Đavít giết được mười ngàn quân địch”. Saolê ghen tị tìm đủ cách hại Đavít. Hai lần Saolê nổi cơn điên, phóng giáo vào Đavít đang gảy đàn, Đavít tránh được. Vua đặt Đavít làm tướng cầm binh, có ý mượn tay quân địch giết Đavít. Nhưng Đavít đánh trận nào cũng thắng, dân chúng tin cậy người. Sao lê gả công chúa Micôn cho Đavít, và quyết lập mưu giết ông, Gionathan báo cho Đavít hay. 2. Đavít chạy chốn. Đầu tiên đến núp ở nhà Samuêlê, rồi chạy xuống Nobê núp ở nhà thầy cả Akimêlêc. Vì quá đói, thầy cả cho ông ăn bánh đã hiến dâng trên bàn thờ, rồi giao gươm của Goliat xưa cho ông: ông chốn vào trong rừng núi. Vì thế cả nhà thầy cả Akimêlêc bị Saolê giết. Từ đó Đavít và nhóm bộ hạ phải chốn tránh trong rừng vắng, đi đánh thuê cho người để sống. Một hôm Saolê đi tìm Đavít để giết, tình cờ lại vào ngủ trong hang Đavít đang ẩn núp, Đavít có thể thừa dịp để hạ Saolê, nhưng ông chỉ cắt một vạt áo của Saolê, và sáng ngày đứng xa xa giơ lên cho Saolê thấy. Lần khác Đavít vào ngay trong trại Saolê, thấy vua và các tướng đang ngủ mê, Abisai đi với Đavít khuyên ông giết Saolê đi, Đavít trả lời: “Không nên đụng đến vì là người đã được Chúa xức dầu”, ông chỉ lấy thanh gươm và bình nước của vua Saolê, rồi hôm sau, đứng bên kia sườn núi đưa lên cho vua xem. 3. Đavít còn chốn tránh, cho đến lúc Saolê và Gionathan bại trận ở núi Ghenbôê, Đavít được một người đến báo tin Gionathan tử trận, và chính hắn cũng đã giết Saolê. Đavít không những không vui mừng, mà còn giết ngay kẻ báo tin vì hắn đã dám giết vua, và Đavít đã khóc thương Gionathan thảm thiết. Sau đó, Chúa tỏ ra cho Đavít phải lên thành Hêbrôn để nhận quyền làm vua trị nước. Lm.Trần Hữu Thanh (Dòng Chúa Cứu Thế) |
||
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
|
![]() |
||
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
SaoLê ghét Đavít 1. Đavít ban đầu nhờ gảy đàn hay và thắng được Goliat, nên được Saolê thương yêu, và được kết bạn thân với Gionathan, con vua. Nhưng khi Saolê nghe các phụ nữ hát: “Saolê giết được một ngàn, Đavít giết được mười ngàn quân địch”. Saolê ghen tị tìm đủ cách hại Đavít. Hai lần Saolê nổi cơn điên, phóng giáo vào Đavít đang gảy đàn, Đavít tránh được. Vua đặt Đavít làm tướng cầm binh, có ý mượn tay quân địch giết Đavít. Nhưng Đavít đánh trận nào cũng thắng, dân chúng tin cậy người. Sao lê gả công chúa Micôn cho Đavít, và quyết lập mưu giết ông, Gionathan báo cho Đavít hay. 2. Đavít chạy chốn. Đầu tiên đến núp ở nhà Samuêlê, rồi chạy xuống Nobê núp ở nhà thầy cả Akimêlêc. Vì quá đói, thầy cả cho ông ăn bánh đã hiến dâng trên bàn thờ, rồi giao gươm của Goliat xưa cho ông: ông chốn vào trong rừng núi. Vì thế cả nhà thầy cả Akimêlêc bị Saolê giết. Từ đó Đavít và nhóm bộ hạ phải chốn tránh trong rừng vắng, đi đánh thuê cho người để sống. Một hôm Saolê đi tìm Đavít để giết, tình cờ lại vào ngủ trong hang Đavít đang ẩn núp, Đavít có thể thừa dịp để hạ Saolê, nhưng ông chỉ cắt một vạt áo của Saolê, và sáng ngày đứng xa xa giơ lên cho Saolê thấy. Lần khác Đavít vào ngay trong trại Saolê, thấy vua và các tướng đang ngủ mê, Abisai đi với Đavít khuyên ông giết Saolê đi, Đavít trả lời: “Không nên đụng đến vì là người đã được Chúa xức dầu”, ông chỉ lấy thanh gươm và bình nước của vua Saolê, rồi hôm sau, đứng bên kia sườn núi đưa lên cho vua xem. 3. Đavít còn chốn tránh, cho đến lúc Saolê và Gionathan bại trận ở núi Ghenbôê, Đavít được một người đến báo tin Gionathan tử trận, và chính hắn cũng đã giết Saolê. Đavít không những không vui mừng, mà còn giết ngay kẻ báo tin vì hắn đã dám giết vua, và Đavít đã khóc thương Gionathan thảm thiết. Sau đó, Chúa tỏ ra cho Đavít phải lên thành Hêbrôn để nhận quyền làm vua trị nước. Lm.Trần Hữu Thanh (Dòng Chúa Cứu Thế) |
||
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
|
![]() |
||
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
ĐAVÍT LÊN NGÔI 1. Lúc biết tin Saolê đã chết, Đavít theo lời Chúa đem gia đình và quân lính về lập đô ở Hebron, cai trị dòng họ Giuđa. 2. Toàn dân Israel đến gặp Đavít ở Hebron và tâu: “Chúng tôi là một xương một thịt với ông. Khi Saolê còn sống, chính ông đã điều khiển dân Israel. Chúa đã phán với ông: “Chính ngươi đã chăn dắt dân Ta, và sẽ cầm đầu dân Israel” Sau 7 năm chỉ làm vua họ Giuđa, lúc 30 tuổi, Đavít lên ngôi, và cai trị cả dân Israel trong 33 năm. 3. Được toàn dân tôn làm vua, Đavít cướp được thành Giêrusalem trên núi Sion, của dân Giêbusêa, dời kinh đô về đó, nên gọi là thành Đavít. Ông còn đại thắng quân Phixilitinh. Chúa chúc lành cho ông, con cái ông sinh ra đông đúc. Ông vui mừng long trọng đón Hòm Bia Chúa về đặt trong thành đô. Nhờ vua xứ Tyr gởi gỗ quí đến, ông đã xây một cung điện nguy nga, và ông cũng muốn khởi công xây Đền Thờ sang trọng cho Chúa. Nhưng Chúa bảo ông: “Không phải ngươi xây nhà cho Ta, chính Ta sẽ xây cho ngươi một nhà kiên cố. Lúc ngươi đã đủ tuổi tác, yên nghỉ với tổ tiên ngươi, Ta sẽ làm cho ngươi có kẻ nối dòng. Chính con ngươi sẽ cất Đền Thờ cho Ta, Ta sẽ làm cho ngai nó vững muôn đời. Ta sẽ là Cha nó và nó sẽ là con Ta. Nhà của ngươi và vương quyền của ngươi sẽ bền vững muôn đời trước mặt Ta, và ngai ngươi sẽ chắc chắn mãi mãi ». 4. Vua Đavít rất hiền lành, yêu người, đối xử rất tốt với Saolê là kẻ toan hại ông. Lúc lên ngôi, ông còn tìm con cái của Saolê, nhưng chỉ còn sót lại một người tàn tật, Đavít đem về đền cho ăn chung với vua cho đến chết. Đavít hết lòng mến Chúa. Từ hồi còn bé đã tỏ ra nhân đức, suốt đời làm việc gì cũng bàn hỏi Chúa. Lúc rước Hòm bia về, ông đi trước nhảy mừng múa hát, đến nỗi Micôn con Saolê, vợ của ông cười chê, ông tức giận chúc dữ cho bà không sinh con. Ông đã đặt ra nhiều bài Thánh vịnh ca ngợi Chúa, cả dân Israel hát theo, và Giáo Hội ngày nay vẫn hát. Lm.Trần Hữu Thanh (Dòng Chúa Cứu Thế) |
||
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
|
![]() |
||
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Đavít sa ngã 1. Tuy vua Đavít tài giỏi, nhân đức, Chúa vẫn để người sa ngã, để cho người biết hạ mình khiêm nhường ăn năn. Một hôm, khi đoàn quân theo tướng Gioab đi đánh giặc, vua lên trên sân thượng, thấy một người đàn bà tắm trong vườn bên cạnh. Vua bị cám dỗ, gọi bà qua, ăn ở với bà ta có thai. Biết bà có chồng là ông Uria người Hittit, vua cho gọi về để phi tang, nhưng ông ta không chịu về với vợ, vì Hòm Bia Chúa và quân lính đang khổ sở ngoài mặt trận. Đavít phải bảo tướng Gioab đưa Uria đến nơi nào giặc mạnh nhất, để ông ta bị giết. 2. Lúc đó có tiên tri Nathan đến gặp vua kể cho vua một câu chuyện: “Có hai người ở gần nhau, một người giàu, có nhiều chiên bò, người kia chỉ có một con chiên bé nhỏ, được ông ta yêu mến. Một hôm người nhà giàu có khách, không giết chiên bò mình, lại bắt con chiên người nghèo kia làm thịt”. Vua Đavít tức giận đòi giết người giàu bất công. Tiên tri Nathan bảo: Đó là chính vua, đã cướp vợ Uria và giết ông ta! Vua nhìn biết lỗi mình, sấp mình hối hận ăn năn, ăn chay cầu nguyện cho đứa con trai do tội lỗi của vua, mới sinh ra. Những lời hối hận ăn năn, đã thành các thánh vịnh thống hối, ta còn đọc đến ngày nay. 3. Vì tội lỗi của vua nên đứa con trai kia phải chết. Và từ đó đến suốt đời, vua phải lao đao cực khổ luôn, phải con cái làm loạn. Vua khóc lóc tội lỗi suốt đời, nên thành ra kiểu mẫu cho lòng hối cải ăn năn. Lm. Trần Hữu Thanh (Dòng Chúa Cứu Thế) |
||
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
|
![]() |
||
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Absalom nổi loạn 1. Đức Chúa Trời công bình và thánh thiện vô cùng, tuy thương yêu Đavít tận tình, nhưng cũng phạt nặng nề tội vua đã phạm. Đứa con tội lỗi đã chết, con trai đầu của vua là Amnon đã dại dột xúc phạm đến một đứa em gái khác mẹ là Thamar. Anh Thamar là Absalom tức giận, lập mưu giết Amnon, nên sợ cha chốn đi ba năm. Một hôm tướng Gioab của Đavít, thấy vua đã hơi nguôi cơn giận, nên lập mưu cho một người đàn bà vào khóc lóc tâu vua: “Tôi tớ vua có hai người con trai, chúng giận đánh nhau, đứa nọ giết đứa kia. Tòa án lại bắt đứa con sống, và sắp đem đi giết. Tôi chỉ còn một mình nó là nơi trông cậy, xin vua thương cứu sống nó”. Vua động lòng hứa tha cho đứa sát nhân. Bà kia lại nói tiếp: Đó là chuyện của vua, tại sao vua lại thù ghét và từ bỏ Absalom? Vua hiểu mưu của Gioab nên tha cho Absalom, và cho về lại đền. 2. Absalom rất đẹp trai, nhưng tính kiêu căng hung dữ, khi đã được vua cha cho về đền, lại giả lệnh vua xét xử hết mọi việc trong dân chúng. Khi đã được danh tiếng, ông nổi loạn, bắt dân chúng tôn mình làm vua Israel, và chiếm được nhiều thành, dân chúng theo rất đông. 3. Nghe tin, Đavít sợ nguy hại, cùng với một nhóm tùy tùng đi bộ trốn ra khỏi đền. Thầy cả Sađoc đem Hòm Bia theo, nhưng vua bảo phải đem về Giêrusalem, vì nếu Chúa còn thương vua, thì sẽ cho vua trở về đền. Trên đường lưu vong, vua Đavít gặp nhiều điều sỉ nhục, có nhiều kẻ phản bội, đi theo Absalom và tìm cách hại vua. Vua gặp người Simêi, con cháu Saolê, chạy theo nhiếc mắng. Đavít vui lòng chịu mọi sỉ nhục. 4. Absalom chiếm kinh đô Giêrusalem, làm nhiều điều tội lỗi. Đavít tổ chức quân đội, để đánh trả. Quân Absalom rối loạn, chính ông cỡi lừa chạy trốn, ngang qua dưới cây sồi rậm rạp, tóc ông dài bị vướng vào cành cây, ông bị treo tòn ten ở đó, Gioab đến lấy cung bắn chết ông. Đavít thắng trận, nhưng khi nghe Absalom bị giết, vua khóc thương thảm thiết. Từ đó cho đến chết, trong nước còn nhiều hoạn lạc, và một lần kia vua có ý kiêu ngạo, truyền khai sổ nhân danh, để biêt dân số, nên bị Chúa phạt một cơn dịch hạch kinh khủng, dân chúng bị chết bảy chục ngàn người. Lm. Trần Hữu Thanh (Dòng Chúa Cứu Thế) |
||
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
|
![]() |
||
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Vua Salomon 1. Lúc Đavít đã già nua, Adonias con trai lớn, muốn tự xưng làm vua, nhưng tiên tri Nathan đã giàn xếp khôn khéo, nên Salomon, con bà Bethsabê được vua cha chọn kế vị. Vua Salomon đẹp đẽ, thông minh được thầy cả Sađoc phong vương lên ngôi trị nước. Vua cầu cùng Chúa: Tôi không xin giàu sang, không xin sống lâu, chỉ xin đủ khôn ngoan để cai trị dân Chúa như Đavít cha tôi. Lời xin này đẹp lòng Chúa, Chúa ban cho ông khôn ngoan rất mực, cùng ban thêm cho sang trọng giàu có và sống lâu. 2. Quả thật vua rất khôn ngoan. Sách Thánh còn ghi lại vụ kiện vua đã xét xử công minh: Hai người đàn bà giành nhau một đứa con sống. Bà nào cũng nhận đứa con ấy là con của mình. Vua truyền chặt đôi đứa bé ấy chia cho mỗi bà một nửa. Một bà nghe thế, liền khẩn nài vua đừng chặt, và giao đứa con sống cho bà kia nuôi. Vua biết ngay bà ấy chính là mẹ thật của đứa nhỏ. Sách thánh còn ghi lại bao nhiêu lời khôn ngoan vua đã phán ra, làm cho Nữ Hoàng xứ Saba đến thăm phải hết sức khen ngợi. 3. Vua sang trọng giàu có nhất đời, đã xây cất một Đền Thờ huy hoàng lộng lẫy cho Chúa và xây cất cung điện nhà vua cũng rất nguy nga mỹ lệ. Ngày xưa Hòm Bia Chúa vào Đền Thờ Giêrusalem, vua làm lễ khánh thành rất long trọng. Một đám mây mù mịt phủ khắp Đền Thờ, là dấu Chúa hiện diện giữa dân Người. Vua dâng lễ vật rất nhiều, và sốt sắng cầu xin Chúa khấng ngự trong Đền Thờ để ban xuống phước cho dân Chúa. Chúa phán với vua: Ta đã nghe lời ngươi, và nhận những lời ngươi cầu xin. Ta đã thánh hóa Đền Thờ ngươi xây, để Danh Ta ngự đó muôn đời. Còn ngươi, nếu ngươi đi trước mặt Ta, như Đavít cha ngươi đã đi, Ta sẽ làm cho ngai ngươi vững muôn đời. 4. Suốt đời Salomon, nước nhà yên ổn, dân chúng làm ăn thịnh vượng, kinh tế phát đạt, quân đội, tàu bè, kiên cố. Nhưng lúc về già, vua cưới nhiều vợ ngoại, ăn chơi hoang đàng, bị các người vợ rủ rê, vua lập đền thờ bụt thần. Gương xấu của vua lôi kéo dân bỏ đạo Chúa. Chúa chưa phạt Salomon, vì nhớ lời hứa với Đavít, nhưng đến đời con vua, nước nhà chia đôi, và đi dần đến chỗ điêu tàn. Lm. Trần Hữu Thanh (Dòng Chúa Cứu Thế) |
||
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
|
![]() |
||
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Đường lối mới của Chúa 1. Vua Salomon trị nước được 40 năm. Roboam là con trai cả lên kế vị. Ông không chịu nghe các bậc lão thành lại đi nghe các bạn trẻ, trả lời cứng cỏi với dân, nên dân nổi loạn. Mười dòng họ theo tướng Giêrôbôam, lập nước phương Bắc, lấy tên là Israel, đóng đô ở Samaria. Chỉ còn hai dòng Giuđa và Benjamin. Lập nước Do-thái ở phương Nam, lấy Giêrusalem làm thủ đô. 2. Hai người hiềm thù, đánh phá nhau suốt 400 năm. Bên Do-thái có ba bốn đời vua tốt, lo cho dân trung tín với Chúa Yavê. Bên Israel, tất cả các vua đều xấu đạo. Ban đầu lập đền thờ ở núi Garizim để ngăn cản dân không cho về thờ phượng Chúa ở đền thờ Giêrusalem, đã là một điều trái lệnh Chúa, về sau còn lập đền thờ bụt thần ngoại giáo, rước sư sãi về, làm cớ cho dân bỏ Đức Chúa Trời. Do đó, Chúa để cho cả hai nước điêu tàn. Bên Israel bị quân Syria tàn phá năm 712 trước Chúa ra đời, một phần dân bị bắt đi làm phu tù, một phần ở lại sống trà trộn với dân ngoại, thành dân Samaritanô. Bên Do-thái, đến năm 587 thành Giêrusalem cũng bị phá bình địa. Vua, thầy cả và dân chúng bị bắt đi làm phu tù ở Babylon. 70 năm sau, Chúa đoái thương cho về lập nước lại. 3. Chúa nhân hậu và trung tín, không hề bỏ dân, trị phạt để cho dân hối cải, và dùng sự đau khổ điêu tàn, để làm cho dân hiểu ý nghĩa công việc Chúa làm. Chúa sai nhiều vị thánh hiền đến dạy dỗ, hướng dẫn toàn dân Chúa. Dân gọi họ là các Phát-ngôn-viên, hay là tiên tri, vì họ thường nói chuyện tương lai. Các vị Phát-ngôn-viên ngăm đe dọa nạt vua chúa và dân chúng phải bỏ bụt thần, bỏ tội lỗi, trở lại với Chúa Yavê là Đấng cứu vớt dân và giao ước làm Chúa riêng của dân. Các ngài lại tỏ cho dân hiểu, mọi lời Chúa hứa, sau này mới thực hiện hoàn toàn. 4. Vì các vị Phát-ngôn-viên đều quở trách, ngăm đe sửa trị cách mạnh mẽ, nên vua chúa và phần đông dân chúng thù ghét họ, chém giết họ. Nhưng cũng có một nhóm người Israel ngay chính, nghe lời họ, ăn năn trở lại, và hướng lòng lên, trông đợi ơn cứu chuộc của Chúa. Đó là kết quả của việc Chúa huấn luyện, và nhóm nhỏ này, sẽ là mầm của Hội Thánh là dân Israel mới của Chúa. Lm. Trần Hữu Thanh (Dòng Chúa Cứu Thế) |
||
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
|
![]() |
||
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Phát ngôn Elia 1. Trong nước Israel bên phương bắc, về thế kỷ thứ IX, có vua Achab, và vợ là Giêsabel, rất xấu đạo, Chúa sai Elia làm ngôn viên của Chúa. 2. Đời Elia rất lạ lùng. Ông chiến đấu mạnh dạn với vua quan và dân chúng, để bênh vực đạo thánh Chúa, và phi bác đạo thờ bụt Baal. Ông bảo cho dân chúng biết, vì không thờ Chúa, cả nước sẽ bị đại hạn, rồi đói khát kinh khủng. Chính ông lên rừng vắng, mỗi ngày ăn một chiếc bánh do một con quạ mang đến và uống nước suối mà sống. Lúc suối cạn, ông xuống thành Sarepta gặp một bà góa chỉ còn một ít bột và một ít dầu, Elia bảo bà cứ làm bánh cho ông ăn. Bà vâng lời làm như ông dạy. Từ đó cho đến khi hết đại hạn, thùng bột nhà bà không bao giờ vơi và bình dầu dùng mãi không hết. Một hôm, con trai bà chết, Elia truyền hơi mình vào đứa bé, làm cho nó sống lại. 3. Elia thách thức vua Achab hội các sãi của bụt Baal lại, giết một con bò để trên củi, cầu xin cho lửa xuống đốt đi, để biết đâu là Chúa thật. Các sãi hò hét suốt ngày, nhưng vô hiệu. Elia đặt bò lên, cầu xin mấy lời, thì lửa trên trời, xuống thiêu con vật. Dân chúng nhìn thấy phép lạ của Chúa, sấp mình thờ lạy, và nghe lời Elia, giết hết các sãi Baal, đập phá đền thờ bụt. Rồi Elia cầu xin Chúa, thì mưa đổ xuống như thác. 4. Bị vua Achab đuổi đi, Elia chốn lên núi Horeb. Giữa đường, Thiên Thần mang bánh và nước cho ông ăn rồi dạy ông cứ đi mãi cho đến núi của Chúa. Đi 40 đêm ngày đến núi Horeb, ông được Chúa tỏ mình ra, không phải trong luồng gió bão rung cây chuyển núi, cũng không phải trong trận động đất kinh khủng, mà trong luồng gió nhẹ thổi qua. Vua Achab, vẫn cứ vô đạo, còn bất công đi cướp vườn của ông Nabot và ném đá giết ông. Elia trách vua, bảo cho vua biết: vua sẽ bị giết, và máu vua đổ ra sẽ bị chó liếm chính nơi Nabot chết, Giêsabel cũng sẽ bị chết. Quả thật, về sau cả vua và hoàng hậu Giêsabel đều chết khốn nạn trong một ngày. 5. Ochozias, nối ngôi Achab, bị đau nặng cho người đi hỏi bụt Béelzébut. Elia quở trách các người vua sai đi: “Không có Chúa trong Israel sao? Mà phải đi hỏi bụt Béelzébut, của xứ Accaron?” Elia báo cho vua biết, vua sẽ phải chết. Sau đó Elia đem Elisêu và các tôi tớ đến sông Giođanô. Rồi một xe lửa đến rước ông về trời. Ông thả chiếc áo xuống cho Elisêu. Nhờ đó Elisêu cũng khôn ngoan như Elia, đã làm nhiều phép lạ nhất là đã chữa quan Naaman khỏi tật phong. Elisêu cũng mạnh mẽ rao giảng thờ Chúa Yavê như thầy mình, và chết thánh thiện. Lm. Trần Hữu Thanh (Dòng Chúa Cứu Thế) |
||
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
|
![]() |
||
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Ba vị phát ngôn: Amos – Osêa – Misêa 1. Hai tiên tri Amos và Osê, đều hoạt động bên nước Israel, đời vua Giêroboam III (784-744). Nước được yên ổn, nên dân thành Samaria ăn chơi quá độ, bỏ Chúa, thờ bụt thần, nhất là thần Đan và thần Baal. 2. Amos làm nghề chăn chiên, tính tình cương trực. Chúa cho thấy ba “thị kiến” cào cào cắn hết hoa mầu, một ngọn lửa đốt cháy một hố sâu, và một đường dây chì đo ngang đầu dân, để tỏ ra: Chúa sẽ san bằng các cao đàn, các đền thờ Israel. Amos đứng lên tố cáo sự ăn chơi đàng điếm và các kẻ gian giảo hà hiếp dân. Amos thúc giục dân hãy suy niệm về việc mình đã giao ước với Chúa, để buộc họ phải trung tín hơn. Vì không tuân lời Chúa, “Ngày của Yavê” là ngày đoán phạt kinh khủng sẽ đến. Chúa sẽ dùng dân Assur tiêu diệt Israel vì đã bỏ lời giao ước của Chúa. Nhưng Chúa sẽ cứu một “nhóm còn sót lại” là các người nghèo khổ và Chúa sẽ cho dân sống lại, dưới quyền cai trị một vị vua con Đavít. 3. Ông Ôsêa người thành thị tính tình hiền dịu. Chúa dạy ông mua một người vợ ngoại tình, sinh hai đứa con đầu ngoại tình, để nói cho dân biết: Chúa thương dân như tình thương chồng vợ, thế mà dân bội bạc bỏ Chúa theo bụt thần, có khác gì tội ngoại tình. Và con cái sinh ra không phải là con Chúa. Nhưng nhờ Osêa cứ thương vợ và trung tín với vợ, thì Chúa vẫn thương dân, kêu mời dân trở lại. Nhưng nếu dân không trở lại, Chúa sẽ để kẻ nghịch làm đổ sụp mọi cao đàn, giết chết nhiều người và phá hại mùa màng, đó là giặc Assyria. 4. Ông Misêa xuất hiện đúng lúc như Ôsêa đã tuyên báo, quân Assyria đã đến gieo kinh khủng trên Samaria, và diệt tan năm 721, và bắt đầu khủng bố, đánh phá Giêrusalem. Misêa hung hăng như Amos, tiên báo các tai họa sẽ xảy ra cho hai nước. Ông mạnh dạn tố cáo các người lớn, các kẻ quyền quí ức hiếp dân, các tiên tri giả, đã dẫn dân Israel đi lạc đường. Ông tiên báo mọi sự sẽ điêu tàn. Nhưng Chúa nhân từ, sẽ cứu dân khỏi cảnh phu tù, đưa về quê tổ, và dân sẽ được hưởng một cảnh hòa bình. Lm.Trần Hữu Thanh (Dòng Chúa Cứu Thế) |
||
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
|
![]() |
||
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Một vị Phát-ngôn Cả : ISAIA 1. Isaia, xuất hiện ở nước Do-thái, thời vua Osias (740). Thời đó nước nhà rất thịnh vượng, nên đời sống nhà vua xa hoa, lễ lạc linh đình, đang khi dân chúng phải khổ cực. Nhưng bên ngoài Assyria đã hăm dọa, và mấy năm sau sẽ bắt thần phục. Rất đạo đức, rất ái quốc, rất yêu chuộng quá khứ huy hoàng của nước Do-thái, Isaia đã mạnh dạn tố cáo các tội lỗi của Vua và dân chúng, ngăm đe những tai họa kinh khủng, nhưng cũng tin tưởng ở lòng Chúa nhân từ sẽ cứu vớt. 2. Một hôm, trong Đền thờ, ông thấy Chúa oai nghi ngự giữa, có các Kêrubim vây quanh cúi đầu chúc tụng: “Thánh, Thánh, Thánh Chúa Yavê vạn quân ! Cả mặt đất đầy dẫy sự oai linh Chúa”; Ông run sợ. Nhưng một Thiên Thần lấy than lửa, đốt môi miệng ông, sai ông đi truyền lệnh Chúa: “Chúa sẽ trị phạt dân, cho đến lúc Đền thờ hoang vu, dân đi phu tù phương xa. Chúa sẽ giữ lại một nhóm nhỏ để gầy dựng một dân mới. 3. Isaia rao truyền sự thánh thiện của Chúa. Thánh thiện đầy là quyền phép, oai linh, vừa đáng sợ, đáng xa tránh nhưng cũng vì đó lại hấp dẫn, lôi kéo ta. Yavê là Đấng Siêu việt, trước mặt Ngài, mọi người phải nhận mình bé nhỏ, hư không. Ngài là Đấng Thánh, Đấng Rất Thánh của Israel. Nghĩa là Đấng cúi xuống lo lắng cho dân và hướng dẫn đời sống dân. Vì mọi người thất trung với Chúa, nên những tai họa sẽ xảy ra đến cho nước Do-thái, và cho các nước lận cận. 4. Sau cuộc lưu đày, sẽ có một nhóm nhỏ sót lại về lập nước. Việc cứu vớt mới này là hình bóng của một việc Chúa sẽ thực hiện lúc Đấng Messia đến. Ông báo tin cho vua Achaz biết: “Này một người nữ đồng trinh sẽ sinh một con trai, và sẽ đặt tên con là Emmanuel” (VII.14) “ Các dân đi trong bóng tối sẽ thấy một vừng sáng – vì một con trẻ đã sinh ra, một con trai đã ban cho chúng ta, áo cẩm bào phủ trên vai người. Nước Người trị sẽ rộng lớn, và hòa bình sẽ vô tận trên ngai Đavít và trong nước Người (IX, 1-5-6). 5. Trong sách Isaia, còn nhiều điều nói về ngày của Yavê, về thời gian của Đấng Messia, tả rõ thân thế và những sự đau khổ của đầy tớ Chúa. Nhưng chắc là của một tiên tri khác, chép sau ngày lưu đày và giải phóng của dân Do-thái, nên gọi là sách thứ hai, và thứ ba, sẽ trình bày sau. Lm. Trần Hữu Thanh (Dòng Chúa Cứu Thế) |
||
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
|
![]() |
||
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Giêrusalem sa sút 1. Dân Syria đã đánh tan xứ Israel và độ hộ nước Giuđêa, sau Syria lại bị dân Babylon đánh, nhờ đó Giuđêa được một thời hưng thịnh. Vua Josias mạnh mẽ cải cách quốc gia và tôn giáo nên tốt đẹp như thời Đavít. Chính lúc đó Chúa sai Sophonia, Nahum và Habacúc, và một tiên tri cả là Giêrêmia, để hướng dẫn dân biết cách giữ được ơn Chúa, và tránh hình phạt nặng nề, nhưng không ai nghe lời họ, nên Giêrusalem thất thủ. 2. Sophonia : Cũng như Amos và Isaia, ông rao truyền những hình phạt kinh khủng Chúa sẽ giáng xuống, vì người ta bỏ việc tôn thờ Chúa, mà tôn thờ bụt thần. Sự khủng khiếp sẽ xảy ra cho Giêrusalem, được Giáo Hội dùng để tả ngày tận thế, trong ca vịnh Dies Irae. Nhưng Chúa sẽ cứu một nhóm nhỏ, có một tinh thần công chính: “Không hề làm điều ác, không nói lời gian dối lường gạt ai”. Chúa sẽ lập lại Israel, cho một vị anh hùng đến cứu, và dân lại được rạng danh. 3. Nahum : Tiên tri Nahum cũng nói trước những việc kinh khủng Chúa sẽ làm để trị phạt muôn dân. Chúa không phải là Chúa riêng của Do-thái, mà Chúa của muôn dân thiên hạ, trị phạt dân Chúa cũng như trị phạt thành Ninivê, vì tội lỗi của dân Assyria. Từ nay dân chúng mới hiểu rõ Chúa là Thiên Chúa độc nhất tuyệt đối. Chỉ có một mình Ngài là Thiên Chúa của mọi dân, mọi nước. 4. Habacúc : Đến đời Habacúc, vua Nabuchodonosor đến vây hãm thành Giêrusalem (năm 596) triệt hạ thành, bắt dân đi đày qua Babylon. Thấy sự đồi bại của dân và Đền Thờ của Chúa, tiên tri Habacúc đã tự hỏi : Tại sao Đức Chúa Trời nhân từ vô cùng, đã để cho dân phải đau khổ ? Rồi ông lại tự trả lời : Vì Chúa thánh thiện vô cùng, không thể nhìn thấy sự tội lỗi được. Người dùng các dân ngoại để trị phạt tội dân Chúa. Nhưng Chúa sẽ cứu kẻ lành, và trị phạt những dân ức hiếp dân Chúa. Lm. Trần Hữu Thanh (Dòng Chúa Cứu Thế) |
||
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
|
![]() |
||
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Cảnh điêu tàn Giêrusalem (Giêrêmia) 1. Giêrêmia sống từ cảnh thuộc địa Assyria, đến đời Josias được độc lập (626-609), và đời Gioakim (608-597) lệ thuộc Ai-cập, sau cùng đến đời Sêlêsias (597-585) thành Giêrusalem bị Nabuchodonosor phá bình địa. 2. Tính tình nhút nhát và đa cảm, ông vâng lệnh Chúa, suốt đời sống độc thân, và phải mạnh bạo tố giác tội lỗi vua chúa và dân chúng. Yavê phán với người : “Trước khi tạo nên ngươi trong lòng mẹ, Ta đã biết ngươi, Ta dùng ngươi để làm phát ngôn viên của Ta cho các nước. Đừng sợ chi, Ta sẽ ở với ngươi, để cứu ngươi”. Đoạn Chúa cho thấy một nồi nước sôi từ phương Bắc bắn ra tứ phía. Đó là điềm dân Babylon sẽ nổi lên làm hại các dân. 3. Lúc đó vua Josias tìm lại được bộ sách Phụ truyền Lề luật, đem đọc cho dân nghe. Vua và dân khóc lóc, hứa sẽ trung tín giữ lời giao ước xưa. Giêrêmia hăng hái tố cáo mọi tội ác của dân, khuyên bảo dân thành tâm trở lại, khuyên Israel chỉ dựa cậy vào một Chúa Yavê thôi. Ông tiên báo, nếu không thành tâm trở lại, thì nước nhà sẽ bị tàn phá, và dân sẽ bị lưu đày. 4. Lúc vua Josias bị Ai-cập giết chết, dân chúng trở lại thờ bụt thần, Chúa định trị phạt dân, nên dạy ông mua một sợi dây nịt, mang vào mình, rồi cởi ra đem giấu trong một hóc đá bên bờ sông Euphratê. Ít lâu sau qua lấy về, dây nịt đã thối nát. Chúa muốn nói : Dân Israel được Chúa thương yêu, nhưng vì tội lỗi, sẽ bị đày bên sông Babylon và hư nát như thế. Chúa lại bảo ông mua một cái bình gốm, đem ra giữa chợ ném vỡ tan tành, để có ý bảo cho dân hiểu : Chúa cũng làm tan tành nước Do-thái như thế, nếu dân không lo hối cải. 5. Muốn trở lại với Chúa không phải chỉ tin tưởng vào những hiện tượng bề ngoài : Lời giao ước núi Sinai, nghi lễ cắt bì, Đền thờ, phụng vụ, mà phải có một tinh thần mới. 6. Nhưng không ai nghe lời Chúa dạy, lại còn lập mưu bắt Giêrêmia bỏ tù, nên ông phải trốn qua Ai-cập, và chết ở đó. Nhưng ông cũng đã tiên báo : Dân sót lại sẽ thoát khỏi gươm đao, tức là Israel, đã được ơn trong rừng vắng. Chúa sẽ đưa chúng nó từ phương bắc, từ bốn chân trời về. Chúa sẽ là cha Israel. Chúa dạy ông mua một thuở vườn, bỏ các tờ khế vào một cái vò mà cất kỹ có ý để cho dân hiểu, sẽ có ngày dân được trở về lại mua đất tậu ruộng. Vì ngày đó là ngày Chúa sẽ làm cho gốc Đavít trổ ra một chồi cây công chính. Chúa sẽ lập ra một giao ước mới, ghi khắc lề luật trong lòng dạ, Chúa sẽ cho dân một trái tim mới và mọi người sẽ nhìn biết Yavê là Chúa mình. Lm. Trần Hữu Thanh (Dòng Chúa Cứu Thế) |
||
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
|
![]() |
||
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Thời kỳ lưu đày (EZÉKIEL) 1. Đức Chúa Trời để cho dân Israel có lúc thịnh lúc suy là cốt ý làm hoàn thành công việc của Ngài : Từ một Israel vật chất, Chúa muốn lập lại một Israel tinh thần. Công việc Chúa, do hai Phát ngôn cả, một là Ezékiel, hai là một tiên tri vô danh, mà sách sử về sau nhập vào sách Isaia, nên người ta gọi là Isaia II. 2. Ezékiel qua Babylon thăm các phu tù, Chúa cho ông thấy : Một đám mây bọc lửa, bốn phía có bốn vật lạ, có cảnh, một con có mặt người, một con có mặt sư tử, con thứ ba có mặt bò và con thứ tư có mặt chim phượng hoàng. Bên các con vật đó, lại còn những bánh xe lạ lùng, ở trên có ngai rực rỡ. Người lại thấy : Thiên Chúa cầm một cuốn sách lớn, bảo Ezékiel : “Hỡi con người, hãy ăn cuốn sách vào cho no bụng”. Ông ăn, thì thấy trong miệng ngọt ngào. 3. Ông trở về Giêrusalem khuyên bảo nhóm còn lại lo hối cải ăn năn, nếu không sẽ bị Chúa nấu như nấu thịt. Quả thật, dân cứ thờ bụt thần, nên Giêrusalem bị vây hãm gần một năm, bị đói khát khổ sở, và bị tiêu diệt năm 586. 4. Ông Ezékiel đi theo đoàn phu tù qua Babylon, an ủi dân, nhất là hướng dẫn dân về một lòng đạo tại tâm hơn, tôn thờ Thiên Chúa chân thành, và hướng về ngày sẽ được giải cứu. Ai trung tín giữ điều răn Chúa mới là con cái thật của Abraham. Ông chăm chú dạy : Chúa thánh thiện, ở khắp mọi nơi, biết hết mọi sự, quyền phép vô cùng. Ông tận tình kính Danh thánh Chúa và rất chê ghét tội kiêu ngạo. Chúa cho ông thấy : Giữa cánh đồng đầy xương khô, một cơn gió thổi qua, các xương ráp lại, thịt da bao phủ thành xác người. Đoạn thần khí bốn phương tụ lại nhập vào xác họ thành một đạo binh đông vô số. Đó là việc Chúa sẽ làm cho dân thành một Israel mới. Yavê sẽ trở lại với dân, Người sẽ ban cho dân một Đấng dẫn dắt mới bởi dòng Đa-vít mà ra, và sẽ có một giòng nước trong, tự Đền thờ chảy cùng mọi nơi, làm cho muôn vật được sống. 5. Nhờ Ezékiel, Israel sống thánh thiện trong lúc tù đày và lúc trở về, cho đến ngày Chúa Cứu Thế ra đời. Lm. Trần Hữu Thanh (Dòng Chúa Cứu Thế) |
||
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
|
![]() |
||
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
An ủi Israel 1. Trong thời lưu đày, không còn phân biệt dân phương Bắc và phương Nam nữa, người ta gọi chung là Israel Giacob, là dân thánh của Chúa. Để an ủi dân, sách tiên tri Isaia II nhắm ba đề tài: a) Suy niệm về ơn thiên triệu của Israel; b) Mở màn cho dân thấy ngày “trở về”; ngày xuất hành thứ hai. c) Mở màn cho dân thấy Đấng đầy tớ Yavê đến cứu rỗi. 2. Ơn thiên triệu của Israel: Chính lúc mọi sự huy hoàng của dân bị hủy diệt, dân mới suy lại nhiệm vụ của mình. Được Chúa gọi trong Abraham, được Chúa cứu và giao ước với Moisen, được vào Đất Hứa với Gio-suê, và nổi danh với Đa-vít, Chúa cố ý dùng dân Israel làm chứng tá của Chúa giữa dân ngoại, và làm trung bảo để cứu vớt muôn dân. Việc tạo dựng với việc kêu gọi Israel được liên kết với nhau. Nên Israel có nhiệm vụ phải làm chứng tá, và truyền bá đạo Chúa ra cho mọi dân. Vì thế, chỉ có nhóm sót lại, nhóm nghèo, nhóm của Yavê làm được việc đó. Gọi họ là nhóm nghèo, vì họ không trông hạnh phúc đời này, không dựa vào quyền lực thế gian, chỉ trông cậy vào Chúa, mong chờ ơn cứu chuộc siêu nhiên. 3. Chúa sẽ cho dân được xuất hành lần thứ hai. “Đức Chúa Trời đi trước mặt dân, và sẽ gìn giữ dân”. Chúa sẽ sai người đi rao giảng : “Tội lỗi đã được tha, chiến tranh đã hết. Hãy mở đường cho Chúa ngự đến : nơi cao hãy bạt xuống, nơi trũng hãy đắp lên, nơi quanh co kéo ra cho thẳng...Và Chúa sẽ đưa dân đi trong sa mạc, đủ của ăn nước uống và sẽ cai trị dân. Chúa sẽ lập lại Giêrusalem, sẽ lập một giao ước bình an, bền vững muôn đời, chính Chúa sẽ dạy dân, các dân khác sẽ phục vụ nước Chúa. 4. Chúa sẽ dùng một người đầy tớ Yavê thi hành mọi việc. Đầy tớ Yavê là vua Cyrus, sẽ tha cho dân về, cũng chính là dân Israel còn sót lại, đã hối hận ăn năn. Nhưng đầy tớ Yavê còn là một người lạ sẽ xuất hiện sau này. Ngài nhân từ : “Cây lau cây sậy giập gãy, Ngài không bẻ, ngọn đèn leo lét, Ngài không thổi tắt”. Ngài là người bị khinh ghét, bị khổ nhục. Sau khi Ngài uống cạn chén đau khổ, Ngài sẽ được vinh quang, được các dân tôn thờ, và làm cho Israel và muôn dân đầy ơn phúc. Cả đoạn trên này, tiên tri Isaia II có ý nói trước về sự thống khổ Chúa Giêsu, sẽ chịu sau này, nên được gọi là “Tiền Phúc Âm”. Lm. Trần Hữu Thanh (Dòng Chúa Cứu Thế) |
||
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
|
![]() |
||
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Cuộc xuất hành thứ II (Esdras và Néhémia) 1. Dân Israel qua làm phu tù Assyria ở Babylon, năm 586. Nước Assyria lại bị Mêđa đánh bại, và Ba-tư lại thắng dân Mêđa , vua Ba-tư muốn lấy lòng các dân, nên tha cho các kẻ phu tù trở về quê quán. Nhờ đó, năm 538 sau 48 năm hay 7 năm tuần năm, dân Do-thái hân hoan trở về như một cuộc xuất hành thứ hai. Việc trước tiên của dân là lo xây dựng Đền thờ lại. Nhưng chỉ là một nhóm nhỏ, thuộc quyền Samaria, nên họ bị kiện cáo phải bỏ việc. Đến đời vua Cyrô năm 520 nhờ Agê và Giacaria nâng đỡ, dân đã xây xong Đền Thờ và mừng lễ Vượt qua long trọng, cám ơn Chúa giải phóng dân. 2. Đoàn dân hồi cư, cần phải tổ chức lại thành một quốc gia. Ông Néhémia được vua ban cho đủ quyền và đủ tiền bạc, trở về xây xong thành quách, kiểm tra lại dân số, tổ chức lại việc cai trị. Thành và Đền Thờ, tuy không huy hoàng như xưa, nhưng dân rất mãn nguyện, vì nhìn thấy rõ ràng tay Chúa hộ phù. Ban đầu dân mong ước lập lại triều vua Đavít, nhưng các vua Ba-tư không muốn cho Do-thái hùng cường hẳn, nên họ chỉ thực hiện một quốc gia trên nền tảng tôn giáo. 3. Ông Esdras hợp lực với ông Néhémia chỉnh đốn lại tôn giáo. Trước tiên ông Esdras hội dân lại trước cửa Nước, lớn tiếng tạ ơn Chúa, và đoàn dân đưa tay lên thưa : Amen. Đoạn các luật sĩ đọc và giải thích Lề luật cho dân nghe. Dân cảm động, xét biết tội mình, khóc lóc to tiếng. Ông Néhémia khuyên dân hãy vui mừng, và mọi người hoan hỉ ăn uống, bẻ lá che trại, mừng lễ suốt 7 ngày. Thấy nhiều người cưới vợ ngoại và vì đó lơ bỏ luật Chúa, ông Edras ăn năn khóc lóc, buộc dân phải rẫy bỏ vợ đi. Toàn dân cương quyết bỏ vợ để trung tín giữ lề luật Chúa. 4. Thế là một nước Do-thái thành lập, bé nhỏ, nhưng trung tín với sứ mệnh, là truyền đạo Chúa khắp trần gian. Lm.Trần Hữu Thanh (Dòng Chúa Cứu Thế) |
||
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
|
![]() |
||
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Chúa đổi ngược thế cờ (Truyện Bà Esther) 1. Từ lúc đi đày về, dân Do-thái nhận thức rõ ràng : Yavê là Thiên Chúa độc nhất tuyệt đối, chính Ngài sắp đặt, thưởng phạt mọi dân mọi nước. Chân lý đó được diễn tả ra trong truyện bà Esther. 2. Vua Assuêrô, cai trị từ xứ Ấn-độ qua đến Ethiopia. Bà hoàng hậu Vathi vì không tuân lệnh vua, nên bị vua cắt chức, và chọn một người nữ Do-thái làm hoàng hậu. Bà tên là Esther nhan sắc đẹp đẽ, cháu của ông Marđôkê. Biết cháu được vua thương, là một cách Chúa dùng để cứu dân, nên ông đứng luôn ở cửa đền, để giúp cháu. Lần kia biết được hai quan hầu cận muốn ám sát vua, Marđôkê tin cho cháu hay, nên cứu được vua. 3. Lúc đó có quan Aman làm tể tướng, cậy quyền thế bắt mọi người phải cúi đầu lúc ông đi qua. Chỉ có Marđôkê không bao giờ chịu cúi đầu, nên Aman thù ghét, xin Vua ra lệnh giết hết dân Do-thái. Bà Esther, được cậu mình cho biết tin, bảo toàn dân Do-thái ăn chay cầu nguyện, rồi bà ra bệ kiến vua (I), mời vua và quan Aman tới dùng tiệc ở cung điện mình. Không ai biết bà là người Do-thái. Trong bữa tiệc, vua vui vẻ hứa sẽ ban cho bà mọi điều bà xin. Bà chỉ xin mời vua và quan Aman tới dùng tiệc lần nữa. Vua nhận lời, Aman thì sung sướng tự cao vì mình được dự tiệc với vua và hoàng hậu. 4. Đêm kia vua ngủ không được, truyền đem niên ký ra đọc, lúc đọc đến việc hai vị quan muốn ám sát vua, và biết chưa ban thưởng gì cho kẻ đã có công mật tấu, vua hỏi Aman : Nếu vua muốn thưởng người làm ơn trọng cho vua, thì phải làm gì ? Aman tưởng là vua muốn ban thưởng cho mình, nên vội tâu : Phải cho mặc áo cẩm bào, cho đội mão triều, cho cỡi ngựa của vua và bảo kẻ lớn nhất trong triều dắt ngựa cho người ấy đi quanh thành phố, và rao truyền cho dân biết. Vua bảo Aman : Thế thì sáng mai ngươi làm như vậy cho Marđôkê. Aman đành phải chịu nhục nhã, thi hành lệnh vua truyền. 5. Hôm sau Aman trở lại dự tiệc với vua trong đền của hoàng hậu. Bà Esther khóc lóc tâu cho vua biết bà là người Do-thái, và Aman độc ác, đã cáo gian vua giết hết dân tộc mình. Bà xin vua tha cho dân bà. Vua nổi giận vì bị Aman lường gạt, bỏ đi ra vườn. Lúc vua trở vào, lại thấy Aman đang quỳ dưới dân hoàng hậu, nên giận giữ truyền treo Aman trên khổ giá chính ông ta đã dọn để giết Marđôkê. Vua lại ra sắc chỉ tha cho dân Do-thái, phong Marđôkê làm Tể tướng Thay Aman, toàn dân Do-thái vui mừng hoan hỉ. (I) : Theo tục lệ hồi ấy : Dẫu bà hoàng hậu cũng không được giáp mặt vua, nếu vua không cho lệnh mời. Lm. Trần Hữu Thanh (Dòng Chúa Cứu Thế) |
||
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
|
![]() |
||
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Chúa là Chúa cai quản lịch sử loài người (truyện ông Đaniêlê) 1. Đời Vua Nabucođonosor, trong các tù binh có Đaniêlê, Anania, Misaêlê và Azaria, rất can đảm giữ luật Chúa. Ba người bạn ông Đaniêlê, vì không chịu thờ lạy tượng của Nabucođonosor, bị bỏ vào lò lửa. Cả ba không sợ, cứ ca ngợi Chúa, lửa không đốt cháy họ lại đốt chết những người xem chung quanh. Đaniêlê được làm quan tại triều, cũng không chịu thờ thần, cứ ngày ba lần quay về Giêrusalem cầu nguyện, nên bị bỏ vào hang sư tử. Vua thấy ông không bị sư tử ăn thịt. nên truyền cho mọi người phải tôn thờ Chúa của ông. Ông được quyền xử đoán dân Do-thái, nên đã cứu sống được bà Suzanna khỏi tay hai lão tà dâm cáo gian. 2. Một lần Vua Nabucođonosor chiêm bao thấy một pho tượng, đầu bằng vàng, ngực bằng bạc, ống chân bằng sắt, bàn chân bằng sắt trộn với đất sét, bị một tảng đá lăn xuống vỡ tan. Ông Đaniêlê giải thích cho Vua hiểu : Đó là bốn nước kế tiếp nhau cai trị thiên hạ, nhưng nước sau cùng phải phân tán. 3. Vua lại thấy một điềm chiêm bao khác, ông bảo : Vua sẽ trở thành súc vật ăn cỏ 7 năm, nếu biết hối cải, Chúa mới tha thứ. 4. Vua con là Baltazar, thấy một tay viết lên vách ba chữ : Mênê, Têken, Pharxin. Đaniêlê giải nghĩa : Chúa đã đếm ngày giờ của vua, đã cân vua mà thấy nhẹ, nên sẽ phân tán nước của vua. 5. Đaniêlê thấy nhiều điềm lạ, chỉ về những việc sẽ xảy ra cho dân. Ông thấy ba vật, từ dưới nước lần lượt trồi lên, cắn phá người ta, sau cùng một con vật lạ lùng dữ tợn, giày đạp cấu xé hết mọi vật còn sót lại. Đoạn có một cụ già, mặc áo trắng ngồi trên ngai lửa, trước mặt có một sông lửa chảy ra, chung quanh có muôn vàn ức triệu người chầu hầu. Rồi từ trên mây, một sinh vật giống như con người, đến trước mặt ông già, nhận lãnh oai quyền cai trị mọi dân mọi nước đến muôn đời. Các con vật kia là các nước kế tiếp nhau, làm hại các thánh, nhưng Thiên Chúa sẽ toàn thắng và cai trị dân Chúa muôn đời. 6. Điểm quan trọng nhất Chúa cho Đaniêlê thấy, chỉ về tương lai dân Chúa : Một người mặc áo vải gai, thắt lưng vàng, mặt sáng như chớp, hai mắt như hai bó đuốc, chân tay như đồng, bóng nhoáng, nói với ông : Các vua sẽ nổi loạn, làm khổ cực ta, nhưng sau cùng Micae, là tướng cả sẽ bênh vực dân. Đó là một hồi khủng khiếp như chưa bao giờ thấy trong lịch sử các dân. Lúc đó trong dân, những ai có tên trong danh sách sẽ được cứu. Nhiều người chôn dưới đất sẽ sống lại, kẻ thì bị phạt muôn kiếp. Những kẻ khôn ngoan hiểu biết sẽ sáng chói như bầu trời, những kẻ đưa người ta vào đường công chính, sẽ sáng rực như sao trên trời. Lm. Trần Hữu Thanh (Dòng Chúa Cứu Thế) |
||
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
|
![]() |
||
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Ý nghĩa sự đau khổ (Truyện ông Gióp) 1. Trước bao cảnh đau thương của dân, người ta đã tự hỏi : Tại sao có sự đau khổ ? Tại sao người nhân đức, thánh thiện cũng phải đau khổ ? Một tác giả Cựu ước đã viết ra cuốn sách truyện ông Gióp, để giải thích ý nghĩa đau khổ. 2. Ông Gióp là một người công bình, thánh thiện, hạnh phúc và giàu có ở xứ Huxô, có 7 con trai, 3 con gái. Mỗi ngày các con ông họp nhau ăn tiệc trong nhà một người. Mỗi lúc giáp vòng, ông liền dâng lễ tẩy uế cho con cái, kẻo sợ chúng có làm điều gì mất lòng Chúa. Tôi tớ giúp việc trong ngoài rất đông. Lạc đà, bò, lừa, chiên vô số. Một hôm, Chúa cho phép ma quỷ thử ông : các con bị nhà sập đè chết hết. Đàn súc vật phần bị cướp, phần bị sét đánh. Ông Gióp hay tin, sấp mình xuống đất xin vâng theo ý Chúa và than thở : Tôi tay không từ lòng mẹ sinh ra, nay trở về lại tay không. Chúa ban cho tôi mọi sự, bây giờ Chúa lấy lại. Ngợi khen danh Chúa ! Ma quỷ lại được phép Chúa làm cho ông bị ghẻ lở đầy mình, phải ra ngồi trên đống phân, lấy mẻ sành gạt giòi bọ. Vợ ông than trách, ông ngăn quở : “Bà nói như người điên, Chúa ban cho ta hạnh phúc, ta nhận lãnh, tại sao lại không nhận lãnh sự đau khổ ?” 3. Lúc đó có người bạn đến thăm, cảm động, ở lặng thinh ba ngày, rồi thay phiên nhau lý luận. Theo họ, sự đau khổ hoạn nạn, bao giờ cũng là hình phạt của tội lỗi. Ông Gióp thế nào cũng có tội, nên Chúa phạt là công bình. Muốn khỏi tai ương, chỉ còn một cách là ăn năn chừa tội. Ông Gióp vẫn chứng minh mình vô tội. Ông không hiểu tại sao bị đau khổ. Nên ông cho Chúa độc tài, bắt ông chịu đau khổ không có lý do. 4. Chúa trả lời : các bạn hữu ông Gióp nói phi lý vì Gióp vô tội, nhưng chính ông Gióp không hiểu đường lối Chúa, chưa hiểu Chúa là ai. Chúa chứng minh đường lối của Chúa không ai lường gạt được. Chúa làm được mọi sự, không ai hiểu thấu, thì sự đau khổ Chúa gởi đến cũng có những ý nhiệm mầu vượt khỏi trí khôn loài người. Trong sách ông Gióp Chúa chưa tỏ ra ý nhiệm mầu đó là gì. Các sách của Đaniêlê và sách Maccabê sau này mới nói rõ : đó là phần thưởng đời đời. 5. Ông gióp vâng nghe lời Chúa, không còn than trách, nên được Chúa cho con cái sống lại và ban nhiều của cải hơn trước. Lm. Trần Hữu Thanh (Dòng Chúa Cứu Thế) |
||
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
|
![]() |
||
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Chúa cứu vớt người ngay lành (Truyện ông Tôbia) 1. Ông Tôbia, thuộc họ Nephthali, ở Galilêa, là người rất đạo đức, không chịu vâng lệnh vua Giêroboam thờ lạy bụt thần, trốn tránh đến Giêrusalem thờ phượng Chúa, và nộp thuế cho Đền thờ. Cứ 3 năm ông dâng của thập phân cho người Tân tòng. Ông cưới bà Anna, sinh được một con trai, cũng mang tên Tôbia. Ông hết sức dạy dỗ con giữ đạo Chúa. Khi phải đi đày qua thành Ninivê, được vua Salmanasar tin cậy, ông đi lại khắp nơi giúp đỡ và khuyên bảo anh em mình. Đời vua sau, bắt bớ chém giết người Do-thái và cấm không ai được chôn họ. Ông không sợ, cứ nhặt xác anh em mình, đem về giấu trong nhà, để ban đêm lo chôn cất. Một hôm, sau khi chôn cất nhiều xác, ông mệt mỏi nằm nghỉ ngoài hiên, bị phân nóng của một con chim én rơi xuống, mù hai mắt. Ông vẫn một lòng tin cậy Chúa. 2. Cũng lúc đó, ở Media, có cô Sara con ông Rahgen đã lấy chồng 7 lần, mà chàng nào trong đêm tân hôn cũng bị ma quỷ giết. Sara rất đau khổ, lại còn bị con đầy tớ gái mắng cô là đồ sát phu, nên khóc lóc, cầu xin Chúa thương xót đến mình. 3. Lúc trong nhà túng thiếu, Tôbia cha sai Tôbia con qua thành Raghê đòi nợ 10 nén bạc, ông đã cho ông Gabêliô mượn. Tôbia con gặp một chàng trai, xưng tên là Azaria cũng đi thành Raghê, sẵn sàng dẫn đường cho ông. Lúc đi đường, Tôbia con xuống rửa chân dưới sông, suýt bị một con cá lớn cắn. Azaria bảo Tôbia con bắt con cá ấy lên, mổ ruột lấy mật để làm thuốc. Đến thành Raghê, Azaria đưa Tôbia con đến nhà Raghen có họ hàng với Tôbia để trú, và bảo cưới cô Sara làm vợ. Tôbia con đã biết chuyện nên sợ, và cha mẹ cô cũng ngại không dám gả con. Azaria bảo : Các người chồng trước chỉ nghĩ đến chuyện xác thịt, nên bị quỷ giết. Hai người này phải lấy nhau theo ý Chúa, ba đêm đầu phải canh thức cầu nguyện, để Chúa đoái thương. Quả thật hai người được Chúa chúc lành, nên đôi vợ chồng hạnh phúc. Azaria thay mặt Tobia con đem văn tự đi đòi được nợ nơi nhà Gabêliô. 4. Ông Tôbia con được cha mẹ vợ chúc lành, cho nhiều của cải và đem vợ về quê. Đến nhà, ông lấy mật cá xức mắt cha, mắt liền sáng. Thấy con thấy dâu, thấy của cải con mang về, ông Tôbia và vợ hết lòng cám ơn Azaria. Hai cha con đề nghị dâng một nửa của cải để trả công. Nhưng Azaria tỏ ra : Ta là Thiên sứ Raphae, một trong 7 vị chầu trước tòa Chúa, thấy ông có lòng thương người, quên ăn quên ngủ, để đi chôn kẻ chết, Chúa rất bằng lòng, sai ta đến cứu giúp. Nay ta phải về với Đâng sai ta. Lm. Trần Hữu Thanh (Dòng Chúa Cứu Thế) |
||
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
|
![]() |
||
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Bàn tay quyền phép của Đức Chúa Trời (Truyện bà Giuđích) 1. Truyện bà Giuđích có ý dạy ta biết tay của Chúa con quyền phép hơn binh hùng tướng dũng. 2. Hồi đó Nabucodonosor, đại đế Assyria, đã thắng nhiều nước, nhưng còn nhiều nước miền Tây, miền Nam chưa chịu tùng phục, nên vua tức giận sai Đại tướng Hôlôphernô cầm đại binh đi đánh. Thấy nhiều nước nhiều thành bị tướng Hôlôphernô triệt hạ, thầy cả thượng phẩm Ozias truyền lệnh cho toàn dân Do-thái ăn chay cầu nguyện, và truyền lệnh riêng cho toàn xứ Samaria phải canh gác nghiêm nhặt các đèo ải, nhất là thành Bêthulia. 3. Ông Alchior, thuộc dân Ammonít tâu với Hôlôphernô : “Dân Do-thái là một dân đặc biệt. Tuy bé nhỏ nhưng có Thiên Chúa ở với họ. Bao lâu họ bỏ luật Chúa thì không đánh họ cũng thua, nhưng nếu họ trung tín với Chúa, thì thiên binh vạn mã, cũng không hạ được họ”. Hôlôphernô tức giận, nguyền rủa : “Có Chúa nào mạnh bằng Vua Nabucodonosor !” Rồi ông ra lệnh bao vây chung quanh thành Bêthulia và chặt hết những ống cống dẫn nước vào thành. Như thế không cần binh mã tấn công, thành kia cũng phải đầu hàng. Toàn dân Do-thái run sợ toan nạp thành, thầy cả Ozias phải van nài dân đợi 5 ngày nũa, nếu Chúa không cứu, sẽ đầu hàng. 4. Trong thành có bà Giuđích, tuy góa chồng đã ba năm, bà vẫn mặc áo tang, đóng cửa ăn chay cầu nguyện, nhưng duyên sắc bà vẫn lộng lẫy. Nghe chuyện thầy cả ra hạn cho Chúa 5 ngày, bà trách : “Tại sao ta lại ra giới hạn cho Chúa đến cứu ta ! Chúng ta không bắt chước tổ tiên bỏ Chúa để thờ bụt thần, thì chúng ta có quyền hạ mình khiêm nhượng, trông cậy Chúa sẽ cứu ta trước 5 ngày đã định”. Mọi người nghe lời bà, lo ăn năn khóc lóc. Còn bà trở về nhà, trang điểm lộng lẫy, rồi đi với một nữ tỳ xách gói ra khỏi thành. Quân lính Hôlôphernô thấy bà đẹp đẽ, và nghe bà nói muốn ra đầu hàng Đại tướng, nên dẫn bà vào trại. Hôlôphernô vui mừng, để bà ở lại trong trại. Đêm đó, Đại tướng mở tiệc lớn, uống rượu say xưa rồi nằm ngủ mê mệt, bà Giuđích cầu nguyện, xin Chúa thêm sức, rồi nhân lúc quân hầu rút lui ra ngoài, bà lấy gươm của Đại tướng chém đứt đầu ông, bỏ vào khăn gói rồi cùng với người nữ tỳ trốn vào thành. Sáng hôm sau, bà bảo dân bêu đầu Hôlôphernô lên trên mặt thành, quân Assyria bỏ chạy tán loạn. Dân Do-thái ùa ra chém giết và thâu góp của cải vô số. Cả thành vui mừng tạ ơn Chúa, và khen ngợi bà. Thầy cả Gioakim từ Giêrusalem đến, chúc khen bà : “Bà là danh vọng Giêrusalem, bà là nguồn vui của Israel, bà là vinh dự của dân tộc ta. Chúa ban cho bà sức mạnh và sẽ chúc phúc cho bà muôn đời”. Dân chúng đồng thanh thưa : Amen. Lm. Trần Hữu Thanh (Dòng Chúa Cứu Thế) |
||
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
|
![]() |
||
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Đời sống dân Do thái (Các Thánh Vịnh) 1. Dân Do-thái, như các dân phương Đông khác, thích diễn tả tâm tình mình ra bằng những bài ca hát. Lúc qua khỏi Biển Đỏ, lúc thắng một trận, lúc khánh thành Đền thờ, lúc Đavít ăn năn tội, hay bị bắt bớ, và bất cứ một biến cố nào lớn lao xẩy đến trong dân, họ thường ca hát lên tâm tình của mình. Về sau, các người khác chép lại các bài ca, bài hát đó để diễn tả tình cảm của mình mỗi lúc gặp trường hợp tương tự, đôi khi thay đổi vài chi tiết. Người ta còn dùng để ca hát trong Đền thờ, các dịp đại lễ, hay lúc cầu nguyện trong gia đình. Trong thời đi đày, thiếu sách vở, dân chúng đã nhờ các lời ca hát thuộc lòng đó để nuôi tâm hồn mình. Và lúc đi đày về, trong mọi nghi lễ ở các nhà nhóm, người ta thường dùng các bài hát đó. Đến lúc Chúa ra đời, tất cả các bài ca hát ấy, đã góp thành 150 Thánh vịnh, chính Đức Chúa Giêsu cũng dùng đến trong các dịp lễ, và các Tông đồ, các bổn đạo tiên khởi đã dùng rất nhiều, đó là thủ bản chính thức. 2. Ai đã đặt các Thánh vịnh? Lâu nay người ta thường nói : 150 Thánh vịnh của Đavít. Thực ra vua Đavít đã đặt một số lớn, có lẽ 40,50 bài. Còn là do những văn sĩ vô danh đã được Chúa soi sáng đặt ra suốt cả lịch sử Do-thái cho đến lúc đi lưu đày và sau ngày được trở về. 3. Các Thánh vịnh gồm có mấy loại? Về hình thức : Có những Thánh vịnh cá nhân, khi một người diễn tả tâm tình. Có những Thánh vịnh đoàn thể, khi cả cộng đoàn ca ngợi Chúa. Về nội dung : a) Có các ca vịnh (hymnus) ca ngợi Chúa. b) Các Thánh vịnh cầu khẩn : kêu xin Chúa trong lúc gian nan. c) Thánh vịnh tạ ơn : tạ ơn Chúa sau các cuộc thắng trận, hay được những ơn đặc biệt. d) Thánh vịnh vương đế : ca ngợi vương quyền các vua Israel là hình bóng vương quyền Chúa Kitô. e) Các Thánh vịnh tiên tri : Nói trước về Đấng Cứu Thế, và công việc Ngài. d) Thánh vịnh giáo huấn : để dạy cách ăn ở. Lm. Trần Hữu Thanh (Dòng Chúa Cứu Thế) |
||
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
|
![]() |
||
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Sự khôn ngoan của dân Chúa 1. Thiên Chúa đã để 18 thế kỷ huấn luyện dân bằng hai cách : Bên ngoài, dùng các biến cố lịch sử, dùng các Tổ phụ, các Phát ngôn viên, truyền cho dân biết những ý định của Chúa. Bên trong, Chúa dùng Đức Chúa Thánh Thần soi sáng hướng dẫn dân, suy niệm các lời Chúa dạy, các việc Chúa làm. Kết quả của sự suy niệm đó, là loại sách Khôn ngoan, hay là sách Giáo huấn, đã nuôi dưỡng tâm hồn dân Chúa trong những năm chờ đợi ơn Cứu chuộc. 2. Sách Ca đệ nhất : Dưới hình bóng vua Salomon ca tụng tình yêu của mình với một người nữ, Chúa Thánh Thần diễn tả tình yêu của Đức Chúa Trời đối với dân Người. Vì các lời Chúa khen ngợi bạn tình, và bạn tình yêu mến Chúa tha thiết, nên chỉ đúng hoàn toàn cho Hội thánh, và tất nhiên là đúng về Đức Mẹ, còn đối với mỗi linh hồn ta, chỉ đúng một phần. Tình yêu của Chúa và bạn tình bền vững muôn đời. 3. Sách khôn ngoan : Khôn ngoan đây, không phải là một thứ khôn ngoan ở đời, bên là chính Thiên Chúa, thông chia bản tính cho nhân loại sự Khôn ngoan đã dựng nên muôn vật. Khôn ngoan là một trí khôn thánh thiện, độc nhất mà muôn mặt, sáng suốt, tự do, luôn luôn bền vững, làm được mọi sự, chăm sóc mọi sự, thấu suốt mọi tâm hồn, là một hơi thở của quyền phép Thiên Chúa. Sự khôn ngoan Thiên Chúa thông qua cho loài người, đòi loài người tự do chấp nhận, và nhờ đó thông chia bản tính và hạnh phúc trường sinh của Chúa. 4. Sách Cách ngôn (Proverbes) : Sách Cách ngôn tiếp tục nội dung sách Khôn ngoan. Một phần do vua Salomon đã chép, một phần khác gồm những cách ngôn, ngạn ngữ, tục ngữ của các tác giả ẩn danh. Tuy giống như cách ngôn, ngạn ngữ của các dân tộc khác, nhưng bao giờ cũng hướng về Chúa, và hạnh phúc chân chính. 5. Sách Giảng viên (Ecclesiaste) : Với câu mở đầu : “Giả trá phù vân, mọi sự đều là giả trá phù vân”, sách Giảng viên gồm những câu phương ngôn ngạn ngữ, có vẻ thực tế, bi quan, chán nản. Nhưng chính vì bi quan với mọi thú vui cuộc đời, nên kết cục cũng đưa lên ý niệm : chỉ có một mình Chúa là nguồn hạnh phúc thật. 6. Sách Giáo huấn (Ecclesiastique) : Một tác giả đã ghi chép nhiều câu cách ngôn của các dân tộc chung quanh, để chứng minh không dân nào có sự khôn ngoan chân chính, ngoài ra dân của Chúa. Lm. Trần Hữu Thanh (Dòng Chúa Cứu Thế) |
||
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
|
![]() |
||
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
|
||
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
|
![]() |
||
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
|
||
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
|
![]() |
||
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
|
||
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
|
![]() |
||
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
|
||
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
|
![]() |
||
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
|
||
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
|
![]() |
||
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
|
||
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
|
![]() |
||
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
|
||
![]() |
![]() |
![]() |