|
Xin được chia sẻ cùng các bạn chương trình hội thảo ca trưởng của Giáo phận Ban Mê Thuột, hy vọng có một chút gì đó giúp ích cho chúng ta trong vấn đề phụng vụ thánh nhạc...., đây là chương trình hội thảo mà ban thư ký của Ban Thánh Nhạc GP ghi lại, nếu có gì thiếu sót rất mong các bạn miễn thứ .. .. Giáo Phận Banmêthuột
Liên Uỷ Ban Phụng Tự – Thánh Nhạc
------
Chủ đề: XIN DÂNG CHÚA TRĂM TRIỆU LỜI CA
 NỘI DUNG
PHẦN I: KHAI MẠC
Bài nói chuyện của ĐGM
1/ Tôi rất vui mừng được gặp gỡ các Ca trưởng, các thành viên Ban Phụng Tự thuộc các Giáo Xứ trong Giáo Phận lần đầu tiên họp mặt tại Giáo Xứ Nam Thiên đây, để lắng nghe đường hướng của Giáo Hội trong lãnh vực Phụng Vụ và Thánh Nhạc. Để trao đổi với nhau các kinh nghiệm đã trải qua trong thực tế tại các Giáo Xứ, và để góp ý cho Ban Thánh Nhạc Giáo Phận có thể đề ra một kế hoạch đào tạo và sinh hoạt cho tương lai.
Trong thế chiến thứ hai, tại một chiến tuyến giữa Đức và Pháp, cuộc chiến đang diễn ra quyết liệt. Nhưng tới lễ Giáng Sinh, có lệnh đình chiến, tiếng súng im và tiếng nhạc từ hai chiến hào nổi lên, vang vọng bài Đêm Thánh Vô Cùng. Hai bên chiến tuyến đều cùng vang lên một bài hát. Tại sao không hát chung với nhau ?
Thế là, không ai bảo ai, quân lính từ cả hai phía đều nhảy lên cầm tay nhau vừa nhảy vừa hát… Thế rồi, thời gian đình chiến qua đi, ai nấy về vị trí cũ, và lại thế rồi tiếng súng tiếp tục ran lên… Tiếc thật! Tại sao không tiếp tục hát nữa đi, nhất là những bài Thánh Ca ? … Tiếng hát quả đã hòa giải con người với nhau, và đưa con người về với Chúa.
Tiếng hát trong Phụng Vụ cũng thế và hơn thế, Thánh Ca hợp nhất cộng đoàn Phụng Vụ, và dẫn cộng đoàn tới Thiên Chúa.
2/ Nhưng tất cả mọi sinh hoạt liên quan tới tập thể cũng đều có quy luật của chúng.
Muốn giao thông được an toàn, trước tiên phải đi bên phải. Một cộng đoàn muốn hát hay trước hết phải hát cho đều, nghĩa là hát đúng nhịp.
Thánh Ca cũng có những quy luật riêng. Các bài thuyết trình trong ngày họp mặt này sẽ cho chúng ta thấy các hướng dẫn của Giáo Hội liên quan tới lãnh vực Thánh Nhạc, để giúp chúng ta hát đúng hơn, hay hơn, hợp nhất hơn. Nhờ đó cộng đoàn, Giáo xứ sẽ sống đạo đức hơn, tham gia Phụng vụ tích cực hơn.
Xin chúc các ca trưởng và các thành viên tham dự đạt được nhiều kết quả trong lần họp mặt đầu tiên này.
Giáo xứ. Nam Thiên, ngày 24/10/2007
Phaolô Nguyễn Văn Hòa Giám Quản GP Banmêthuột
PHẦN II: BÀI THUYẾT TRÌNH I
Cha Gioan Bùi Quang Đạo
VAI TRÒ CỦA THÁNH NHẠC TRONG PHỤNG TỰ.
Tính từ phải qua: cha Gio An Bùi Quang Đạo ( TB Phụng tự), cha Phê Rô Nguyễn Thành Thiện ( TB Thánh nhạc GP),Đức cha Phao Lô Nguyễn Văn Hòa( Giám quản,chủ tịch UBTN), NS NTH, NS Hồng Bính thư ký
DN – Lời đầu tiên, xin được Đại diện Ủy Ban Phụng Tự Giáo Phận để trân trọng kính chào với lòng quý mến Đức Giám Mục Giám Quản, Tân Chủ Tịch Ủy Ban Thánh Nhạc Tòan Quốc … Xin kính chào Cha Tổng Đại Diện, Qúy Cha Quản Hạt, Quý Cha, Qúy Thày, Quý Tu sĩ và tòan thể các ủy viên Phụng vụ, các ca trưởng , các người đệm đàn nhà thờ ….trong cả Giáo phận / nhân cuộc họp mặt-giao lưu lần đầu tiên do ỦY BAN THÁNH NHẠC GP tổ chức tại Gx NAM THIÊN hôm nay (24-10-2007).
Sau đây, xin được phép khởi đầu bài Thuyết trình này bằng hai cảm nhận :
Thứ nhất -Một cảm nhận ngọt ngào : về sự tham dự đông đảo, đầy khí thế, mang tầm cỡ Giáo phận của tòan thể anh chị em hiện diện, nói lên cách cụ thể sự quan tâm và lòng nhiệt tình đối với Phụng vụ- Thánh Nhạc; đồng thời cũng bày tỏ cách sống động thiện chí với bao nhiêu đóng góp âm thầm nhưng đầy gian lao kiên trì, không mỏi mệt của các ủy viên phụng vụ, các ca trưởng, các người đệm đàn nhà thờ … vì hết lòng phục vụ các cộng đòan giáo xứ, giáo họ trong tòan Giáo Phận. (xin vỗ tay tán thưởng)
Thứ hai -Một cảm nhận cay đắng :
do Nhạc sĩ TIẾN LINH ghi nhận (Tiến Linh một nhạc sĩ lão thành Công giáo mà tôi đã có dịp quen biết, nay Ông đã ngòai 70 tuổi, đã từng là thầy đại chủng sinh học tới ban Thần học tại Học viện Lê Bảo Tịnh ở Sàigòn thời thập niên 1960, rồi xuất tu, làm việc tại Bộ Giáo dục thời chế độ cũ, được cử đi du học về âm nhạc nhiều năm ở Hoa Kỳ).
Nhạc sĩ kể rằng : “Cách đây không lâu, một người Hòa lan vừa là nhạc trưởng vừa là ca trưởng sang Việt Nam cùng với vợ là Việt kiều. Sau khoảng một tuần lưu lại Sài-gòn tham dự thánh lễ ở một số nhà thờ, ông đã phải thốt lên : “Các ca đoàn Việt Nam làm tôi hoảng sợ; người đánh đàn đã tra tấn và hành hạ lỗ tai tôi”!
Rồi vị nhạc sĩ lão thành kia nhận định rằng :”Không cứ gì người nước ngoài này mà bất cứ ai được học hành và hiểu biết đôi chút về việc đàn hát trong nhà thờ cũng đều có cảm giác và phải kêu lên như thế. Nhưng con số những người này quả là còn ít ở Việt Nam. Chính vì vậy mà trong các nhà thờ, người ta đàn hát như thế và vẫn còn đàn hát như thế mãi, bao lâu chưa học và chưa hiểu”.
Từ hai cảm nhận trái chiều nhau – ngọt ngào và cay đắng ấy – tôi được gợi ý để tìm hiểu và trình bày về đề tài sau đây :
VAI TRÒ CỦA THÁNH NHẠC TRONG PHỤNG TỰ
dựa vào 3 tài liệu then chốt, chính yếu của Giáo Hội :
- Hiến chế về Phụng Vụ Thánh (HcPV) của Công đồng Vaticanô II (Chương VI, số 112-121).
- Qui chế Tổng quát (QCTQ) của Sách Lễ Rôma, 2000 ( số 39-41)(Ht AN-PV,1967)
- Huấn thị về Âm nhạc trong Phụng vụ
(còn tiếp)
Các chủ đề cùng thể loại mới nhất:
|
|