Love Telling ThanhCaVN nhắn với ACE: Chúng con cậy vì Danh Chúa nhân từ, xin cho Linh hồn Cha cố Phêrô (Ns. Kim Long) được lên chốn nghỉ ngơi. Hằng xem thấy mặt Đức Chúa Trời sáng láng vui vẻ vô cùng. Amen! Loan Pham nhắn với ACE: Giêsu Maria Giuse, con mến yêu xin thương cứu rỗi linh hồn Phê-rô Lm. Kim Long sớm được hưởng Nhan Thánh Chúa. Amen Loan Pham nhắn với ACE: Hòa cùng với Giáo Hội Công Giáo Việt Nam với sự ra đi của Lm. Kim Long là Nhạc sĩ quý mến của chúng ta...đó là sự thương xót mất mát rất lớn của Thánh Nhạc Việt Nam... chúng ta hãy cùng dâng lời nguy Loan Pham nhắn với Gia đình TCVN: Hòa cùng Giáo Hội Công giáo Việt Nam với sự ra đi vô cùng thương tiếc của Lm. Kim Long là nhạc sĩ Thánh Ca thân yêu của chúng ta... Chúng ta cùng dâng lời nguyện xin: Giesu Matia Giuse xin thương cứu rỗi linh ThanhCaVN nhắn với ACE: Nhân dịp Sinh Nhật lần thứ 18 Website, BQT-TCVN kính chúc Quý Cha, Quý Tu sỹ Nam Nữ, Quý Nhạc sỹ - Ca trưởng – Ca sỹ, Quý Ân Nhân và toàn thể ACE luôn tràn đầy HỒNG ÂN THIÊN CHÚA. ThanhCaVN nhắn với ACE: Chúng con cậy vì Danh Chúa nhân từ, xin cho Linh hồn ĐTC Phanxicô được lên chốn nghỉ ngơi. Hằng xem thấy mặt Đức Chúa Trời sáng láng vui vẻ vô cùng. Amen!

kết quả từ 1 tới 1 trên 1

Chủ đề: Giáo dục

Threaded View

  1. #1
    agapaw's Avatar

    Tham gia ngày: May 2012
    Tên Thánh: Piô
    Giới tính: Nam
    Đến từ: HCM city
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 72
    Cám ơn
    60
    Được cám ơn 171 lần trong 60 bài viết

    Default Giáo dục

    GIÁO DỤC

    Piô Phan Văn Tình, CMS.



    Là người, ai mà chẳng cần được giáo dục, bởi sinh ra con người đã “là người”, nhưng muốn “làm người” thì phải cần đến giáo dục. Đức Khổng Tử cũng đồng quan niệm khi khẳng định: “ngọc bất trác bất thành khí, nhân bất học bất chi lí”.
    Khi giáo dục mất đi chỗ đứng thì xã hội loạn lạc, con người khó mà sống cho ra người, lúc bấy giờ con người sẽ “nửa người, nửa ngợm, nửa đười ươi”. Do đó, giáo dục luôn là mối bận tâm hàng đầu trên con đường thành nhân.Nhưng ai giáo dục và giáo dục ai? Mọi người đều có thể trở thành thầy truyền thụ kiến thức cho người khác, trái lại ai cũng cần được hấp thụ một nền giáo dục nhất định khả dĩ xây dựng nhân cách của mình.
    Quả vậy, từ xa xưa con người đã khao khát được hoàn thiện hóa chính mình, nhưng làm sao hoàn thiện được nếu chưa biết mình? Chẳng vậy mà Socrates, một triết gia thượng cổ Hy Lạp đã đề ra phương pháp “đở đẻ” để giúp con người biết mình với phương châm nổi tiếng: “hỡi con người! Hãy tự biết mình”. Biết mình có khả năng làm người trong sung mãn, sung mãn đến “bí ẩn” (Alexis carrel).
    Cũng khởi đi từ nền tảng biết mình để hoàn thiện hóa bản thân theo một mẫu mực nhất định mà các triết gia từ cổ chí kim đã đưa ra nhiều học thuyết, nhiều quan niệm được coi như những giải pháp góp phần gột rửa những tiêu cực, những thiếu sót, những yếu điểm còn tồn đọng nơi con người và xã hội,Như vậy mới thấy sự cần thiết của giáo dục, nó là “điểm nóng” trong sự quan tâm của nhân loại, bởi lẽ giáo dục gắn liền với sự sinh tồn và phát triển của con người. Sinh ra con người đã “là người” nhưng muốn “làm người” thì phải cần đến giáo dục, thế nên giáo dục là yếu tố tối cần đối với con người, ở mọi nơi, mọi thời và trong mọi độ tuổi.
    Như thế vấn đề giáo dục mang tính phổ quát, hiển nhiên và tất thiết, cũng vì vậy mà quan niệm về giáo dục nhân bản có nội dung rất đa dạng. Cụ thể, đất nước Việt Nam chúng ta đã được hấp thụ nhiều tư tưởng triết lý khả dĩ giáo dục, hun đúc nên những mẫu người nhất định. Ông bà ta thường dạy con: “nam nữ thọ thọ bất thân”, nữ giới thì phải “tam tòng, tứ đức”, “tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử” (ở nhà theo cha, lấy chồng theo chồng, chồng chết theo con). Cha ông ta dạy con cái dựa trên học thuyết của nho giáo mà Khổng Tử là vị thầy tiêu biểu với bài học ngũ thường: nhân, nghĩa, lễ, trí, tín…
    Tư tưởng trên đã nắn đúc nên những con người Việt Nam luôn giữ lễ nghĩa gia phong, thế nên gia đình được hạnh phục, xã hội ổn định, ít tệ nạn. Trái lại ngày nay khi đất nước ta mở cửa đồng thời nhiều luồng tư tưởng Tây Phương nhất là triết lý Hiện Sinh đã thấm nhập mang theo nhiều bước tiến mới, mà cũng không thiếu những hậu quả do những tư tưởng ấy mang lại, đặc biệt về quan niệm tự do và cá nhân chủ nghĩa. Tình yêu hôn nhân cũng bị biến chất, giá trị cao thượng của tình yêu như bị hạ thấp…
    Tựu trung, tư tưởng Đông Tây rất phong phú, tân cũng như cửu nhưng khi tiếp cận với những luồng sinh khí ấy, chúng ta nên có thái độ nào? Thiết nghĩ cần có một sự thẩm định gắt gao hầu chắt lọc những điều hay lẽ phải giúp nuôi dưỡng đời sống và dứt khoát gạt bỏ những luồng khí đầu độc con người, nhất là giới trẻ. Các bậc làm cha mẹ giữ một chỗ đứng đặc biệt quan trọng trong việc giáo dục con cái mình. Cha mẹ là những vị thầy đầu tiên truyền thụ nhân cách cho người con. Người con có được vững khi bước vào đời hay không cũng là nhờ sự truyền thụ của các bậc làm cha mẹ. Nếu cha mẹ truyền những dưỡng chất nuôi sống con cái đồng thời cho con cái những chất đề kháng đủ mạnh thì khi vào đời chúng sẽ đứng vững trước mọi tấn công của “vi rút” thời đại.
    Chữ ký của agapaw
    Mức độ của yêu mến là yêu mến không mức độ.

  2. Có 2 người cám ơn agapaw vì bài này:


Quyền hạn của bạn

  • Bạn không được gửi bài mới
  • Bạn không được gửi bài trả lời
  • Bạn không được gửi kèm file
  • Bạn không được sửa bài

Diễn Đàn Thánh Ca Việt Nam - Email: ThanhCaVN@yahoo.com