Love Telling ThanhCaVN nhắn với ACE: Chúng con cậy vì Danh Chúa nhân từ, xin cho Linh hồn Cha cố Phêrô (Ns. Kim Long) được lên chốn nghỉ ngơi. Hằng xem thấy mặt Đức Chúa Trời sáng láng vui vẻ vô cùng. Amen! Loan Pham nhắn với ACE: Giêsu Maria Giuse, con mến yêu xin thương cứu rỗi linh hồn Phê-rô Lm. Kim Long sớm được hưởng Nhan Thánh Chúa. Amen Loan Pham nhắn với ACE: Hòa cùng với Giáo Hội Công Giáo Việt Nam với sự ra đi của Lm. Kim Long là Nhạc sĩ quý mến của chúng ta...đó là sự thương xót mất mát rất lớn của Thánh Nhạc Việt Nam... chúng ta hãy cùng dâng lời nguy Loan Pham nhắn với Gia đình TCVN: Hòa cùng Giáo Hội Công giáo Việt Nam với sự ra đi vô cùng thương tiếc của Lm. Kim Long là nhạc sĩ Thánh Ca thân yêu của chúng ta... Chúng ta cùng dâng lời nguyện xin: Giesu Matia Giuse xin thương cứu rỗi linh ThanhCaVN nhắn với ACE: Nhân dịp Sinh Nhật lần thứ 18 Website, BQT-TCVN kính chúc Quý Cha, Quý Tu sỹ Nam Nữ, Quý Nhạc sỹ - Ca trưởng – Ca sỹ, Quý Ân Nhân và toàn thể ACE luôn tràn đầy HỒNG ÂN THIÊN CHÚA. ThanhCaVN nhắn với ACE: Chúng con cậy vì Danh Chúa nhân từ, xin cho Linh hồn ĐTC Phanxicô được lên chốn nghỉ ngơi. Hằng xem thấy mặt Đức Chúa Trời sáng láng vui vẻ vô cùng. Amen!

kết quả từ 1 tới 3 trên 3

Chủ đề: Tài liệu học hỏi năm "TÂN PHÚC ÂM HÓA GIA ĐÌNH CON CÁI THIÊN CHÚA"

Threaded View

  1. #3
    Gia Nhân's Avatar

    Tuổi: 34
    Tham gia ngày: Aug 2009
    Tên Thánh: ✛ Louis
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Sông Nước - Miền Tây
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 3,130
    Cám ơn
    4,023
    Được cám ơn 15,423 lần trong 2,929 bài viết

    Post

    NGÀNH NGHĨA
    PHẦN 1: HỌC HỎI VỀ TÔNG HUẤN NIỀM VUI CỦA TIN MỪNG
    1. Niềm vui loan báo Tin Mừng phát sinh từ đâu?
    Niềm vui loan báo Tin Mừng phát sinh từ sự tưởng nhớ với tâm tình biết ơn (nhớ đến những người lãnh đạo của chúng ta, nhớ lại lòng tin chân thành của những chứng nhân đức tin thuở ban đầu). Cơ bản người tín hữu là “người biết tưởng nhớ” (NVTM, số 013)
    1. Rao giảng Tin Mừng có ý nghĩa như thế nào trong sự phát triển của Hội Thánh?
    Rao giảng Tin Mừng là nhiệm vụ hàng đầu của Hội Thánh. Vì thế, chúng ta không được giảm bớt nỗ lực rao giảng Tin Mừng cho những người ở xa Đức Ki-tô. (NVTM, số 015)
    1. Sứ mạng truyền giáo của Hội Thánh có điểm dừng không?
    Việc truyền giáo không có điểm dừng. Nó phải được diễn ra mọi nơi mọi lúc, và chúng ta phải thực hiện bổn phận truyền giáo luôn luôn. (NVTM, số 025)
    1. Tính thế tục trong đời sống thiêng liêng là gì?
    Tính thế tục trong đời sống thiêng liêng là “tìm lợi ích cho riêng mình chứ không phải tìm lợi ích cho Đức Giê-su Ki-tô”, là tìm vinh quang của loài người và sự thỏa mãn của bản thân. (NVTM, số 093)
    1. Để có thể quảng đại chia sẻ cuộc đời mình cho người khác, chúng ta cần lưu ý điều gì?
    Chúng ta cần nhận ra rằng mọi người xứng đáng với sự trao ban của chúng ta, không phải vì vẻ bề ngoài, khả năng… hay ngôn ngữ của họ, nhưng vì họ là công trình của Thiên Chúa, là tạo vật của Thiên Chúa. Thiên Chúa đã dựng nên con người ấy theo hình ảnh Ngài. (NVTM, số 274)
    1. Thế nào là một Hội Thánh “đi ra”?
    Hội Thánh “đi ra” là một cộng đoàn các môn đệ truyền giáo đi bước trước, dấn thân và nâng đỡ, sinh hoa trái và vui mừng. Đó là một cộng đoàn loan báo Tin Mừng dấn mình vào đời sống hằng ngày của dân chúng bằng lời nói và hành động. Cộng đoàn này vượt qua các khoảng cách, sẵn sàng hạ mình khi cần, và ôm ấp đời sống con người, chạm vào thân thể đau khổ của Đức Ki-tô nơi người khác. Cộng đoàn này cũng quen với việc kiên nhẫn chờ đợi và sự chịu đựng tông đồ, sẵn sàng mạo hiểm, thậm chí chấp nhận tử đạo, để làm chứng cho Đức Giê-su. (NVTM, số 024)
    1. Vì sao khi sống Tin Mừng chúng ta phải mở lòng ra với mọi người?
    Khi sống Tin Mừng chúng ta phải mở lòng ra với mọi người vì khi tâm hồn chúng ta bị đóng kín, chúng ta không còn chỗ cho người khác. Tiếng nói của Thiên Chúa không còn được nghe thấy, sự bình an, tình yêu của Ngài bị phai mờ, ước muốn làm điều tốt bị phai mờ. (NVTM, số 002)
    1. Khi loan báo Tin Mừng, chúng ta cần từ bỏ những gì?
    Khi loan báo Tin Mừng chúng ta cần:
    • Từ bỏ tìm kiếm vinh quang loài người và sự thỏa mãn của bản thân.
    • Từ bỏ chính mình và cái tôi của bản thân.
    (NVTM, số 033)
    1. Yêu thương tha nhân có sức mạnh như thế nào?
    Yêu thương người khác là một sức mạnh thiêng liêng kéo chúng ta vào sự hiệp nhất với Thiên Chúa; thực vậy, ai không yêu thương “thì đi trong bóng tối” (1Ga 2:11), và “ở trong sự chết” (1Ga 3:14) và “không biết Thiên Chúa” (1Ga 4:8). (NVTM, số 272)
    1. Chúng ta cần có hành vi ứng xử như thế nào với thế giới hôm nay?
    Chúng ta được dạy rằng:
    • Phải trả lời cách hiền hòa và với sự kính trọng
    • Hãy làm tất cả những gì anh em có thể làm được, để sống hòa thuận với mọi người
    • Lấy thiện mà thắng ác và làm điều thiện cho mọi người
    • Lấy lòng khiêm nhường mà coi người khác hơn mình
    (NVTM, số 271)


    PHẦN 2: THIẾU NHI THÁNH THỂ VUI SỐNG VÀ CHIA SẺ TIN MỪNG


    A. TNTT HỌC HIỂU LỜI CHÚA
    1. Chúa Giê-su đã sai bao nhiêu môn đệ đi rao giảng Tin Mừng?
    A.12 B. 32 C. 52 D. 72*(Lc 10, 1-2)
    1. Chủ đích của toàn tác phẩm Tin Mừng Gio-an là gì?
    Chủ đích của tin mừng Gio-an là : “Những điều đã được ghi chép ở đây là để anh em tin rằng Đức Giêsu là Đấng Kitô, Con Thiên Chúa, và để anh em tin mà được sự sống nhờ danh Người”. (Ga 20, 31)
    1. “Điều đã có ngay từ lúc khởi đầu, điều chúng tôi đã nghe, điều chúng tôi đã thấy tận mắt, điều chúng tôi đã chiêm ngưỡng, và tay chúng tôi chạm đến, đó là …………”
    • Lời sự sống * (1 Ga 1,1)
    • Vương quốc của Thiên Chúa
    • Trời mới đất mới
    1. Tin Mừng nào thuật lại việc La-da-rô được Chúa Giê-su cho sống lại?
    • Mát-thêu
    • Lu-ca
    • Mác-cô
    • Gio-an * (Ga 11,1-44)
    1. Lệnh truyền của Chúa Giê-su cho các Tông Đồ trước khi Người được rước lên Trời là gì?
    Lệnh truyền của Chúa Giê-su cho các Tông Đồ trước khi Người được rước lên trời là: “Anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ Thầy, làm phép rửa cho họ nhân Danh Cha và Con và Thánh Thần” (Mt 28, 19)
    1. Ở nơi nào mà lần đầu tiên các tín hữu được gọi là “Ki-tô hữu”?
    • Giê-ru-sa-lem
    • An-ti-ô-ki-a * (Cv 11,26)
    • Rô-ma
    • A-thê-na
    1. Điều gì xảy ra cho thánh Phê-rô và thánh Gio-an vì chống lại lệnh cấm rao giảng?
    • Họ trở nên bạn thân của thượng tế
    • Họ bị đuổi đi khỏi Giê-ru-sa-lem
    • Họ bị bắt giam * (Cv 4,3)
    D- Họ bị ném đá
    1. “Vàng bạc thì tôi không có; nhưng có cái này tôi cho anh đây: nhân danh Đức Giê-su Ki-tô người Na-da-rét, anh đứng dậy mà đi !” Thánh Phê-rô nói với ai?
    • Người bại liệt ở hồ Bê-da-tha
    • Người ăn xin què chân bên ngoài Đền Thờ * (Cv 3,1-6)
    • Người phong cùi ở Giê-ri-cô
    1. Câu “Khốn thân tôi nếu tôi không rao giảng Tin Mừng” là câu nói của ai?
    • Thánh Phao-lô * (1Cr 9,16)
    • Thánh Phan-xi-cô Sa-lê-si-ô
    • Thánh An-rê Phú Yên
    • Thánh Gio-an Tông Đồ
    1. Câu “Khi làm điều thiện, chúng ta đừng ...”?
    1. Lo âu
    2. Vội vã
    3. Nản chí * (Gl 6,9)
    4. Cả ba ý trên
    1. Đức tin không có hành động thì quả là đức tin chết.” là câu nói của ai?
    • Phao-lô
    • Gia-cô-bê * (Gc 2, 17)
    • C- An-rê
    • Phi-lip-phê
    1. “Tôi sống nhưng không còn phải tôi mà là Đức Ki-tô sống trong tôi” là câu nói của vị thánh nào?
    • Phao-lô * (Gl 2, 20)
    • Gia-cô-bê
    • An-rê
    • Phi-lip-phê
    1. Thánh Phao-lô nói người ta được nên công chính bởi…
    • Lề Luật
    • Lòng tin * (Rm 3,28)
    • Việc tốt
    B. THIẾU NHI RAO GIẢNG TIN MỪNG TRONG ĐỜI SỐNG HẰNG NGÀY
    1. Điều răn quan trọng nhất giúp Thiếu nhi sống chu toàn bổn phận của mình là gì?
    Điều răn quan trọng nhất giúp Thiếu nhi sống chu toàn bổn phận của người làm con Chúa là Mến Chúa yêu người.
    1. Để có đời sống tốt, Thiếu nhi cần phải sống theo mẫu gương nào?
    Đời sống của Chúa Giêsu tại trần thế là một mẫu gương sinh động và tuyệt hảo nhất cho Thiếu nhi noi theo.
    1. Để sống tốt, hằng ngày thiếu nhi cần làm gì?
    Để sống tốt, hằng ngày thiếu nhi cần có ý thức thực hiện một số việc sau đây:
    • Phải luôn tin tưởng và phó thác vào tình yêu của Đức Giê-su.
    • Siêng năng tham dự Thánh lễ để được Chúa Giê-su nuôi dưỡng:
    + Bằng Bánh Hằng Sống (vì không có sức mạnh của Chúa Giêsu Thiếu nhi sẽ chẳng vượt qua chính mình);
    + Bằng Lời Chúa (vì “Lời Chúa là ngọn đèn soi cho con bước, là ánh sáng dẫn đường cho con đi” (Tv 119,105))
    Luôn cầu xin ơn Chúa Thánh Thần để Ngài soi sáng, thánh hoá, hướng dẫn và canh tân đời sống của Thiếu nhi.
    1. Theo gương Chúa Giê-su, Nghĩa sĩ phải làm gì?
    Nhiệm vụ của Nghĩa sĩ là phải
    • Tích cực tham gia việc bác ái.
    • Làm công tác hữu ích cho xã hội, giáo xứ.
    • Kiên trì làm việc thiện không nản lòng khi gặp khó khăn, gian khổ, bất công, …
    1. Em hãy nêu một số tính cách cần có của Nghĩa sĩ.
    Một số tính cách cần có của Nghĩa sĩ là: Trung tín, tự tin, có tinh thần trách nhiệm, …
    1. Trung tín là gì?
    Trung tín là ăn ở ngay thẳng, trước sau như một, mặc cho những biến cố đổi thay cuộc đời nhưng lòng không bao giờ thay đổi.
    1. Muốn trung tín trong việc giữ lời hứa, ta phải làm gì?
    Trước khi muốn hứa điều gì phải suy nghĩ cẩn thận xem có khả năng thi hành không. Không nên hứa bừa bãi hoặc vì vui miệng. Đã hứa thì phải giữ lời, dù thiệt cho ta tới mấy cũng phải giữ.
    1. Tự tin là gì?
    Tự tin là tin ở tài lực của mình. Người tự tin là người nếu đã quyết tâm thi hành một công tác nào, sau khi suy nghĩ kỹ về khả năng cũng như về phương tiện, hoặc bàn hỏi với người khôn ngoan, thì nỗ lực, bền chí theo đuổi mục đích cho đến lúc gặt hái được những thành quả tốt đẹp mới thôi.
    1. Tinh thần trách nhiệm là gì?
    Tinh thần trách nhiệm là khi đảm nhận một công tác nào, bạn luôn cố gắng hoàn thành công việc được trao phó với hết khả năng của mình.
    1. Thế nào là người làm việc có tinh thần trách nhiệm?
    Người làm việc có tinh thần trách nhiệm là người luôn ý thức về trách nhiệm do bổn phận, công tác mình lãnh nhận, cố gắng thi hành tốt, nếu đang khi làm gặp trắc trở khó khăn ngoài dự kiến phải dừng lại và trình bày với người trên để lãnh ý kiến. Người trên luôn cảm thấy thoải mái, yên tâm khi trao công việc cho một người có tinh thần trách nhiệm.
    1. Thế nào là người làm việc lỗi tinh thần trách nhiệm?
    Người làm việc lỗi tinh thần trách nhiệm là người:
    • Sợ trách nhiệm: nhút nhát, chưa gì đã ngại khó, ngại hỏng việc hoặc không dám làm mà cứ xúi người khác làm.
    • Tắc trách: không gắng sức làm đến nơi đến chốn, làm ẩu, làm cho qua chuyện.
    • Đào nhiệm: đã lãnh nhận nhiệm vụ nhưng vì một lý do nào đó không chính đáng lại bỏ nhiệm vụ mình.
    • Phản trắc: là người chỉ huy, truyền lệnh cho người dưới hành động, khi gặp thất bại lại đổ lỗi cho người này kẻ nọ, nhất là cho người thừa hành.
    1. Em hãy nêu lợi ích của tinh thần trách nhiệm?
    Tinh thần trách nhiệm làm ta trưởng thành thực sự và nên người hữu ích cho gia đình, xứ đạo và cho xã hội.


    PHẦN 3: HỌC HỎI THƯ MỤC VỤ 2015 CỦA HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC VIỆT NAM


    (Học chung ngành Thiếu – trang 19)


    MỤC LỤC


    Ngành Ấu………………………………………………..3
    1. Học hỏi về tông huấn niềm vui của Tin Mừng
    2. TNTT vui sống và chia sẻ Tin Mừng
    A. TNTT học hiểu Lời Chúa
    B. Thiếu Nhi sống Tin Mừng hằng ngày


    Ngành Thiếu……………………………………………11
    1. Học hỏi về tông huấn niềm vui của Tin Mừng
    2. TNTT vui sống và chia sẻ Tin Mừng
    A. TNTT học hiểu Lời Chúa
    B. Thiếu Nhi sống Tin Mừng hằng ngày
    3. Học hỏi thư mục vụ 2015 của Hội Đồng Giám Mục VN

    Ngành Nghĩa……………………………………………22
    1. Học hỏi về tông huấn niềm vui của Tin Mừng
    2. TNTT vui sống và chia sẻ Tin Mừng
    A. TNTT học hiểu Lời Chúa
    B. Thiếu Nhi sống Tin Mừng hằng ngày
    3. Học hỏi thư mục vụ 2015 của Hội Đồng Giám Mục VN


    Chữ ký của Gia Nhân

  2. Có 3 người cám ơn Gia Nhân vì bài này:


Quyền hạn của bạn

  • Bạn không được gửi bài mới
  • Bạn không được gửi bài trả lời
  • Bạn không được gửi kèm file
  • Bạn không được sửa bài

Diễn Đàn Thánh Ca Việt Nam - Email: ThanhCaVN@yahoo.com