(Nguồn: sưu tầm Internet và biên tập lại)
Nhị thập tứ hiếu (chữ Hán:
) là một tác phẩm trong văn học Trung Hoa kể lại sự tích của 24 tấm gương hiếu thảo do Quách Cư Nghiệp (có sách ghi Quách Cư Kinh
, bính âm: Guō Jūjìng) vào thời nhà Nguyên biên soạn.
Ông nổi tiếng là một người con hiếu thảo, và sau khi cha mất ông đã xuất bản quyển này. Hầu hết các người con hiếu thảo là nam giới báo hiếu cho mẹ già. Các câu chuyện được kể lại xảy ra từ thời Thuấn Đế đến đời ông.
Ở Việt Nam, ông Lý Văn Phức (1785-1849), đậu Cử Nhân, làm quan dưới ba triều vua nhà Nguyễn: Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức, là nhà văn chủ trương đạo đức, liền dịch truyện Nhị thập tứ Hiếu của Quách Cự Nghiệp ra quốc văn theo thể thơ song thất lục bát, để dễ truyền bá mà răn dạy người đời là phải có hiếu với cha mẹ.
Nho giáo dạy rất kỹ về Nhơn đạo, lấy chữ Hiếu làm căn bản đạo đức con người (Khai nhơn tâm tất bổn ư đốc thân chi hiếu). Người không hiếu với cha mẹ thì nhứt định không có đạo đức, không dùng được.
Lý Văn Phức tự là Lân Chi, hiệu là Khắc Trai, người làng Hồ Khẩu, huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Hà Nội, sinh vào năm Ất Tỵ (1785).Ông thi đỗ Cử nhân vào năm 1819, niên hiệu Gia Long thứ 18. Ông trải qua ba triều vua Minh Mạng, Thiệu Trị và Tự Ðức.Trong cuộc đời làm quan, ông bị nhiều lần thăng giáng, và được cử đi công cán nhiều nước ở Viễn đông.
Vào năm 1849, ông bị bệnh mà mất, nhà vua liền cho truy thụ Lễ Bộ Hữu Thị Lang.
(hai mươi bốn truyện hiếu diễn ra quốc âm)
Người tai mắt đứng trong trời đất,
Ai là không cha mẹ sinh thành,
Gương treo đất nghĩa, trời kinh,
ở sao cho xứng chút tình làm con.
Chữ hiếu niệm cho tròn một tiết,
Thì suy ra trăm nết đều nên,
Chẳng xem thuở trước Thánh Hiền,
Thảo hai mươi bốn, thơm nghìn muôn thu.
...............................................................................................................................
Các chủ đề cùng thể loại mới nhất: