Love Telling ThanhCaVN nhắn với ACE: Chúng con cậy vì Danh Chúa nhân từ, xin cho Linh hồn Cha cố Phêrô (Ns. Kim Long) được lên chốn nghỉ ngơi. Hằng xem thấy mặt Đức Chúa Trời sáng láng vui vẻ vô cùng. Amen! Loan Pham nhắn với ACE: Giêsu Maria Giuse, con mến yêu xin thương cứu rỗi linh hồn Phê-rô Lm. Kim Long sớm được hưởng Nhan Thánh Chúa. Amen Loan Pham nhắn với ACE: Hòa cùng với Giáo Hội Công Giáo Việt Nam với sự ra đi của Lm. Kim Long là Nhạc sĩ quý mến của chúng ta...đó là sự thương xót mất mát rất lớn của Thánh Nhạc Việt Nam... chúng ta hãy cùng dâng lời nguy Loan Pham nhắn với Gia đình TCVN: Hòa cùng Giáo Hội Công giáo Việt Nam với sự ra đi vô cùng thương tiếc của Lm. Kim Long là nhạc sĩ Thánh Ca thân yêu của chúng ta... Chúng ta cùng dâng lời nguyện xin: Giesu Matia Giuse xin thương cứu rỗi linh ThanhCaVN nhắn với ACE: Nhân dịp Sinh Nhật lần thứ 18 Website, BQT-TCVN kính chúc Quý Cha, Quý Tu sỹ Nam Nữ, Quý Nhạc sỹ - Ca trưởng – Ca sỹ, Quý Ân Nhân và toàn thể ACE luôn tràn đầy HỒNG ÂN THIÊN CHÚA. ThanhCaVN nhắn với ACE: Chúng con cậy vì Danh Chúa nhân từ, xin cho Linh hồn ĐTC Phanxicô được lên chốn nghỉ ngơi. Hằng xem thấy mặt Đức Chúa Trời sáng láng vui vẻ vô cùng. Amen!

kết quả từ 1 tới 27 trên 27

Chủ đề: Vẻ đẹp Nhà Thờ Gỗ và Chủng Viện KonTum

Threaded View

  1. #4
    hongbinh's Avatar

    Tham gia ngày: Sep 2010
    Tên Thánh: Gioan Baotixita
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Gx Thổ Hoàng
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 9,483
    Cám ơn
    9,570
    Được cám ơn 28,345 lần trong 5,379 bài viết

    Default

    MỪNG 75 NĂM (1935-2010)

    LỜI NÓI ĐẦU


    Kính thưa Quí Đức Cha, Quí Cha cùng toàn thể anh em Cựu Chủng sinh Kontum thân mến.
    CHỦNG VIỆN THỪA SAI KONTUM đã trọn 75 tuổi (1935 – 2010). Nhân dịp Giáo phận Mừng 75 năm thành lập và phát triển Chủng Viện Thừa Sai, tập sách nhỏ này xin ghi lại những biến cố và nói lên bao Hồng Phúc được Thiên Chúa đã thương cho Giáo phận Kontum chúng ta. Chúng tôi ghi lại trong tập tiểu sử Chủng Viện dựa vào một số tư liệu bằng bản văn rất hạn chế đã lưu lại tại Giáo Phận. Để ghi lại giai đoạn từ năm 1975 đến nay, chúng tôi dựa vào những chứng từ sống của những người trong cuộc, lúc đó
    họ là linh mục, đại chủng sinh, hay những ứng sinh. Họ thuật lại cung cấp cho chúng tôi một số dữ kiện để biên soạn tập sách nhỏ này. Có nhiều đoạn trong tập sách viết trùng lập vì nhiều người kể hoặc viết dưới hình thức đối
    thoại. Lối trình bày này cũng có thể mất tính trong sáng của bản văn. Nhưng nó cũng gợi cảm cho một số người trong cuộc đã trãi nghiệm vui buồn đắng cay khi theo đuổi Ơn Gọi linh mục, phải đối diện với thời thế; anh em cựu chủng sinh cũng cảm thấy có phần đồng hành với các Bề Trên tái lập việc “ĐÀO TẠO CHỦNG SINH THỪA SAI KONTUM” trong giai đoạn cực kỳ khó khăn.

    Tiêu đề tập sơ lược tiểu sử Chủng Viện Thừa Sai Kontum:

    MỪNG 75 NĂM HỒNG PHÚC CHỦNG VIỆN THỪA SAI KONTUM. (1935 – 2010) Chắc chắn tập sách còn nhiều bất cập, xin Quí Đức Cha và anh em bổ túc cho trọn vẹn hơn. Xin chân thành cảm ơn. CHỦNG VIỆN THỪA SAI KONTUM

    Một trăm sáu mươi hai năm (1848-2010), đó là thời gian
    tính từ ngày khởi xướng chương trình truyền giáo vùng
    dân tộc Tây Nguyên của Thánh Giám Mục CUENOT
    THỂ và cũng là thời điểm Đức Cha muốn di chuyển toàn bộ việc đào tạo linh mục tương lai lên vùng đất này, tránh những cơn bắt bớ của Triều đình Huế đang truy kích giáo sĩ và giáo dân tại Trung Châu thuộc vùng Giám quản của Ngài. Ý hướng xây dựng một chủng viện dần dần được thực hiện trên vùng Truyền giáo Kontum. Đó là nội dung chúng tôi xin cố gắng trình bày khái quát trong những trang lược sử sau đây. Chúng tôi xin trình bày CHỦNG VIỆN THỪA SAI KONTUM bằng nổ lực phác họa lại hoàn cảnh, ý hướng, những cố gắng thực hiện dự án, các sinh hoạt, và những bước thăng trầm của công trình trọng yếu này, suốt bao năm tháng đã qua với tâm tình của những người con được đào tạo trong ngôi nhà Chủng viện đầy
    thân thương này. Ngày nay chủng viện vẫn hiên ngang còn đó như lời mời gọi, như một chứng tích của bao nhiêu công sức, bao nhiêu tình yêu của các thừa sai, của các Bề Trên ..., hãy còn vang vọng nơi những con người đã đón nhận công ơn của các Ngài và cũng là một lời thúc giục cho hậu thế chu toàn trách nhiệm đối với tiền đồ của địa phận cần có nhiều linh mục nhiệt thành . Chủng viện Thừa sai tọa lạc trên một ngọn đồi cao, đối diện với trường Cuenot, nơi đào tạo các giảng viên giáo lý- giáo phu -
    người dân tộc cho người dân tộc được thành lập cuối năm 1906, và MỪNG 75 NĂM (1935-2010)
    khánh thành ngày 07/01/1908. Hai trường cách nhau 600 mét. Đây là một tòa nhà dài 100 mét, cao 2 tầng, không kể tầng trệt, làm bằng danh mộc với một thiết kế có tính cách miền núi độc đáo, như một kỳ công thế kỷ trên vùng Tây nguyên này. Chính giữa hai cánh chủng viện là nhà nguyện uy nghiêm, làm nền cho cây Thánh Giá vươn cao như rộng đôi tay ôm chặt cả vùng Truyền giáo, chứng kiến thời gian thay đổi như nước sông DAK-BLA chảy ngược về phía tây, hòa nhập vào sông Mê-Kông, xuôi dòng qua Campuchia
    và đổ vào Miền Đồng Bằng sông Cửu Long Việt Nam phì nhiêu. Bên trong nhà nguyện là vòm cao, trang nhã như đưa con người vào cảnh tịch mịch, cõi vô biên, để gặp gỡ Đấng Vô Hình. Ánh sáng chiếu vào Cung Thánh làm nổi rõ Tượng THÁNH TÂM CHÚA GIÊSU, trên có hàng chữ:
    “EUNTES ERGO DOCETE OMNES GENTES”
    (Vậy các con hãy ra đi giảng dạy muôn dân ) ( Mt. 28, 19).
    Chính lệnh truyền này của Thầy Chí Thánh GIÊSU mà biết
    bao hy sinh, nước mắt, mồ hôi của các Vị Thánh tử đạo, của các linh mục thừa sai ngoại quốc cũng như bản xứ đã đổ ra, cùng bao đóng góp của anh em tu sĩ nam nữ, giáo phu và giáo dân cho vùng Tây Nguyên. Ngôi nhà Chủng viện Thừa sai là nơi ươm trồng những linh mục tương lai cho cánh đồng truyền giáo Tây nguyên để tiếp nối những con người đi trước đã nằm xuống và cũng là chứng từ của lòng mơ ước thực hiện trọn vẹn lệnh truyền ra đi rao giảng
    TIN MỪNG cho anh em dân tộc của Thầy Chí Thánh.
    Nhân dịp Giáo phận Mừng 75 năm hình thành và phát triển
    Chủng Viện Thừa Sai Kontum, chúng tôi xin trình bày khái quát một số vấn đề sau đây:
    CHỦNG VIỆN THỪA SAI KONTUM

    I - ĐƯỜNG HƯỚNG

    CỦA ĐỨC CHA STÊPHANÔ CUENOT THỂ
    Giám Mục Đại Diện Tông Tòa
    Địa Phận Đông Đàng Trong

    II- XÂY DỰNG CHỦNG VIỆN THỪA SAI KONTUM -
    LÝ DO VÀ TIẾN TRÌNH

    III- CHỦNG VIỆN THỪA SAI KONTUM,
    NHỮNG THĂNG TRẦM THEO TỪNG GIAI ĐOẠN

    A. GIAI ĐOẠN 1935 – 1955
    B. GIAI ĐOẠN 1955 – 1975
    C. GIAI ĐOẠN 1975 – 1995
    D. GIAI ĐOẠN 1995 - 2010

    IV- THỐNG KÊ - PHỤ CHƯƠNG
    MỪNG 75 NĂM (1935-2010)

    I – ĐƯỜNG HƯỚNG
    CỦA ĐỨC CHA STÊPHANÔ CUENOT THỂ

    1- Quan tâm đào tạo linh mục bản xứ.
    Ngay từ đầu của Giáo Hội tại Việt Nam, các Vị thừa sai đã
    đặc biệt quan tâm đào tạo linh mục bản xứ. Suốt giòng lịch sử, sở dĩ Giáo Hội tại Việt nam dù trải qua các cơn bắt hại khủng khiếp mà vẫn giữ vững lòng tin, thậm chí phát triển mãnh mẽ là nhờ có hàng linh mục tu sĩ người bản xứ. Một vài dẫn chứng sau đây nói lên điều đó:
    “Năm 1800 tình hình địa phận Tây Đàng Ngoài được diễn tả bằng những con số về nhân sự như sau : Đức Cha Longer GIA, Đức Cha Phó La Mothe, 5 thừa sai Pháp, 2 giáo sĩ Dòng Tên, 65 linh mục Việt, vài trăm thầy giảng và nhiều nữ tu Mến Thánh Giá, và khoảng 120.000 giáo dân”1
    . CHỦNG VIỆN THỪA SAI KONTUM

    “Thật là may mắn cho địa phận, trong khi các thừa sai Pháp không thêm nữa, thì địa phận có một hàng giáo sĩ bản quốc với con số đáng kể: 65 linh mục. Đó là phần thưởng cho các Giám Mục địa phận đã có con mắt tinh đời và hành động theo truyền thống của Hội thừa sai

    .Đứng trước tình trạng số linh mục thừa sai cũng như linh mục bản xứ không được bao nhiêu tại Địa phận Đàng Trong do những cuộc bắt đạo gay gắt dưới Triều đình Huế, đặc biệt Tự Đức và trước nhu cầu cấp thiết cần có hàng linh mục bản xứ, Vị Đại Diện Tông Tòa, Đức Cha CUENOT THỂ, dù phải trốn lánh nơi hầm trú, Ngài đào tạo hàng linh mục bản xứ bằng mọi giá. “Thời gian Giám mục của Ngài kéo dài từ 1835 đến 1861 thật phong phú. Trong thời gian này, Vị Giám Mục tăng cường hàng giáo sĩ bản xứ, vì Ngài đã phong chức được 65 linh mục”3
    .
    2- Nâng cao phẩm chất tu đức, khoa học thánh cho các linh mục trong địa phận.
    Đức Cha Cuenot Thể hết sức quan tâm đến việc đào tạo, bồi dưỡng kiến thức và đời sống tâm linh cho các linh mục.
    “Để thúc đẩy hàng linh mục của Ngài mến yêu đời sống tu đức và khoa học thánh, mỗi năm Vị Giám mục hăng say đưa ra cho mỗi cộng sự viên của Ngài một chương trình gồm các câu hỏi thần học và mục vụ mà họ phải trao lại cho Ngài bài giải đáp bằng văn bản trong dịp tĩnh tâm hằng năm. Chính Ngài xem xét mọi công việc, ghi chú cẩn thận và tạo nên trong suốt thời kỳ Đại Diện Tông Tòa của Ngài một sự duy nhất trong thức hành và luật sống”

    . MỪNG 75 NĂM (1935-2010)

    3- Khao khát thiết lập Chủng Viện.

    Thời kỳ Đại Diện Tông Tòa của Đức Cha CUENOT là thời kỳ bị bách hại, Ngài lo lắng cho đoàn chiên Chúa giao, đặc biệt bảo tồn và đào tạo thêm linh mục địa phận. Vì thế Ngài hướng về miền rừng núi Tây Nguyên trong ý nguyện thiết lập một chủng viện cho các bộ tộc vùng Tây nguyên và Lào, nói chung cho vùng Đông Dương nữa.
    “Đã quan tâm một cách tích cực trong giáo phận Đàng Trong, Đức Cha CUENOT nghĩ đến việc rao giảng Tin Mừng cho các bộ tộc cư ngụ trên miền rừng núi phía tây của địa phận Ngài . Không kể những lợi tích đức tin Kitô giáo đem lại cho các dân tộc mà người ta tin đã thích hợp để được đón nhận. Ngài còn nhận thấy cần tạo cho linh mục, nhất là các linh mục thừa sai nơi trú ngụ an toàn bảo đảm trong thời kỳ bị cấm cách cực kỳ ác nghiệt; Ngài hy vọng có thể thiết lập ở đó chủng viện và các nhà cô nhi của Ngài để tránh cuộc lùng bắt của các quan lại”
    5
    .
    Ý định của Đức Cha được thực hiện qua những lần mạo hiểm xuyên qua rừng núi, đầy thú dữ, tránh tất cả con buôn người kinh làm chỉ điểm để bắt đoàn thám hiểm đang tìm vùng an toàn cho đoàn chiên Chúa và tìm một địa điểm dễ bề đào tạo linh mục tương lại. Cha Dourisboure ghi trong tập hồi ký của cha về việc phân bổ công tác do Đức Cha CUENOT cho toán truyền giáo như sau:
    “Cuối cùng, Đức Cha cũng chưa quên ý định thiết lập tiểu
    chủng viện ở đó (vùng Tây nguyên) và cũng vì vậy mà ông bạn già của chúng tôi (Cha Desgouts) vẫn giữ nhiệm vụ linh hướng cho cơ sở RƠHAI, trong khi chờ đợi sự phát triển tương lai của cơ sở này thành một chủng viện, rồi Ngài sẽ hành xử tất cả phận vụ Bề trên”

    CHỦNG VIỆN THỪA SAI KONTUM

    Nhưng công việc học hành, sinh hoạt của chủng viện mơ ước này như thế nào?
    “Phần Cha Desgouts từ lúc thầy Sáu DO trở về Trung Châu dọn mình chịu chức linh mục (1852), thì Ngài ở một mình trong ngôi nhà RƠHAI với số đông thanh niên trong cộng đoàn. Ngài cũng bỏ chúng tôi mà ra đi sau cha Fontaine ít lâu. Đức Cha biết rằng học sinh của cha Desgouts phúc hậu chăm chú nhiều thời giờ để chăm sóc bệnh ghẻ, sốt rét và nhiều bệnh hoạn khác hơn là để học tiếng Latinh; mặt khác, những tin tức liên quan đến
    công cuộc truyền giáo của các linh mục bản xứ ở BƠNONG cho chúng ta tin tưởng rằng sẽ thiết lập được nay mai một giáo xứ phồn thịnh tại đó, một chủng viện sẽ có nhiều cơ may thành tựu hơn. Do đó, đã có chỉ thị cho cha Desgouts đi đến xứ BƠNONG và đem hết học sinh của Ngài theo...”

    .Việc truyền giáo tại vùng BƠNONG (có lúc viết MNONG)
    cũng thất bại và cha Hòa cùng các học sinh, người nhà và một số người BƠNONG thật tình theo đạo đã ra đi bỏ vùng này về vùng Bahnar năm 1856

    . Cha Hòa làm phó cho cha DO và phụ trách tại nông trường KONTUM. Thế là : “Dự định kép này không thực hiện được. Dù những năm tháng gặp bao nhiêu cùng khổ, việc truyền giáo vùng dân tộc được thiết lập, nhưng khí hậu của miền này gây những bệnh tật và tình trạng đường giao thông quá xấu luôn luôn cản trở việc thiết lập các công trình mà cuộc bắt đạo đã hủy hoại trong địa phận Đàng Trong”

    MỪNG 75 NĂM (1935-2010)

    II- XÂY DỰNG CHỦNG VIỆN,

    NHỮNG LÝ DO VÀ TIẾN TRÌNH

    Thời gian trôi qua, với nhiều thay đổi trong cục diện chính trị trên thế giới cũng như tại Việt Nam. Hiện tình Địa phận Đông Đàng Trong (Qui nhơn) biến chuyển và phát
    triển mọi mặt, đặc biệt sau 30 năm truyền giáo, một thành quả tốt đẹp được thu hoạch do bao công sức của các linh mục thừa sai cũng như bản xứ, và sự đóng góp của mọi
    thành phần dân Chúa, đó là thành lập địa phận mới: ĐỊA PHẬN KONTUM với Sắc Chỉ của Tòa Thánh ký ngày 11 tháng 1 năm 1932 và Cha JANNIN được bổ nhiệm làm
    Giám Mục GADARA vào ngày 23 tháng 1 năm 1933 và thụ phong Giám Mục vào Lễ THÁNH TÂM CHÚA GIÊSU, ngày 23 tháng 6 năm 1933


    Chữ ký của hongbinh
    Đạm bạc dĩ minh chí
    Ninh tĩnh nhi chí viễn

  2. Có 9 người cám ơn hongbinh vì bài này:


Tags cho chủ đề này

Quyền hạn của bạn

  • Bạn không được gửi bài mới
  • Bạn không được gửi bài trả lời
  • Bạn không được gửi kèm file
  • Bạn không được sửa bài

Diễn Đàn Thánh Ca Việt Nam - Email: ThanhCaVN@yahoo.com