Tống Thái Tổ trước khi chết thì theo quy chế của mẫu thân để lại (hoàng đế chết thì em trai kế vị, em trai chết thì lại truyền ngôi cho con trai của hoàng đế, cứ thế mà xoay vòng truyền xuống), đem ngôi đế truyền lại cho em trai thứ hai là Triệu Quang Nghĩa, chính là Tống Thái Tông.
Thái Tông sau khí lên ngôi thì theo di chúc phải đem ngôi đế truyền cho con trai của Thái Tổ, nhưng hai con trai của Thái Tổ đều đã chết, do đó mà Thái Tông phải đem ngôi đế truyền lại cho em trai là Triệu Đình Mỹ, không ngờ có người mật cáo là Đình Mỹ tạo phản, Tống Thái Tông muốn mượn cơ hội này để truyền ngôi lại cho con trai mình, bèn hỏi ý kiến của thừa tướng là Triệu Phổ, Triệu Phổ nói:
- “Thái Tổ vốn dĩ muốn truyền ngôi lại cho Đình Mỹ thì đã sai lầm, bệ hạ có thể không thể lại sai lầm”.
Dó đó Tống Thái Tông bèn yên tâm đem ngôi báu truyền lại cho con trai mình.
(Tống sứ, Ngụy vương Đình Mỹ truyện)
Suy tư:
Trong cuộc sống không ai trong chúng ta là không có một lần sai lầm, sai lầm chính là cơ hội để cho chúng ta rút ra một kinh nghiệm nếu chúng ta biết khiêm tốn nhận ra sai lầm của mình, bằng không thì sẽ từ sai lầm này đến sai lầm khác, từ sai lầm nhỏ đến sai lầm lớn, và cuối cùng thì sẽ bị chết trong sai lầm.
Chúa Giê-su Ki-tô biết rất rõ những sai lầm của con người đều do sự yếu đuối bởi tính xác thịt mỏng dòn, cho nên Ngài sẵn sàng tha thứ và ban ơn cho chúng ta –người Ki-tô hữu- khi chúng ta thật lòng bày tỏ sự sám hối những tội lỗi do mình gây ra.
Sai lầm của anh em chị em hôm nay là sai lầm của chúng ta ngày mai, nhìn sai lầm của họ hôm này để tránh sai lầm cho mình trong ngày mai, đó chính là người khôn ngoan vậy.
Chúa Giê-su Ki-tô đã nói: “Không thể không có những cớ làm cho người ta vấp ngã, nhưng khốn cho những kẻ làm cớ cho người ta vấp ngã” (Lc 17, 1).
Sai lầm và cớ vấp ngã thì nhất định phải có, nhưng biết sửa chữa sai lầm và đứng lên khi vấp ngã thì là hạnh phúc và can đảm vậy.
http://www.vietcatholic.net/nhantai