Lỗ Ban là một thợ mộc nổi tiếng thời Xuân Thu, ông ta đã có thu nhận một lớp đồ đệ, vả lại cứ cách mỗi khoảng thời gian ông ta đều đào thải một số đồ đệ học không thành tài. Trong số các đồ đệ ấy có một thanh niên tên là Thái Sơn, nhìn anh ta thật là ngớ ngẫn, tài nghệ cũng không giỏi, Lỗ Ban vì bảo vệ danh dự của mình nên cho Thái San thôi việc.
Qua mấy năm sau, một hôm Lỗ Ban rong chơi trên đường, thì thấy trên những cửa hàng tạp hóa bày rất nhiều hàng mây tre tinh xảo đẹp đẽ, Lỗ Ban rất muốn gặp cao thủ làm hàng mây tre ấy, thế là đi hỏi thăm người ấy là ai, mọi người nói với ông ta đó chính là Thái San đồ đệ của thầy Lỗ Ban, Lỗ Ban rất kinh ngạc, thở dài nói:
- “Ái dà, ta thật là có mắt mà không thấy thái sơn”.
(Truyện truyền thuyết)
Suy tư:
Nếu sư phụ chỉ vì danh dự của mình, thì chắc chắn sẽ không thấy cái hay của học trò.
Nếu sư phụ chỉ biết coi trọng tài nghệ của mình, thì chắc chắn sẽ không thấy sự nổ lực của học trò.
Nếu sư phụ chỉ cái ngu dốt của học trò, thì chắc chắn sẽ không nhìn thấy cái giỏi của học trò mình.
Nếu sư phụ chỉ dạy vì tiền học phí, thì chắc chắn học trò sẽ không tiến bộ.
Sư phụ Lỗ Ban đã đuổi một học trò xuất chúng chỉ vì ông ta chỉ thấy cái ngu bên ngoài của Thái Sơn, mà không nhìn thấy cái tâm cố gắng của anh ta; Lỗ Ban chỉ yêu danh dự của mình mà không thấy cái tâm yêu nghề của Thái Sơn, nên đã khai trừ anh ta khỏi trường học của mình.
Nếu cha sở chỉ biết mình, thì chắc chắn ngài sẽ không biết ai trong giáo xứ của mình, bởi vì ngài không biết chia sẻ với tha nhân.
Nếu người Ki-tô hữu chỉ biết mình, thì chắc chắc Phúc Âm của Chúa Giê-su sẽ không thể vượt ra khỏi nơi mình ở.