BÀN TIỆC




Chỗ ngồi và chiếu, thì đều do tre nứa mà làm ra, là dụng cụ dùng để ngồi, người thời xưa khi ăn uống hay yến tiệc thì không dùng bàn ghế, mà là dùng vật liệu thô đan thành một chiếc chiếu trải lên đất, sau đó trải lên một chiếc chiếu nhỏ hơn đúng quy cách (do vật liệu sợi nhỏ).

Khi ăn thì dọn ngay trên chiếc chiếu, thức uống thì đặt trước trên chiếu hoặc sau chiếu.

Sau này người ta mới dùng bàn ghế, khi ngồi ăn cơm uống nước thì người ta cũng đem thức ăn từ dưới đất lên trên bàn. Cho đến hôm nay, mặc dù hình thức yến tiệc có thay đổi, nhưng yến tiệc vẫn được người ta gọi là “chiếu席”, chỗ ngồi vẫn được gọi là “chiếu vị席位”, ý nghĩa của chữ yến tiệc và tiệc rượu cũng là giống nhau mà thôi.

(Chu quan, Xuân quan)

Suy tư:

Từ tấm chiếu đơn sơ với những thức ăn cao lương mỹ vị bày dọn trên ấy, cho đến hôm nay văn minh khoa học người ta không còn dọn trên chiếu dưới đất nữa, mà dọn trên bàn, mà bàn thì có nhiều kiểu dáng, có cái bằng gỗ quý, có cái bằng nhựa lát-tít, lại có những cái bàn ăn được mạ vàng mạ bạc rất đẹp và quý...

Bàn thờ của người Ki-tô hữu khi cử hành thánh lễ chính là Bàn Tiệc Thánh, bởi vì thức ăn thức uống trên bàn thờ này không phải là thịt bò thịt heo hay các thứ thịt khác, cũng không phải là rượu đế Gò Công hay rượu cao lương, hoặc bia Saigon. Nhưng thức ăn thức uống trên bàn thờ chính là Mình và Máu Thánh của Chúa Giê-su Ki-tô, Đấng đã lấy thịt máu mình để nuôi dưỡng các linh hồn của những kẻ tin vào Ngài.

Bàn thờ còn được tượng trưng Chúa Giê-su Ki-tô, cho nên mỗi lần linh mục dâng thánh lễ, việc trước tiên mà ngài phải làm là hôn bàn thờ, hoặc cúi mình sâu chào bái bàn thờ, rồi sau đó mới bắt đầu thánh lễ.

Bàn thờ còn là nơi mỗi người Ki-tô hữu đến để chia sẻ Mình và Máu Thánh của Chúa Giê-su Ki-tô, là bí tích hiệp nhất họ lại với nhau nên một chung quanh bàn thờ -Chúa Giê-su- đó chính là nguồn ân sủng và thần lực giúp họ sống tinh thần Phúc Âm và phục vụ tha nhân trong cuộc sống hằng ngày.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.