“Văn là người” (le style c’est l’homme) người Tây phương nói thế. Văn chương được đọc giữa những dòng chữ, người Đông phương đáp lại, qua những đường gân (filigrane) như trong giấy bạc. Vậy nên, hồn thanh khiết mà ông ca ngợi nơi các trinh nữ đã được thánh hiến, thực chất cũng là hồn thanh khiết của chính ông. Hỡi linh hồn Hồn Mạc Tử, linh hồn đầy ân sủng, được tình yêu thiêu đốt, được lửa khổ đau thanh luyện, tinh khiết như nước đầu nguồn, sáng ngời như pha lê, nhẹ nhàng như thanh khí!... Hỡi linh hồn được chúc phúc mà ân sủng thánh hóa đã biến đổi nên giống với những linh hồn các “hôn thê Đức Kitô” từng làm ông thán phục và động viên những sức mạnh tâm linh của ông và cảm hứng ông đi lên những độ cao thần bí… cho đến khi đồng nhất với các hôn thê của Chúa! Và như ông đã bày tỏ trong bài ca vĩnh biệt, chính tại trần gian này đã hoàn thành các PHÉP LẠ khiến con người phải lặng thinh thán phục khi chiêm ngưỡng công trình thần bí của Đấng Tối Cao”(18).
Và đó là bí mật của linh hồn Hàn Mạc Tử. Bí mật của cả một đời người và nhất là của con đường ngắn ngủi – như người ta có thể nhận biết nếu không phải là thoáng thầy – từ nơi lưu đày trên trần thế đến nơi vĩnh phúc.
Hàn Mạc Tử chết trẻ: 28 tuổi đời. “Những người mà các thần linh yêu thích thường chết trẻ” (ceux que les dieux aiment, meurent jeunes), một tác giả cổ điển và ngoại giáo đã nói thế. Còn hơn thế nữa, làm thế nào Thiên Chúa của các Kitô hữu, Thiên Chúa của sự thật, xưng mình là TÌNH YÊU lại không sớm lôi kéo về với Ngài đứa con rất dễ thương, rất ngoan ngoản, rất mộ đạo ngay khi nó đã hoàn thành tốt cuộc lữ hành trần thế?
(còn tiếp)