Love Telling ThanhCaVN nhắn với ACE: Chúng con cậy vì Danh Chúa nhân từ, xin cho Linh hồn Cha cố Phêrô (Ns. Kim Long) được lên chốn nghỉ ngơi. Hằng xem thấy mặt Đức Chúa Trời sáng láng vui vẻ vô cùng. Amen! Loan Pham nhắn với ACE: Giêsu Maria Giuse, con mến yêu xin thương cứu rỗi linh hồn Phê-rô Lm. Kim Long sớm được hưởng Nhan Thánh Chúa. Amen Loan Pham nhắn với ACE: Hòa cùng với Giáo Hội Công Giáo Việt Nam với sự ra đi của Lm. Kim Long là Nhạc sĩ quý mến của chúng ta...đó là sự thương xót mất mát rất lớn của Thánh Nhạc Việt Nam... chúng ta hãy cùng dâng lời nguy Loan Pham nhắn với Gia đình TCVN: Hòa cùng Giáo Hội Công giáo Việt Nam với sự ra đi vô cùng thương tiếc của Lm. Kim Long là nhạc sĩ Thánh Ca thân yêu của chúng ta... Chúng ta cùng dâng lời nguyện xin: Giesu Matia Giuse xin thương cứu rỗi linh ThanhCaVN nhắn với ACE: Nhân dịp Sinh Nhật lần thứ 18 Website, BQT-TCVN kính chúc Quý Cha, Quý Tu sỹ Nam Nữ, Quý Nhạc sỹ - Ca trưởng – Ca sỹ, Quý Ân Nhân và toàn thể ACE luôn tràn đầy HỒNG ÂN THIÊN CHÚA. ThanhCaVN nhắn với ACE: Chúng con cậy vì Danh Chúa nhân từ, xin cho Linh hồn ĐTC Phanxicô được lên chốn nghỉ ngơi. Hằng xem thấy mặt Đức Chúa Trời sáng láng vui vẻ vô cùng. Amen!

kết quả từ 1 tới 11 trên 11

Chủ đề: XIN DÂNG CHÚA TRĂM TRIỆU LỜI CA

Threaded View

  1. #5
    hongbinh's Avatar

    Tham gia ngày: Sep 2010
    Tên Thánh: Gioan Baotixita
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Gx Thổ Hoàng
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 9,475
    Cám ơn
    9,570
    Được cám ơn 28,344 lần trong 5,378 bài viết

    Default TỌA ĐÀM

    PHẦN III: TỌA ĐÀM



    ca trưởng Hạt Quảng Đức


    1 – Vấn đề trình độ chuyên môn và kiến thức Phụng Vụ của ca trưởng và người đệm đàn.

    a/ Nhìn chung trình độ chuyên môn và kiến thức về Phụng Vụ còn yếu kém, vì chưa qua đào tạo chính quy. Đề nghị Ban Thánh Nhạc tổ chức những lớp đào tạo Ca Trưởng và người đệm đàn.

    b/ Đề nghị cung cấp tài liệu về Thánh Nhạc.

    2 – Đề nghị các vị chủ chăn quan tâm hơn đến các ca đoàn, để hỗ trợ khích lệ và giúp ca đoàn phục vụ tốt hơn theo đúng tinh thần: “Tôn vinh Thiên Chúa và thánh hóa các tín hữu.”

    3 – Vấn đề trình duyệt bài hát trước khi sử dụng trong Phụng Vụ

    - Thẩm quyền chuẩn nhận các tác phẩm Thánh Nhạc để sử dụng trong Phụng Vụ thuộc về các Giám Mục.

    - Trưởng Ban Thánh Nhạc có quyền thẩm định các tác phẩm Thánh Nhạc trước khi trình Giám Mục chuẩn nhận.

    4 – Vấn đề thành lập các Ban Thánh Nhạc của các Giáo Xứ

    - Có ý kiến cho rằng nên thành lập BTN trong GX, nếu có nhiều ca đoàn.
    - Ý kiến cha Trưởng Ban: về vấn đề này không có văn bản của Giáo Hội quy định, nên các Giáo Xứ tùy nhu cầu, có thể thành lập BTN của GX, với mục đích tạo sự hợp nhất và giúp nhau phục vụ ngày càng tốt hơn theo đường lối của Giáo Hội.

    5 – Giải đáp chung của cha trưởng ban Phụng Tự
    Rất vui và trân trọng vì có bầu khí gia đình, cởi mở trong Giáo Phận nhà Vì:

    a/ Chúng ta phục vụ vì thiện chí. Tuy nhiên, chưa được đào tạo nên có những sai sót là điều dễ hiểu.
    b/ Các trăn trở của Ca Trưởng nói lên ý nguyện khát khao học tập và thăng tiến.

    c/ Trách nhiệm của mọi thành phần Dân Chúa đối với Phụng Vụ là: Chúng ta phải học hỏi và thực hiện theo đúng đường hướng của Công Đồng Vaticanô II. Mọi người cần phải tìm hiểu và duy trì bảo vệ các truyền thống của Giáo Hội về Thánh Nhạc.

    d/ Tương quan của các chủ chăn đối với ca đoàn:
    Phải khẳng định là đa số các cha rất quan tâm và tế nhị trong việc đối xử với các ca đoàn. Tuy nhiên, vì muốn bảo vệ kỷ luật Phụng Vụ của Giáo Hội và muốn thăng tiến ca đoàn, nên các ngài đôi lúc quá nhiệt thành, và ít nhiều gây căng thẳng. – Sẽ đặt vấn đề này trong dịp tĩnh tâm.

    e/ Định hướng của BTN là mong muốn nâng cao trình độ cho Ca Trưởng và ngành Thánh Nhạc Giáo Phận nhà. Mong mọi người cùng hợp tác.
    f/ Vấn đề hát Đáp Ca: Nơi công bố Lời Chúa cũng là nơi hát Đáp Ca. Tuy nhiên, tùy điều kiện từng Giáo Xứ, có thể hát nơi khác.



    PHẦN IV
    BÀI THUYẾT TRÌNH II

    (Cha Phêrô Nguyễn Thành Thiện)

    HÁT ĐÚNG PHỤNG VỤ
    THÁNH LỄ
    Theo Quy Chế Tổng Quát
    Sách Lễ Rôma

    NS Nguyễn Duy


    Ca hát là một trong những yếu tố của Phụng Vụ Thánh Lễ và việc xử dụng yếu tố này trong các cử hành Thánh Lễ là một điều quan trọng.
    Cả Quy Chế tổng quát Sách lễ Rôma cũ 1975 (QCTQ.SLR) và QCTQ mới 2000, đều nhấn mạnh tầm quan trọng của ca hát và đã có những chỉ dẫn rất cụ thể, chi tiết để làm sao hát cho đúng.
    Nhận thấy nếu các vị phụ trách các cộng đoàn giáo xứ (hay tu viện) và các Ca đoàn chịu khó đọc kỹ phần QCTQ trong phần đầu của SLR mà đem áp dụng thì chắc đã tránh được những trường hợp đáng tiếc và đáng trách trong việc ca hát phụng vụ. Để giúp uốn nắn và đi đúng chỉ dậy của Giáo hội, chúng tôi hệ thống lại những chỉ dẫn này của QCTQSLR.

    NHẬN ĐỊNH CHUNG

    I. BỐI CẢNH MỤC VỤ CA HÁT :

    1.Những trường hợp đáng tiếc và đáng trách :
    Tham dự Thánh Lễ ở nơi này, nơi kia. Nhiều người hiểu biết phụng vụ nhận thấy rằng có một số Cộng Đoàn và Ca Đoàn đã sử dụng các bài hát một cách tùy tiện.

    Thí dụ :

    - Hát quá dài (nhất là các bài ca nhập lễ và dâng lễ) khiến chủ tế và cộng đoàn phải chờ đợi.

    - Hát những bài ca không phù hợp với chủ đề của ngày lễ.

    - Hát những bài ca không liên quan gì đến nghi thức và tác động phụng vụ đang được cử hành.

    Thí dụ: (Đang khi dâng bánh rượu, Ca đoàn lại hát bài có nội dung sám hối, hay cầu cho cha mẹ. . .)

    - Hoặc hát một bài Thánh ca mà nội dung không phù hợp với đối tượng cộng đoàn tham dự (nhất là những Thánh lễ dành cho Thiếu nhi).

    - Đáng trách hơn là việc hát những bài ca chưa được phép xử dụng, hay những bài “nhạc đời lời đạo” (Như bài “Symphony No9 của Beethoven”, bài “Ave Maria của Schubert” …) hoặc bài hoàn toàn đời (như bài “Ơn nghĩa sinh thành của Dương Thiệu Tước”, bài “Tình Cha của Y Vân” …)

    2. Thiếu cộng đoàn tính :

    Bên cạnh những trường hợp thiếu sót trên, người ta còn nhận thấy nhiều nơi Ca Đoàn quá tham, thích hát những bài “đa âm” hay những bài khó hát nên cộng đoàn không góp tiếng được một lúc nào trong Thánh Lễ. Cả đến câu Đáp trong phần thánh vịnh đáp ca, cộng đoàn cũng không được chung lời, vì không được tập trước hay khó quá.


    Ngoài ra, những vị hướng dẫn không để ý khi cộng đoàn hát thì mình phải bớt âm lượng (qua micro), nên vô tình hay cố ý mà mọi người suốt Thánh Lễ, khi hát cũng như khi đọc kinh. Điều này dễ gây ra bực bội và chia trí nơi cộng đoàn phụng vụ.

    3. Sử dụng nhạc cụ :

    Cũng có nhiều điều cần phải hướng dẫn, nhưng xin được trình bày trong một dịp khác.

    II. THỬ TÌM NGUYÊN NHÂN.

    Có nhiều nguyên nhân dẫn đến những trường hợp đáng tiếc và đáng trách trên :
    - Do bài ca viết làm sao, hát làm vậy.

    - Do Ca trưởng thích bài hát nào, thì Ca đoàn phải tập và hát như vậy (thiếu tính khách quan).

    - Hoặc có thể chữa cháy, giờ lễ đã đến tìm được bài nào hát bài đó cho xong.

    - Hoặc có thể vị phụ trách vì quá nhiều công tác mục vụ khác, chưa quan tâm đủ đến lĩnh vực ca hát; hoặc nể vì không dám sửa sai e rằng tự ái ca trưởng, ca đoàn nghỉ việc không hát nữa. Từ đó chủ trương “MAKENO”, làm thinh để Ca đoàn muốn hát thế nào cũng được (miễn là Thánh Lễ có hát còn hơn không).

    Thế nhưng, nguyên nhân chính đưa đến những hiện trạng trên có lẽ do sự thiếu hiểu biết căn bản về Phụng Vụ và vai trò của Thánh Nhạc trong Phụng Vụ.
    ( còn tiếp)
    Chữ ký của hongbinh
    Đạm bạc dĩ minh chí
    Ninh tĩnh nhi chí viễn

  2. Có 2 người cám ơn hongbinh vì bài này:


Tags cho chủ đề này

Quyền hạn của bạn

  • Bạn không được gửi bài mới
  • Bạn không được gửi bài trả lời
  • Bạn không được gửi kèm file
  • Bạn không được sửa bài

Diễn Đàn Thánh Ca Việt Nam - Email: ThanhCaVN@yahoo.com