NEW YORK, Hoa Kỳ: Một nhóm gồm trên 100 nhà khoa học và chuyên viên khí tượng nói trong một bản phúc trình rằng California đang phải đối phó với một nguy cơ của một trận “siêu bão” có thể gây ra lụt lội của một phần tư diện tích tiểu bang và thiệt hại vật chất tài sản tương đương với khoảng từ $300 đến $400 tỷ. Những nhà nghiên cứu nhấn mạnh rằng tiềm năng cơn siêu bão này tàn phá nhiều gấp 4 hay 5 lần con số thiệt hại của một trận động đất lớn. Để hình dung, trận siêu bão cũng giống như một trận bão theo sách khải huyền được thực hiện trên phim ảnh, nhưng các nhà khoa học trong Sở Thăm Dò Địa Chất Quốc Gia Hoa Kỳ khuyến cáo các viên chức đặc trách đáp ứng với tình trạng khẩn cấp liên bang và tiểu bang hiểu rằng lịch sử địa chất tại California cho thấy những trận “siêu bão”như vậy đã từng xảy ra trong quá khứ và nó vẫn có thể thêm vào một danh sách những trận bão đã rất dài gây thiệt hại cho tiểu bang Vàng này rồi!
Mối đe dọa của những trận bão lớn lao đã “yên nghỉ” từ 150 năm qua. Giám đốc Sở Thăm Dò Địa Chất Quốc Gia Marcia K.McNutt nói với phóng viên nhật báo The New York Times rằng dải đất nối dài 300 dặm từ Central Valley bị ngập từ 1861 đến 1862. Lụt vào thời kỳ ấy nặng nề đến nỗi thủ đô của tiểu bang phải di chuyển xuống tới San Francisco và Thống Đốc California vào thời kỳ ấy là Leland Stanford đã phải dùng tầu để làm lễ tuyên thệ nhậm chức. Những trận bão lớn gây lụt nặng hơn trận bão của thế ký 19 cũng đã xảy ra trong quá khứ vào những năm như 212, 440, 603, 1029, 1418 và 1605 và ngày nay vẫn còn là một chứng tích trong lịch sử khí tượng của California.
Nguy cơ đang trên đà xuất hiện. Những nhà khoa học đã nói như vậy và họ dùng lý do bắt nguồn từ sự thay đổi khí tượng trên trái đất, một yếu tố thường làm cho thời tiết thay đổi và thiên nhiên trở nên rất mong manh.
Những nhà khoa học đã thận trọng xây dựng một mô hình cho thấy “siêu bão” có thể kéo dài trên 40 ngày vào đổ xuống và đổ khoảng 10 feet nước xuống California. Trận siêu bão California có thể được kích thích bởi một “con sông khí quyển” có thể “chuyển một lượng nước bằng 50 con sông Mississippi đổ nước ra vịnh Mexico”. Vận tốc gió của “siêu bão” có thể lên tới 125 dặm/giờ và đất truồi sẽ góp phần vào sự thiệt hại do siêu bão gây nên. Bản phúc trình cũng nhấn mạnh như vậy.
Những nhà nghiên cứu thời tiết khuyến cáo rằng đây mới chỉ là một gia định, nhưng không thể không xảy ra. Lucy Jones, một nhà khoa học làm việc với cơ quan thăm dò địa chất nhấn mạnh trong một bản thông cáo báo chí: “Chúng tôi nghĩ điều này xảy cứ mỗi 100 năm hay 200 năm hoặc hơn và được xếp vào loại thiên tai gây thiệt hại cũng lớn như những trận động đất San Andreas.”
Tuy mới chỉ là dự báo, nhưng các viên chức có trách nhiệm đối phó với tình trạng khẩn cấp của liên bang và tiểu bang đã phải triệu tập một phiên họp để chuẩn bị những biện pháp đối phó với siêu bão vào tuần trước. (vht)
http://www.vietherald.com/D_1-2_2-18...hoc-tien-doan-...
66% dân số Mỹ sẽ chìm trong núi lửa?
Các nhà khoa học gọi đó là siêu núi lửa. Khả năng tái hoạt động của ngọn núi lửa nằm ở nước Mỹ này đang khiến giới khoa học vô cùng đau đầu và căng thẳng tìm ra hướng giải quyết.
Theo tờ Daily Mail ngày 25/1, nằm sâu dưới tầng đất của vườn quốc gia Yellowstone thuộc bang phía Tây Wyoming là một “siêu núi lửa”. Nó bắt đầu hoạt động từ năm 1920. Sau một thời gian dài ngừng hoạt động, hiện nay, ngọn núi lửa này đang nhô lên trên bề mặt đất với tốc độ nhanh nhất từ trước tới giờ. Trong trường hợp núi lửa này phát nổ (hoạt động trở lại), nó sẽ gây ra chấn động lớn gấp 1000 lần so với độ phun trào của núi St Helens năm 1980.
Vườn quốc gia Yellowstone ở gần miệng núi lửa là nơi từng xảy ra 3 vụ phun trào núi lửa trong 2,1 triệu năm qua
Theo lời giải thích của các nhà khoa học, Yellowstone Caldera - chất lắng đọng từ những đợt phun trào núi lửa – đã phun trào 3 lần trong 2,1 triệu năm qua. Chỉ trong 3 năm qua, bình quân hàng năm lượng chất này lại tăng lên 7,6m độ dầy. Chính vì vậy khả năng tái hoạt động của núi lửa này là khá lớn.
Hiện tại, trường đại học Utah đang nghiên cứu những tác dụng núi lửa của Yellowstone. Trong cuộc phỏng vấn ngắn với giáo sư danh dự Bob Smith của trường, ông có nói rằng Yellowstone đang nhô lên với tốc độ rất nhanh và vươn tới một khu vực rộng lớn
Miệng núi lửa Yellowstone (vòng tròn màu đỏ)
Các nhà khoa học phân tích, trong trường hợp siêu núi lửa này bùng nổ, bán kính phun trào có thể lên tới 1600 km và có thể dâng cao tới 3 m. Và có khả năng dẫn tới sự tuyệt chủng của tất cả các loài động thực vật. Thêm nữa, không khí gây độc sẽ lan nhanh và thậm chí 66% dân số trên lãnh thổ nước Mỹ sẽ không thể sống sót. Hàng chục triệu người dân sẽ bị mất mạng sống
Sự hoạt động trở lại của núi lửa lớn nhất thế giới sẽ gây ra một thảm họa cho nước Mỹ
Rất nhiều nhà nghiên cứu khoa học lỗi lạc đang điều tra về núi lửa Yellowstone. Tuy nhiên, rất khó để có thể phòng ngừa chính xác được tình trạng xảy ra dưới bề mặt đất.
Năm 1980, trận núi lửa ở núi St Helens đã làm 34 người thiệt mạng và 32 người bị mất tích. Nó đã bao phủ hơn 260 km2 vùng rừng
Nếu siêu núi lửa Yellowstone tái hoạt động, nó sẽ có sức bung phá gấp 1000 lần so với vụ phun trào của núi St Helens
Nguồn: vietherald.com