Bộ giáo luật hiện hành duy trì luật kiêng thịt:beer::beer:
Tiên vàn là phải kiêng những gì xấu xa, tức là kiêng phạm tội; nói khác đi việc chay ăn chay thịt phải được lồng trong tinh thần thống hối hoán cải.
Ngoài sự kiêng cái xấu chúng ta hãy gắng thâm một bước kiêng cả cái tốt: sự kiêng cái tốt cũng nằm trong tinh thần đền tội và tu đức, để tập kiềm chế những đòi hỏi của bản năng dục vọng. Dưới khía cạnh này, lãnh vực kiêng khem là rất rộng: từ kiêng ăn uống có tới kiêng thuốc lá tivi, các thứ tiêu khiển giải trí, các thứ tiêu pha hoang phí.
Bước thứ ba nữa là ngoài tính cách tiêu cực (kiêng lánh) cần thêm tính cách tích cực: nhịn ăn nhịn mặc để lấy tiền giúp đỡ người nghèo, tỏ tình tương trợ với người thiếu ăn thiếu mặc. Đó là cái động lực của kiêng khem.
Các giám mục tuỳ theo hoàn cảnh của địa phương mà đề ra những hình thái cụ thể trong việc áp dụng luật ăn chay kiêng thịt theo đ.1251 và 1253 của bộ giáo luật.
Mặc dù vậy, việc soạn thảo một bản văn pháp lý đòi hỏi phải xác định tỉ mỉ các chi tiết của nghĩa vụ. Hậu quả là không ít người trở lại não trạng của các luật sĩ thời Chúa Giêsu, với đủ thứ vấn nạn được nêu lên: luật kiêng thịt buộc phải kiêng những thứ gì? Có phải kiêng mở heo, phở bò, tiết canh hay ko? Các giống động vật nào phải kiêng: máu nóng hay máu lạnh? thú vật trên bộ hay dưới nước, 2 chân hay 4 chân? ngang ngỗng, rùa, lươn, ốc, nhái, rắn...có phải kiêng không? Các chuyên gia về luân lý tha hồ mà nghiên cứu và tranh luận về các loại thịt.
Tiếc rằng người ta đã mất đi cái động lực của nó là tinh thần khổ chế lúc ban đầu. Vì thế có cảnh ngược đời là có người mong tới thứ 6 để có dịp đi ăn nhà hàng thuỷ hải sản thập cẩm. Đối lại cái cảnh chảy nước mắt của bao dân nghèo phải chi tiền nhiều hơn vào ngày thứ 6, khi mà.....cá mắc hơn thịt. (st):beer::beer:
--------- Chúc các bạn sống một mùa chay thật ý nghĩa ------------