Love Telling ThanhCaVN nhắn với ACE: Chúng con cậy vì Danh Chúa nhân từ, xin cho Linh hồn Cha cố Phêrô (Ns. Kim Long) được lên chốn nghỉ ngơi. Hằng xem thấy mặt Đức Chúa Trời sáng láng vui vẻ vô cùng. Amen! Loan Pham nhắn với ACE: Giêsu Maria Giuse, con mến yêu xin thương cứu rỗi linh hồn Phê-rô Lm. Kim Long sớm được hưởng Nhan Thánh Chúa. Amen Loan Pham nhắn với ACE: Hòa cùng với Giáo Hội Công Giáo Việt Nam với sự ra đi của Lm. Kim Long là Nhạc sĩ quý mến của chúng ta...đó là sự thương xót mất mát rất lớn của Thánh Nhạc Việt Nam... chúng ta hãy cùng dâng lời nguy Loan Pham nhắn với Gia đình TCVN: Hòa cùng Giáo Hội Công giáo Việt Nam với sự ra đi vô cùng thương tiếc của Lm. Kim Long là nhạc sĩ Thánh Ca thân yêu của chúng ta... Chúng ta cùng dâng lời nguyện xin: Giesu Matia Giuse xin thương cứu rỗi linh ThanhCaVN nhắn với ACE: Nhân dịp Sinh Nhật lần thứ 18 Website, BQT-TCVN kính chúc Quý Cha, Quý Tu sỹ Nam Nữ, Quý Nhạc sỹ - Ca trưởng – Ca sỹ, Quý Ân Nhân và toàn thể ACE luôn tràn đầy HỒNG ÂN THIÊN CHÚA. ThanhCaVN nhắn với ACE: Chúng con cậy vì Danh Chúa nhân từ, xin cho Linh hồn ĐTC Phanxicô được lên chốn nghỉ ngơi. Hằng xem thấy mặt Đức Chúa Trời sáng láng vui vẻ vô cùng. Amen!

+ Trả lời chủ đề + Gửi chủ đề mới
kết quả từ 1 tới 8 trên 8

Chủ đề: Một Thoáng Suy Tư

  1. #1
    JosKhaiNguyen's Avatar

    Tham gia ngày: Nov 2010
    Tên Thánh: Giuse
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Giáo Phận Xuân lộc
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 259
    Cám ơn
    3,635
    Được cám ơn 1,765 lần trong 258 bài viết

    Default Một Thoáng Suy Tư

    Có những người sống giữa dòng đời,nhưng cuộc sống nơi họ vẫn toát lên ánh sáng thánh thiện nơi Đức Kitô.Có những người sống đời Thánh Hiến,nhưng cuộc sống vẫn còn vương vấn cõi đời thế tục.
    Tại sao thế?Tâm hồn là nơi ẩn dấu những điều sâu thẩm nhất của mỗi con người.Nếu nơi đó vẫn còn chất chứa những đam mê,và sự dữ thì dù ở đâu,chỗ nào,Bậc Thánh Hiến nào...nó vẫn còn đó,và chờ dịp nảy mầm sinh sôi.Nếu không nhận thức rõ ràng,chúng ta sẽ dễ rơi vào khủng hoảng,mất Đức Tin trước những gương mù,gương xấu xảy đến với chúng ta.Vì tội Tổ Tông đã lưu truyền trong dòng máu của nhân loại,nên không lạ gì khi con người chúng ta luôn yếu đuối,mỏng dòn và bất trung với Chúa.
    Nếu chúng ta nhận thức đủ,và với sự cố gắng liên lỉ của bản thân.Tôi tin Ơn Chúa sẽ đủ cho mỗi người trong chúng ta.
    Lạy Chúa,cuộc sống hôm nay con người chúng con đang bị cuốn vào vòng xoáy của sự dữ,của đam mê,của danh lợi,tiền bạc...mà đang dần đánh mất Chúa,nhân phẩm và Đức Tin của chính mình
    Mỗi ngày lướt qua các trang báo,Internet chúng con thấy nhan nhản những tiêu cực,sự dữ,sa đọa tràn lan của chính chúng con.nhìn lại tương quan giữa người với người trong cuộc sống cũng thế,làm con sợ hãi biết bao.Họ không tin nhau,ghen tị nhau,sẵn sàng thanh trừ nhau vì ích kỉ cá nhân...Nhưng bên cạnh đó,cũng không thiếu những hy sinh,Bác Ái,phục vụ của những con người không biết mệt mỏi,làm con thêm vững tin khi bước theo Chúa.Điều này nhắc nhở bản thân con phải luôn tỉnh thức cầu nguyện không ngừng trước những cơn cám dỗ,sự dữ trong bản thân và cuộc sống.Vì Thiên Đàng hay Hỏa Ngục là do bản thân chúng con chọn lựa,và con nhận ra rằng con đường thênh thang luôn dẫn đưa con đến cái chết muôn đời.Chỉ có đường hẹp,đường mà Chúa Giêsu đã đi và đang mời gọi chúng con tiếp bước mới mang lại cho chúng con,và cả nhân loại sự sống đời đời.
    Lạy Chúa,trong Mùa Chay này,xin Chúa ban cho chúng con lòng Tin,Ơn Can Đảm,Ơn Khôn Ngoan,để chúng con biết từ bỏ những đam mê,những dục vọng chóng qua của đời này,mà sống cho xứng đáng với Đức Tin chúng con đã lãnh nhận.Để dùng của cải trần thế này,xây dựng hạnh phúc Nước Trời đích thực.Amen
    (Viết Về Mình....Viết Cho Mình)
    thay đổi nội dung bởi: JosKhaiNguyen, 03-03-2011 lúc 08:32 PM
    Chữ ký của JosKhaiNguyen
    Tình Yêu Đức KiTô Trên Thập Giá,Đã Thúc Bách Chúng Ta

  2. Có 11 người cám ơn JosKhaiNguyen vì bài này:


  3. #2
    cactus20113's Avatar

    Tham gia ngày: Sep 2010
    Tên Thánh: Catherine de Siena
    Giới tính: Nữ
    Đến từ: VN
    Bài gởi: 192
    Cám ơn
    845
    Được cám ơn 483 lần trong 164 bài viết

    Default

    SỰ NGẮN NGỦI CỦA ÐỜI NGƯỜI
    Jacques Bénigne Bossuet (1627-1704)
    Phan Minh Thiện chuyển dịch
    Ðời người không đáng là bao, và tất cả những gì có cùng có hạn đều chẳng đáng là bao. Sẽ đến lúc mà một người xem ra rất lớn lao đối với ta sẽ không còn nữa, lúc mà người ấy sẽ như một em bé chưa được sinh ra, lúc mà người ấy không còn nữa. Người ta có sống trên đời này lâu dài bao nhiêu, cho đi một nghìn năm, thì rồi cũng đến ngày hết hạn. Chỉ có thời gian tôi sống mới làm cho tôi khác với những gì chưa xuất hiện bao giờ, nhưng cái khác biết này cũng quá nhỏ nhoi, vì cuối cùng tôi cũng sẽ hòa tan vào cái gì không có, và rồi sẽ đến ngày chẳng những hình như tôi đã có, và tôi có sống được bao lâu đi nữa thì cũng chẳng đáng kể là bao, vì tôi sẽ không còn nữa. Tôi bước vào cuộc đời với định luật là phải ra khỏi đời này, tôi đến đóng vai trò của tôi, tôi đến để trình diễn như mọi người: rồi sau đó, tôi phải biến đi. Tôi đã thấy nhiều người đi qua trước tôi, rồi những người khác sẽ thấy tôi đi qua; rồi chính những người này cũng hiến cho những người đến sau họ một cảnh tượng tương tự; và cuối cùng tất cả mọi người đều sẽ đến hoà mình trong cái hư vô.
    Cuộc đời tôi sống được tám mươi tuổi là cùng; cho được một trăm tuổi đi nữa, đã có một lúc tôi chưa có! Và đến một lúc tôi sẽ không còn nữa! Và thời gian tôi sống, tôi chiếm một chỗ quá ít ỏi trong vực thẳm vĩ đại của thời gian! Tôi chẳng là gì cả; cái khoảng thời gian ngắn ngủi đó không thể làm cho tôi khác biệt nhiều với cái hư vô mà tôi phải đi đến. Tôi đã đến trong cuộc đời để cho thêm một con số, mà rồi người ta cũng chẳng biết làm gì với tôi; và vở hài kịch sẽ được diễn xuất chẳng kém hơn, một khi tôi sẽ trở vào hậu trường sân khấu.
    Vai trò tôi phải diễn xuất thì quá nhỏ nhoi trên đời này, và quá ít quan trọng đến nỗi, khi tôi nhìn kỹ, tôi có cảm tưởng là một giấc mộng đã thấy tôi có ở đây, và tất cả những gì tôi thấy cũng chỉ là điều hão huyền: “Bộ mặt thế gian này đang biến đi.” (1 Cor 7, 9).
    Ðường đời tôi đi chỉ được tám mươi năm là cùng, và để đi đến đó, tôi phải vượt qua biết bao nhiêu hiểm nguy, biết bao nhiêu bệnh tật, v.v..? Vì đâu mà cuộc hành trình ấy đã không ngừng ở mỗi giây phút? Tôi đã không nhận ra bao nhiêu lần tôi phải ngừng sao? Tôi đã thoát chết ở cuộc gặp gỡ này ở cuộc gặp gỡ nọ: nói tôi thoát chết là nói sai; tôi tránh được hiểm nguy này, nhưng không phải tránh được cái chết: cái chết đang giăng nhiều cạm bẫy đủ loại trước mặt chúng ta; nếu tránh được cạm bẫy này, chúng ta lại rơi vào cạm bẫy khác; cuối cùng chúng ta phải rơi vào hai cánh tay của thần chết. Giống như tôi trông thấy một cây to bị gió đánh nghiêng ngả, có nhiều lá rụng xuống từng lúc; có những lá cầm cự được lâu hơn, có những lá khác chịu đựng được ít hơn: mà nếu có những lá cầm cự qua được cơn giông tố, thì luôn luôn mùa đông sẽ đến làm cho chúng héo đi và rụng xuống đất, hoặc như trong một cơn bão lớn những người này bất thần bị ngạt thở, những người khác nằm trôi trên mảnh ván chịu buông xuôi theo làn sóng; và lúc mà họ tưởng đã thoát khỏi mọi hiểm nguy, sau khi đã cầm cự được khá lâu, thì một ngọn sóng đẩy họ đập vào một tảng đá ngầm, thế là tan xác. Cũng vậy, một số đông người chạy cùng một con đường đời, chỉ có vài người mới chạy được đến cùng; nhưng sau khi đã tránh được những cuộc tấn công khác nhau của thần chết, đã đến được cuối cuộc hành trình mà họ đã vươn tới giữa biết bao nhiêu nguy hiểm, họ lại gặp ngay thần chết và rút cục ngã quỵ ở cuối hành trình: đời họ vụt tắt như cây nến đã tiêu hao hết chất đốt của nó.
    Cuộc đời tôi sống được tám mươi năm là cùng; và trong tám mươi năm ấy, có bao nhiêu năm được gọi là đáng kể trong cuộc sống của tôi? Giấc ngủ thật giống như cái chết; thời thơ ấu là cuộc sống của một con vật. Bao nhiêu thời gian của thời thanh xuân, tôi muốn xoá đi? Và khi tôi có tuổi, tôi còn muốn xoá đi bao nhiêu nữa! Thử tính xem tất cả thời gian ấy thu lại còn được cái gì? Vậy tôi sẽ đếm được những gì? Vì tất cả những thứ ấy sẽ không còn nữa. Thời gian mà tôi cảm thấy thoả thích, thời gian mà tôi có được vài danh vọng chăng? Nhưng thời gian ấy đã quá thưa thớt trong cuộc sống của tôi biết bao! Nó tựa như những cái đinh được đóng vào một bức tường dài, trong một khoảng tường nào đó: có lẽ bạn nói là những cái đinh đó chiếm nhiều chỗ quá, thu nhặt lại thì chúng chẳng chiếm được cả lòng bàn tay. Nếu tôi loại đi khỏi đời tôi giấc ngủ, các bệnh tật, các nỗi lo âu và bây giờ tôi thử tính tất cả thời gian mà tôi có được vài thoả thích hoặc vài danh vọng, thì cái thời gian đó đưa tới được cái gì? Nhưng các thoả thích ấy, tôi có được cùng một lúc không? Tôi được nó có khác gì hơn là những thoả thích vụn vặt? Nhưng tôi có được những thoả thích ấy mà không vướng một lo âu nào, và nếu có lo âu, tôi sẽ đặt những thoả thích ấy vào thời gian mà tôi quý trọng hay vào thời gian mà tôi không kể đến? Và khi đã không có được thời gian ấy cùng một lúc thì ít ra tôi có được thời gian thoả thích ấy tức khắc không? Chẳng phải nỗi lo âu luôn luôn chia tách hai lần thoả thích ra sao? Chẳng phải nỗi lo âu luôn luôn gieo trở ngại để ngăn cản các lần thoả thích không nối liền với nhau sao? Nhưng các thoả thích ấy còn để lại gì cho tôi? Những thú vui chính đáng thì chỉ là một kỷ niệm vô ích; những thú vui bất chính thì lại là một mối ân hận, là một sự ràng buộc dẫn tới hỏa ngục hoặc là phải sám hối, v.v…
    A! Ta rất có lý mà nói rằng ta sống cho qua thời giờ! Thật vậy, ta sống cho qua thời giờ và ta qua đi với nó! Tất cả con người tôi thu gọn trong một giây lát; và đó là điều phân cách tôi khỏi cái hư vô; giây lát ấy trôi qua, tôi bắt lấy giây lát khác; giây lát này trôi qua sau giây lát khác, tôi nối kết giây lát này với giây lát kia, cố gắng làm cho mình an tâm, mà tôi không nhận thấy rằng những giây lát ấy đang từ từ lôi cuốn tôi đi với chúng, và tôi sẽ thiếu thời gian, chứ không phải thời gian thiếu tôi. Cuộc đời tôi là thế đó; và điều đáng ghê sợ là nó trôi qua đi đối với tôi, chứ trước mặt Chúa, nó vẫn tồn tại. Nhưng sự việc này liên quan đến tôi. Cái gì thuộc về tôi, nhưng cái tôi có tùy thuộc vào thời gian,vì chính bản thân tôi cũng tuỳ thuộc vào thời gian; nhưng cái tôi có thì thuộc về Chúa, trước khi tôi xuất hiện; nó tùy thuộc Thiên Chúa trước khi tùy thuộc thời gian; thời gian không thể lôi nó ra từ thế giới của mình, vì thế giới ấy ở trên thời gian; đối với Chúa, những cái đó vẫn tồn tại và được kể vào kho tàng của Người. Ðiều gì tôi sẽ đặt vào trong kho tàng ấy, tôi sẽ tìm thấy lại, điều gì tôi làm trong thời gian, sẽ từ thời gian mà đi vào vĩnh hằng; vì lẽ rằng thời gian nằm trong cái vĩnh hằng và dưới cái vĩnh hằng, cũng dẫn đến vĩnh hằng. Tôi chỉ được hưởng những giây lát của cuộc sống này trong lúc nó trôi qua; khi chúng trôi qua rồi, tôi phải chịu trách nhiệm như thể chúng vẫn còn tồn tại. Nói như vậy chưa đủ các giây lát ấy đã qua, tôi không còn nghĩ đến nữa. Chúng đã trôi qua, quả thế, đối với tôi, nhưng không phải thế, đối với Thiên Chúa; và Người sẽ đòi tôi phải trả lẽ. Vậy, hỡi linh hồn tôi, cuộc đời này có phải là cái gì đáng kể lắm không? Và nếu cuộc đời này chẳng đáng kể là bao, vì nó sẽ qua đi, thì những thú vui không kéo dài cả đời sống và sẽ qua đi trong chốc lát có nghĩa lý gì? Nó có đáng để ta bị đoạ đày không? Nó có đáng để ta bỏ ra bao nhiêu công lao vất vả, để ta tỏ bày bao sự khoe khoang không? Lạy Chúa, con hết lòng quyết tâm suy nghĩ về cái chết, mỗi ngày, trước mặt Chúa, ít nữa trước khi đi ngủ và lúc mới thức dậy. Với suy tưởng này: “Tôi có ít thời gian, nhưng lại có nhiều điều phải làm, có thể tôi còn có ít thời gian hơn tôi tưởng,” tôi sẽ ngợi ca Chúa đã lôi kéo tôi ra nơi đây để nghĩ đến việc ăn năn thống hối, và tôi sẽ thu xếp công việc của tôi, để nghĩ đến việc xưng tội, đến những việc đạo đức cách nghiêm chỉnh, với nhiều can đảm và cần mẫn; suy nghĩ không phải đến những gì qua đi, mà đến những gì còn tồn tại.

    thay đổi nội dung bởi: cactus20113, 09-04-2011 lúc 06:40 AM
    Chữ ký của cactus20113

  4. Có 5 người cám ơn cactus20113 vì bài này:


  5. #3
    cactus20113's Avatar

    Tham gia ngày: Sep 2010
    Tên Thánh: Catherine de Siena
    Giới tính: Nữ
    Đến từ: VN
    Bài gởi: 192
    Cám ơn
    845
    Được cám ơn 483 lần trong 164 bài viết

    Default

    CHỐN /CÕI /LỬA ĐỜI ĐỜI (Mt 25: 41-46)
    Cuộc đời trên trần gian chẳng qua chỉ là một cuộc tổng dượt trước cuộc diễn xuất thật. Bạn và tôi sẽ có thời gian dài hơn nhiều sau khi bước qua phía bên kia của sự chết : CÕI / CHỐN ĐỜI ĐỜI.
    1- Đời sống này chỉ là chuẩn bị cho đời sau, nhiều nhất thì bạn sống được khỏang một trăm năm; nhưng trong cõi đời đời thì bạn và tôi sẽ sống mãi mãi. Vi thế ông Abraham Lincincoln nói: Thượng Đế tạo nên con người không chỉ sống có một ngày! Không, không, con người được tạo dựng để cho cõi bất diệt.
    2- Một ngày kia tim bạn sẽ ngưng đập, đó là dấu chấm dứt cho thể xác cũng như thời gian trên trần gian; nhưng chưa phải là chấm hết cho bạn. Thân thể chỉ là nơi tạm trú của tâm linh bạn. Kinh Thánh gọi thân thể là: Nhà Tạm/ Cái Lều, còn thân thể tương lai bạn trên Thiên đàng là “Nhà Đời Đời.” Kinh Thánh nói: “Quả thật, chúng ta biết rằng: nếu ngôi nhà của chúng ta ở dưới đất này bị thiêu huỷ đi, thì chúng ta có một căn nhà vĩnh cửu trên trời do Thiên Chúa dựng nên, chứ không phải do tay người phàm làm ra.” (2 Cor 5, 1)
    3- Cuộc đời trần gian cho tôi nhiều lựa chọn; nhưng chốn đời đời chỉ có hai lựa chọn: Thiên đàng hay Địa ngục. Mối tương giao giữa tôi với Chúa trên trần gian sẽ quyết định mối tương giao giữa tôi với Ngài trong cõi đời đời. Nếu tôi yêu thương tha nhân thì tôi sẽ được mời đến sống trong cõi đời đời bằng không sẽ vào lửa đời đời.
    4- Khi sống trong ánh sáng của cõi đời đời , bạn sẽ thay đổi cách sống như: dùng tiền bạc và thời gian một cách khôn ngoan hơn, ít ham mê các thú vui thời trang, xếp đặt lại công việc cho tốt hơn. Thánh Phaolô nói: “Nhưng, những gì xưa kia tôi cho là có lợi, thì nay, vì Đức Kitô, tôi cho là thiệt thòi.” (Phil 3,7)
    5- Nhưng sự chết không phải là kết thúc của tôi, mà là chuyển tiếp sang chốn đời đời, nó sẽ phải trả lẽ về những việc lành dữ tôi đã làm, nó sẽ đánh vào một sợi dây đàn nào đó rung lên trong cõi đời đời. Ngày hôm nay chỉ là phần nổi của tảng băng trên biển, cõi đời đời là toàn bộ phận còn lại, tôi không thấy được dưới mặt tảng băng.
    6- Sống trong cõi đời đời như thế nào, bạn không thể nắm bắt hết sự kỳ diệu và vĩ đại của Thiên đàng. Ngôn ngữ con người cũng không thể nào truyền đạt hết về chốn đời đời. Kinh Thánh viết: Điều mắt chẳng thấy, tai chẳng nghe, lòng người không hề nghĩ tới, đó là điều Thiên Chúa đã dọn sẵn cho những ai mến yêu Người.”(1Cor2,9
    7-Tuy nhiên, Thiên Chúa đã cho bạn nhìn thoáng qua về chốn đời đời trong Lời của Ngài đang chuẩn bị một căn nhà đời đời cho bạn. Một ngày nào đó Chúa Giêsu sẽ phán: “Hỡi các người được Cha Ta ban phúc, hãy đến thừa hưởng Nước Thiên đàng đã dọn sẵn cho các ngươi ngay từ thuở tạo thiên lâp địa.” (Mt 25,34)
    8-Thời gian tốt nhất để mọi người suy niệm vể cõi đời đời, đó là trong các đám tang. Bạn không nên coi thường mà không chịu chuẩn bị gì cả, vì sự chết sẽ xảy đến bất ngờ, bạn chớ nên thờ ơ.!
    Cũng như chín tháng bạn ở trong bụng mẹ, tự nó không đầy đủ ý nghĩa, mà nó còn chuẩn bị cho đời sống lớn lên ở ngoài. Cũng vậy, cuộc đời này là sự chuẩn bị cho đời sau. Nếu bạn liên kết với Chúa hàng ngày thì không sợ chết, vì nó là cửa dẫn vào cõi đời đời.
    9- Giờ phút cuối cùng của bạn sẽ đến; nhưng nó không phải là kết thúc cuối cùng của bạn: nó là NGÀY SINH NHẬT CỦA BẠN để đi vào CÕI ĐỜI ĐỜI. Vì Hội Thánh gọi đời trần gian là THỜI THAI NGHÉN, là đoàn người vô số kẻ trước người sau được sinh ra trong, với và cùng Đức Kitô. Sách Khải Huyền viết: “Bây giờ tôi thấy trời mới đất mới, vì trời cũ, đất cũ đã biến đi…không còn sự chết, cũng chẳng còn tang tóc, kêu than và đau khổ nữa.” (Kh 21, 1- 4)
    Thánh Phaolô nói: “Trên đời này, chúng ta không có thành trì bền vững; nhưng đang tìm kiếm thành trì tương lai.” (Do thái 13,14) hay nói rõ hơn: Thế giới này không phải là quê hương của chúng ta. Chúng ta chờ đợi một quê hương vĩnh cửu ở trên Trời.
    10- Khi so với cõi đời đời, thời gian của tôi trên mặt đất này chỉ là một nháy mắt; nhưng hậu qủa của nó thì tồn tại đời đời. Những việc làm của tôi ở đời này là số phận của đời sau: “Vì tất cả chúng ta đều phải được đưa ra ánh sáng, trước tòa Đức Kitô, đễ mỗi người lãnh nhận những gì tương xứng với các việc tốt xấu đã làm khi còn ở trong thân xác. (2 Cor 5,10) ( xét xử trong giờ chết mỗi người.)
    Như vậy, bạn và tôi hãy sống tốt mỗi ngày như ngày cuối cùng của đời mình, như thế mới là người khôn ngoan. Hoặc nhiệm vụ của chúng ta phải CHUẨN BỊ mỗi ngày là NGÀY CUỐI CÙNG.
    Phó tế GB. Maria Nguyễn văn Định
    Chữ ký của cactus20113

  6. Có 4 người cám ơn cactus20113 vì bài này:


  7. #4
    cactus20113's Avatar

    Tham gia ngày: Sep 2010
    Tên Thánh: Catherine de Siena
    Giới tính: Nữ
    Đến từ: VN
    Bài gởi: 192
    Cám ơn
    845
    Được cám ơn 483 lần trong 164 bài viết

    Default

    “Phúc cho anh em là những kẻ nghèo khó, vì Nước Thiên Chúa là của anh em” (Lc, 6, 20), Trong Bài Giảng Trên Núi Đức Giêsu đã ban lời chúc phúc này cho tất cả các môn đệ và mọi người đi theo Chúa.
    Người đã ban một chương trình sống cho người Kitô hữu, một chương trình mà theo bản tính tự nhiên của con người thì khó mà chấp nhận (vì nó đòi hỏi chúng ta phải biết hoàn toàn phó thác cậy trông vào sự quan phòng đầy yêu thương và quyền năng của Thiên Chúa). Thật vậy, nếu chúng ta không có một tình yêu của Chúa trong tâm hồn mình thì chúng ta không thể nào sống và thi hành được chương trình này và Giáo hội đã gọi đó là “Hiến Chương Nước Trời”, mà theo cái nhìn chung của nhiều người ngày nay thì khi nói đến tinh thần sống khó nghèo là người ta cứ nghĩ là điều này chỉ dành cho các bậc tu hành sống ba lời khuyên của Tin Mừng, chứ không phải dành cho người giáo dân. Chúng ta cũng nên biết rằng, vào ngày đó, khi Chúa Giêsu trao ban lời chúc phúc này thì đâu đã có các dòng tu, đâu có hàng giáo sĩ, tu sĩ mà chỉ có các dân chúng và các môn đệ của Người, mà các môn đệ cũng là những người dân sống bậc gia đình như chúng ta. Như thế, lời chúc phúc của Chúa Giêsu trao ban cho hết thảy mọi người, cho bạn và cho tôi. Vậy bạn và tôi đã có những tâm tình nào để đón nhận lời chúc phúc này của Thiên Chúa?
    Cơm, áo, gạo, tiền xoay vòng xoay,
    Ưu tư mệt mỏi suốt đêm ngày.
    Tiện nghi vật chất đòi ưu thế,
    Văn minh hưởng thụ say mê say.

    Hầu hết người giáo dân chúng ta hằng ngày phải đối diện với những chuyện cơm, áo, gạo, tiền biết bao nỗi lao đao, khốn đốn của kiếp người nghèo khổ giữa một xã hội mà hố ngăn cách giữa người giầu và người nghèo ngày càng thêm sâu thẳm, giữa một xã hội lấy tiền bạc, vật chất làm thước đo các giá trị, người nghèo chịu bao cảnh bất công, bóc lột bởi những người chủ giầu có tham lam chỉ biết vơ vét cho mình thật nhiều của cải, còn biết bao nỗi khổ khác nữa mà người nghèo phải cam chịu cảnh thiếu trước hụt sau, cảnh nợ nần chồng chất, vì nghèo mà bị miệt khinh, bị chèn ép và người ta thường nói “có thực mới vực được đạo”, chính vì những khó khăn, thiếu thốn trước mắt đã làm cho nhiều người trong chúng ta bị cuốn hút vào vòng xoáy vật chất một cách mãnh liệt đến nỗi làm cho nhiều người quên đi giá trị đích thực của Tin Mừng là sự sống vĩnh cửu, và như con thiêu thân, nhiều người chỉ biết lao vào cơn lốc chiếm đoạt và hưởng thụ.
    Vậy lời chúc phúc của Chúa Giêsu “Phúc cho anh em là những kẻ nghèo khó” liệu có còn hấp dẫn với con người ngày nay? Có phải chăng Chúa Giêsu muốn chúng ta phải đương đầu với thế lực của vật chất, tiền bạc? Hơn nữa thật lòng mà nói, trong chúng ta không ai muốn nghèo cả, chúng ta thường làm tất cả những gì có thể để thoát nghèo, thoát đói cơ mà?
    Trước hết chúng ta cần phân định rõ rệt về “tinh thần nghèo khó” mà Đức Giêsu đã đề cao và “tình trạng nghèo khổ” đã biến xã hội này, thế giới này thành bể khổ, nước mắt và đau thương, chắc chắn trong chúng ta không ai mong ước sống một “tình trạng khó nghèo” như thế, vì nó sẽ nảy sinh ra trong xã hội những tệ nạn, những bất công và lối sống thiếu tình người. Còn “tinh thần nghèo khó” trong Tin Mừng mà Đức Giêsu đã giảng dạy cho chúng ta nó mang lại cho con người sự siêu thoát, giúp cho con người giữ được thế quân bình trong cuộc sống, giúp cho con người biết dùng của cải mình có một cách hợp tình, hợp lý và đúng cách, biết chia sẻ, biết sống bác ái, biết có trách nhiệm liên đới với người nghèo khổ hơn mình. Chính tinh thần siêu thoát với của cải, tiền bạc, vật chất con người biết sống tinh thần phó thác, cậy trông vào Thiên Chúa, biết đặt trọng tâm, cùng đích đời mình vào nơi Thiên Chúa chứ không cậy dựa vào tiền của hay thế lực trần gian.
    Tiếng gọi Tin Mừng ơn sáng soi,
    Trần gian quán trọ chẳng học đòi.
    Đừng bén rễ sâu vào trần thế,
    Tâm tư tín thác hồn thảnh thơi.

    Như Chúa Giêsu đã nói: “Con lạc đà chui qua lỗ kim còn dễ hơn người giầu có vào Nước Thiên Chúa” ( Mc 10, 25 ). Qua câu chuyện chàng thanh niên trong Tin Mừng (Mc 10, 17 – 22) Chàng là người đạo đức đã giữ nghiêm túc các giới răn từ hồi còn bé như: “chớ giết người, chớ ngoại tình, chớ trộm cắp, chớ làm chứng gian, chớ làm hại ai, hãy thờ kính cha mẹ”, nghe những lời chàng nói, Chúa Giêsu chạnh lòng thương và mời gọi chàng tiến thêm một bước nữa để đạt được Nước Thiên Chúa: “Hãy đem bán hết những gì anh có mà cho người nghèo, anh sẽ được một kho tàng trên trời. Rồi hãy đến theo Ta” ( Mc 10, 21 ). Nghe những lời này chàng đã sa sầm nét mặt và buồn rầu bỏ đi. Chàng thiếu sự cảm thông, thiếu sự chia sẻ, thiếu lòng quãng đại đối với người nghèo, chàng chưa thật sự siêu thoát, lòng chàng còn dính bén đến của cải, chàng muốn đi theo Chúa nhưng lòng chàng đã để cho của cải chế ngự, lôi kéo và bóp nghẹt con tim của chàng, lời mời gọi dấn thân của Thiên Chúa đã bị thất bại nơi tâm hồn chàng và vì ham mê tiền của, nó đã ngăn cản con đường của chàng tiến đến Nước Trời.
    Nước Trời đích thực chốn quê hương,
    Chúa đã thăng thiên để mở đường.
    Dẫn lối ta về, Cha thiên quốc,
    Hạnh phúc miên trường dạ khúc thương.

    Ơn gọi của người Kitô hữu chúng ta là bước theo dấu chân Chúa Giêsu Kitô đã đi, là được mời gọi nên trọn lành như Cha chúng ta, Đấng ngự trên trời (Mt 5, 48), chúng ta được mời gọi sống theo tinh thần của Người. Tinh thần nghèo khó của Thiên Chúa là tâm hồn từ bỏ, mời gọi chúng ta biết sống vui vẻ trong hoàn cảnh nghèo khó của mình, dù sống cảnh nghèo khổ, đói rách, xác xơ cũng không làm cho tâm hồn chúng ta bị dày vò, xâu xé thèm khát tiền của, chúng ta không bận tâm đến sự giàu có vật chất, không ghen tỵ với người giầu có tiền của, chúng ta luôn an vui với địa vị của mình, tâm hồn chúng ta thanh thản trong tâm tình phó thác mọi sự đời mình trong vòng tay yêu thương của Thiên Chúa.
    Nhưng ma quỷ đã gieo rắc vào lòng con người những tham vọng đam mê tiền của, tạo nên những cơn sốt giả tạo, những vinh hoa trần thế làm cho con người ta chỉ biết có tiền, sống vì tiền, chạy đua theo đồng tiền, vơ vét thật nhiều của cải, để đạt được mục đích đen tối của mình, con người đã chà đạp lên nhau gây lên bao cảnh tai ương khốn khổ cho người nghèo, tạo nên mối oán ghét, thù hận, tạo nên một xã hội, một thế giới đau thương đầy hỗn độn.
    Hơn nữa, cái nghèo của con người ngày hôm nay không chỉ đơn thuần là nghèo vật chất, tiền bạc, mà còn có cái nghèo về kiến thức, nghèo tinh thần, nghèo lòng quảng đại vì con người đang muốn loại trừ sự hiện diện của Thiên Chúa trong cuộc đời này.
    Chính vì nghèo kiến thức làm cho con người trở nên lạc hậu, nghèo lòng quảng đại con người trở nên ích kỷ, nhỏ nhen không biết quan tâm đên tha nhân nghèo khổ, nghèo tinh thần sẽ đưa con người đến những hậu quả tiêu cực, gây thành kiến, gây hiểu lầm trong đối thoại và vì mang chủ nghĩa cá nhân đã làm cho con người chỉ còn biết đến cái “tôi” to đùng của mình. Thực trạng của xã hội ngày nay mà chúng ta đang sống cho thấy rõ nguy hại của lòng tham lam, làm tôi tiền bạc của một số người, lạnh lùng vô cảm trước sự khổ đau của người khác đã tạo lên những tiếng kêu oan ức não lòng của tầng lớp người nghèo, thấp cổ bé họng.
    Đời sống còn nhiều cay đắng cay
    Chúa ơi! Thêm sức kiếp đọa đày.
    Dũng cảm vượt qua ngàn thách đố,
    Ái mộ Nước Trời! Vinh phúc thay.

    Nhưng tiền bạc, của cải, vật chất cũng có một tầm mức quan trọng trong đời sống của con người sống giữa xã hội nói chung và trong phạm vi tôn giáo nói riêng vì trong nhiều phương diện nó cũng là phương tiện giúp chúng ta đạt được kế hoạch, mục đích của mình. Vì thế khi trao ban mối phúc thứ nhất này chắc chắn Chúa Giêsu không lên án những người giàu có hoặc dạy chúng ta phải khinh chê tiền bạc, vật chất mà Người dạy chúng ta phải có tinh thần nghèo khó để không làm nô lệ cho tiền bạc , không tôn thờ vật chất và mở rộng tâm hồn chúng ta thực thi công bằng và bác ái đối với những người kém may mắn. Đức Giêsu muốn dạy chúng ta phải biết dùng tiền bạc và mọi phương tiện vất chất một cách đúng đắn , đem lại lợi ích cho nhu cầu đời sống của mình và tha nhân và nhất là đem lại điều lợi ích đích thực là tìm kiếm hạnh phúc Nước Trời., như Người đã dạy các môn đệ: “Trước hết hãy tìm kiếm Nước Thiên Chúa và đức công chính của Người , còn các thứ kia ,Người sẽ thêm cho. Vậy, anh em đừng lo lắng về ngày mai: ngày mai cứ để ngày mai lo. Ngày nào có cái khổ của ngày ấy.” (Mt 6: 33 -34).
    “Phúc cho anh em là những kẻ nghèo khó” là lời chúc phúc cho tất cả những ai biết cậy trông vào Chúa, biết phó thác đời mình trong sự quan phòng của Thiên Chúa. Thiên Chúa đang mời gọi mỗi người Kitô hữu chúng ta phải thực sự trở thành Tin Mừng, sẵn sàng làm men, làm muối cho cuộc đời, trở thành niềm hy vọng cho người nghèo khổ. Trong một xã hội và đất nước chúng ta đang sống ngày nay rất cần những chứng nhân loan báo Tin Mừng không phải bằng môi, bằng miệng mà bằng trọn vẹn đời sống tinh thần khó nghèo của Đức Kitô biết chia sẻ những gì mình có cho anh em nghèo khổ hơn mình, biết khao khát tình yêu và ân sủng của Thiên Chúa và biết chia sẻ sự khao khát ấy đến với anh em.
    Và nếu tinh thần khó nghèo theo gương Đức Giêsu Kitô không thấm nhập và được thể hiện trong đời sống của chúng ta để biến cái nghèo của chúng ta trở nên sạch, biến cái rách của chúng ta trở nên thơm, biến chúng ta thành Tin Mừng sống động thì những lời loan báo của chúng ta sẽ trở thành vô nghĩa.
    Vậy đứng trước lời chúc phúc xem ra có vẻ nghịch lý này bạn và tôi có can đảm đón nhận và đáp lại lời mời gọi của Thiên Chúa trong đời sống của mình không?
    Sống khó nghèo hay khó sống nghèo? Có lẽ đây là một câu hỏi mà bạn và tôi cần cân nhắc và can đảm dứt khoát chọn lựa.
    Lạy Chúa Giêsu Kitô! Xin cho chúng con biết chấp nhận mọi đau khổ, thử thách, những thiếu thốn của cải vật chất ở đời này, biết nhận ra Thánh ý Chúa muốn nơi mỗi người chúng con. Xin cho chúng con biết can đảm từ bỏ những tham vọng bất chính, những tính toán hẹp hòi để chọn cho mình một giá trị siêu việt nhất, là biết sống “tinh thần khó nghèo’ mà Chúa đã dạy chúng con để chúng con biết dùng những của cải mà Chúa đã ban trong tâm tình tạ ơn Chúa. Xin cho chúng con biết sống kết hiệp với những đau khổ của Chúa bằng cách chia sẻ với những người nghèo khổ, những người kém may mắn hơn chúng con bằng những việc làm bác ái cụ thể. Xin cho chúng con biết khao khát sức sống của Chúa để chúng con cảm nghiệm được Tình Yêu và Ân Sủng của Chúa để trọn vẹn đời sống của chúng con chỉ thuộc về Chúa mà thôi. Amen
    A.P Mặc Trầm Cung.
    Chữ ký của cactus20113

  8. Có 4 người cám ơn cactus20113 vì bài này:


  9. #5
    cactus20113's Avatar

    Tham gia ngày: Sep 2010
    Tên Thánh: Catherine de Siena
    Giới tính: Nữ
    Đến từ: VN
    Bài gởi: 192
    Cám ơn
    845
    Được cám ơn 483 lần trong 164 bài viết

    Default

    Tội lỗi đoạ đày nhân loại

    Nguồn:dongcong.net

    Tội là điều không xa lạ gì đối với nhân loại. Vì tội lỗi đã hiện diện từ trong chính thâm tâm con người. Thánh vịnh 50 đã xác nhận:

    Bởi vì con nhận biết tội mình
    Và lầm lỗi hiện luôn trước mắt...
    Ngày mới sinh con mắc tội rồi
    Trong lòng mẹ con đã là bất chính.

    Kinh nghiệm đau thương về tội lỗi đã được con người cảm nghiệm ngay từ những tran đầu của Kinh thánh, với biến cố Nguyên tổ Adong và Evà phạm tội bất tuân lệnh Chúa để ăn trái cấm. Từ sự bội phản của thụ tạo đầu tiên đó vơi Thiên Chúa tạo thành, tội lỗi đã xâm nhập vào thế gian. Cũng từ khi con người biết phạm tội, con người bắt đầu đa mang kiếp sống đoạ đày. Và kiếp sống này sẽ theo đuổi con người như bóng với hình, cho tới khi con người trở về lòng đất lạnh.

    Khi tạo dựng nhân loại, Thiên Chúa đã tạo dựng một thụ tạo giống hình ảnh Người. Những ơn phúc đầu tiên mà con người nhận được, không những là ơn siêu nhiên, tự nhiên, nhưng còn có những ơn ngoại nhiên như: Bất tử phần xác, thống trị dục tình và tri thức thiên phú. Tuy nhiên, kể từ khi Nguyên tổ phạm tội, Thiên Chúa đã cất đi tất cả những ơn ngoại nhiên đó. Từ sau giây phút đau thương này, Nguyên tổ Adong và Evà mất đi quyền làm con Thiên Chúa, bắt đầu chuốc vào cho mình và cho con cháu một cuộc sống vất vả, lầm than, long đong chật vật, đau khổ cả một đời người, tinh thần lẫn vật chất. Con người từ đó về sau phải đổ mồ hôi, sôi nước mắt mới có của ăn, và rồi cuối cùng thì phải chết, đúng như lời tuyên án của Thiên Chúa Yahweh: “Mồ hôi đẫm mặt, ngươi mới có bánh ăn, cho đến khi ngươi trở về bụi đất, vì từ đó ngươi đã được tạo thành...” (St 3:19).

    Cũng từ khi Nguyên tổ vừa phạm tội thì bản tính hướng thiện của con người đã xoay ngược chiều. Con người dường như đã trục xuất tình yêu Thiên Chúa ra khỏi lòng mình, và lòng trí con người bắt đầu hướng về sự ác, sự tội hơn sự lành. Sở dĩ con người hướng về tội là vì các đam mê mất đối tượng lành thánh, nên nổi loạn trong con người.

    Mặc dầu tội lỗi đoạ đày nhân loại như vậy nhưng nó đã trở thành yếu tố chính trong nhiệm cuộc cứu rỗi, một yếu tố để Thiên Chúa Cha tỏ tình yêu thương nhân loại. Chúa Giêsu đã nói rõ: “Thiên Chúa yêu thương thế gian đến nỗi đã ban Con Một Mình cho thế gian, để tất cả những ai tin vào Ngài thì không phải hư mất, nhưng được sống đời đời” (Ga 3:16). Hơn nữa, sự phơi bày tội lỗi của con người đã là trọng tâm mạc khải của Chúa Kitô. Trong thơ gửi cho Corintô, thánh Phaolô đã nhấn mạnh: “Chúa Kitô đã chết cho chúng ta theo như lời Kinh thánh” (1 Cor 15:3). Và trong bữa Tiệc ly Chúa Kitô cũng đã nói lên điều đó: “Đây là chén Máu Ta, Máu tân ước vĩnh cửu sẽ đổi ra cho các con và nhiều người được tha tội” (Mt 26:28).

    Ước mong rằng những ngày còn lại của Mùa Chay Thánh này, mỗi người hãy nhận biết tội lỗi của mình để trở về với tình yêu thương Thiên Chúa, Đấng đã chết vì tội lỗi nhân loại. Chớ gì lời kêu mời của Chúa Kitô: “Hãy thống hối và tin vào Phúc âm” (Mc 1:15) sẽ là lẽ sống cho mỗi người. Nhờ đó, khi thống hối tội lỗi và thanh tẩy cuộc sống, chúng ta sẽ được sống lại với Chúa Kitô và sống mãi trong ơn cứu độ của Ngài.



    Chữ ký của cactus20113

  10. Có 2 người cám ơn cactus20113 vì bài này:


  11. #6
    cactus20113's Avatar

    Tham gia ngày: Sep 2010
    Tên Thánh: Catherine de Siena
    Giới tính: Nữ
    Đến từ: VN
    Bài gởi: 192
    Cám ơn
    845
    Được cám ơn 483 lần trong 164 bài viết

    Default

    Tại sao phải đi Xưng Tội (Phần 1)
    Phó Tế Huỳnh Mai Trác dịch
    (VietCatholicNews 21/02/2006)

    Thư Mục Vụ của Đức Tổng Giám Mục Bruno Forte

    CHIETI, Italy, FEB. 17, 2006 (Zenit.org). - Sau đây là Phần 1 Thư Mục Vụ cho niên khóa 2005-2006 của Đức Tổng Giám Mục Bruno Forte, giáo phận Chieti-Vasto, thành viên của Hội đồng Thần Học Thế Giới về đề mục “Hòa Giải và Vẻ Đẹp của Thiên Chúa.”

    Tại sao phải đi Xưng Tội?

    Hòa Giải và Vẻ Đẹp của Thiên Chúa

    Chúng ta hãy cùng nhau cố gắng tìm hiểu Xưng Tội là gì: Nếu chúng ta thật sự hiểu rỏ việc xưng tội, với tất cả lý trí và tâm hồn, thì chúng ta sẽ cảm thấy sự cần thiết và niềm vui trong kinh nghiệm xưng tội. Trong việc xưng tội, Chúa ban cho chúng ta sự tha thứ qua mục vụ của Giáo Hội, tái tạo một quả tim mới mẻ trong chúng ta, ban cho một Tinh Thần mới trong chúng ta hầu giúp chúng ta có thể có một đòi sống hòa giải với Chúa, với chính mình và với người khác, như vậy thì chúng ta mới có khả năng tha thứ và yêu thương, vượt qua mọi cám dỗ của lòng ngờ vực và chán chường.

    1.-Tại sao phải đi Xưng Tội?

    Giữa nhiều câu hỏi thường xẩy ra trong tâm trí tôi, như là một Gíam mục tôi chọn một câu hỏi mà tôi thường tự hỏi: Tại sao người tín hữu phải đi xưng tội? Một câu hỏi thường được xuất hiện nhiều lần trong tâm trí tôi. Tại sao phải đi dến một linh mục để kể cho ngài nghe tội lỗi của mình và tại sao lại không xưng tội trực tiếp với Thiên Chúa, Đấng biết rỏ và am hiểu chúng ta hơn tất cả mọi linh mục giải tội?

    Và, trong một cách hợp lý hơn, tại sao chúng ta lại nói tất cả mọi điều xấu xa của chúng ta, đặc biệt là những điều mà chính mình cũng hổ thẹn với mình, mà lại xưng với một người mà họ cũng là người tội lỗi như chúng ta, mà còn có thể là ngừời có những kinh nghiệm hoàn toàn khác biệt với chúng ta, và có thể không am tường một chút gì về chúng ta cả? Làm sao mà người giải tội kinh nghiệm tội lỗi đó đối như tôi là như thế nào? Có vài người còn nói thêm: Tội có thực sự hiện hữu không hay là chỉ là sự bịa đặt của các linh mục để chúng ta phải ăn ở ngay lành hơn?

    Tôi nghĩ là tôi có thể trả lời ngay câu hỏi cuối cùng mà không một chút sợ hãi hoặc sợ bị bác bỏ: Tội lỗi hiện hữu, không chỉ là những điều sai lầm mà còn là sự xấu. Chúng ta chỉ cần nhìn đến những trạng huống hằng ngày trên thế giới, những bạo lực, những cuộc chiến tranh, những bất công, những lạm dụng, những ích kỷ, những ghen ghét và những thù hận đang xẩy ra. Những điều đó đầy dẩy trong báo chí, trên đài phát thanh, đài truyền hình và trên Mạng luới.

    Người nào tin vào tình yêu của Thiên Chúa, hơn nữa, cảm nhận rằng tội lỗi là một thứ tình yêu vị kỷ (“amor curvus,” tình yêu khép kín), đó chính là sự bội bạc của người tỏ ra thờ ơ, dửng dưng xua đuổi, không đáp lại tình yêu. Sự từ chối này không những taọ ra điều tai hại cho người sống ích kỷ, nhưng còn tai hại đến cho toàn thể xã hội, tạo nên những điều kiện và những hệ thống chằng chịt những vị kỷ và bạo lực để trở thành những thực tại có thật, đó là “những cơ cấu của tội lỗi”( hãy nhìn đến những bất công trong xã hội, những khoảng cách giữa giàu và nghèo trong các nước nghèo chậm tiến, và những ô nhục về đói kém trên thế giới -)

    Do những điều nêu trên, không một ai có thể do dự từ chối nhấn mạnh đến sự tai hại lớn lao và thảm họa của tội lỗi. Tội lỗi làm mất đi lý trí để nhận thức thế nào là tội - rất khác biệt với căn bệnh của linh hồn mà chúng ta thường gọi là “cảm giác tội lỗi”, tội lỗi làm suy yếu con tim trước quang cảnh của sự xấu và sự mệ hoặc của Satan, một kẻ thù luôn muốn tách rời chúng ta ra khỏi Thiên Chúa.

    2. Kinh nghiệm của sự Tha Thứ

    Mặc dù tất cả những điều kể trên, tôi cũng không thể nói là thế giới chúng ta là xấu xa và làm sự lành là vô ích. Trái lại, tôi quả quyết là sự tốt vẫn hiện hữu và còn lớn lao hơn sự xấu, đời sống thật là tốt đẹp và đem lại một cuộc sống ngay chính cho tình yêu và với tình yêu thì rất là đáng ca tụng.

    Lý do sâu xa hướng dẫn tôi suy nghĩ như thế vì với kinh nghiệm về lòng thương xót của Thiên Chúa mà tôi cảm nhận, cùng một lúc tôi nhìn thấy tỏa ra nơi những người khiêm tốn và đơn sơ: Đó là kinh nghiệm mà tôi đã gặp được nhiều lần, khi tha tôi cho người xưng tội như là một linh mục của Giáo Hội, cũng như khi tôi nhận được sự tha tội từ một linh mục khác. Tôi đã đi xưng tội đều đặn trong nhiều năm, nhiều lần trong một tháng, và tôi cảm thấy được niềm an vui sau khi đi xưng tôi.

    Niềm vui tỏa ra trong tôi vì tôi cảm thấy được Chúa yêu thương, mỗi lần sự tha thứ của Chúa được ban phát qua vị linh mục khi ngài ban cho tôi nhân danh Chúa. Đó cũng là niềm vui mà tôi đã nhận thấy trên nét mặt của những người đi Xưng Tội: không chỉ là cảm thấy nhẹ nhỏm của người đã “trút được gánh nặng” (Xưng tội không phải là sự giải tỏa tâm lý hay là một buổi hướng dẫn tâm lý), nhưng xưng tội đem lại sự an bình trong tâm hồn, cảm xúc thấu đến trong tim bởi một tình yêu cao cả làm cho lành mạnh, một tình yêu đến từ trời cao và biến đổi chúng ta.

    Cầu xin sự tha thứ với lòng xác tín, đón nhận sự tha thứ với lòng biết ơn và tha thứ cho kẻ khác một cách rộng lượng là nguồn bình an vô tận: bởi vì đi Xưng Tội là làm đúng với lẽ phải và là điều rất tốt đẹp. Tôi muốn san sẻ những lý do đã đem lại niềm vui cho tôi với những ai khi đọc thư mục vụ này.

    Thư mục vụ của Đức Tổng Giám Mục Bruno Forte

    CHIETI, Italy, FEB. 19, 2006 (Zenit.org ).- Đây là Phần 2 Thư mục vụ của Đức Tổng Giám mục Bruno Forte giáo phận Chieti-Vasto, thành viên của Hội dồng Thần học Thế giới về chủ đề “Hoà giải và Vẻ Đẹp của Thiên Chúa.”

    3. Xưng tội với một linh mục?

    Chúng ta tự hỏi: Tại sao phải xưng tội lỗi của mình với một linh mục và không xưng tội trực tiếp với Chúa? Dĩ nhiên, ai cũng phải xưng tội lỗi của mình với Chúa. Tuy vậy, nhưng chúng ta cũng cần phải xưng tội với vị linh mục mà chính Thiên Chúa muốn chúng ta hiểu rằng: Khi Thiên Chúa gởi Chúa Con đến thế gian mang lấy thân xác loài người là Thiên Chúa muốn có sự tiếp xúc trực tiếp với loài người qua những dấu hiệu ngôn ngữ và qua thân phận con người.

    Như Chúa đã đến với chúng ta trong tình yêu và đến với thân xác để gần gủi “tiếp xúc” với chúng ta thì chúng ta cũng được mời gọi vượt ra ngoài chúng ta để yêu thương Chúa và bước theo Chúa trong khiêm tốn và tin tưởng vào Chúa, thì chúng ta cũng phải tin tưởng vào vị linh mục là người có quyền tha tội cho chúng ta bằng cách nhân danh Chúa với cử chỉ và lời tha tội. Chỉ có sự tha tội mà vị linh mục ban trong phép bí tích giải tội mới có thể đi sâu vào nội tâm và thực sự được tha tội, và cũng được Cha trên trời tha tội, bởi vì Chúa Kitô đã uỷ thác công tác tha tội cho Giáo Hội, quyền tha tội và buộc tôi, quyền khai trừ và thâu nhận trong Giao Ước của Cọng đồng. (Mat 18:17-18)

    Chúa Kitô đã sống lại từ cỏi chết, đã nói với các Tông đồ: Hãy nhận lãnh Chúa Thánh Thần. Nếu anh em tha tội cho ai thì người ấy đuợc tha, nếu anh em cầm giữ ai thì người ấy bị cầm giữ (Gioan 20:22-23). Bởi vậy khi đi Xưng Tội với một linh mục thì rất khác biệt với việc tự thú kín đáo trong tâm khảm của chính mình, vì tự thú kín đáo thì sẽ gặp rất nhiều trở ngại vì không được rỏ ràng và sự nghi ngờ luôn đầy dẩy trong đời sống và trong lịch sử.

    Chúng ta không bao giờ biết rỏ ràng điều làm cho chúng ta cảm xúc là ân sủng của Thiên Chúa hay là cảm xúc của chính mình, là chúng ta tự tha tội cho mình hay Chúa đã tha tội cho mình theo cách thức mà Chúa đã lựa chọn. Được tha tội bởi một người mà Chúa đã chọn và đã uỷ thác như là linh mục để tha tội, chúng ta sẽ nhận biết được kinh nghiệm của tự do mà chỉ có Chúa ban phát và am tường, bởi vậy đi Xưng tội với một linh mục là đi tìm nguồn bình an thật sự.

    4. Một Thiên Chúa rất gần gũi với sự yếu đuối của chúng ta

    Xưng tội dĩ nhiên là tiếp xúc vơí sự tha thứ thiêng liêng, được ban cho chúng ta nhờ Chúa Giêsu và được chuyển đến cho chúng ta qua mục vụ của Giáo Hội. Trong ân sủng rất hiệu lực, chúng ta được gặp gỡ lòng thương xót vô bờ bến, chúng ta được nhìn thấy dung nhan của Thiên Chúa, Đấng am hiểu sâu xa mà không có ai có thể hiểu nỗi thân phận con người và đã đến với chúng ta với một tình yêu dịu hiền.

    Nhiều giai đoạn trong cuộc đời của Chúa Giêsu đã chứng minh cho chúng ta thấy lòng thương xót của Chúa: lúc Chúa gặp gỡ người đàn bà Samaritan cho đến việc chữa lành người bất toại, từ việc tha tội cho người đàn bà ngoại tình đến những giọt nước mắt khóc cái chết của người bạn Lazarus. Chúng ta cần rất nhiều đến sự dịu hiền và lòng thương xót để được gần gũi với Thiên Chúa, như một thoáng nhìn của cuộc sống của chúng ta thường phơi bày: Mỗi người chúng ta sống với những yếu đuối của mình, qua những cơn bệnh tật, đi lần đến sự chết, là một thách đố cho những câu hỏi mà ai cũng lo âu đặt ra.

    Mặc dù chúng ta cố gắng làm điều tốt lành, vì bản chất mềm yếu của chúng ta, chúng ta thường xuyên sa ngã trước những cám dỗ. Thánh Phao lồ Tông đồ miêu tả điều đó rất chính xác: “Tôi muốn làm điều phải điều tốt nhưng tôi không làm điều đó. Bởi vì tôi không làm điều thiện tôi mong muốn, mà làm điều xấu mà tôi không muốn” (Rom 7:24)

    Đó là cuộc chiến nội tâm nên từ đó phát ra lời than vãn: “Ai là người giải thoát tôi khỏi thân xác phải chết này? (Rom 7:24). Bí tích giải tội được đáp ứng lời than đó một cách đặc biệt, Bí tích giải tội luôn đến để giải thoát chúng ta khỏi tình trạng tội lỗi của chúng ta, đến với uy quyền thiêng liêng có năng lực chữa lành và biến cải tâm hồn và hanh vi của chúng ta

    Bởi vậy, Giáo Hội không bao giờ chấm đứt vời Bí tích này trong hành trình cuộc sống của chúng ta: Nhờ Chúa Giêsu, là thầy thuốc thiên quốc, gánh lấy tội lỗi của chúng ta và luôn đi bên cạnh chúng ta, luôn tiếp tục công việc chữa lành và cứu độ. Cũng như trong mọi cuộc tình sử, cũng như trong Giao Ước với Thiên Chúa luôn luôn được đổi mới: lòng trung tín là một ước muốn luôn luôn mới mẻ của con tim là hiến dâng và tiếp nhận tình yêu, cho đến ngày Thiên Chúa hoàn tất mọi sự.

    Thư mục vụ của Đức Tổng Giám mục Bruno Forte

    CHIETI, Italy, FEB. 20, 2006 (Zenit.org).- Sau đây là Phần 3 Thư Mục vụ của Đức Tổng Giám mục Bruno Forte ở Chieti-Vasto, thành viên của Hội Đồng Thần Học Thế giới về vấn đề “Hòa Giải và Vẻ Đẹp của Thiên Chúa.”

    5. Các giai đoạn diễn tiến trong việc tha tội

    Đứng thế, bởi vì đó là sự ước muốn sâu xa của Thiên Chúa “nhập thể”, mà Chúa Giêsu ban phát cho chúng ta qua lòng thương xót của Chúa với nhiều giai đoạn tùy theo thời gian của đời sống và của nhịp con tim. Trước tiên, là lắng nghe Tin Mừng, lắng nghe lời kêu gọi của Đấng rất nhân lành: “Thời gian đã viên mãn, và nước Thiên Chúa đã gần kề, hãy ăn năn sám hối và tin vào Phúc Âm” (Mac 1:15)

    Qua tiếng nói của Chúa Thánh Thần hoạt động trong chúng ta, cho chúng ta lòng vâng phục và tin vào Chân Lý. Khi chúng ta vâng phục tiếng mời gọi này và quyết định đáp lại với tất cả lòng nhiệt thành, chúng ta cam kết tiến tới đón nhận một món quà lớn lao, một món quà quý giá mà thánh Phao lồ đã thốt lên: “Chúng tôi cầu xin anh em nhân danh Chúa Kitô, hãy làm hòa lại với Thiên Chúa (2 Cor 5:20)

    Hòa giải, lẽ đương nhiên là một nhiệm tích để được gần gũi lại với Chúa Kitô qua mục vụ của Giáo Hội, Chúa đến để giúp đỡ người yếu đuối đã phản bội hoặc đã từ bỏ giao ước với Thiên Chúa; Chúa Kitô đem người đó trở về làm hoà lại với Chúa Cha và với Giáo Hội, Chúa Kitô tái tạo người đó thành một tạo vật mới với sức mạnh của Chúa Thánh Thần.

    Bí tích này còn được gọi là phép giải tội, bởi vì giúp đỡ cho người tội lỗi quay trở lại, theo đường lối của lòng ăn năn hối cải và cầu xin sự tha thứ của Thiên Chúa.

    Danh từ xưng tội, thường đưọc dùng như là một hành động bày tỏ, xưng ra các tội lỗi của mình với vị linh mục nhưng cũng còn nhắc nhở đến việc tuyên xưng với ba ý nghĩa để được đầy đủ trong nghi thức xưng tội: “tuyên xưng tán tụng” (confessio laudis), điều này nhắc nhở đến tình yêu thiêng liêng của Thiên Chúa có từ thuở đời đời và luôn luôn ở bên cạnh chúng ta, nhận biết những dấu hiệu trong cuộc sống của chúng ta và để cho chúng ta nhận biết sự năng nề của tội lỗi chúng ta; “tuyên xưng tội lỗi” (confession peccati), là nhận biết tội lỗi của chính mình cùng bày tỏ lòng khiêm nhường và ăn năn sám hối với Thiên Chúa Cha; cuối cùng là “tuyên xưng đức tin” (confession fidei), đức tin giúp chúng ta mở lòng ra để đón nhận sư tha tội hầu được giải phóng và được cứu độ.

    Đến lượt, trong cử chỉ và lời nói mà chúng ta bày tỏ và nhận biết về món quà mà chúng ta nhận được trong cuôc sống thật là lạ lùng đã xẩy ra trong chúng ta, tất cả đều do lòng thương xót của Thiên Chúa.

    6. Cử hành cuộc trở lại.

    Trong lịch sử của Giáo Hội, Bí Tích giải tội được tồn tại dưới nhiều hình thức, cọng đồng hay cá nhân, tuy nhiên vẫn giữ lại tất cả mọi cơ cấu căn bản của cá nhân là sự tiếp xúc giữa người phạm tội với Thiên Chúa hằng sống, qua sự trung gian mục vụ của Giám mục hay của linh mục.

    Qua lời tha tội, được đọc lên bởi một người dù là có tội, tuy vậy người đó là người đã được chọn và tận hiến cho mục vụ, thật chính là Chúa Kitô đón nhận người tôi phạm ăn năn và làm hòa lại với Chúa Cha và với món quà của Chúa Thánh Thần, làm đổi mới thành một chi thể sống động của Giáo Hội.

    Làm hòa lại với Chúa, chúng ta được hiệp thông một cách sống động với Thiên Chúa Ba Ngôi và nhận lãnh một đời sống mới đầy ân sủng trong chúng ta, một tình yêu thương chỉ có Chúa mới đổ tràn đầy trong tim của chúng ta: Bí Tích Giải Tội làm mới lại mối liện hệ giữa chúng ta với Đức Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần, và chúng ta được tha sạch mọi tội lỗi của chúng ta.

    Trong dụ ngôn về người Cha và hai người con trình bày quang cảnh làm hòa đat ở mức cao độ là bữa tiệc, ở đó người con hoang đàng được mang một chiếc áo mới, một chiếc nhẫn mới và một đôi giày mới (Luke 15: 22): hình ảnh trình bày tất cả niềm vui và vẻ đẹp của món quà được trao ban và nhận lãnh. Thật vậy, lời của người Cha trong dụ ngôn,” chúng ta hãy ăn mừng; vì con ta đây đã chết, nay sống lại; đã mất mà nay lại tìm thấy” (Luca 15:24)

    7. Trở về lại nhà Cha

    Trong mối liên hệ với Thiên Chúa, Đức Chúa Cha, việc tha tôị được xem như là sự đi trở lại về nhà” (đó là nghĩa của chữ “teshuva” tiếng Do thái là “sự trở lại”) Khi nhận biết được tội lỗi của mình, mình cảm thấy như là một cuộc đi lưu đày, xa nơi xứ sở quê hương yêu dấu: Chúng ta cảm thấy khó chịu, không thoải mái, buồn tủi, bởi vì chúng ta nhận biết tội là sự gảy đỗ với Giao Ước của Thiên Chúa, cắt đứt tình yêu với Thiên Chúa, đó là một mối tình bị đứt quảng không còn được yêu thương nữa, cũng chính vì đó mà cảm thấy bị lạc loài, vì tội lỗi làm tha hóa xa nơi chốn trú ẩn của chúng ta là con tim của Đức Chúa Cha.

    Như vậy chúng ta cấn nhớ lại ngôi nhà mà chúng ta hằng mong đợi: Nếu không có nhớ lại tình yêu thương ở đó thì chúng ta sẽ không có lòng tin tưởng mạnh mẽ và hy vọng để quyết định trở lại cùng Thiên Chúa. Với lòng khiêm nhường và tự hạ xuống nhận biết mình không xứng đáng được gọi là “con”, chúng ta quyết định đứng trước cửa nhà của Cha mà kêu van. Thật là một điều rất lạ lùng là Cha đang đứng nơi cửa sổ đang nhìn về hướng chân trời xa xăm mong nhớ và chờ đợi đứa con trở về!

    Chúng ta hãy dang tay ra, với lòng khiêm nhường và sám hối để đón nhận Đức Chúa Cha, Ngài luôn sẵn sàng tha thứ cho chúng ta và được làm hòa với Ngài, để được thay đổi một cách nào đó với chính mình: “Dù khi vẫn còn rất xa, cha của nó vừa thấy nó đã động lòng thướng xót, liền chạy lại và ôm và hôn nó” (Luca 15:20) Với tình thương dịu dàng, Thiên Chúa làm mơí lại thân phận của những người con, được thực hiện bởi Giao Ước trong Chúa Giêsu.(

    Thư Mục vụ của Đức Tổng Giám mục Bruno Forte

    CHIETI, Italy, FEB. 21, 2006 (Zenit.org). -Sau đây là Phần cuối cùng thư mục vụ của Đức Tổng Giám mục Bruno Forte ở Chieti-Vasto, thành viên của Hội đồng Thần Học Thế giới về đề tài: “Hoà Giải và Vẻ Đẹp của Thiên Chúa.”

    8. Gặp gỡ Chúa Kitô, Đấng đã Chết và đã Sống Lại cho chúng ta.

    Trong mối liên hệ với Đức Chúa Con, Bí Tích Hòa Giải đem lại cho chúng ta niềm vui được liên hệ với Chúa Con, Đấng đã bị đóng đinh trên thập giá và đã Sống lại, Đấng đã chịu khổ nạn để ban cho chúng ta một sự sống mới, đổ tràn đầy Thánh Thần của Chúa trong tim chúng ta. Mối liên hệ này hiện diện trong hành trình dẫn đưa mỗi người trong chúng ta xưng ra tội lỗi của mình trong khiêm nhường và buồn khổ vì tôi lỗi của mình, để được lãnh nhận với lòng biết ơn sư tha thứ tuyệt vời.

    Được kết hiệp với Chúa Kitô trong sự chết và ở trên Thánh Gíá, chúng ta chết đi với tội lỗi của con người cũ để được chiến thắng trong Chúa Kitô. Máu của Chúa Kitô đã chảy ra cho chúng ta hầu đem lại sự hòa giải giữa chúng ta và Thiên Chúa, cùng với tha nhân, phá đổ bức tường hận thù giam hãm chúng ta trong cô đơn tuyệt vọng và thiếu hụt tình cảm yêu thương. Sức mạnh của Chúa Kitô Sống lại xâm chiếm và biến đổi chúng ta; Đấng Sống lại làm cho con tim của chúng ta xúc động, đốt cháy con tim chúng ta với một đức tin mới mẻ, mở rộng mắt chúng ta để nhận biết Chúa đang ở bên cạnh chúng ta và tiếng nói của Chúa rất cần thiết cho chúng ta.

    Suốt cuộc đời chúng ta là những kẻ tội lỗi, kết hợp với Chúa chịu đóng đinh và sống lại, được dâng lên cho lòng thương xót Chúa để được chữa lành những lo âu, giải thoát khỏi sức nặng của tội lỗi, được đảm bảo trong những món quà của Chúa và được đổi mới trong sức mạnh của tình yêu chiến thắng của Chúa. Được Chúa Kitô giải phóng, chúng ta được mời gọi sống như Chúa, vượt lên mọi sự sợ hãi, mọi mặc cảm tội lỗi và mọi chước cám dỗ, hoàn thành những công tác chân lý, công chính và hoà bình.

    9. Đời Sống mới trong Thánh Thần

    Nhờ vào món quà của Thánh Thần dấy lên trong lòng chúng ta tình yêu của Thiên Chúa (Rom 5:5), Bí Tích Giải Tội là nguồn mạch của đời sống mới, phục hồi lại mối hiệp thông với Thiên Chúa và với Giáo Hội, và thật thế Thánh Thần là linh hồn và sức mạnh của sự kết hợp.

    Chính là Thánh Thần dẫn dắt người được tha tội bày tỏ sự an bình nhận được trong cuộc sống, chấp nhận chịu đựng mọi hậu quả của tội lỗi đã phạm và được xem như là hình phạt, tội cũng được so sánh như bệnh tật và được xem như một vết thương cần phải chữa lành bằng thuốc men như ân sủng và sự kiên nhẫn của tình yêu mà chúng ta cần phải có với chính mình.

    Thánh Thần giúp cho chúng ta trưởng thành với ý định cương quyết sám hối với những dấn thân tích cực vào công việc bác ái và cầu nguyện: linh mục giải tôi đòi hỏi người có tội biểu lộ dấu hiệu ăn năn sám hối trong sự lựa chọn. Đời sống mới được tái sinh, có thể bày tỏ rỏ ràng tất cả mọi sự tốt đẹp và sức mạnh của sự tha thứ, lời cầu xin và nhận lãnh tha thứ luôn luôn là mới mẻ (“tha thứ” là một món quà mới: tha thứ là ban cho vô điều kiện và mãi mãi!)

    Tôi hỏi anh chị em, rồi thì, nếu không có ân huệ cao cả đó thì chúng ta sẽ như thế nào? Đi Xưng tội với một tấm lòng khiêm nhường và ăn năn sám hối trong đới sống đức tin: Việc Xưng tôi sẽ thay đổi cuộc sống và đem lại sự bình an trong tâm hồn của anh chị em. Rồi mắt của anh chị em sẽ mở ra để nhận biết những dấu hiệu đẹp đẽ của Thiên Chúa hiện hữu trong vũ trụ và trong lịch sử và từ linh hồn của anh chị em sẽ vang lên một điệu nhạc ca ngơị Thiên Chúa.

    Và cùng với các anh em linh mục đã đọc thư này và xem tôi như là một linh mục ban hành sự tha thứ, tôi muốn nói đến lời mời gọi phát xuât từ trong tim tôi: là luôn luôn cao rao lòng thương xót trong mọi lúc cho tất cả mọi người và ban phát tha thứ cho ai đến xin xin giải tội khi họ cần trong lúc sống cũng như lúc sắp lìa đời. Vì đối với người này, có thể là giờ phút cuối cùng trong cuộc đời của họ!

    10. Hãy làm hòa lại cùng Thiên Chúa

    Đây là kêu gọi của Thánh Phao lồ mà cũng là của tôi nữa: Tôi bày tỏ lời kêu gọi đớ bằng hai tiếng nói khác nhau sau đây.

    Tiếng nói thứ nhất là của Friedrich Nietzche, trong thời còn trẻ tuổi đã viết những lời rất cảm động là chúng ta rất cần đến lòng thương xót của Thiên Chúa và tình thương xót đó luôn ở trong tâm khảm của chúng ta. “Một lần nữa, trước khi từ bỏ và quay đi ánh mắt nhìn lên Đấng Tối Cao, còn lại cô đơn một mình, tôi dang tay lên cầu khẩn Ngài, trong Ngài là nơi tôi ần náu, với Đấng mà trong thâm sâu của cỏi lòng tôi mà tôi muốn hiến dâng trên bàn thờ, như vậy để trong mỗi giờ tiếng của Ngài lại kêu gọi tôi. Ngài là Đấng “Vô Danh” (Unknown), xin Ngài ngự vào trong thâm sâu của linh hồn tôi và như cơn bão táp, làm lay chuyển cuộc sống của tôi. Ngài là Đấng rất khó hiểu cũng như tâm hồn tôi! Tôi ước ao được thông biết Ngài và muốn phụng sự Ngái” (“Scritti Gioanili,” I,1,Milan, 1998,p388).

    Một tiếng nói khác nữa là của thánh Phanxicô Assisi, ngài bày tỏ sự thật của cuộc sống mới nhờ vào lòng tha thứ: “Lạy Chúa xin biến con thành dụng cụ hoà bình của Chúa: Ở đâu có hận thù, xin cho con gieo rắc tình thương; ở đâu có xúc phạm, sự tha thứ; ở đâu có sụ ngờ vực, lòng tin cậy; ở đâu có sư thất vọng, hy vọng; ở đâu có sự tối tăm, ánh sáng; ở đâu có sự buồn nãn, niềm vui. Ôi lạy Đấng Tối Cao, xin ban cho con không phải đi tìm sự an ủi mà đi an ủi; không phải được người khác hiểu biết mà hiểu biết kẻ khác; được yêu thương mà yêu thương kẻ khác,” Đó chính là kết quả của sự Hòa Giải, lời kêu nài được Chúa nhậm lời, mà tôi ước mong những ai đã đọc thư của tôi. Với lời ước nguyện này, như một lời cầu kinh, tôi thân ái chào và chúc lành cho mỗi người trong anh chị em.

    + Bruno, Người Cha trong Đức Tin
    +++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++
    Website Hội Thánh Công Giáo
    MẾN CHÚA YÊU NGƯỜI
    Thánh Phaolô nhắn nhủ các tín hữu thành Roma, "Không ai được sống cho mình và cũng không ai được chết cho mình. Vì nếu chúng ta sống, là sống cho Chúa; nếu chúng ta chết, là chết cho Chúa. Vậy dù chúng ta sống hay chết, chúng ta đều thuộc về Chúa" (Rm 14:7-8)
    Mỗi ngày hãy đọc ít nhất: 1 Kinh Lạy Cha + 3 Kinh Kính Mừng + 1 Kinh Sáng Danh.
    Cầu cho các linh hồn mồ côi và xin Chúa giúp chúng ta tránh xa tội lỗi


    Chữ ký của cactus20113

  12. Có 2 người cám ơn cactus20113 vì bài này:


  13. #7
    cactus20113's Avatar

    Tham gia ngày: Sep 2010
    Tên Thánh: Catherine de Siena
    Giới tính: Nữ
    Đến từ: VN
    Bài gởi: 192
    Cám ơn
    845
    Được cám ơn 483 lần trong 164 bài viết

    Default

    Chủ đề: HỎI ĐÁP CÔNG GIÁO, XƯNG TỘI

    Thưa Cha, phải thú thật, từ lâu nay, con ít có thói quen đi xưng tội. Có mấy lý do chính khiến con không siêng năng làm việc này. Trong Kinh thánh, con không thấy chỗ nào Chúa nói chúng ta phải đi xưng tội, mà chỉ thấy luật Hội thánh buộc ‘xưng tội trong một năm ít là một lần’. Nếu làm tội, tại sao mình không xưng thú với Chúa để trực tiếp, mau chóng hơn, mà phải đi đến với các linh mục? Mấy người bạn tin lành của con thường nói với con rằng linh mục cũng là người như mọi người tại sao lại phải đến xưng tội với họ và xin họ tha thứ cho mình ?
    Hoàng Tâm Phan
    download audio
    Thật ra, việc xá giải tội lỗi để được cứu độ là một trong những điểm trọng yếu trong giáo huấn của Chúa Giêsu. Bí tích giải tội là điều mà chính Chúa Giêsu đã truyền dạy. Và điều ấy ta có thể tìm thấy rất rõ ràng trong Thánh Kinh. Các sách Phúc âm ghi nhận rằng Chúa Cha là Đấng hay thương xót và tha thứ (Lc. 5:21). Tình xót thương ấy, Ngài biểu tỏ qua con người và công việc của Chúa Con. Chúa Giêsu đã xác định “Con Người có quyền tha tội dưới đất” (Lc. 5:24).
    Quyền tha thứ tội lỗi đã được Chúa long trọng trao ban cho Hội thánh, qua các tông đồ. Trước khi về Trời Chúa Giêsu đã nói với các tông đồ: “Như Cha đã sai Thầy, Thầy cũng sai các con…Những ai các con tha tội thì tội người ấy được tha. Những ai các con cầm buộc thì tội họ sẽ bị cầm lại”. (Jn. 21:20). Đây là những bằng chứng rõ ràng trong Kinh thánh để xác nhận việc chính Chúa Giêsu đã thiết lập bí tích giải tội và trao quyền này cho các linh mục. Do đó, giáo hội đã quy định các tín hữu phải lãnh nhận bí tích này một năm ít là một lần.
    Nhưng các linh mục cũng là người như mọi người, tại sao phải xưng tội với
    họ và xin họ tha thứ cho mình ?
    Đây là một nghi vấn đã có từ thời Chúa Giêsu khi các người Pharisieu nói về Ngài rằng : “Ông này là ai mà có quyền tha tội!” (Lc 5:21). Nghi vấn ấy lại được khai thác trong thời hình thành các Giáo hội Tin lành. Họ là những người không chấp nhận quyền bính thiêng liêng của các vị chủ chăn trong Giáo hội Công giáo.
    Điều trọng yếu ta phải nắm vững ở đây là, trong Bí tích giải tội, không phải các linh mục là người tha tội cho ta. Chính Thiên Chúa là người duy nhất có quyền thứ tha tội lỗi nhân loại. Tuy nhiên, Ngài đã ủy thác quyền tha thứ ấy cho Giáo hội, qua các linh mục : “Sự gì chúng con cầm buộc dưới đất, trên trời cũng cầm buộc. Sự gì chúng con tha cởi dưới đất trên trời cũng tha cởi” (Mt.18:18). Vậy linh mục là người đại diện mà Chúa dùng để lắng nghe, khuyên giải người xưng tội. Qua miệng linh mục, chính Chúa xác nhận với ta rằng Ngài thật sự yêu thương và Ngài tha thứ tội lỗi cho ta. Vì thế, trong lời xá giải, linh mục đọc : “Thiên Chúa Cha đầy lòng nhân ái yêu thương, đã giao hòa với nhân loại tội lỗi
    qua sự chết của Chúa Giêsu trên Thập giá. Ngài đã sai Thánh Thần xuống để ban ơn xá giải tội lỗi. Chính Ngài ban cho con ơn tha thứ và bình an. Và cha, qua thừa tác vụ của Hội thánh, cha tha tội cho con nhân danh Chúa Cha, Con và Thánh Thần!”

    Vậy thì, tại sao mình không xưng thú với Chúa trực tiếp, mau chóng hơn là phải đi đến gặp các linh mục ?
    Có ít nhất ba lý do cắt nghĩa việc này.
    -Trong truyền thống Giáo hội Công giáo, việc hòa giải với Thiên chúa không chỉ là một chuyện riêng tư, cá nhân. Là thành viên cộng đoàn Giáo hội, khi một tín hữu phạm tội, người ấy xúc phạm đến Chúa, và đương nhiên cũng làm tổn thương đến sự thánh thiện của Nhiệm thể Ngài là Giáo hội. Khi giao hòa với Thiên Chúa, đồng thời người ấy cũng cần giao hòa với Giáo hội nữa. Vì thế, việc hối cải và xin ơn tha thứ của người tín hữu nhất thiết phải mang chiều kích cộng đoàn, qua vị đại diện là linh mục. Ngày xưa, hối nhân phải xưng tội trước mặt vị đại diện hội thánh, rồi làm việc đền tội công khai trước cộng đoàn, theo một tiến trình phức tạp. Từ thế kỷ thứ XI, tập tục ấy được đơn giản hóa nhiều phần để biến thành nghi thức xưng tội hiện nay. Tuy nhiên, nghi thức hiện nay vẫn giữ lại phần cốt lõi là giai đoạn xưng thú lỗi lầm với vị đại diện Chúa trong hội thánh là linh mục, để cho việc xưng tội mang chiều kích hiệp thông với cộng đoàn giáo hội.
    -Chiều kích cộng đoàn và tính cách nghi thức của việc xưng tội thật ra bao hàm những lợi ích cụ thể. Xét về mặt tâm lý, khi ta có thể tự mình xá giải cho mình bằng cách ‘xưng thú trực tiếp với Chúa cho mau chóng’, thì dĩ nhiên ta cũng sẽ tái phạm các lỗi lầm cách dễ dàng. Ngược lại, khi phải ‘khổ công’ đi đến tòa giải tội để gặp linh mục, để được lãnh nhận lời xá giải chính thức, ta sẽ thấy rằng ơn giao hòa quả thật đáng giá và cao quý biết bao. Vì thế, ta sẽ nỗ lực hơn trong việc tránh chừa tội lỗi để bảo tồn ơn ấy trong tâm hồn ta. Xét về mặt luân lý, lời khuyên giải của linh mục trong tòa cáo giải còn có tác động hóa giải những lương tâm tự tôn chủ quan; trấn an, yên ủi những lương tâm tự ti, bối rối.
    -Quan trọng hơn cả, ta phải hiểu rằng xưng tội là một trong 7 nghi thức bí tích (sacramental rites). Đã là nghi thức thì phải có người thừa tác (sacramental minister). Đó là lý do tại sao khi Chúa Giêsu thiết lập bí tích này, đồng thời Ngài cũng cắt đặt người thừa tác, như trong đoạn Phúc âm trên ghi nhận. Vì thế, để lãnh nhận ơn tha thứ qua bí tích giải tội, ta cần phải qua trung gian là các linh mục trong Giáo hội. Trong Phúc âm, Giakêu, Madalena và những người tội lỗi cũng phải gặp gỡ Chúa Giêsu và nghe lời thứ tha của Ngài mới có thể được ơn hoán cải, và đổi mới cuộc đời.

    Lm. Đa Minh Trần Quốc Bảo, DCCT
    Chữ ký của cactus20113

  14. Có 3 người cám ơn cactus20113 vì bài này:


  15. #8
    cactus20113's Avatar

    Tham gia ngày: Sep 2010
    Tên Thánh: Catherine de Siena
    Giới tính: Nữ
    Đến từ: VN
    Bài gởi: 192
    Cám ơn
    845
    Được cám ơn 483 lần trong 164 bài viết

    Default

    Lối đi của Kiến
    Một đàn kiến đông đảo vô cùng, không biết cơ man nào mà kể. Ấy thế mà chết cũng không biết bao nhiêu. Làm sao chúng bị chết? Trong đoàn kiến sống sót, có con kiến suốt đời u uẩn một mùa tang chế trong hồn nó. Ðoản bi ca ấy nó viết về sự sống đi bên cõi chết. Ðoản ca bắt đầu như thế này:



    Phần một: Tiếng lòng u uẩn của con kiến

    Tiếng kèn hối hả ban hành. Ðoàn đoàn, lũ lũ bước chân kiến chúng tôi réo gọi nhau lên đường. Một cuộc ra đi tìm đất sống mới. Dấp dáng biển đỏ và sa mạc, thấp thoáng mênh mông nắng đá trong ngày con cái Maisen tìm về đất hứa, chúng tôi cũng vậy. Cuộc ra đi thật ý nghĩa làm sao.

    Trên hành trình ấy, sống và chết dựa lưng nhau như đau khổ và hạnh phúc của những chuyện tình. Hạnh phúc đấy, mà đau khổ cũng có thể như con sóng xô bờ, bất chợt đến. Chúng tôi băng qua ghềnh đá cheo leo. Chúng tôi chìm xuống vực sâu hiểm nghèo. Ðêm và ngày đều tắm đẫm bằng thách đố gian nan. Nhưng trong tim, chúng tôi cố giữ cho nhau lời ca và tiếng nhạc. Chúng tôi thổi xuống chân mình gió của tiếng kèn mơ ước. Chúng tôi đẩy gót chân nhau bằng nốt nhạc kiên nhẫn. Vì thế, chân chúng tôi bớt mỏi, lòng chúng tôi bớt ủ ê.

    Qua bờ lau, đá cuội, qua rừng gai gian khổ, chúng tôi thấy ý nghĩa một cuộc lên đường đẹp như thế nào. Hành trình đi tìm đất sống, ngàn ngàn, lớp lớp chúng tôi đi tới như rừng sao chuyển mình. Băng qua những vùng tối tăm của rừng gai, trèo lên những khe nứt của đá cheo leo, mù mịt, thế mà không ai trong chúng tôi chết cả. Càng gần thách đố, chúng tôi càng thêm dũng cảm. Càng qua tăm tối, chúng tôi càng giăng mình dưới nhẫn nại.

    Cuộc đời có những không ngờ của nó. Có ai ngờ, chúng tôi không chết ở rừng sâu núi đá, chúng tôi bị chết trước cửa đền thờ! Ðền thờ là nơi nhân ái, bao dung, thánh thiện, thế mà là mồ chôn đời chúng tôi.

    Ngày đó, chúng tôi bị nghiền nát, không biết cơ may nào mà kể. Cho đến bao giờ loài kiến chúng tôi mới biết những bí ẩn của đền thờ và sự chết ấy.

    Tôi viết bài ca này như tiếng thơ băn khoăn của lòng để hỏi cuộc đời về những huyền bí của cửa đền thờ và sự chết ở đó. Chúng tôi băng mình qua gian truân, qua góc tối xó nhà, qua khe nứt tường vôi, qua cheo leo vách ván, qua ẩm mốc chân cột, chúng tôi không chết. Ấy thế mà, thấy bóng lời kinh, thấy hương đạo hạnh, chúng tôi lại chết tức tưởi, chết ngay lối vào giáo đường.

    Ðền thờ là gì?

    - Tiếng thầm thì u uẩn trong hồn tôi là: Có khi nào cõi thánh là nghĩa trang buồn?

    - Có khi nào cổng đền thờ là lối ra mất tâm đạo?

    Từ bài ca của tâm, tôi muốn gọi vào cõi đời để hỏi những vì sao trên trời, để hỏi những bóng tối dưới vực sâu, đâu là ranh giới huyền bí giữa sống và chết, vì sao sự chết đã nắm bắt chúng tôi giữa những bậc thềm vào cõi thánh?



    Phần hai: Một lối đi, một con đường.

    Hạnh phúc có lối ngã riêng. Ðường vào cõi chết có tên gọi khác. "Hãy vào cửa hẹp vì đường rộng sẽ dẫn đên hư vong." Bầy kiến đến bậc cửa đền thờ, ôi! những bờ đá mênh mông, êm như dòng sông không gợn sóng. Buồn làm sao! định mệnh của những con đường thênh thang. Chúng đâu ngờ con đường thênh thang ấy dẫn vào cõi chết. Nhìn con đường thênh thang, bầy kiến quên rằng mỗi người có một lối đi, mỗi lối đi có một con đường. Và, mỗi con đường dẫn đến một khung trời khác nhau: Sự sống hay cõi chết.

    Nhìn thấy thềm đá vào đền thờ rộng mênh mông, phẳng phiu, cứ thế chúng tôi ùa lên mà đi. Cứ mỗi bước chân con người dẫm lên bậc thềm, hàng trăm nhà kiến chúng tôi bi nghiền nát. Nhìn bậc cửa đền thờ mênh mông, bầy kiến chúng tôi quên rằng con đường an toàn của kiến là bờ vách, là góc đá, không phải mặt phẳng của các bậc thềm, không phải con đường thênh thang.

    Con kiến viết những tiếng lòng u uẩn trên đây là con kiến đã chọn cho mình một lối đi rất hẹp, nó không bước trên thềm đá rộng của các bậc tam cấp mà cứ men theo kẽ góc mà đi. Con kiến nào bò sát trong góc của bậc thềm là băng qua được sự chết. Người ta cứ bậc thềm rộng mà giẫm chân lên, nên không biết cơ man nào là kiến đã bị giết chết.

    Cũng vậy thôi, con đường hẹp sẽ dẫn vào Nước Trời, còn con đường thênh thang sẽ dẫn tới hư vong.

    * * *

    Con kiến hỏi tại sao, giữa cửa vào đền thờ mà cũng có sự chết. Nó muốn hỏi bóng tối dưới vực sâu, tại sao lối vào cõi thánh mà có u buồn nghĩa trang. Tiếng băn khoăn cõi lòng của nó, cũng có thể là tiếng Chúa vọng lên một âm vang đã lặng lẽ trong hồn con người từ lâu.

    Người ta có thể bước vào đền thờ mà lối ấy không dẫn đến cõi tâm của Ðạo.

    Người ta có thể từ đền thờ bước ra mà tâm vẫn không có hồn đạo.

    Bởi, con đường dẫn tới cõi tâm vẫn là con đường Chúa đã căn dặn: "Hãy qua cửa hẹp mà vào, vì cửa rộng và đường thênh thang thì đưa đến diệt vong, mà nhiều người lại đi qua đó. Còn cửa hẹp và đường chật thì đưa đến sự sống, nhưng ít người tìm được lối này" (Mt. 7:13-14).

    Xa giới luật Chúa, thì có bước vào đền thờ vẫn là bước ngoài tâm đạo. Cái chật chội của con đường hẹp là đưa mình vào giới luật. Với con đường hẹp ấy thì đi đâu cũng gặp Ðạo, vì cõi tâm lúc ấy chính là Ðường rồi.

    Cứ hỏi lòng mình chứ đừng nhìn bước chân mình đang ở đâu. Có thể trong đền thờ mà hồn Ðạo không có trong tâm. Có thể trong đền thờ mà tính toán chuyện không thánh. Con đường hẹp ở trong cõi lòng.

    * * *

    Lạy Chúa,

    Không phải cứ bước vào đền thờ là tìm thấy Ðạo. Không phải cứ bước ra khỏi đền thờ là có Ðạo.

    Qua tiếng u uẩn trong lòng con kiến nhỏ, phải chăng Chúa nhắc nhở con về sự chết nguy hiểm của đường rộng dễ dãi ngay trong đền thờ.

    Chúa muốn con hồi tâm, muốn con nhìn lại lối sống hôm nay và vẽ lại cho mình một lối đi.

    Website Hội Thánh Công Giáo MẾN CHÚA YÊU NGƯỜI




    Chữ ký của cactus20113

  16. Có 2 người cám ơn cactus20113 vì bài này:


+ Trả lời chủ đề + Gửi chủ đề mới

Quyền hạn của bạn

  • Bạn không được gửi bài mới
  • Bạn không được gửi bài trả lời
  • Bạn không được gửi kèm file
  • Bạn không được sửa bài

Diễn Đàn Thánh Ca Việt Nam - Email: ThanhCaVN@yahoo.com