Love Telling ThanhCaVN nhắn với ACE: Chúng con cậy vì Danh Chúa nhân từ, xin cho Linh hồn Cha cố Phêrô (Ns. Kim Long) được lên chốn nghỉ ngơi. Hằng xem thấy mặt Đức Chúa Trời sáng láng vui vẻ vô cùng. Amen! Loan Pham nhắn với ACE: Giêsu Maria Giuse, con mến yêu xin thương cứu rỗi linh hồn Phê-rô Lm. Kim Long sớm được hưởng Nhan Thánh Chúa. Amen Loan Pham nhắn với ACE: Hòa cùng với Giáo Hội Công Giáo Việt Nam với sự ra đi của Lm. Kim Long là Nhạc sĩ quý mến của chúng ta...đó là sự thương xót mất mát rất lớn của Thánh Nhạc Việt Nam... chúng ta hãy cùng dâng lời nguy Loan Pham nhắn với Gia đình TCVN: Hòa cùng Giáo Hội Công giáo Việt Nam với sự ra đi vô cùng thương tiếc của Lm. Kim Long là nhạc sĩ Thánh Ca thân yêu của chúng ta... Chúng ta cùng dâng lời nguyện xin: Giesu Matia Giuse xin thương cứu rỗi linh ThanhCaVN nhắn với ACE: Nhân dịp Sinh Nhật lần thứ 18 Website, BQT-TCVN kính chúc Quý Cha, Quý Tu sỹ Nam Nữ, Quý Nhạc sỹ - Ca trưởng – Ca sỹ, Quý Ân Nhân và toàn thể ACE luôn tràn đầy HỒNG ÂN THIÊN CHÚA. ThanhCaVN nhắn với ACE: Chúng con cậy vì Danh Chúa nhân từ, xin cho Linh hồn ĐTC Phanxicô được lên chốn nghỉ ngơi. Hằng xem thấy mặt Đức Chúa Trời sáng láng vui vẻ vô cùng. Amen!

kết quả từ 1 tới 19 trên 19

Chủ đề: Hiểu Kinh Thánh như thế nào ?

Threaded View

  1. #10
    caythongxanh's Avatar

    Tham gia ngày: May 2011
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Đỉnh Núi Cao
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 152
    Cám ơn
    270
    Được cám ơn 1,302 lần trong 152 bài viết

    Default

    ĐỨC KITÔ, LỜI DUY NHẤT CỦA THÁNH KINH
    Thiên Chúa, trong sự hạ cố do lòng nhân hậu của Ngài, để tự mạc khải cho loài người, đã dùng ngôn ngữ phàm nhân mà nói với họ : “Các lời của Thiên Chúa, được diễn tả bằng ngôn ngữ loài người, đã trở nên tương tự với lời nói loài người, cũng như khi xưa Lời của Chúa Cha vĩnh cửu đã mắc lấy xác thịt yếu đuối của loài người, đã trở nên giống như loài người.” (Công đồng Vaticano II, Hiến chế Tín lý về Mạc khải của Thiên Chúa Dei Verbum, số 13)
    Qua tất cả các lời ở trong Thánh Kinh, Thiên Chúa chỉ nói một Lời, là (Ngôi) Lời duy nhất của Ngài. Trong Ngôi Lời, Thiên Chúa bày tỏ tất cả về chính mình Ngài. (x. Dt 1, 1-3)
    “Anh em hãy nhớ rằng một Lời duy nhất của Thiên Chúa được trải ra trong toàn bộ Thánh Kinh, một Lời duy nhất vang trên môi miệng của các thánh. Lời này lúc khởi đầu là Thiên Chúa hướng về Thiên Chúa, lúc ấy Lời không có các âm vận, bởi vì Ngài không lệ thuộc thời gian.” (Thánh Augustino)
    Vì lý do đó, Hội Thánh đã luôn tôn kính Thánh Kinh như đã tôn kính chính Thân Thể [Mình Thánh] Chúa. Hội Thánh không ngừng lấy bánh ban sự sống từ bàn tiệc Lời Chúa cũng như bàn tiệc Thân Thể [Mình Thánh] Chúa Kitô mà trao ban cho các tín hữu. (x. Công đồng Vaticano II, Hiến chế Tín lý về Mạc khải của Thiên Chúa Dei Verbum, số 21)
    Hội Thánh không ngừng tìm thấy lương thực và sức mạnh cho mình trong Thánh Kinh (Công đồng Vaticano II, Hiến chế Tín lý về Mạc khải của Thiên Chúa Dei Verbum, số 24), vì nơi đó, Hội Thánh không chỉ tiếp nhận một lời phàm nhân, nhưng thật sự là Lời của Thiên Chúa (x. 1Tx 2,13). Quả thật, trong các Sách Thánh, Cha trên trời âu yếm đến gặp con cái và trò chuyện với họ.” (Công đồng Vaticano II, Hiến chế Tín lý về Mạc khải của Thiên Chúa Dei Verbum, số 21)

    LINH HỨNG VÀ CHÂN LÝ THÁNH KINH
    Thiên Chúa là tác giả của Thánh Kinh. “Những gì Thiên Chúa mạc khải mà Thánh Kinh chứa đựng và trình bày, đều được viết ra dưới sự linh hứng của Chúa Thánh Thần.”
    “Thật vậy, Hội Thánh, Mẹ Thánh chúng ta, nhờ đức tin tông truyền, xác nhận rằng toàn bộ các sách Cựu Ước cũng như Tân Ước với tất cả các phần đoạn đều là Sách Thánh và được ghi vào bản thư quy Thánh Kinh : bởi lẽ được viết ra dưới sự linh hứng của Chúa Thánh Thần, các sách ấy có tác giả là chính Thiên Chúa và được truyền lại cho chính Hội Thánh với tư cách đó. (Công đồng Vaticano II, Hiến chế Tín lý về Mạc khải của Thiên Chúa Dei Verbum, số 11)
    Thiên Chúa đã linh hứng cho các tác giả phàm nhân viết ra các sách thánh. “Để viết ra các sách thánh, Thiên Chúa đã chọn những con người và dùng họ trong tài năng và sức lực của họ, để khi chính Ngài hành động trong họ và qua họ, họ viết ra như những tác giả đích thực tất cả những gì Chúa muốn, và chỉ những điều đó thôi.” (Công đồng Vaticano II, Hiến chế Tín lý về Mạc khải của Thiên Chúa Dei Verbum, số 11)
    Các sách được linh hứng giảng dạy sự thật. “Vì phải xem mọi lời tác giả được linh hứng, tức các thánh sử, viết ra, là những điều Chúa Thánh Thần xác quyết, nên phải tuyên xưng rằng Thánh Kinh dạy ta chắc chắn, trung thành và không sai lầm, chân lý mà Thiên Chúa đã muốn Thánh Kinh ghi lại nhằm cứu độ chúng ta.” (Công đồng Vaticano II, Hiến chế Tín lý về Mạc khải của Thiên Chúa Dei Verbum, số 11)
    Tuy nhiên, đức tin Kitô giáo không phải là một “tôn giáo của sách vở”. Kitô giáo là tôn giáo của “Lời” Thiên Chúa : Lời đó “không phải là lời được viết ra và câm lặng, nhưng là Ngôi Lời nhập thể và sống động.” (Thánh Bênađô Clairvaux). Cần thiết là phải có Đức Kitô, Ngôi Lời vĩnh cửu của Thiên Chúa hằng sống, nhờ Chúa Thánh thần, mở trí cho chúng ta, thì chúng ta mới hiểu được Thánh Kinh (x. Lc 24,45), nếu không thì các sách đó chỉ là văn tự chết.

    CHÚA THÁNH THẦN, ĐẤNG GIẢI THÍCH THÁNH KINH
    Trong Thánh Kinh, Thiên Chúa nói với con người theo cách thức loài người. vì vậy, để giải thích Thánh Kinh cho đúng, phải cẩn thận tìm hiểu điều các tác giả phàm nhân thật sự có ý khẳng định và điều Thiên Chúa muốn bày tỏ cho chúng ta qua lời lẽ của các ngài. (x. Công đồng Vaticano II, Hiến chế Tín lý về Mạc khải của Thiên Chúa Dei Verbum, số 12)
    Để thấy được ý của các vị thánh sử, cần lưu ý đến các điều kiện về thời đại và văn hóa của các ngài, đến các “văn thể” được dùng trong thời đó, đến cách cảm nghĩ, nói năng và tường thuật, thường được dùng vào thời đại của thánh sử. “Vì chân lý được trình bày và diễn tả qua nhiều thể văn khác nhau, như thể văn lịch sử, ngôn sứ, thi phú hoặc những thể văn diễn tả khác.” (Công đồng Vaticano II, Hiến chế Tín lý về Mạc khải của Thiên Chúa Dei Verbum, số 12)
    Nhưng bởi vì Thánh Kinh được linh hứng, nên có một nguyên tắc khác để giải thích cho đúng. Nguyên tắc này không kém quan trọng so với nguyên tắc trên và nếu không có nguyên tắc này thì Thánh Kinh chỉ là văn tự chết : “Bởi vì Thánh Kinh đã được viết ra bởi Chúa Thánh Thần, thì cũng phải được đọc và giải thích nhờ chính Thánh Thần.” (Công đồng Vaticano II, Hiến chế Tín lý về Mạc khải của Thiên Chúa Dei Verbum, số 12)
    Công đồng Vaticano II đưa ra ba tiêu chuẩn để giải thích Thánh Kinh theo Chúa Thánh Thần, Đấng đã linh hứng Thánh Kinh. (x. Công đồng Vaticano II, Hiến chế Tín lý về Mạc khải của Thiên Chúa Dei Verbum, số 12)
    1) Phải hết sức chú ý đến “nội dung và sự duy nhất của toàn bộ Thánh Kinh.” Mặc dầu các sách hợp thành bộ Thánh Kinh có khác biệt nhau mấy đi nữa, Thánh Kinh vẫn là một, bởi kế hoạch của Thiên Chúa chỉ có một và Đức Kitô Giêsu là trung tâm và trái tim của kế hoạch ấy, một trái tim đã rộng mở sau cuộc Vượt Qua của Người. (x. Lc 24, 25-27 . 44-46).
    “Hình ảnh “Trái tim Đức Kitô” (x. Tv 22,15) được hiểu về Thánh Kinh, vì Thánh Kinh bộc lộ trái tim của Người. Trước cuộc khổ nạn, trái tim này còn đóng kín, bởi vì Thánh Kinh còn tối nghĩa. Nhưng sau cuộc khổ nạn, Thánh Kinh đã được mở ra, bởi vì từ lúc đó những ai hiểu Thánh Kinh sẽ biết suy xét và phân định các sấm ngôn phải được giải thích như thế nào.” (Thánh Tôma Aquinô)
    2) Phải đọc Thánh Kinh trong “Thánh Truyền sống động của Hội Thánh.” Theo châm ngôn của các giáo phụ, Thánh Kinh được viết chủ yếu trên trái tim của Hội Thánh hơn là trên những vật liệu thể chất (Thánh Hilariô). Thật vậy, Hội Thánh lưu giữ ký ức sống động về Lời Thiên Chúa trong Thánh Truyền của mình, và Chúa Thánh Thần ban cho Hôi Thánh khả năng giải thích Thánh Kinh theo cách thiêng liêng (“theo nghĩa thiêng liêng mà Chúa Thánh Thần ban cho Hôi Thánh”)(Ôrigiênê)
    3) Phải chú ý đến “tính tương hợp của đức tin” (x. Rm 12,6). Thuật ngữ “tính tương hợp của đức tin” có nghĩa là sự liên hệ hài hòa giữa các chân lý đức tin với nhau và trong toàn bộ chương trình mạc khải.

    CÁC NGHĨA CỦA THÁNH KINH
    Theo một truyền thống cổ xưa, có thể phân biệt hai nghĩa của Thánh Kinh : nghĩa văn tựnghĩa thiêng liêng. Nghĩa thiêng liêng lại được chia thành nghĩa ẩn dụ, nghĩa luân lý và nghĩa dẫn đường. Sự hòa hợp sâu xa của bốn nghĩa này đem lại cho việc đọc Thánh Kinh cách sống động trong Hội Thánh tất cả sự phong phú của nó.
    Nghĩa văn tự : Đây là nghĩa được các lời của Thánh Kinh nói lên và được khoa chú giải nhận ra dựa trên những quy tắc giải thích đúng đắn. “Tất cả các nghĩa của Thánh Kinh đều đặt nến tảng trên nghĩa văn tự.” (Thánh Tôma Aquinô)
    Nghĩa thiêng liêng : Vì tính thống nhất của kế hoạch của Thiên Chúa, không những bản văn Thánh Kinh, mà cả những sự việc và biến cố được văn bản nói tới, đều có thể là những dấu chỉ.
    1- Nghĩa ẩn dụ : Chúng ta có thể hiểu biết các biến cố một cách sâu xa hơn khi nhận ra ý nghĩa của chúng trong Đức Kitô. Thí dụ cuộc vướt qua Biển Đỏ là dấu chỉ cuộc chiến thắng của Đức Kitô, và do đó cũng là dấu chỉ của Bí tích Rửa Tội. (x. 1Cr 10, 2)
    2- Nghĩa luân lý : Các biến cố được Thánh Kinh thuật lại phải dẫn đưa chúng ta đến hành động chính trực. Các biến cố đó được viết ra “để răn dạy chúng ta” (x. 1Cr 10, 11)
    3- Nghĩa dẫn đường : Chúng ta cũng có thể nhìn các sự việc và các biến cố trong ý nghĩa vĩnh cửu của chúng, theo nghĩa chúng dẫn đường cho chúng ta về Quê Trời. Thí dụ Hội Thánh nơi trần thế là dấu chỉ Giêrusalem thiên quốc. (x. Kh 21, 1-22,5)
    Có một câu thơ thời Trung Cổ tóm tắt bốn nghĩa ấy như sau :
    “Nghĩa văn tự dạy về biến cố,
    Nghĩa ẩn dụ dạy điều phải tin,
    Nghĩa luân lý dạy điều phải làm,
    Nghĩa dẫn đường dạy điều phải vươn tới.”
    (Augustinô de Dacia)
    “Các nhà chú giải có nhiệm vụ dựa theo những quy tắc đó mà cố gắng hiểu thấu và trình bày ý nghĩa của Thánh Kinh cách sâu sắc hơn, ngõ hầu nhờ sự học hỏi có thể gọi là chuẩn bị đó, phán quyết của Hội Thánh được chín chắn. Quả vậy, mọi điều liên hệ đến việc giải thích Thánh Kinh cuối cùng đều phải lệ thuộc vào phán quyết của Hội Thánh, vì Hội Thánh đã nhận từ Thiên Chúa mệnh lệnh và nhiệm vụ gìn giữ và giải thích Lời Thiên Chúa.” (Công đồng Vaticano II, Hiến chế Tín lý về Mạc khải của Thiên Chúa Dei Verbum, số 12)
    “Tôi sẽ không tin Tin Mừng, nếu không có quyền bính của Hội Thánh Công Giáo thúc đẩy tôi.” (Thánh Augustino)

    (Tổng hợp và trích từ Giáo lý Hội Thánh Công Giáo các số từ 101 đến 120)
    ------------------------------------
    *** Người chép lại đã từng nhiều lần chia sẻ với các vị linh mục rất giỏi, có vị đã từng theo học Thần học nhiều năm ở Rôma, nói về chuyện giải thích và hiểu cho được đầy đủ Thánh Kinh của Hội Thánh Công Giáo, các ngài đã nói đại ý rằng “Suốt cả cuộc đời cũng không dễ mà hiểu được cho hết, cho đầy đủ đâu, kể cả các ngài là linh mục, là cha giáo dạy dỗ lại cho nhiều lớp nữa…”

    Chữ ký của caythongxanh
    Luôn cố Yêu Thương và luôn mong được Tha Thứ...

  2. Có 9 người cám ơn caythongxanh vì bài này:


Quyền hạn của bạn

  • Bạn không được gửi bài mới
  • Bạn không được gửi bài trả lời
  • Bạn không được gửi kèm file
  • Bạn không được sửa bài

Diễn Đàn Thánh Ca Việt Nam - Email: ThanhCaVN@yahoo.com