Còn có một đặc tính của nguyên tố By mà nhà khoa học TuanBao chưa tìm ra được. Đó là, khi xảy ra phản ứng hạt nhân giữa By và Gi với tỷ lệ 9:1; 8:2; 7:3; 6:4 hoặc 5:5 thì có thể sẽ trở thành Gy (Gay). Gy không giống By và Gi cả về tính chất vậy lý lẫn tính chất hoá học, nó là sự phối hợp của 2 nguyên tố trên. Cụ thể như sau: Khối lượng nguyên tử: Bằng trung bình cộng của By và Gi.
Tính chất vật lí: Quý hiếm hơn cả By và Gi, nhưng lại rẻ giá hơn By và Gi rất nhiều; mềm mỏng hơn By, nóng chảy ở nhiệt độ chỉ bằng phân nửa By. Về hình dáng: Gy có dáng vẻ trông giống cả By lẫn Gi, nên dễ bị lẫn lộn khi được hoà trộn vào 2 chất này.
Tính chất hóa học: - Hoạt tính mạnh, khá ổn định. - Dễ tan trong các chất có đường; khó tan trong rượu, cà phê, bia, thuốc lá...
- Dễ bị hoà tan trong Gi, nhưng không phản ứng được với Gi. - Dể bị đổi màu và tăng từ tính khi ở gần các nguyên tố By có từ tính cao. - Khó phân huỷ một khi đã hoá hợp cùng By hay một Gy khác tạo thành Gy2. Ứng dụng: Được dùng để giới hạn sự phản ứng giữa By và Gi, giới hạn sự hình thành Bb.
PTHH:
Gy + By -> GyBy
Gy + Gy -> Gy2
Phân tử Gy2 có tính chất khác với Gy một chút: tính đàn hồi cao, chịu nhiệt cao, cứng hơn, nhưng trông bề ngoài xấu hơn...
thay đổi nội dung bởi: duoc1706, 17-06-2011 lúc 09:37 PM