|
CÁI NHÌN CỦA CHÚA KITÔ
---------Trong ánh mắt người ta, ta có thể nhìn ngắm linh hồn họ. Con mắt là chiếc gương, là cửa sổ của linh hồn. Nó có thể mờ tối hay đáng yêu, buồn rầu hay vui vẻ. Nó biết khóc hay biết cười. Nhưng cái nhìn của Chúa Kitô thề nào? Qua các tấn kịch trong Kinh Thánh, chúng ta gặp thấy những cái nhìn giận dữ, tha thứ, cái nhìn đầy tình ái và an ủi của Chúa.
---------1) Cái nhìn giận dữ của Chúa Kitô khi Chúa đuổi bọn khách hành hương ra khỏi đền thờ… khi Chúa đánh đập cái giả dối của bọn Pharisêu.
---------Một hôm thứ bảy, Chúa chữa một người có bàn tay khô khẳng( Mátcô 3, 1-6) và bọn Pharisêu lấy làm bất bình Chúa phạm tội trong ngày Sabbat.
---------Chúa lời đúng với sự kiêu ngạo của họ, nhưng tính kiêu ngạo của họ không sờn chút nào. Tức thì, theo Kinh Thánh, cái nhìn của Chúa tràn đầy giận dữ( circums piciens cum ira) và bọn Pharisêu như con chó bị đánh không dám trông con mắt sáng quắc của Chúa.
---------Lạy Chúa ! Lạy Chúa: Con mắt Thánh của Chúa đầy giận dữ: Chúa đã trông rõ mọi sự ! Giây phút nào Chúa cũng trông thấy con! Chúa trông thấy con khi con lao lung ở bàn học để làm một bài khó. Chúa trông thấy con khi co một mình ở nhà. Khi con nằm nghỉ trên giường trong bóng tối của đêm lặng, khi con giải trí ở giữa chúng bạn, Chúa vẫn luôn trông thấy con. Nhưng lạy Chúa, con mắt Chúa khi nào mờ mịt và buồn rầu khi trông thấy con không? Những cử chỉ, những lời ói của con có làm Chúa nổi nóng mắt Chúa không? Ôi, lạy Chúa! Xin Chúa hãy làm thế nào cho Chúa không bao giờ phải giận dữ vì con!
---------2) Cái nhìn tha thứ của Chúa. Với một sự hớn hở vô cùng, với một linh hồn tận trung, Thánh Phêrô đã cam đoan với Chúa: “ Khi Chúa là một dịp sa ngã cho mọi người thì không bao giờ Chúa là dịp sa ngã cho tôi.”( Mátthêu 26, 33). “ Lạy Chúa! Tôi sẵn sàng đi với Chúa đến với tù ngục hay đến sự chết”( Luca 22, 25). Thế mà mấy giờ sau Thánh ấy chối Chúa! Sao vậy? Sự từ chối hèn nhát đến thế còn có thể hiện ra trên thế giới chăng? Nhưng Chúa không lìa bỏ Phêrô. Bấy giờ Chúa ra khỏi nhà Cai-pha và sự chối từ khốn nạn còn như cái tát nóng bỏng trên mặt Thánh. Chúa nhìn Phêrô đang khóc lóc tội lỗi của mình. ( Et conversus Dominus respexit Petrum). “ Và khi quay lại; Chúa nhìn Phêrô”. ( Luca 22, 61) cái nhìn của Chúa thấm thía biết bao ! Cái nhìn tha thứ!
---------Bạn ơi! Bạn cũng vậy, có lần bạn cũng đã phạm tội như Phêrô. Có lẽ bạn còn phạm tội nặng hơn Thánh ấy. Có lẽ không những bạn đã phạm tội ba lần, mà còn nhiều lần khác nữa! Bạn có biết than tiếc sự sa ngã của bạn với một tấm lòng đầy hối hận như Thánh Tông đồ kia không? Bạn hãy nhìn thẳng vào hình ảnh Chúa.
---------Chúa gọi bạn với một tâm tình yêu mến và con mắt tha thứ của Chúa âu yếm nhìn bạn để bạn thành thực nói với Chúa rằng: “ Vâng, lạy Chúa, con phạm tội, con là một đứa bất nghĩa, nhưng con lấy làm đau đớn lắm, và không bao giờ tái phạm nữa, thật không bao giờ nữa!”
---------3) Cái nhìn âu yếm của Chúa – Một hôm, một thanh niên đầy lòng sốt sắng , đến tìm Chúa và quỳ dưới chân Người cùng thành thực hỏi Người rằng: “ Lạy Thầy, con phải làm gì để sống đời đời?” Chúa Giêsu bảo người ấy phải giữ lề luật Đức Chúa Trời và người thanh niên không ngập ngừng hỏi tiếp: “ Lạy Chúa, tôi đã giữ những lề luật từ khi còn thơ ấu. Và Kinh Thánh còn thêm điều này: “ Jesus autem intuitus eum, dilexit eum: Chúa Giêsu nhìn nó và yêu nó”( Mátcô 10, 21).
---------Biết bao tình ái sáng láng trong mắt Chúa về câu trả lời này: “ Thưa Thầy, con giữ lề luật Đức Chúa Trời từ khi còn thơ ấu!”. vì chính vì thế mà Chúa xuống thế gian để dạy loài người sống theo ý Đức Chúa Trời.
---------Với con mắt âu yếm và thu phục tâm hồn, Chúa nhìn sâu vao linh hồn trong trắng như tuyết và nóng sốt những tư tưởng cao trọng kia và Chúa yêu người đó.
---------Và tôi cũng vậy, tôi cũng muốn xứng đáng Chúa nhìn tôi với mối tình ấy. Nhưng tôi phải chiến đấu nhiều lắm mới có thể nói với Chúa rằng: “ Lạy Chúa, ở thế giới đầy dẫy những phong tục hoang tàng và đàng điếm, tôi đã giữ những lề luật của Chúa, vâng, tôi đã giữ tất cả, kh6ng trừ một lề luật nào. Thật rất khó khăn giữ đến cùng, nhưng tôi sẽ cố gắng”. Và mắt Chúa nhìn tôi với một tình yêu vô hạn.
---------4) Cái nhìn giúp sức của Chúa – một người trong những người theo Chúa đầu tiên, Thánh Tông đồ Andrew hớn hở báo cho em là Simon biết mình đã tìm thấy Đấng Cứu Thế và đã dẫn dem đến với Chúa Giêsu. Chúa Giêsu nhìn Simon và nói: “ Ngươi là Simon con ông Gioan, ngươi sẽ cải tên là Kêpha( nghĩa là Phêrô)” ( Gioan 1 -42). Câu chữ La tinh còn có ý nghĩa hơn: “ Intuitus est autem eum Jesus…) Intueri nghĩa là nhìn sâu vào trong mắt lần đầu tiên. Phêrô đứng trước mặt Chúa, Thánh ấy ngẩng lên trông Chúa nghi ngờ và Chúa nhìn sâu vào mắt Thánh ấy. Cái nhìn ấy đã quyết định biết bao cho số phận Phêrô! Từ mắt Chúa sẽ vọt ra một nguồn nghị lực cao vót tới từng trời. Và trong cái phút ấy đã thực hiện trong hồn Phêrô một thay đổi, một sự thay đổi khiến một kẻ đánh cá yếu đuối nghi ngờ thành một nền tảng đá của Hội thánh cuối cầu.
---------Bạn ơi! Từ mắt Chúa Giêsu, đã vọt ra một sức mạnh lạ lùng. Dầu tại họa dằn vặt bạn đến đâu, dầu điều đau đớn mà bạn phải thắng lớn lao thế nào, dầu bổn phận mà bạn phải làm trọn năng nề thế nào, bạn hãy nhìn ngắm mắt Chúa Giêsu với một lòng cầu xin sốt sắng, rồi bạn sẽ cảm thấy cái nhìn của Chúa sẽ mang lại cho bạn những điều an ủi để chịu đựng những sự thử thách. Cái sức mạnh để cầm cự với những cuộc chiến đấu, cái can đảm để làm tròn bổn phận.
---------Nhưng bạn phải tập nhìn rất sâu và luôn luôn nếu có thể trong mắt Chúa Giêsu. |
|