"Chim khôn hót tiếng rãnh rang
Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe"
Trong muôn âm thanh, giai điệu,... nơi thế trần mà Thiên Chúa ban tặng cho loài người, giọng của các loài chim "gọi bầy" chăng là du dương và tình tứ nhất. Nếu ai đó có điều kiện mà thu thập được tất cả tiếng hót của các loài chim - chí ít cũng chừng vài chục - rồi sau đó "mix" cho chúng "hòa thanh" với nhau, chắc sẽ không ít nhạc sĩ "đạo" vài ba giai điệu trầm, bổng từ "tấu khúc thuần âm nhạc" đó quá!
Kinh nghiệm dân gian ta thì bảo "chim khôn" nên hót hay, lại còn ví chắc nịch với "người khôn" khi "nói", không thêm bớt. Ông bà cụ tổ mình trào xưa hàng thế kỷ mấy được học hành mà biện chứng với suy luận, chẳng qua... kinh nghiệm sống thật từ đời này truyền sang đời khác mà nên, mà thành thế. Thật là đáng nghiêng mình khâm phục mà học hỏi cái NHÌN, cái NGẪM của các vị, nó mới sâu sắc và chính xác cực kỳ làm sao, lại còn ngắn gọn và "vần điệu, vi vu" nữa chứ, hay thật!
Vâng! Thật vậy! Chỉ cần NGHE thôi, đủ biết "người khôn", "người ngu" rồi! Cần gì phải "tiếp cận" nào! Thế thì phải cẩn thận nhé! Mình có ngu quá thì nói ín ít thôi, nói khe khẽ thôi; nói ít kẻo nhỡ nó ầm ì, ào ào, nói khẽ kẻo nó chan chát, ken két,... Nếu không thì lòi ra cái NGU, toi mất cái mẽ hoa lá cành, đủ màu sắc sơn bằng vôi vữa khoe ra bấy lâu nay; toi mất cái giả hạnh nửa vời, cái đạo đức mồm mép tuôn ra không ngớt khi sung sức... Nhất là trong thời đại thế giới "ao ảo" ngày nay "không thấy mặt người chỉ nghe tiếng hát" ("chôm" lời trong bài hát "Cô Gái Mở Đường - Nhạc và lời Xuân Giao" :))
Chợt nhớ một tích Thiền mà ngẫm chứ "nói" nữa thì.... hix, chuyện rằng:
Sau khi Bankei qua đời, một người mù thường sống cạnh thiền viện kể với bạn rằng:
"Bởi tôi mù nên không thể nào nhìn thấy rõ mặt ai, vì thế tôi đoán được tâm tánh của mỗi người qua tiếng nói.
Thông thường khi tôi nghe ai khen ngợi kẻ khác hạnh phúc hay thành công, tôi còn nghe được cái giọng thầm kín của ganh tị. Khi nghe lời chia buồn kẻ khác gặp điều bất hạnh, tôi nghe có giọng khoái trá thỏa mãn, rõ là kẻ nói lời chia buồn mà lòng thì sung sướng vì có những món kẻ kia bỏ lại để cho mình chiếm đoạt...
Chỉ riêng giọng nói của Thiền sư Bankei là luôn luôn thành thực. Khi ngài nói lời vui vẻ, tôi chỉ nghe độc có giọng vui vẻ. Khi ngài tỏ lòng buồn rầu, tôi chỉ nghe độc một giọng buồn rầu".
("Câu chuyện thứ 27: Giọng Nói Của Hạnh Phúc" - trích trong "101 Câu chuyện Thiền" - bản dịch của Trúc Lâm)
Thôi - chẳng ăn nhập vào đâu :icon8:!
TCVN
26/8/2011
Đồ Mí Nì Dung dăng dung dẻ