|
Tính Ôn Hòa
1. Hãy luôn vui tính. 
Bạn có thể luyện tính ôn hòa cách tích cực hơn đó là hãy luôn vui vẻ. Người vui tính không phải là nghịch ngợm lố lăng nhưng là không tỏ ra bực bội khi gặp việc trái ý hoặ khi tiếp xúc với người ăn nói ngang ngược, cư xử vụng về. Nét mặt người vui tính luôn thư thái, điềm tĩnh, mắt nhìn dịu dàng, ăn nói vui tươi tạo nên bầu khí êm đềm, thân thiện làm cho kẻ buồn rầu cũng bớt ưu phiền.
Có người bẩm sinh đã có tật hay cau có, vì thói quen mà gắt gỏng, vì không tự chủ mà nóng nảy... Nhưng bất cứ vì lẽ gì, người nào không giữ được tính khí hòa nhã sẽ không bao giờ được hưởng sự yên tĩnh trong tâm hồn.
Điều cần thiết nhất của người vui tính là phải quên mình, không chăm chú đến nỗi buồn phiền riêng mình mà làm phiền người khác, cũng như chế ngự bản thân để dẹp những sự bực tức, những nỗi bất bình.
Bạn phải cư xử khoan dung, không cố chấp cử chỉ, hành vi của những người xunh quanh. Phải biết chịu đựng khuyết điểm của người khác để khỏi lắm lời phàn nàn. Xin nhớ rằng để trở thành một người vui tính không phải dễ, phải can đảm lắm mới tập được sự vui tính. Ngược lại đó là lí do để mọi người gần gũi yêu mến ban, giúp bạn có phương thế tốt đẹp để giao tiếp.
Để làm được như vậy, bạn còn phải coi dư luận như cỏ rác vì dư luận sẽ làm cho bạn mất đi sự vui vẻ ( 9 người 10 ý - bạn không thể nào nhận được mọi lời đánh giá tốt về bạn được).
Hãy luôn nở nụ cười trêngiương mặt:
"Một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ" 
Khi bạn vui vẻ và sẵn sàng mỉm cười với mọi công việc và hoàn cảnh thì bạn đã làm chủ được tâm hồn, góp phần gia tăng thêm sự ôn hòa.
2. Phải hiền lành, thân thiện.
Hãy cố gắng hiền lành, cư xử dịu dàng với mọi người trong mọi trường hợp. Ai cũng thích kết thân với người hiền lành,vui vẻ, dễ mến; kể cả bạn và người người hung dữ nhất.
Nên nhớ: Một lời nói ngang ngược của người khác thêm vào lời cãi lại của bạn chỉ bằng hai lời nói khó nghe. Đây là phép cộng
Bạn hãy lấy sự dịu dàng và khoan dung để tấn công thói ngang ngược, chắc chắn ai cũng phải bại trước bạn. (Lấy nhu thắng cương )
Hoặc bạn có thể làm ngược lại để thỏa mãn cơn giận của mình. Bạn cãi lại, bạn to tiếng xẵng giọng, hay nhảy vào đánh đối phương! Điều đó chỉ thêm dầu vào lửa. Sai rồi, bạn phải dùng nước chứ. Hãy ăn nói nhỏ nhẹ, dịu dàng thì cơn giận của người khác sẽ bị dập tắt như bạn muốn.
Phong cách của người hiền lành, thân thiện là luôn tươi cười, cởi mở, vui vẻ, thản nhiên. Ăn nói dịu dàng, hòa nhã, điệu bộ khoan thay, từ tốn. Nếu bạn tập được cách cư xử như vậy nhất định sẽ thu phục được lòng người.
3. đừng nổi nóng, nổi quạu. :14:
Bạn hãy hình dung một người đang nổi nóng: mặt mày chàu bạu, nhăn như bị, mắt họ liếc sắc như dao ẩn chứa nét câm thù. Nếu lúc đó bạn lỡ chạm vào họ hay nói gì mất lòng họ thì lập tức bị trả đũa ngay. Nhẹ thì hầm hừ, lời lẽ cay cú, nặng thì bị chửi thề, đủ thứ nhôn từ dã man nhất được phun ra không tiếc lời...
Bạn có thích được người như vậy không? Nếu bạn không thích thì đừng trở nên giống họ, mặc dù vẫn biết sống trên đời nhiều lúc làm ta bực mình nóng nảy, nhưng đó là lúc bạn cần làm chủ bản thân để giúp mình hoàn thiện hơn. 
Cách làm cho khỏi tức giận:
Sống ở đời khi gặp kẻ cư xử cách ngang ngược thì ta nên coi như đi qua bụi rậm, quần vướng phải gai, chỉ nên thong thả đứng lại mà gỡ dần ra, chứ gái góc kia có biết gì đâu mà giận nó.
Hãy luôn minh mẫn, điềm đạm để sáng suốt nhìn thấu sự việc. Nếu bạn chỉ thấy cái trái của người khác thì ngay đến cha mẹ, anh em, con cái, vợ chồng, bè bạn, cho tới súc vật như con gà, con chó, thậm chí con ruồi con mũi cũng làm bạn bực bội, nóng nảy, bất an.
Nguồn: Tóm tắt và thêm ý dựa vào sách.
|
|