Kính mừng Mẹ St. Marie Mân côi Ngày 07-10
Our Lady of the Rosary

Đoạn II: Kinh Mân Côi (Rosary)
Từ Mân Côi xuất phát từ tiếng Latinh: rosarium, nghĩa là khu vườn hoa hồng. Trong tiếng Việt, Kinh Mân Côi còn được gọi bằng các tên như: Văn Côi, Môi Côi, Môi Khôi, Mai Khôi... Kinh Mân Côi gắn liền với những cách thức tôn kính Đức Mẹ Maria, đã được nhiều Giáo Hoàng khuyến khích thực hành.

Kinh Mân Côi còn được gọi là Tràng chuỗi Mân côi, được các Tu sĩ Dòng Đa Minh (Ordre des Prêcheurs – OP), và sau là các Tu sĩ Dòng Tên (Society of Jesus – SJ), phổ biến từ thế kỷ thứ XV, nhưng lịch sử Kinh Mân Côi thì đã xuất hiện từ thời cổ , khi đó St. Paul Henry (229-342), còn gọi là Thánh Phaolo ẩn tu trên rừng Thebaid (Ai Cập), đã có thói quen đếm các viên sỏi khi đọc 150 kinh lạy cha, thay thế 150 Thánh Vịnh, (thời Trung Cổ, các tu sĩ có thói quen đọc 150 bài Thánh Vịnh mỗi ngày, trong giờ Kinh Phụng vụ), sau này người ta dùng dây thắt thành nút, hoặc dùng hột trái cây, các loại hột khác . . để xâu thành chuỗi.
-Thế kỷ thứ 7, là thế kỷ khởi sắc của việc sùng kính Đức Mẹ, giáo dân bắt đầu phổ biến việc đọc 150 Kinh Kính Mừng thay cho 150 kinh Lạy Cha và gọi cách này là "sách Thánh Vịnh của Đức Mẹ".
- Đến TK XII, chuyện kể rằng Mẹ St.Marie đã truyền cho St Dominique (1170-1221), vào năm 1214 tại nhà thờ Prouille, gần Toulouse miền nam nước Pháp. Thánh Đa Minh được sứ mệnh chống lại sự bành trướng của lạc giáo Albigens đang hoành hành ở Miền Nam Nước Pháp, hai phương tiện Mẹ dạy Thánh nhân, để chiến thắng là giảng dạy và cầu nguyện bằng kinh Mân Côi. Mẹ đã dạy cầu nguyện lần chuỗi bằng cách đọc 150 Kinh Kính Mừng ,
-Đến cuối TK XIV, Lm Henri Egher (1328-1408) thuộc Dòng Carthusiano (St.Bruno), đã thêm kinh lạy Cha vào tràng chuỗi 150 Kinh Kính Mừng.
-Đến TK XV, Lm Dominique Prussia (1384-1460), cũng thuộc Dòng Carthusiano, đã thêm vào tràng chuỗi việc suy niệm các mầu nhiệm cứu chuộc.
Sau nữa Kinh Mân Côi đã được St Alan de la Roche ( 1423 - 1473), còn gọi là Thánh Alano hoàn chỉnh như chúng ta thấy ngày nay, Thánh nhân cũng đã lập hội Mân côi đầu tiên ở Đu-ai năm 1470.
-Đức Giáo Hoàng Pio V ( 17-01-1566 – 01-05-1572), trong sắc chỉ Consueverunt Romani Pontifices ngày 17-09-1569, đã qui định hình thức cho Kinh Mân Côi. Ngài đã đưa bài kinh này vào năm phụng vụ Công giáo với danh xưng Lễ Đức Mẹ Mân Côi, tổ chức vào ngày 7 tháng 10 hằng năm.
- Đức Giáo Hoàng Leo XIII (1810-1903) được gọi là Giáo Hoàng của Kinh Mân Côi, Ngài ban hành 12 Thông điệp về Kinh Mân Côi, và truyền cho các tín hữu đọc kinh Mân côi trong các gia đình. Ngài đã ban phép lành và cho phổ biến bài kinh này với tên gọi Nữ vương Rất thánh Mân Côi.
Từ TK XVI đến TK XX:, cấu trúc của Kinh Mân Côi cơ bản vẫn không thay đổi, gồm 15 "mầu nhiệm" chia làm ba nhóm. Nội dung Kinh Mân Côi là một truyền thống phổ biến và quan trọng của Giáo hội Công giáo Rôma. Bài kinh này bao gồm một bộ tràng hạt và các câu kinh cầu theo mẫu. Khi thực hành, người Công giáo đọc lên thành tiếng, đọc thầm hay đọc bằng ý nghĩ theo trình tự: một Kinh Lạy Cha (Pater noster), sau đó là mười Kinh Kính Mừng (Ave Maria) và kết thúc bằng một Kinh Sáng Danh (Gloria Patri), mỗi trình tự như thế gọi là một "mầu nhiệm" (contemplation), được hiểu là một bộ mười kinh. Một "mầu nhiệm" còn được gọi là một "sự" (một "decade"), tương ứng với một sự kiện về cuộc đời Chúa GiêsuĐức Mẹ Maria theo Tân Ước. Cho tới thế kỷ 20, Kinh Mân Côi bao gồm 15 mầu nhiệm, được chia làm ba nhóm: Mầu nhiệm năm Sự vui (Mysteria Gaudiosa), Mầu nhiệm năm Sự thương (Mysteria Dolorosa), Mầu nhiệm năm Sự mừng (Mysteria Gloriosa).
-Năm 1917 tại Fatima (Portugal), Mẹ hiện ra với ba em chăn cừu, là Lucia dos Santos, Francisco Marto, và Jacinta, trong sáu lần cùng vào ngày 13, từ tháng 5 đến tháng 10 năm 1917, Ngày 13-08-1917 Mẹ truyền cho các em Cầu nguyện bằng Kinh Mân Côi, và Mẹ đã dạy các em thêm vào sau mỗi màu nhiệm câu :- Lạy Chúa Giesu, xin tha tội (to absolve) chúng con, xin cứu (to relieve) chúng con khỏi hoả ngục (The fires of hell), và đem các linh hồn (soul) lên Thiên Đàng (Heaven), nhất là những linh hồn cần Chúa thương xót hơn. Câu này được gọi là “ Kinh cầu Fatima”.
-Ngày 13-10-1917 , Lần hiện ra cuối cùng,Mẹ xưng mình là Mẹ St. Marie Mân Côi (Our Lady of the Rosary).
Hoai Niem