Love Telling ThanhCaVN nhắn với ACE: Chúng con cậy vì Danh Chúa nhân từ, xin cho Linh hồn Cha cố Phêrô (Ns. Kim Long) được lên chốn nghỉ ngơi. Hằng xem thấy mặt Đức Chúa Trời sáng láng vui vẻ vô cùng. Amen! Loan Pham nhắn với ACE: Giêsu Maria Giuse, con mến yêu xin thương cứu rỗi linh hồn Phê-rô Lm. Kim Long sớm được hưởng Nhan Thánh Chúa. Amen Loan Pham nhắn với ACE: Hòa cùng với Giáo Hội Công Giáo Việt Nam với sự ra đi của Lm. Kim Long là Nhạc sĩ quý mến của chúng ta...đó là sự thương xót mất mát rất lớn của Thánh Nhạc Việt Nam... chúng ta hãy cùng dâng lời nguy Loan Pham nhắn với Gia đình TCVN: Hòa cùng Giáo Hội Công giáo Việt Nam với sự ra đi vô cùng thương tiếc của Lm. Kim Long là nhạc sĩ Thánh Ca thân yêu của chúng ta... Chúng ta cùng dâng lời nguyện xin: Giesu Matia Giuse xin thương cứu rỗi linh ThanhCaVN nhắn với ACE: Nhân dịp Sinh Nhật lần thứ 18 Website, BQT-TCVN kính chúc Quý Cha, Quý Tu sỹ Nam Nữ, Quý Nhạc sỹ - Ca trưởng – Ca sỹ, Quý Ân Nhân và toàn thể ACE luôn tràn đầy HỒNG ÂN THIÊN CHÚA. ThanhCaVN nhắn với ACE: Chúng con cậy vì Danh Chúa nhân từ, xin cho Linh hồn ĐTC Phanxicô được lên chốn nghỉ ngơi. Hằng xem thấy mặt Đức Chúa Trời sáng láng vui vẻ vô cùng. Amen!

kết quả từ 1 tới 10 trên 10

Chủ đề: Truyện thánh Phanxicô Assisi

Threaded View

  1. #2
    Gia Nhân's Avatar

    Tuổi: 34
    Tham gia ngày: Aug 2009
    Tên Thánh: ✛ Louis
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Sông Nước - Miền Tây
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 3,130
    Cám ơn
    4,023
    Được cám ơn 15,423 lần trong 2,929 bài viết

    Post

    CHƯƠNG II. THỜI VUI VẺ TRẺ TRUNG




    Về thời thơ ấu và nền giáo dục đầu tiên của Phanxicô, chúng ta không có sử liệu đầy đủ. Các nhà chép truyện chỉ ghi rằng: “Phanxicô được gửi đến trường học thuộc nhà thờ thánh Georgiô”.


    Chắc hẳn ở đó Phanxicô chỉ học những môn thường thức cần thiết vừa đủ dùng trong việc giao dịch buôn bán sau này, như đọc và viết tạm được tiếng nước nhà, kèm theo một ít La ngữ, vì cổ ngữ này thông dụng trên toà giảng và trong hành chánh công đường. Thêm vào đó một ít giáo lý căn bản vừa đủ giúp sống một đời, nếu không thánh thiện lắm thì cũng không phải là tội lỗi nhiều.

    Có sách lại chép: “ Phanxicô không phải là một người hay chữ”.


    Về giáo dục gia đình của Phanxicô, có lẽ cũng như Cêlanô, nhà chép truyện thánh Phanxicô đầu tiên, đã viết về nền giáo dục gia đình của hầu hết thiếu niên con nhà khá giả thời ấy: “Cha mẹ vẫn theo thói nuôi con trong ăn chơi và uỷ mị…”. Nếu ta không cho những điều trên đây là đúng hẳn thì đức dục của Phanxicô cũng không được chu đáo là bao, vì thánh Bônaventura trong truyện thánh Phanxicô của ngài, cũng đã chép:“Phanxicô được nuôi dưỡng giũa phù hoa và giữa những con người phù hoa của trần thế”.


    Tuy vậy, Phanxicô không phải là không có nhiều xu hướng tốt làm nền móng cho xây dựng mai sau. Cậu đã thừa hưởng của mẹ cậu, một tâm hồn nhân hậu với một khí phách hiên ngang của người hiệp khách đương thời. Bà vốn thuộc một dòng họ quí tộc miền nam nước Pháp.


    Còn cha cậu? Người phú thương đã để lại cho con một trí tuệ sắc bén, minh mẫn, thêm vào đó, cái tài tháo vát thích nghi là những đức tính của kẻ xuôi ngược giũa chợ đời. Ông là một trưởng giả của thời đại, ham lợi, hiếu danh, việc tu đức đối với ông vẫn là việc phụ. Nhưng trong lúc tìm danh lợi, ông cũng không đến nỗi bán rẻ lương tâm. Bao nhiêu tài năng và ý chí ông dốc cả vào việc khuếch trương gia sản, mong một ngày kia với đồng tiền ông sẽ trèo lên thang danh vọng.


    Muốn cho con nối được nghiệp nhà, ông Bernađônê đã sớm cho cậu dự phần vào công việc buôn bán. Bởi thế, Phanxicô đã sớm lăn lộn với đời và cũng không lạ những thói tục người đời. Chàng trai trẻ ấy đã đón nhận tất cả những thị hiếu của một giai đoạn lịch sử đang biến chuyển, biến chuyển từ phong kiến sang Công xã, từ Đế quốc sang quốc gia địa phương, từ đời sống khắc khổ dung dị sang đời sống xa hoa phù phiếm. Cũng như phần đông con nhà khá giả thời ấy, Phanxicô là một chàng công tử phong lưu, thích ăn diện bảnh bao và rộng phung phí. Tuy chưa đến nỗi sa đà truỵ lạc, nhưng cũng khá phù phiếm xa hoa.


    Nhắc lại thời trai trẻ ấy, sau này Phanxicô đã nói một câu hối hận: “Khi tôi đang sống trong tội lỗi…”. Nhưng không có một dấu vết nào chứng tỏ rằng Phanxicô đã qua một thời kỳ ăn chơi phóng đãng. Có lẽ Phanxicô cũng đã yêu, yêu tha thiết đắm say, nhưng yêu theo kiểu những tay mã thượng anh hùng mà chàng vẫn ngưỡng mộ cái tinh thần nghĩa hiệp suốt một đời tận tuỵ hy sinh vì người đẹp, tương trưng cho cái gì quý giá mong manh mà những cánh tay rắn rỏi mạnh mẽ phải bảo vệ và tôn kính.


    Bởi thế Phanxicô thuộc vào hạng người hào hoa phong nhã, đúng như Truyện Ba Người Bạn Đồng Hành đã chép: “Phanxicô không bao giờ mở miệng nói một lời thô tục. Khi gặp ai trắng trợn nói ra những chuyện thô lỗ tục tằn là Phanxicô làm như không nghe thấy”.

    Tao nhã và lịch thiệp, Phanxicô lại còn là một tâm hồn quảng đại. Hình như không bao giờ cậu biết từ chối ai việc gì. Tiệc tùng với chúng bạn và nhất là bố thí cho người nghèo là đức tính trổi trang nhất của chàng phong lưu công tử ấy. Cậu đã tự quyết tâm không bao giờ từ chối ai ngửa tay nhân danh Chúa xin mình bố thí. Có một lần, vì quá bận rộn khách hàng, Phanxicô đã xua tay đuổi một người hành khất. Nhưng rồi cậu thấy lương tâm bứt rứt, và không một phút do dự, cậu đã vội bỏ cửa hàng và khách mua bán, chạy theo tìm cho được kẻ hành khất để xin lỗi. Cử chỉ ấy là do một lời lương tâm trách móc: “Giá kẻ nghèo khó kia nhân danh một người bạn nào sang trọng đến vay ta một số tiền, chắc hẳn ta đã niềm nở đón chào. Nay người ấy đến với ta nhân danh Vua Trời cao cả thì ta lại đuổi đi”.


    Tất cả những tính hư cũng như nết tốt nói trên đã tạo nên một con người phong phú đầy tương phản. Giữa đám đông chúng bạn, Phanxicô vẫn mang một sắc thái riêng biệt, nhưng chưa rõ rệt lắm. Người ta chỉ có cảm giác mơ hồ rằng con người ấy có thể có một hứa hẹn ở ngày mai.



    MỘNG CÔNG DANH



    Nói đến ngày mai của con mình, ông Bernađônê đã có một chương trình vạch sẵn. Con trai ông sẽ làm nên danh phận. Bạc tiền có sẵn, ông chỉ còn mong rằng cậu con ông với vẻ tài hoa lịch thiệp hơn người sẽ có ngày đưa dòng dõi ông lên bậc thang quý tộc. Cốt cách đài các của cậu đã từng làm cho nhiều người lầm tưởng rằng cậu xuất thân từ một gia đình vương giả. Nhiều kẻ khác cũng đã kháo nhau rằng Phanxicô sẽ có một tương lai rực rỡ.


    Có một chàng nọ ở Assisi hình như cũng được ơn nói tiên tri. Mỗi lần gặp Phanxicô ở đâu là anh vội cởi áo choàng trải đường cho cậu bước lên. Ai chế nhạo anh, anh cũng chỉ một mực trả lời: “Suy tôn cậu Bernađônê là tôi báo trước sự nghiệp của cậu. Rồi đây chẳng bao lâu nữa thiên hạ đều suy tôn cậu”.


    Rồi đây Phanxicô sẽ thế nào? Một giáo sĩ? Một hiệp sĩ? Một thi nhân? Ta thử tìm xem tâm tư người thương gia trẻ tuổi ấy còn ôm ấp những hoài bão gì.


    Trước hết là một sức sống dồi dào mãnh liệt đang lên và cùng dâng theo một thứ tình cảm phong phú thanh tao hướng về đẹp hơn hướng về thành lạc, say sưa nghĩa bạn hơn đắm đuối tình yêu đôi lứa. Tất cả đang vươn lên một độ yêu đời, và ham mê hoạt động theo kiểu người hiệp sĩ anh hùng.


    Dĩ nhiên nghề buôn bán với những tính toán sắp xếp đều không hợp với con người phong phú ấy. Văn chương có thể quyến rũ một phần nào tâm hồn nghệ sĩ, nhưng lại không đáp trọn nhu cầu múa may đang thúc đẩy tay chân. Và trong lúc chờ đợi tìm một hướng đi nhất định cho đời mình, cuộc đời nay đây mai đó của những anh chàng hát dạo là hấp dẫn nhất đối với Phanxicô.


    Những anh chàng hát dạo này, từ nước Pháp sang, đi khắp các nơi, bán vui cho những cuộc đình đám tại các lâu đài phong kiến. Họ hát những thiên anh hùng ca và diễm tình ca. Đề tài hầu hết là những cuộc phiêu lưu mạo hiểm của những trang hiệp khách anh hùng theo đuổi một cuộc tình duyên lý tưởng với những bậc giai nhân kín cổng cao tường.


    Ở trường học ca hát này, Phanxicô đã học được rất nhiều bài.


    Một tâm hồn như thế, làm sao mà thu được vào công việc đo nhung đo lụa, và xếp bạc vào tủ hằng ngày? Cho nên trong lúc chờ đợi một ngày mai vùng vẫy, cậu Bernađônê đã rộng tay phung phí, tiệc tùng đãi bạn và bố thí cho người nghèo. Trong hàng ngũ thanh niên thành Assisi, phần nhiều là quý tộc phú thương, Phanxicô vẫn chiếm giải nhất. Đã bao lần cậu đứng đầu tổ chức những cuộc liên hoan náo nhiệt và sau những yến tiệc linh đình, đoàn trai ngông kéo nhau nghênh ngang khắp các đường phố đưa duyên lên lan can lâu đài quyền quý với những khúc hát tình tứ đong đưa.


    Những cuộc vui của lớp trẻ nhiều lúc cũng quá độ. Tất nhiên những tiếng dị nghị không khỏi đến tai gia đình. Tuy cưng con và cũng hãnh diện có một đứa con tài hoa, nhưng đôi lần ông bà Bernađônê cũng răn bảo:“Nhà ta đâu có phải vương hầu bá tử gì mà tiền bạc con đem phung phí, để đãi đằng cho cả một lũ chơi ngông”. Lời trách này cũng chỉ là chiếu lệ, còn trong thâm tâm ông bà vẫn nghĩ, trẻ ai lại không chơi, thời phóng túng sẽ qua đi, rồi đâu lại vào đấy.


    Riêng bà Pica, lại càng quả quyết hơn. Có ai ám chỉ đến đời sống buông tuồng của đứa con yêu thì bà không ngần ngại bầu chữa: “Vâng, nhưng rồi các ngài sẽ thấy thằng con tôi có ngày làm đẹp lòng Chúa”.


    Mẹ nào mà chẳng bênh con, nhưng dám công khai tuyên bố như thế, chắc hẳn cặp mắt tinh vi của bà Pica đã thoáng nhìn thấy một cái gì. Và bà đã không lầm. Cái bề ngoài đang buông tuồng ấy đang che đậy cả một bầu nhiệt huyết của một con người giàu trực giác, kềm theo một ý chí vững vàng của những kẻ quyết thể hiện khát vọng lòng mình. Thái độ hào hoa chỉ là phản ánh một tâm hồn khoáng đạt và tính ngông cuồng chỉ là bước đầu của một người sẽ vượt lên khỏi những ước lệ thông thường để đạt đến cái tinh thần chủ yếu của mọi sự. Cho nên cùng với cha xuôi ngược hay cùng với bạn vui đùa, Phanxicô vẫn ở trên tất cả. Chàng vẫn không thấy lòng mãn nguyện. Chàng vẫn khao khát một khung trời cao rộng hơn. Khung trời cao rộng ấy chưa rõ là đâu, nhưng có lẽ Phanxicô đã thoáng thấy, ở một đời tung hoành với yên ngựa mà chàng đã mơ ước, khi để lòng theo điệu nhạc của những khúc anh hùng ca trên miệng người hát dạo.


    Cuộc đời hiệp sĩ hấp dẫn Phanxicô, chẳng phải vì đó là ngưỡng cửa mở đường trên thang danh vọng, nhưng vì đó cũng là cuộc đời đầy gian nan thử thách, đem lại cho tâm hồn phóng khoáng những thú vui cao rộng ly kỳ. Trên nền trời lý tưởng của Phanxicô đang chiếu sáng ngôi sao vinh dự của một đời công danh hiển hách.


    NGƯỜI TÙ BINH



    Muốn lập công danh thì chỉ có một nẻo đường là theo chân vị công hầu nào đó trong những cuộc tranh hùng đang tiếp diễn khắp nơi.
    Cả thế giới Châu Âu đang lâm vào tình trạng rối ren của thời kỳ các Công xã nổi dậy đòi quyền tự trị, chống lại quý tộc và Đế Quốc Nhật nhĩ man. Nhân dân thành Assisi cũng đã bao phen quật khởi và sau hai lần thất bại vào năm 1174 và năm 1177, cuộc đảo chính năm 1179 đã thành công. Ách thống trị phong kiến bị lật đổ và Công xã tự trị được thành lập. Quý tộc bị trục xuất khỏi Assisi, phải chạy sang Pêrousia tị nạn. Để trả thù, giai cấp này lợi dụng mối hiềm khích cố hữu giữa hai thành rồi xúi giục Pêrousia tuyên chiến với Assisi vào năm 1201. Cuộc giao tranh này kéo dài mãi hơn một chục năm trời.


    Trong một cuộc đánh nhau tại cầu Thánh Gioan vào năm 1202, Phanxicô đã anh dũng chiến đấu trong hàng kỵ mã, và vị anh hùng trẻ tuổi, sau khi thua trận, đã bị bắt đem về Pêrousia làm tù binh. Trong trại giam, Phanxicô được xếp vào hạng tù binh quý tộc. Những ngày giam cầm cực khổ và buốn tẻ kéo dài. Trong lúc các bạn đồng cảnh than thân trách phận thì Phanxicô vẫn giữ khí phách hiên ngang, không lúc nào chàng thôi vui cười ca hát.


    Thấy Phanxicô như thế, bạn chàng rất bực bội:


    - Anh điên rồi sao? Lâm vào tình cảnh này mà cũng cười đùa vui vẻ được?
    Phanxicô thản nhiên đáp:


    - Các bạn bảo tôi buồn làm sao được? Tôi đang tưởng đến ngày mai, ngày mà tôi sẽ được thiên hạ suy tôn như một tướng lãnh anh hùng?


    Nói rồi chàng lại càng hát càng cười. Nguồn vui từ chàng trai trẻ ấy dần dần truyền sang tất cả trại giam. Có một anh chàng khó tính nhất trong tù không ai chịu nổi, cũng bị chinh phục bởi thái độ hoà nhã vui vẻ của cậu Bernađônê.


    Tháng 11 năm 1203, hai thành ký tạm hiệp ước đình chiến. Phanxicô và các bạn được trả lại tự do. Quần áo tả tơi, mặt mày xơ xác, nhưng lòng vui sướng, đoàn binh trở về quê hương.
    Chữ ký của Gia Nhân

  2. Được cám ơn bởi:


Quyền hạn của bạn

  • Bạn không được gửi bài mới
  • Bạn không được gửi bài trả lời
  • Bạn không được gửi kèm file
  • Bạn không được sửa bài

Diễn Đàn Thánh Ca Việt Nam - Email: ThanhCaVN@yahoo.com