Love Telling ThanhCaVN nhắn với ACE: Chúng con cậy vì Danh Chúa nhân từ, xin cho Linh hồn Cha cố Phêrô (Ns. Kim Long) được lên chốn nghỉ ngơi. Hằng xem thấy mặt Đức Chúa Trời sáng láng vui vẻ vô cùng. Amen! Loan Pham nhắn với ACE: Giêsu Maria Giuse, con mến yêu xin thương cứu rỗi linh hồn Phê-rô Lm. Kim Long sớm được hưởng Nhan Thánh Chúa. Amen Loan Pham nhắn với ACE: Hòa cùng với Giáo Hội Công Giáo Việt Nam với sự ra đi của Lm. Kim Long là Nhạc sĩ quý mến của chúng ta...đó là sự thương xót mất mát rất lớn của Thánh Nhạc Việt Nam... chúng ta hãy cùng dâng lời nguy Loan Pham nhắn với Gia đình TCVN: Hòa cùng Giáo Hội Công giáo Việt Nam với sự ra đi vô cùng thương tiếc của Lm. Kim Long là nhạc sĩ Thánh Ca thân yêu của chúng ta... Chúng ta cùng dâng lời nguyện xin: Giesu Matia Giuse xin thương cứu rỗi linh ThanhCaVN nhắn với ACE: Nhân dịp Sinh Nhật lần thứ 18 Website, BQT-TCVN kính chúc Quý Cha, Quý Tu sỹ Nam Nữ, Quý Nhạc sỹ - Ca trưởng – Ca sỹ, Quý Ân Nhân và toàn thể ACE luôn tràn đầy HỒNG ÂN THIÊN CHÚA. ThanhCaVN nhắn với ACE: Chúng con cậy vì Danh Chúa nhân từ, xin cho Linh hồn ĐTC Phanxicô được lên chốn nghỉ ngơi. Hằng xem thấy mặt Đức Chúa Trời sáng láng vui vẻ vô cùng. Amen!

kết quả từ 1 tới 4 trên 4

Chủ đề: Thư gởi Satan và Bán Ước Mơ Cho Đời

Threaded View

  1. #4
    T Phương Đông's Avatar

    Tham gia ngày: Apr 2011
    Tên Thánh: Thomas
    Giới tính: Nam
    Đến từ: Đồng Nai
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 787
    Cám ơn
    5,645
    Được cám ơn 3,784 lần trong 726 bài viết

    Default

    Bán Ước Mơ Cho Đời

    Thi thoảng bớt chút thời gian, tình nguyện viên cánh chim xanh thả hồn phiêu bồng theo những bước chân người lãng từ để được biết, được nghe, được thấy những câu chuyện đời thật ấm áp vì thấm đượm lòng thương xót.
    · Người Bán Ước Mơ
    Chúng tôi bám theo chân nhóm chị em bán vé số người Quảng. Họ xúm nhau trước một đại lý vé số, trả vé cũ, đổi vé ngày mai. Tiếng “mi, tau” vang rộn một hồi. Có tiếng cười vui vì một chị đổi vé trúng hai số cuối cho khách hàng được người ta “bo” mười ngàn bạc. Bỗng một chị hỏi : “Hổm rày sao không thấy ông sáu đâu tụi bay ?” Một cô khác nhanh nhẹn đỡ lời: “Trời lạnh, chắc ổng đau nên nghỉ bán !”
    Bám theo các chị bán vé số, dò hỏi tỉ tê, các chị cho hay ông Sáu là người gốc gác cùng quê Đại lộc - Quảng Nam. Ông hỏng cái tay mà còn hư cái chân, vậy mà siêng đến là siêng. Muốn tìm ổng thì đến trường tiểu học mà canh buổi chiều lớp tan, ông già nào thiếu mất ngón tay, chân đi tập tàng thì là ổng.
    Chúng tôi đi và đã gặp người bán ước mơ cho đời. Trong quán cóc ven đường, bên ấm trà bốc khói, cùng chia sẻ với nhau một câu chuyện đời người, có buồn, có vui, có mệt, có cô đơn, song đọng lại vẫn rất ấm áp tình người.
    · Lận Đận và Mất Mát
    “Quê tôi gốc Đại minh - Đại lộc - Quảng nam cũ, giờ hình như lên thành phố đà nẵng rồi.” Giọng ông ấm trầm đặc chất Quảng.
    “Năm 1979 bắt đầu lưu lạc cũng bởi vì đói. Nơi vợ chồng tôi đến là vùng Tây nguyên để khai hoang cuốc rẫy.
    Đói nghèo không vốn, vỡ xong đất là cạn nguồn. Đâu có thể bứt mãi lá rừng mà ăn. Đói xanh mắt, vàng mật, phải đi thôi.
    Vợ chồng dắt díu nhau trôi dạt ra Vũng tàu, quê gốc bà xã tôi. Ở đó tôi làm đủ thứ nghề lặt vặt sinh nhai, xong một thằng gốc Trung như tôi làm nặng quen rồi, bán buôn lặt vặt thấy ngứa cẳng ngứa tay. Bà xã nương chồng, đành theo tôi ngược rừng tiếp.
    Lần này thì tôi không cuốc đất, vay giật có cái cho vợ con qua ngày nhưng học nghề thợ tiện. Ở rừng mà làm thợ tiện là có cơ sống rồi, sửa trục xe trâu, làm cần trục giếng quay tay. Sống qua ngày rồi phải nghĩ tới tương lai, cũng đã nghĩ đến mảnh vườn cho vợ và hai đứa con bám trụ với rừng mà sống.
    Vậy mà Trời không chiều lòng người...
    Tai nạn nghề nghiệp xảy đến bất chợt. Khi cái máy rít lên là tôi vật ra bất tỉnh. Mở mắt ra thấy trắng toát bệnh viện. Ngón tay trỏ bay tự lúc nào. Vợ gục cạnh giường vì thức canh chồng xanh nhợt.
    Khổ thân bà ấy thật. Bà ấy khổ vì tôi, chạy thuốc cho chồng, tất bật lo toan, người cứ quắt lại.
    Nhờ Trời thương, chúng tôi cũng vượt qua cái nạn ấy. Tự mình thì chắc chẳng xong, cũng nhờ xóm bản cưu mang, mớ khoai, bát gạo lúc đói lòng. Những người Quảng đi khai hoang lưu lạc vốn rất là thương nhau, nhờ tình làng nghĩa xóm mới thoát qua kiếp nạn.
    Như cái dây dại mọc hoang nơi đất rừng rồi cũng qua tháng qua năm. Đứa gái vừa lớn an phận theo chồng, lại cuốc rẫy làm nương mãi buôn Mê thuột. Đứa trai không muốn sống mãi trên rừng, nó xuôi thành phố làm mướn làm thuê, đâu ở khu Bình thạnh.
    Những tưởng tạm ổn khi mái đầu tóc đã hoa râm, vậy mà...”
    Giọng người đàn ông chùng lại xa xôi, đôi mắt ông ngấn nước.
    “Bà ấy chết. Héo hắt mà chết dần. Lăn lộn đau mà chết dần vì chứng bệnh ung thư. Chết đã đành mà còn tán gia bại sản vì chạy thầy chạy thuốc. Không lẽ nhìn vợ đau nằm đó mà không tìm thầy chạy chữa. Một lần nữa bà con tom góp giúp tôi làm ma, rồi cũng qua. Mất vợ, mất nhà, tôi tay trắng...
    Cái già xồng xộc đến, tôi không thể tá tấp mãi vào con. Một đứa nghèo rớt theo chồng trên rừng. Một đứa lếch thếch làm thuê nơi thành phố.
    Tôi tìm về họ hàng ở đại lộc chơi cho khuây khỏa. Không dè khuây khỏa không thấy, thành nặng nợ cho họ hàng. Tôi lăn quay ra tai biến, méo cả miệng, xụi lơ một bên chân. May nhờ họ hàng cô bác thương cứu giúp, tôi không mất mạng, nhưng lại thành... người tật nguyền!
    Làng xóm quê cũ dù thương cho tá túc qua ngày, nhưng ở đó ăn bám họ riết quả là không ổn. Họ cũng nghèo quá sức.
    Thấy mấy bà hàng xóm chộn rộn, tôi hỏi thăm, họ bảo vào sài gòn bán vé số. Thế là tôi bám họ vào Nam luôn. Tôi trụ lại thành phố này kể cũng hai năm rồi.”
    - Thế ở Sài gòn, chú ở với ai? - tôi hỏi
    - Thiệt là may cho tôi, có người họ hàng bày vai em cho ở nhờ. Em nó cũng vất vả. Vợ chồng đi làm tối mặt tối mày, vậy mà thương tôi, xe đạp này cũng của cô chú ấy.
    Giọng ông bỗng vui vẻ rộn ràng hẳn lên: “Tôi thích trẻ con lắm. Có trẻ trong nhà cứ như ngày Tết. Buổi chiều tôi đi đón con cho cô chú ấy. Họ cũng tranh thủ làm thêm giờ, kiếm thêm chút thu nhập. Có tôi trong nhà, thêm miệng ăn, cũng là thêm cực.”
    Tôi hỏi, nếu được ước muốn thì ông ước điều gì nhất. Người đàn ông bỗng đăm chiêu : “Tuổi xế chiều ai chẳng muốn có mái gia đình ấm cúng, nhưng một kẻ tàn tật như tôi không thể mơ cao. Tôi chỉ mơ mua được cái bảo hiểm y tế và có chút ít hộ thân. Lỡ có té ngửa lăn đùng ra, cũng không là gánh nặng cho người đã giúp tôi tá túc. Tôi đã nợ biết bao người. Hai lần bệnh lăn quay, tôi sống được là nhờ bà con cả đấy !”
    · Và Ước Mơ Đã Thành
    Lần thứ hai chúng tôi lại đi tìm ông. Người đàn ông thảng thốt suýt đánh rơi tập vé số trên tay khi tôi bảo rằng, ông đã bán niềm vui và ước mơ cho bao người qua từng tờ vé số, thì này đây sẽ có một người giúp ông thực hiện ước mơ nhỏ bé của ông. Có một người tu hành, vẫn gọi là lãng tử, phiêu bạt khắp nơi, ủy thác cho chúng tôi một việc là tặng chú Lê Văn Sáu, quê gốc Quảng Nam, có hộ khẩu tại Thôn 2, xã Quảng Tâm, huyện Trung đức, Đắc nông, một thẻ bảo hiểm một năm và một số vốn để chú mưu sinh để có chút dư nho nhỏ cho chú an tâm khi ốm đau như chú từng ao ước. Và thiết thực, mỗi chiều sau khi bán vé số, mời chú ghé nhà một tình nguyện viên ở hóc môn, để được bấm huyệt và châm cứu hoàn toàn miễn phí.
    Qua phút xúc động, chú lập cập hỏi về người lãng tử, và chúng tôi có dịp chia sẻ về lòng thương xót mênh mông của Thiên Chúa. Lúc đó chú mới ngại ngùng vò đầu gãi tai mà thú nhận mình là người vô thần, chả tới chùa, lại càng không đi nhà thờ. Cuộc sống trôi dạt, lo miếng ăn không xong còn hơi sức đâu mà nghĩ đến đạo nghĩa gì. Trải qua mấy vố chết hụt, chú mới tỉnh ngộ và tự nhủ nhờ trời thương nên mới có nhiều người thương cứu giúp.
    - Thì đó chú ơi, chỉ là gọi khác đi mà thôi! thiên Chúa từ tâm chính là ông Trời giàu lòng thương xót đó - Tôi gợi lên nơi chú niềm tin đang âm ỉ trong tâm hồn con người chân chất mộc mạc.
    - Chú đợi chúng tôi nhé, Chúa nhật đầu tháng tới chúng tôi sẽ trao tận tay chú món quà mơ ước. Và biết đâu, hôm đó nếu người lãng tử có mặt ở sài gòn, chính ông sẽ bớt thời gian tới thăm chú.
    Cuộc sống có lòng thương xót thật đẹp và kỳ diệu. Lời rao giảng về Lòng Thương Xót gây ấn tượng nhất là thực hành Lòng Thương Xót. Chính những hành động bác ái cụ thể làm những ước mơ biến thành hiện thực, nhất là những ước mơ nhỏ bé của những con người nghèo khổ như chú Sáu. Chính qua những việc làm yêu thương chia sẻ đó mà người ta nhận ra một Thiên Chúa giầu lòng thương xót đang sống động giữa họ. Một việc làm nhỏ bé vì yêu thương có giá trị rao truyền lòng thương xót gấp trăm bài giảng hùng hồn văn chương bóng bảy trên toà giảng đầy tính lý thuyết và được sao chép từ trên mạng.
    Hãy luôn tin vui khi mơ ước chú sáu à. Có một Đấng xót thương chúng ta mà, và Ngài không quên chú Sáu mất ngón tay, thêm cái chân bị tật.
    Sài gòn nắng vàng rực. Bóng chú sáu nghiêng nghiêng đổ dài, còn chúng tôi thì hân hoan bàn nhau đi liên lạc địa phương đăng ký cho chú mua cái thẻ bảo hiểm y tế.
    Haleluia – Mùa Xuân của Lòng Thương Xót đang đến trước thềm rồi kìa, và nắng nhảy nhót theo từng bước chân cà tạch cà tàng của chú Sáu.
    T.H
    2013
    Chữ ký của T Phương Đông
    Đời con tay trắng hư không...

  2. Có 2 người cám ơn T Phương Đông vì bài này:


Quyền hạn của bạn

  • Bạn không được gửi bài mới
  • Bạn không được gửi bài trả lời
  • Bạn không được gửi kèm file
  • Bạn không được sửa bài

Diễn Đàn Thánh Ca Việt Nam - Email: ThanhCaVN@yahoo.com