|
Tất cả là Hồng Ân (Tout est Grâce )
Dẫn Nhập
Tiếng việt của chúng ta rất phong phú, nên trong bài viết Hoai Niêm đã ghi chú bằng ngoại văn cho sát nghĩa, việc này sẽ giúp quí vị hiểu rõ hơn ý của tác giả, cụ thể khi ta nói về sự cầu nguyện, thì rất bao la trong định nghĩa, chuyện kể rằng : “có một tiều phu trên đường kiếm củi về, anh ghé ngang một Đền thờ, lên cung Thánh ngủ một giấc, và khi thức giấc, anh ta nói là đã cầu nguyện xong, một anh khác khi dừng lại trước cổng Đền thờ, nhìn vào cung Thánh và nói : “ Giêsu ơi!, Tom đây”, và anh ta cũng nói là đã cầu nguyện xong”,
- Quý Vị kính mến!
Trong cuộc sống tâm tình phó thác theo Chúa, chúng ta hãy mở lòng đón nhận mọi vui buồn Chúa cho phép xảy ra trong đời của mình, qua sự cầu nguyện (Supplication), chúng ta sẽ có được sư bình an, và quà tặng của sự an bình (The Gift of Peace), chính là Hồng Ân của Chúa, một Thiên Chúa Toàn năng (The Lord God Almighty) hằng hữu, từ bi, lân tuất, và sự an bình mà chúng ta có được, là kết quả của tâm tình cầu nguyện với Thiên Chúa liên tục (uninterrupted), và chúng ta sẽ cảm nhận được Ngài yêu thương, sau đây, Hoai Niêm xin chia sẻ với quí vị một chút về cảm nghiệm tâm linh (telepathy),“ Tất cả là Hồng Ân”!.
“ Tất cả là Hồng Ân”
- Quý Vị kính mến!
“ Tất cả là Hồng Ân”, là một cảm nghiệm và là cảm xúc (emotion) sâu xa về Tình yêu Thiên Chúa, một Tình yêu dâng hiến (amour Oblatif), vì ý nghĩa cuộc sống của chúng ta, có nền tảng từ một thực tại tâm linh phong phú, qua quá trình tập luyện (To self –improve) các nhân đức, từ đó con người cảm nhận tình yêu Thiên Chúa là một huyền nhiệm (Wonderful becomin), vì ngay trong những thử thách, những hy sinh đầy thương tích, con người vẫn cảm thấy như có một lực vô hình của Ngài nâng đỡ và tình yêu lúc này được xem như sự hiến dâng của ý chí, kéo theo sự phụ thuộc của tạo vật vào hữu thể (être), trong ước muốn cảm thông và dâng hiến (communion et oblatif).
Nhưng trong Tình yêu thụ tạo, thì luôn tồn tại một mâu thuẫn nội tâm (to contradict oneself). Một bên là đời sống bản năng (self defence instinct), luôn muốn chiếm hữu sự vật, của con tim vị kỷ, chỉ muốn sống cho mình,
Còn bên khác là tiếng gọi của chân lý (universal-truth), luôn đòi buộc sự khước từ, như biểu hiện của một tâm hồn quảng đại, một ý chí mạnh mẽ, một trái tim vẹn tuyền (to perfect), luôn mẫn cảm trước nỗi thống khổ (sensitive to suffer great misery) của tha nhân, để có thể yêu thương và hết lòng phục vụ mọi người, cách riêng là những tâm hồn đau khổ, bằng một tình yêu thuần khiết của mô hình tình yêu Tử hiến (to sacrifice one’s life), như Chúa Giê-su đã thể hiện bằng cái chết khổ hình Thập giá để cứu độ chúng sinh tội lỗi (Rom 5,6-8). Tình yêu với những đặc tính như vừa nêu, không phải là sự chiếm hữu (Posession), mà là sự thăng cấp (Promotion), vì nó được xây dựng trên chính nhân vị (Persone humaine), và khi thực hiện như thế, con người tìm kiếm trong tha nhân, phần bổ túc cho sự hiện hữu ( Existence) của mình, và khi hiến thân cho tình yêu, lúc đó tình yêu mang ý nghĩa tận hiến, như sự chết đi để rồi được tái tạo (Re-création), và ngày một hoàn thiện (to better) hơn.
- Quý Vị kính mến!
Để có thể cảm nghiệm (to be lost/deep in thought) và đạt tới thành quả trong suy tư “ Tất cả là Hồng Ân”, điều này chỉ có thể xảy ra, ngay trong sự tịch nhiên tĩnh lặng (peaceful and quiet), của tâm hồn, như cảnh giới không vọng động của Thiền (Zen Buddhism), muốn được như vậy, thì điều kiện cần là chúng ta phải cầu nguyện liên tục (uninterrupted), vì khi cầu nguyện tích cực là con người được tiếp xúc thân mật với Thượng Đế bằng cảm nghiệm đức tin (faith), giúp chúng ta biết phó thác linh hồn cho Thiên Chúa (To commend one’s to God), để xin Ngài cứu giúp, như thế tác động cầu nguyện tích cực đã trở nên hơi thở, nhằm đạt tới cầu nguyện chiêm niệm (contemplation), khi đó cầu nguyện chính là cuộc sống và là tình yêu của thụ tạo (creature) với Đấng Sáng Tạo (Creator), làm cho tình yêu của chúng ta có hiệu năng (efficiency) xây dựng, nhằm biến cải (transformeé) cuộc sống, một biến đổi trong tình yêu, để được kết hợp mật thiết với Thiên Chúa và tha nhân, qua biến đổi ước muốn (would like) và cảm xúc (emotion), con người sẽ có khả năng từ chối hưởng thụ, biết chấp nhận hy sinh cho tha nhân, để có thể nên giống Thiên Chúa, trong suy nghĩ, hành động và yêu thương mọi người như Ngài đã yêu, bằng một Tình yêu dám chết cho người mình yêu, với cái chết khổ hình Thập giá (Luc 23, 44-49; Phi 2,6-8),
Nhưng vẫn còn một điều kiện nữa để kết quả đạt được như mong ước, là chúng ta cần thiết phải có một tâm hồn Tĩnh lặng trong khi cầu nguyện, và phải biết sống trong cô tịch (solitary), điều này thật cần thiết cho con người, vì Tĩnh lặng là bậc Thầy, dạy chúng ta biết lắng nghe từ trong sâu thẳm tâm thức (mind inner feeling), như trường hơp Tiên tri (prophet) Samuen, khi ông còn nhỏ, sống trong Đền Thờ, dưới sự hướng dẫn của Thầy cả (Catholic Priest) Hê-Li, trong đêm trường tĩnh lặng, cậu bé Samuen đã được Chúa gọi đến lần thứ ba, và nhờ Thầy Hê-Li chỉ dạy, khi nghe tiếng Chúa gọi, Samuen mới biết đáp lời: “Lạy Chúa! xin cứ phán vì tôi tớ Chúa đang nghe!” (1Sam 3,1-14), và điều mà quí vị cần chú ý, là trở ngại của Sự Tĩnh lặng Tâm hồn không do ảnh hưởng bởi môi trường bên ngoài, mà đến từ, chính nơi tâm hồn luôn vọng động của con người, và chúng ta cần chú ý. . .
Sự Tĩnh lặng thì rất khác với sự Cô tịch Tuyệt đối, vì Cô tịch Tuyệt đối là hồng phúc của Đấng Tạo Hóa, vì Ngài là Đấng Tự Hữu (Ga 8,24-28: Ga 8,58), còn đời sống tĩnh lặng của con người thì cần có những tương quan, vì sự luân phiên giữa cô tịch và sự hiện diện, là cần thiết cho thế quân bình tâm lý của thụ tạo.
Sự Tĩnh lặng Tâm Hồn là Một Cảm Thức (sympathy) vô biên về TY, cần thiết phải đạt tới để chúng ta có thể tiếp xúc được với Chúa Thánh Linh (The Holy Spirit), mà Thiền sư Thích Nhất Hạnh gọi là, tiếp xúc được với “Phật Pháp Thân – Chúa Hằng Sống” (The Living Buddha- The Living Christ)[1], cũng chính điều này sẽ giúp chúng ta có thể đối thoại yêu thương với Thượng Đế, với tha nhân và vũ trụ[2], Amen.
[1] x.The Living Buddha- The Living Christ của Thiền sư Thích Nhất Hạnh- Nguyên tác Anh Ngữ -Bản Dịch cũa Nhuận Châu – PL 2544.
[2] x.Desclee De Brouwer – Michel Hubaut P.10-25
Các chủ đề cùng thể loại mới nhất:
|
|