|
Gợi ý suy niệm:
Hôm nay mồng hai tết - kính nhớ tổ tiên, Giáo Hội cho chúng ta nghe bài Tin Mừng kể về lời sự tranh luận của Chúa Giêsu với các biệt phái Pharisiêu, xoay quanh việc giữ luật thảo kính cha mẹ và tập tục tiền nhân.
Trọng tâm chính của lần tranh luận này giữa Chúa Giêsu và Biệt Phái là sự đối kháng giữa hai quan niệm, hai hình thức giữ luật.Các luật sĩ thắc mắc: "Sao môn đệ ông vi phạm truyền thống của tiền nhân?..." Chúa Giêsu trả lời họ cũng bằng một câu hỏi: "Còn các ông, tại sao các ông dựa vào truyền thống của các ông mà vi phạm điều răn của Thiên Chúa?"
Việc rửa tay trước khi ăn là một thói quen tốt giúp an toàn vệ sinh, nó như là một nét văn hoá được các giáo viên mầm non tập cho trẻ từ thuở bé. Và ở nhiều nơi trên thế giới, việc rửa tay trước khi ăn đã trở thành một tập tục, thậm chí như là một điều buộc phải làm để giữ gìn vệ sinh.Tuy nhiên, đối với các Pharisiêu thì nó được giải thích như là một điều luật và là một nghi thức tôn giáo để đánh giá con người trong sạch hay dơ bẩn.
Vì quá câu nệ luật nên biệt phái Pharisiêu lẫn lộn cái chính yếu với cái phụ tùy, quá chú trọng đến cái phụ tuỳ bên ngoài mà đánh mất cái chính yếu bên trong là đức công bằng. Họ quan niệm giữ luật Chúa làtuân thủ những luật lệ, những nguyên tắc và những lễ nghi bề ngoài, nghiêm ngặt phần hình thức như "rửa tay trước khi ăn", "dâng lễ phẩm cho Chúa thay thế sự hiếu kính cha mẹ". Họ dùng nghi lễ bề ngoài, để thoáithác một bổn phận căn bản là hiếu kính cha mẹ, lấy quy ước của các tập tục phàmnhân do họ đặt ra để xóa bỏ đi điều răn của Thiên Chúa.
Đối với Chúa Giêsu, quan niệm về những đòi hỏi củaThiên Chúa được thể hiện lớn nhất bằng luật yêu thương. Ngài xem giữ luật làmột cảm nghiệm sống ở trong lòng, một biểu hiện liên đới, nhân từ, vượt trênhình thức, là tấm lòng trong sạch và đời sống yêu thương.
Chúa Giêsu lấy một ví dụ về việc thực hành tập tụcphàm nhân để cho họ thấy, chẳng những đây không phải là luật Chúa mà còncó thể đi ngược lại Luật Chúa. Luật Thiên Chúa trong điều răn thứ tư là phải"hiếu thảo với cha mẹ của mình”.
Người Pharisêu giới hạn bổn phận con cái dựa trênhoàn toàn vật chất, một nghĩa vụ vật chất được họ gán cho nghĩa vụ đạo đức. Đốivới Đức Giêsu, Ngài nhắc nhở cho các Pharisêu,và mọi thế hệ rằng:" Ngươihãy thờ cha kính mẹ, và kẻ nào nguyền rủa cha mẹ, thì phải bị xử tử" (Mt15,4). Thảo hiếu với mẹ cha không chỉ dừng ở của cải vật chất nhưng phải hiếuthảo bằng cả tấm lòng yêu thương và tôn kính.
Ngày nay, thật đáng lo ngại là cho sự khủng hoảngđạo lý nơi nhiều gia đình. Có những người con chỉ dừng trên nghĩa vụ, bổn phậnlo lắng cho cha mẹ của cải vật chất, mà quên đi cha mẹ còn phải được kính trọngvà yêu mến. Vật chất chỉ là giá trị bề ngoài nhưng chính giá trị tinh thần, giátrị đạo đức mới quan trọng cho đời sống cha mẹ. Giá trị đạo đức bị đảo lộn bởicó những đứa con coi vật chất là trên hết, đặt tiền tài trên nghĩa vụ làm con,sẵn sàng gửi cha mẹ vào các nhà dưỡng lão mà quên rằng bổn phận của con cái lànuôi dưỡng, thăm hỏi khi cha mẹ còn sống, và cầu nguyện xin lễ cho các ngài khi đã qua đời.
Như vậy, Lời Chúa hôm nay nhắc nhở chúng ta, không thể có một sự thỏa hiệp nào giữa hai quan niệm luật hình thức và luật yêu thương; không thể san bằng nghi thức bên ngoài với lệnh truyền của Chúa; khôngdùng tập tục con người để trốn tránh giới răn Thiên Chúa dạy phải sống trọn đạohiếu.
Cầu nguyện:
Lạy Chúa Giêsu, khi còn sống ở trần gian nơi gia đình Thánh Gia Nazareth, Chúa đã nêu gương về lòng đạo đức và vâng phục chathánh Giuse và mẹ Maria. Xin cho chúng con cũng luôn biết tôn kính vâng lời vàphụng dưỡng các bậc cha mẹ, xứng với công ơn sinh thành và dưỡng dục của cácngài đã dành cho chúng con. Amen
Bảo_†_Lâm
|
|