Khăn liệm Turin. Xác thực ảnh: Ảnh cung cấp bởi Springer
Bức xạ neutron gây ra bởi trận động đất vào năm 33 có thể "làm sai" kết quả giám định niên đại phóng xạ đồng vị carbon của tấm vải liệm vào năm 1988, các nhà nghiên cứu khuyến nghị. Một trận động đất ở Jerusalem cổ xưa có khả năng đứng đằng sau việc tạo hình ảnh nổi tiếng trên khăn liệm Turin, một nhóm nghiên cứu nói. Họ tin rằng bức xạ neutron gây ra bởi trận động đất có thể đã ảnh hưởng đến hình ảnh một người đàn ông bị đóng đinh-mà nhiều người tin rằng người đàn ông đó chính là Chúa Jesus-trên suốt chiều dài của tấm vải lanh, và làm cho kết quả giám định niên đại carbon 14 thực hiện năm 1988 trở nên sai lệch.
Bức xạ neutron gây ra bởi trận động đất vào năm 33 có thể "làm sai" kết quả giám định niên đại phóng xạ đồng vị carbon của tấm vải liệm vào năm 1988, các nhà nghiên cứu khuyến nghị. Một trận động đất ở Jerusalem cổ xưa có khả năng đứng đằng sau việc tạo hình ảnh nổi tiếng trên khăn liệm Turin, một nhóm nghiên cứu dưới sự chỉ đạo của Alberto Carpinteri ở Politecnico di Torino ở Italia trong một bài báo công bố trên tuần báo Meccanica của Springer. Họ tin rằng bức xạ neutron gây ra bởi trận động đất có thể đã ảnh hưởng đến hình ảnh một người đàn ông bị đóng đinh-mà nhiều người tin rằng người đàn ông đó chính là Chúa Jesus-trên suốt chiều dài của tấm vải lanh, và làm cho kết quả giám định nhiên đại carbon 14 thực hiện năm 1988 trở nên sai lệch. Tấm vải liệm đã thu hút được đông đảo sự chú ý từ khi Secondo Pia chụp nó lần đầu tiên vào năm 1898: về việc có hay chăng nó là tấm vải liệm dùng để liệm xác Chúa Jesus, nó có niên đại bao nhiêu, và hình ảnh in trên đó được tạo ra như thế nào. Theo kết quả giám định niên đại phóng xạ carbon năm 1988, tấm vải chỉ được có 728 năm tuổi vào thời điểm đó. Các nhà nghiên cứu khác từ đó đã khuyến nghị rằng tấm vải liệm đó lâu đời hơn nhiều và việc giám định niên đại đã sai lệch do bức xạ neutron -- một tiến trình gây ra bởi sự nhiệt hạch hay phân hạch hạt nhân qua đó các neutron tự do được giải phóng khỏi nguyên tử-- và sự tương tác của nó với hạt nhân của các nguyên tử khác để hình thành các đồng vị carbon mới. Thế nhưng, không có một lý do hợp lý về mặt vật lý nào đã từng được đưa ra để giải thích về nguồn gốc của bức xạ neutron này. Bấy giờ nhóm nghiên cứu của Carpinteri, qua các thực nghiệm cơ và hóa học, đưa ra giả thuyết rằng các sóng áp suất cao tần phát ra từ phần vỏ trái đất trong suốt quá trình động đất chính là nguồn của các sự phát xạ neutron như thế. Điều này có cơ sở từ nghiên cứu của họ tập trung vào các phản ứng phân hạch áp suất hạt nhân, mà nó được khởi phát khi các mẫu vật đá rất giòn bị ép dưới máy nén áp lực. Trong quá trình đó, các neutron được sản sinh ra mà không có những phát xạ gama. Bằng một cách đánh đồng, các nhà nghiên cứu luận thuyết xa hơn rằng thông lượng neutron tăng lên, tương ứng với hoạt động địa chấn, phải là một kết quả của các phản ứng như thế. Các nhà nghiên cứu vì thế mà tin rằng sự phát xạ neutron từ một trận động đất lịch sử vào năm 33 ở Jerusalem cổ xưa, mà nó đo được 8.2 độ Richter, có thể đã đủ mạnh để làm cho neutron tương tác với các hạt nhân khí ni-tơ. Một mặt, điều này có thể đã tạo ra hình ảnh cá biệt trên tấm vải liệm thông qua hình ảnh bức xạ, trong khi mặt khác, nó có thể đã làm tăng lượng đồng vị carbon-14 được tìm thấy trên các sợi vải lanh làm xáo trộn kết quả giám định biên đại được thực hiện vào năm 1988. "Chúng tôi tin rằng do khả năng phát xạ neutron gây ra bởi động đất đã gây ra sự tạo ảnh trên các sợi vải lanh của tấm khăn liệm đó, thông qua sự bắt giữ neutron dạng nhiệt của các hạt nhân khí ni-tơ, và cũng có thể làm sai lệch kết quả giám định niên đại phóng xạ carbon," Carpinteri giả thuyết như thế.
A. Carpinteri, G. Lacidogna, O. Borla. Is the Shroud of Turin in relation to the Old Jerusalem historical earthquake?Meccanica, 2014; DOI: 10.1007/s11012-013-9865-x
thay đổi nội dung bởi: ViviPaul, 12-02-2014 lúc 04:24 PMLý do: Thiếu sót năm tuổi