Love Telling ThanhCaVN nhắn với ACE: Chúng con cậy vì Danh Chúa nhân từ, xin cho Linh hồn Cha cố Phêrô (Ns. Kim Long) được lên chốn nghỉ ngơi. Hằng xem thấy mặt Đức Chúa Trời sáng láng vui vẻ vô cùng. Amen! Loan Pham nhắn với ACE: Giêsu Maria Giuse, con mến yêu xin thương cứu rỗi linh hồn Phê-rô Lm. Kim Long sớm được hưởng Nhan Thánh Chúa. Amen Loan Pham nhắn với ACE: Hòa cùng với Giáo Hội Công Giáo Việt Nam với sự ra đi của Lm. Kim Long là Nhạc sĩ quý mến của chúng ta...đó là sự thương xót mất mát rất lớn của Thánh Nhạc Việt Nam... chúng ta hãy cùng dâng lời nguy Loan Pham nhắn với Gia đình TCVN: Hòa cùng Giáo Hội Công giáo Việt Nam với sự ra đi vô cùng thương tiếc của Lm. Kim Long là nhạc sĩ Thánh Ca thân yêu của chúng ta... Chúng ta cùng dâng lời nguyện xin: Giesu Matia Giuse xin thương cứu rỗi linh ThanhCaVN nhắn với ACE: Nhân dịp Sinh Nhật lần thứ 18 Website, BQT-TCVN kính chúc Quý Cha, Quý Tu sỹ Nam Nữ, Quý Nhạc sỹ - Ca trưởng – Ca sỹ, Quý Ân Nhân và toàn thể ACE luôn tràn đầy HỒNG ÂN THIÊN CHÚA. ThanhCaVN nhắn với ACE: Chúng con cậy vì Danh Chúa nhân từ, xin cho Linh hồn ĐTC Phanxicô được lên chốn nghỉ ngơi. Hằng xem thấy mặt Đức Chúa Trời sáng láng vui vẻ vô cùng. Amen!

kết quả từ 1 tới 2 trên 2

Chủ đề: Thứ Sáu Tuần III Mùa Chay Năm chẵn

Threaded View

  1. #2
    phale's Avatar

    Tham gia ngày: Mar 2012
    Tên Thánh: Maria
    Giới tính: Nữ
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 5,056
    Cám ơn
    7,015
    Được cám ơn 6,091 lần trong 1,862 bài viết

    Default

    Suy niệm:

    1. Giới răn trọng nhất
    “Hãy yêu mến Thiên Chúa ngươi hết lòng hết sức hết trí khôn” (c.20)
    Đó là một mệnh lệnh của Trời. Ở đời khi một người làm ơn cho chúng ta, chúng ta cám ơn, biết ơn và kính phục trọng vọng. Thế còn Thiên Chúa là Đấng mưa ơn lành đã chết vì yêu thương nhân loại? Nhân loại là đối tượng tình yêu của Thiên Chúa, là người yêu mà Chúa đã chết cho họ. Còn thứ tình yêu nào cao vời hơn nữa? Thiên Chúa mạc khải Đấng chưa ai thấy bao giờ (Ga 1,18) có tên gọi là tình yêu (1Ga 4,8).

    Ở trên đời chúng ta yêu mến những gì là hữu ích như sức khỏe, sự sống, ánh sáng, sự thật... Thiên Chúa là Đấng Hằng Sống, là Ánh Sáng, là Chủ chiên lành, là Đường đi... thì tại sao chúng ta lại không yêu Ngài. Thiên Chúa là Đấng duy nhất, bất biến, vĩnh cửu, hằng sống, tự hữu, toàn năng, quan phòng... Chúng ta liệu có yêu được những đặc tính đó không?

    Con người tự bản tính yêu những gì gọi là chân, thiện, mỹ. Rất có thể chúng ta đã yêu mến Chúa nhưng không yêu hết trọn vẹn trí khôn, ý chí, tình cảm. Nếu chúng ta chỉ dành cho Thiên Chúa một ngăn tình yêu như dành cho bất cứ thứ gì ở trần gian thì phải yêu mến Chúa hết linh hồn.

    Có người chỉ yêu Chúa, nhớ đến Chúa, chạy đến với Chúa khi gặp thử thách tai ương hoạn nạn. Có khi chúng ta yêu Chúa nhưng vẫn dám đặt Chúa kém giá hơn 30đ của Giuda. Chúng ta mang tiếng yêu Chúa và theo Chúa, nhưng chỉ theo xa xa như Phêrô trong đêm Chúa bị bắt. Chúng ta yêu Chúa như thái độ của người anh cả gọi dạ bảo vâng nhưng không đi làm cho cha mình, cũng giống như những người được chủ mời dự tiệc mà lấy lý do thăm ruộng, thử bò... để từ chối. Chúng ta cũng muốn yêu Chúa đó, nhưng cũng muốn cầm cầy ngoái cổ lại, cũng muốn về với đống của của một chàng thanh niên kia, cứ muốn về với cha già kiếm hương hỏa.

    Lúc nào chúng ta cũng tự cho mình là khôn, là bắt cá hai tay, là đi hàng hai, là chân trong chân ngoài, dở sống, dở chết, tranh tối tranh sáng, dở dở ương ương làm sao ấy, khiến cuộc sống chúng ta không trưởng thành được, non nớt mãi, cứ đứng dậy đi, rồi lảo đảo té nhào và bệnh hoạn trên đường siêu nhiên. Có lúc chúng ta sẵn sàng yêu Chúa như những người ở Giêrusalem, ăn bánh phép lạ và đã hăng hái muốn tôn Ngài làm vua. Nhưng rồi cũng sẵn sàng ném đá sỉ vả và kết án Chúa.

    Bao lâu chúng ta chưa dám từ bỏ mình để theo hẳn Chúa, bao lâu chúng ta chưa dám đặt Chúa lên chỗ của Ngài, chưa để Chúa lên phần hơn của Ngài thì chúng ta dễ dàng từ bỏ Ngài, nghĩa là sẵn sàng ghét Ngài và phản bội Ngài. Bao lâu chúng ta chưa chịu trở thành đầy tớ, người con của Ngài, chưa chịu trở thành vật sở hữu của Ngài như một trái banh dưới chân cầu thủ thì bấy lâu chúng ta vẫn mang kiếp sống èo ọt, ngất ngư trong một tình trạng phân hóa thác loạn.

    Yêu Chúa trong Cựu Ước là thờ lạy, là vâng phục Ngài. Trong Tân Ước, thập giới Sinai vẫn còn giá trị. Yêu Chúa là yêu hết linh hồn, là giữ trọn Lời Chúa, là thực thi Lời Chúa và theo Chúa bằng con đường từ bỏ, và không gì dứt lìa chúng ta ra khỏi Thiên Chúa, cho dù là đau khổ, hoạn nạn, thử thách. Tình yêu mạnh hơn sự chết nữa.

    2. Yêu người như chính mình
    Nếu như Chúa chỉ dạy chúng ta yêu mến Chúa thôi, thì khó cho chúng ta biết mấy, vì việc làm đó có vẻ trừu tượng. Bản tính con người thích và chỉ yêu chuộng cái gì mắt thấy, tai nghe, tay sờ được. Như vậy có mến Chúa thật hay không thì khó lòng kiểm chứng được. Cùng lắm là thi hành một số luật. Rất may Chúa dạy thêm “yêu mến người ta như mình” (c.31) để làm thước đo cho giới răn thứ I.

    Chữ người ta đây là ai? Thưa là hết mọi người, là người anh em họ hàng hay lương dân, người Samaritanô hay Lêvi, người Biệt phái hay người tội lỗi, là bạn hay thù... hết thảy đều là đối tượng của tình yêu. Cho nên, tình yêu thật của Chúa phải vượt xa khỏi hàng rào râm bụt, lũ trẻ vị thành niên xanh, hàng rào kẽm gai, vươn tới nhân loại không còn phân biệt màu da chủng tộc.

    Hẳn, chúng ta còn nhớ mãi câu chuyện người bộ hành từ Giêrusalem đi Giêricô chẳng may bị bọn cướp đường đánh cướp dở sống dở chết. Dụ ngôn cho chúng ta thấy tâm lý, thái độ của bốn lớp người:

    1. Những tay ăn cướp sống theo luật rừng: của anh là của tôi, tôi phải sống trước cái đã.

    2. Một vị tư tế đi tế lễ ở đền thờ ra đi vội vàng tránh lối đi qua. Đáng lý vị này có nhiệm vụ thi hành luật thương người thì hẳn đã không làm. Đó là giữ luật ngoài vỏ bằng đầu môi chót lưỡi.

    3. Thầy Lêvi sống theo luật: của anh là của anh, của tôi là của tôi; mình không hại người và người không hại ta. Đủ sống.

    4. Người Samaritanô, là người ngoại giáo, bị Do Thái gạt ra khỏi lề luật, không có bổn phận giữ luật thương người... Nhưng Chúa đã ca tụng người này có tấm lòng vàng.

    Thực ra chỉ khi hữu sự mới biết được tấm lòng người ta. Người Samaritanô đây sống theo luật vàng: mình sống phục vụ mọi người, phúc lợi của anh em là quan trọng, sự sống của anh em cũng là của mình... Chính Chúa Giêsu đã kết luận dụ ngôn này (c.37): “Hãy ra đi và làm như ông ta.” Chúa không bảo noi gương bậc tư tế hay thầy Lêvi mà là theo gương người ngoại giáo Samaritanô. Như vậy có phải là chua xót không. Biết đâu nếu như Chúa phải giảng dạy một lần nữa, không chừng Chúa sẽ chưng nguyên lại dụ ngôn này một lần nữa chăng?

    Đấy yêu thương người là như thế, là mất mát, là thiệt thòi, là liên lụy vì anh em mình. Một khía cạnh của yêu thương anh em là cho đi, cho đi bằng việc làm. Việc làm đây hiểu là sự giúp đỡ bằng lời nói can thiệp, bằng đời sống phục vụ tha nhân, bằng sức khỏe, bằng tiền của, bằng thời gian... Thật ra ý muốn tốt mà ta cho dù vô hình khó kiểm chứng được. Cho đi, bằng thái độ có thể bị coi là giả tạo bôi bác. Nhưng cho đi bằng tận tâm giúp đỡ, bằng chấp nhận gian khổ thì thấy rõ và dễ gây kết quả tốt. Và đó là cho người khác thấy được Thiên Chúa. Có biết bao nhiêu người đang nhìn qua chúng ta để thấy được Thiên Chúa.

    Chúa Giêsu đã cách mạng hóa nhân loại bằng tình yêu hết cỡ của Ngài. Ai bằng lòng đi theo Ngài là lập tức bước vào ngay con đường tình yêu trải rộng ấy. Cũng chính nhờ tình yêu mà chúng ta đang sống và đang phục vụ. Cũng chính vì tình yêu mà chúng ta được giao tế và liên hệ với Ngài và anh em của Ngài. Không còn gì thúc đẩy chúng ta hơn tình yêu nữa đâu. Tình yêu của Chúa đồng nghĩa với những hy sinh, từ bỏ, thiệt thòi, can đảm, tha thứ, dâng hiến... tất cả những đức tính đó phát xuất từ tình yêu Thiên Chúa. Chúng ta đang nói chuyện với nhau hôm nay đây không ngoài mục đích nào khác là mời nhau nhận ra tình yêu tột đỉnh của Thiên Chúa qua anh em trong giữa mùa chay này.

    Cầu nguyện:

    Lạy Chúa Giêsu, thánh Gioan đã diễn tả thật ngắn ngọn về Chúa: Chúa là Tình Yêu. Vì yêu nhân loại, nên Chúa đã chẳng nề gian lao vất vả, đau khổ đắng cay, dầm mưa giãi nắng. Yêu thương và phục vụ là biểu tượng của Chúa: Từ trẻ nhỏ đến cụ già; từ người giầu đến người nghèo; từ kẻ quyền thế đến kẻ thấp hèn, Chúa đều thi ân giáng phúc.

    Lạy Chúa Giêsu mến yêu, xin cho chúng con mỗi lần được kết hiệp với Chúa qua Bí tích Thánh Thể là một lần chúng con cũng trở nên giống Chúa hơn. Giống Chúa trong yêu thương, phục vụ. Giống Chúa trong cách nghĩ và cách làm. Xin cho chúng con trong đời sống hằng ngày luôn biết từ bỏ cái tôi ích kỷ để mở rộng tâm hồn đến với tha nhân. Xin cho chúng con không chỉ trao tặng nhau lời nói, ánh mắt cảm thông mà còn cả cuộc sống sẵn sàng phục vụ quên mình. Xin cho chúng con luôn quảng đại, yêu thương và phục vụ tha nhân với tất cả nhiệt tình và khả năng mà Chúa đã ban cho chúng con. Xin Chúa thêm ơn trợ giúp để chúng con luôn trung tín với giới luật yêu thương của Chúa là mến Chúa và yêu người.

    Lạy Chúa là nguồn mạch tình yêu, xin cho chúng con được tắm mát trong lòng thương xót của Chúa, và xin giúp chúng con cũng biết trao ban tình yêu đó cho anh em. Amen.


    Lm. Giuse Tạ Duy Tuyền


    Chữ ký của phale
    Điều đẹp ý Ngài xin dạy con thực hiện (Tv142,10)

  2. Được cám ơn bởi:


Quyền hạn của bạn

  • Bạn không được gửi bài mới
  • Bạn không được gửi bài trả lời
  • Bạn không được gửi kèm file
  • Bạn không được sửa bài

Diễn Đàn Thánh Ca Việt Nam - Email: ThanhCaVN@yahoo.com