Love Telling ThanhCaVN nhắn với ACE: Chúng con cậy vì Danh Chúa nhân từ, xin cho Linh hồn Cha cố Phêrô (Ns. Kim Long) được lên chốn nghỉ ngơi. Hằng xem thấy mặt Đức Chúa Trời sáng láng vui vẻ vô cùng. Amen! Loan Pham nhắn với ACE: Giêsu Maria Giuse, con mến yêu xin thương cứu rỗi linh hồn Phê-rô Lm. Kim Long sớm được hưởng Nhan Thánh Chúa. Amen Loan Pham nhắn với ACE: Hòa cùng với Giáo Hội Công Giáo Việt Nam với sự ra đi của Lm. Kim Long là Nhạc sĩ quý mến của chúng ta...đó là sự thương xót mất mát rất lớn của Thánh Nhạc Việt Nam... chúng ta hãy cùng dâng lời nguy Loan Pham nhắn với Gia đình TCVN: Hòa cùng Giáo Hội Công giáo Việt Nam với sự ra đi vô cùng thương tiếc của Lm. Kim Long là nhạc sĩ Thánh Ca thân yêu của chúng ta... Chúng ta cùng dâng lời nguyện xin: Giesu Matia Giuse xin thương cứu rỗi linh ThanhCaVN nhắn với ACE: Nhân dịp Sinh Nhật lần thứ 18 Website, BQT-TCVN kính chúc Quý Cha, Quý Tu sỹ Nam Nữ, Quý Nhạc sỹ - Ca trưởng – Ca sỹ, Quý Ân Nhân và toàn thể ACE luôn tràn đầy HỒNG ÂN THIÊN CHÚA. ThanhCaVN nhắn với ACE: Chúng con cậy vì Danh Chúa nhân từ, xin cho Linh hồn ĐTC Phanxicô được lên chốn nghỉ ngơi. Hằng xem thấy mặt Đức Chúa Trời sáng láng vui vẻ vô cùng. Amen!

kết quả từ 1 tới 40 trên 151

Chủ đề: Chớ nên Yêu Kẻ Thù, mà phải Ghét!

Threaded View

  1. #10
    dangngocan's Avatar

    Tham gia ngày: Nov 2010
    Tên Thánh: Maria-Giuse
    Giới tính: Nam
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 204
    Cám ơn
    53
    Được cám ơn 456 lần trong 146 bài viết

    Default

    Đã lâu rồi, có thể hơn 50 năm, tôi bắt gặp trong tờ nhật báo OUEST FRANCE không biết khai sinh lúc nào, nhưng tại trang nhất luôn luôn có ghi :
    “NÓI RA MÀ KHÔNG LÀM HẠI” (dire sans notre).
    “PHƠI BÀY MÀ KHÔNG CHÂM CHÍCH” (montrer sans choquet).
    “CHỨNG MINH MÀ KHÔNG GÂY HẤN” (témoigner sans agresser).
    “TỐ GIÁC MÀ KHÔNG KẾT ÁN” (dénoncer sans condamner).

    Trước đó nữa, cho đến năm 1975, miền nam Việt Nam nhật báo ì xèo có hơn 30 tờ, và báo Nguyệt san thì không đếm xuể, vấn đề tranh cãi, bút chiến luôn nổi cộm ở báo này khác, nhưng rất ngạc nhiên người ta thấy những tác giả của bài viết ấy lại cùng ngồi chung quán cà phê nghịch đùa nhau cười hả hê. Người người cho rằng :
    - họ tranh cuội với nhau để câu đọc giả,
    - họ biết tự trọng,
    - họ có văn hóa, có tài,
    - vân vân


    Tôi không biết điều đúng sai, nhưng các bậc trưởng thượng chỉ ra rằng 4 câu nói trên là kim chỉ nam cho người viết văn, nên dù trong họ nả pháo, phản pháo nhưng chung cuộc vẫn tìm được đạo lý chung nhờ giáo khoa nhà trường có môn triết học như ; đạo đức học, tâm lý học, xã hội học, vân vân phần nào rèn luyện họ.

    Ngày nay với đà phát triển siêu việt chóng mặt của khoa học không ít con người chủ nghĩa tiệm tiến, chủ nghĩa thực dụng, chủ nghĩa độc tôn, vân vân và vân vân, thì 4 câu này thuộc về quá khứ chăng, vì nó xưa rồi? những học sinh, sinh viên có năm sinh từ 1966 trở về sau thì không được nhà trường dạy những môn triết này giúp tự suy.

    Nói về vấn đề “Yêu”, đạo Công giáo tự hào hãnh diện có một đường lối mang đến cho con người chung sống hòa bình bời chính Ngôi Hai Thiên Chúa là Đức Kitô truyền dạy “Mt 5, 38-45”/ “Lc 6, 29-30 Lc 6, 27-31”. Lời Chúa đoạn kinh thánh này <tôi luôn than vãn củng Chúa> “Lạy Chúa, con không làm được nếu không có Chúa ở cùng”.

    Cũng vậy, những ngày đầu năm, mừng sinh nhật, mừng bổn mạng, ai chúc mừng tôi đa phúc đa lộc đa tài dù là ngoài môi miệng xã giao tôi sung sướng vô cùng. Nhưng không chấp nhận lời chúc tôi được nghèo khó. Đấy, bản chất con người là thế làm sao vui vẻ đón nhận “Phúc cho ai có lòng khó nghèo…”?

    Lời Chúa ở một đoạn khác nói về tội xúc phạm đến Chúa Thánh Thần, tôi hiểu bí tích nào của Công giáo đều nhờ bởi Chúa Thánh Thần thánh hóa. Như vậy ai không tin là lỗi với Chúa Thánh Thần. Quan điểm và lập trường của tôi : Lý thuyết chối bỏ bí tích công giáo tuy cực đoan nguy hiểm tự nó không giá trị khi còn nằm trên bàn như súng ống bom đạn trong kho, nhưng là kẻ gieo rắc lý thuyết ấy tội ác nặng hơn người bóp cò súng thả bom.<TÔI NGUYỀN RỦA LÝ THUYẾT ẤY VÀ THÙ GHÉT KẺ GIEO RẮC LÝ THUYẾT ẤY> . Xin mọi người chớ bắt chước tôi, cũng như nại Tòa Thánh đã đang dành nhiều công sức cho chương trình đại kết lên án tôi.

    Mặt khác, ai cũng biết từ thập niên 1960, lập trường của Vatican là rất dè dặt đối với việc sử dụng lực lượng quân sự trong việc giải quyết các xung đột, nhưng vừa rồi Đức cha Silvano Tomasi, Quan sát viên thường trực của Tòa Thánh tại Liên Hiệp Quốc, đã tuyên bố hôm 9/8/2014, rằng một cuộc can thiệp quân sự ở I-rắc là “cần thiết vào lúc này để ngăn chặn đà tiến công của nhóm chiến binh Hồi giáo ở I-rắc”.

    Ôi chao! Lại giết chóc, sao người công giáo các nước không đến Irac đưa má ra cho bọn dã man khát máu kia ngỏ hầu cảm hóa chúng cùng với lời cầu nguyện, phải chăng là họ không cường điệu?

    Theo báo La Croix
    Về việc can thiệp này, ở đây cũng cần nhắc lại bài phát biểu của Đức Bênêđíctô tại trụ sở Liên Hiệp Quốc ngày 18/03/2008, trong đó Đức Thánh Cha đã đề cập đến « trách nhiệm bảo vệ » người dân phù hợp với luật pháp quốc tế. Đối với ngài, trong những trường hợp nghiêm trọng, nếu không can thiệp, thí “chính sự dửng dưng hay việc không can thiệp mới gây nên những thiệt hại thực sự ». Ngài nói:

    « Mọi Nhà Nước đều có bổn phận hàng đầu bảo vệ người dân của mình chống lại những vi phạm nhân quyền nghiêm trọng và lặp đi lặp lại… Nếu có lúc các Nhà Nước không thể đảm nhận được sự bảo vệ như thế, thì cộng đồng quốc tế có phận vụ can thiệp bằng các phương thế pháp lý đã được dự kiến bởi Hiến Chương Liên Hiệp Quốc và bởi những phương tiện quốc tế khác. Hành động của cộng đồng quốc tế và của các thể chế của nó, trong chừng mực nó tôn trọng các nguyên tắc đặt nền tảng cho trật tự quốc tế, sẽ không bao giờ được giải thích như là một sự cưỡng bức vô cớ hay như là một sự hạn chế chủ quyền. Ngược lại, chính sự dửng dưng hay việc không can thiệp mới gây nên những thiệt hại thực sự. Cần phải thực hiện một sự nghiên cứu sâu xa các hình thái để ngăn ngừa và giải quyết các xung đột, bằng cách sử dụng mọi phương tiện mà hoạt động ngoại giao có được và bằng việc dành sự chú tâm và nâng đỡ cho dấu chỉ nhỏ nhất của đối thoại và ý muốn hòa giải.

    Ý kiến của Christian Mellon về vấn đề này:
    “Quả thực, theo “học thuyết về chiến tranh chính đáng”, tức là lập trường truyền thống của Giáo Hội Công Giáo về tính chính đáng luân lý của cuộc chiến, một cuộc can thiệp quân sự là hiếm hoi được hợp pháp hóa. Nhưng nó được hợp pháp hóa trong trường hợp có sự thanh trừng sắc tộc hay tội diệt chủng, và cách chung chung hơn khi “thường dân có nguy cơ chết dưới những phát súng của một cuộc xâm lược bất chính”, như Đức Gioan-Phaolô II đã từng nói vào ngày 16/1/1993 với ngoại giao đoàn, khi xảy ra những biến cố bi thảm của Bosnia.

    Cũng vậy, ngày 1/1/2000, nhân Sứ điệp Ngày Thế Giới Hòa Bình, Đức Gioan-Phaolô II đã nhắc lại rằng, “khi thường dân có nguy cơ chết và những nỗ lực chính trị và những công cụ phòng vệ bất bạo động không có kết quả nào, thì thật là hợp pháp, và thậm chí đó là một bổn phận, nại đến những sáng kiến cụ thể để tước vũ khí của kẻ xâm lược. Tuy nhiên, những sáng kiến này phải được hạn chế trong thời gian, có những mục tiêu rõ ràng, được vận dụng trong sự tôn trọng trọn vẹn luật pháp quốc tế, được bảo đảm bởi một thẩm quyền được nhìn nhận trên bình diện quốc tế và không bao giờ phó mặc cho lô-gíc thuần túy của vũ khí”.

    Như vậy, phải chăng ở thế chẳng đặng đừng chủ nghĩa đa cực hình ảnh con rắn đã đánh bật hình ảnh chim bồ câu là thái độ của cái gọi là giáo điều chủ nghĩa?

    Nhớ lại thời Đạo Binh Thánh Giá, thời Đệ nhất Thế chiến 1914-1918, thời Đệ nhị Thế chiến 1940-1945 bao nhiêu mạng sống con người mất đi, ngày nay nhìn lại con người “được và mất” ra sao? Quân bình hay bên trọng bên khinh. Tôi trân trọng tri ân sau đó nước Chúa lan rộng khắp nơi.

    Sau năm 1945, các quốc gia thế giới chia làm hai phe chiến tranh lạnh, rồi một phe tự nó giải thể vì ngược lòng dân. Giới tôn giáo cho rằng nhờ lời cầu nguyện. Xã hội cho là những gì ngược lại tự nhiên (tôi không dùng từ công lý vì nó luôn thay đổi) bị đào thải là tất nhiên.

    Không riêng tôi, Chúa trao cho mọi người những nén bạc, tự lực làm giàu thêm, rồi một ngày nào đó Chúa kiểm tra. Tôi tâu trình với Người : Dám xin hỏi Chúa địa cầu này không có hòa bình là do con người không có tiếng nói chung hay lý do nào khác. Người nói : Có hai lần Ta đã dùng đến chữ “Satan” Một lần với tên Cám dỗ và lần này với Phêrô. Con phải biết Satan đối nghịch với Thiên Chúa. Satan làm đảo lộn trật tự thế giới. Satan phá hoại chương trình của Thượng Đế nơi con người. Với tên cám dỗ Ta bảo nó “hãy cút đi”. Còn với Phêrô Ta bảo “hãy lui ra sau Ta”.

    Tôi đã hiểu lần quở mắng tên Cám dỗ, Chúa Giêsu bảo nó “hãy cút đi”, Người không còn muốn thấy mặt nó nữa; Vâng! Tôi sẽ ghét nó. nhưng khi khiển trách Phêrô, Chúa Giêsu lại nói “hãy lui ra sau Ta.” Vâng! Con biết Chúa vẫn cho chúng con cơ hội hoán đổi hướng nhìn và cách đi. Thay vì đi trước và chỉ lối cho Chúa, chúng con phải hướng theo và tiếp bước sau Người.

    Lạy Chúa, xin cho chúng con được noi gương thánh Phêrô khi Chúa bảo “Hãy lui ra sau Ta”, ngài đã vâng lời lui ra chứ không giận dỗi bỏ đi. Khi bị mắng là “Satan”, ngài vẫn khiêm tốn nhìn nhận tầm nhìn nông cạn của mình chứ không tự ái phản đối. Và khi bất toàn giáo lý ngài không tự tôn tự đại kết hợp tài tìnhvới thánh tông dồ Phaolô.-



    Xem tóm lược chuyến tông du Đại Hàn của Đức Thánh Cha Phaxicô vừa qua.



  2. Có 2 người cám ơn dangngocan vì bài này:


Quyền hạn của bạn

  • Bạn không được gửi bài mới
  • Bạn không được gửi bài trả lời
  • Bạn không được gửi kèm file
  • Bạn không được sửa bài

Diễn Đàn Thánh Ca Việt Nam - Email: ThanhCaVN@yahoo.com