Love Telling ThanhCaVN nhắn với ACE: Chúng con cậy vì Danh Chúa nhân từ, xin cho Linh hồn Cha cố Phêrô (Ns. Kim Long) được lên chốn nghỉ ngơi. Hằng xem thấy mặt Đức Chúa Trời sáng láng vui vẻ vô cùng. Amen! Loan Pham nhắn với ACE: Giêsu Maria Giuse, con mến yêu xin thương cứu rỗi linh hồn Phê-rô Lm. Kim Long sớm được hưởng Nhan Thánh Chúa. Amen Loan Pham nhắn với ACE: Hòa cùng với Giáo Hội Công Giáo Việt Nam với sự ra đi của Lm. Kim Long là Nhạc sĩ quý mến của chúng ta...đó là sự thương xót mất mát rất lớn của Thánh Nhạc Việt Nam... chúng ta hãy cùng dâng lời nguy Loan Pham nhắn với Gia đình TCVN: Hòa cùng Giáo Hội Công giáo Việt Nam với sự ra đi vô cùng thương tiếc của Lm. Kim Long là nhạc sĩ Thánh Ca thân yêu của chúng ta... Chúng ta cùng dâng lời nguyện xin: Giesu Matia Giuse xin thương cứu rỗi linh ThanhCaVN nhắn với ACE: Nhân dịp Sinh Nhật lần thứ 18 Website, BQT-TCVN kính chúc Quý Cha, Quý Tu sỹ Nam Nữ, Quý Nhạc sỹ - Ca trưởng – Ca sỹ, Quý Ân Nhân và toàn thể ACE luôn tràn đầy HỒNG ÂN THIÊN CHÚA. ThanhCaVN nhắn với ACE: Chúng con cậy vì Danh Chúa nhân từ, xin cho Linh hồn ĐTC Phanxicô được lên chốn nghỉ ngơi. Hằng xem thấy mặt Đức Chúa Trời sáng láng vui vẻ vô cùng. Amen!

kết quả từ 1 tới 10 trên 10

Chủ đề: Cá nhân oan sai đền chục tỷ, chục vạn chết oan ức không được lời xin lỗi ...!

Threaded View

  1. #4
    teenvnlabido's Avatar

    Tham gia ngày: May 2011
    Tên Thánh: Giuse
    Giới tính: Nam
    Đến từ: HCM city
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 927
    Cám ơn
    1,503
    Được cám ơn 2,005 lần trong 603 bài viết

    Default


    Ngày 20-9-1886, có 1.000 Cần Vương tấn công Thanh Hóa, nhưng vì không chiếm được thành, chúng kéo đến hủy diệt các làng Công giáo ở chung quanh Cửa Bạng. Hơn 100 họ đạo bị tàn phá.

    B. Giáo Phận Vinh, Nam Đàng Ngoài

    - Làng Hướng Phương và Cồn Nâm, Quảng Bình

    Ngày 31-1-1886 Đề đốc Lê Trực đưa quân Cần Vương đến đánh làng Hướng Phương là một trong những họ đạo lớn nhất của giáo phận. Đứng trước tình thế như vậy, người Công giáo dưới sự sáng suốt của linh mục Vạn cầm khí giới để bảo vệ mạng sống. Sau 15 ngày, Cần Vương bại trận và kéo đi đốt phá các họ nhỏ chung quanh Hướng Phương. Cách ba tháng, chúng lại đến vây Hướng Phương đông đảo hơn, nhưng vẫn bị đánh bại.
    Ở xứ Cồn Nâm, Linh mục Gioan Baotixita Kiệm già yếu không chịu bỏ xứ trốn chạy. Ngài nói rằng: “Già cả như tôi thế này chẳng thèm sống, tôi chỉ muốn chết thôi.” Lúc Cần Vương đến, ngài quì cầu nguyện với hai học sinh của người. Chúng lôi ngài ra khỏi nhà, đem đến núi ở làng Kim Sơn và chém cùng với hai học sinh của ngài.47
    Thật ra nhiều anh em bên lương không muốn tàn sát người Công giáo, nhưng vì các thủ lãnh Cần Vương ép họ. Như trong tháng 2-1886, lúc Tôn Thất Thuyết ở Bình Chính, có 10 lý trưởng không muốn đem quân giết người Công giáo, và tất cả đều bị chém. Nguyên tại Bình Chính, Cần Vương đốt phá 59 họ đạo và giết 600 người. Thừa sai Tortuyaux gan dạ, liều mình đi qua đất giặc để đem nhiều người Công giáo trở về Hướng Phương, bằng không còn chết nhiều hơn nữa.48

    - Làng Bảo Nham, Vinh

    Tháng 10-1885, Cần Vương kéo đến hai ba lần bao vây làng Bảo Nham, nhưng không phá được. Ngày 12-11-1885, có 2.000 quân mang súng ống đến bao vây làng Bảo Nham. Trong làng chỉ có độ 250 người tráng kiện và 8 khẩu súng với giáo mác. Qua ngày 13-11, 10 người tử trận và 20 người bị trọng thương và hơn nữa, đạn dược không còn. Nhận thấy tình thế quá nguy ngập, đêm đến dân làng rủ nhau trốn lên núi bò vào hang. Đến sáng Cần Vương đột nhập vào làng đốt phá và lấy tre đóng bờ giậu rào núi.
    Cần Vương không dám trèo lên núi, nên chúng ra lệnh đốt núi. Lửa và khói xông vào cửa hang. Chúng lấy sào dài cắm bó rạ đốt lên rồi áp vào các miệng hang. Chiến dịch này kéo dài như vậy trong vòng 5 ngày. Người Công giáo ở trong hang vừa bị khói vừa bị lửa, nước uống gần hết. Cần Vương biết tình thế quẫn bách của người Công giáo nên bảo họ ra hàng cho xong.
    Công giáo họp bộ tham mưu rồi phái 8 người xuống núi điều đình với Cần Vương, nhưng vừa đến nơi cả 8 người liền bị bắt trói và bị chém tại chỗ.49 Nhiều người khát quá đứng ở cửa hang xin một chút nước, và chúng trả lời rằng: “Xuống đây mà múc.“

    47 Ngày 1-1-1886. Sau này, năm 1888 dân chúng làng này đồng loạt xin tòng giáo và đổi tên là Thanh Sơn và trở thành một họ giáo thuộc Hướng Phương.
    48 Cao Thế Dung, Việt Nam Huyết Lệ Sử (New Orleans, 1996), trg 315.
    - Thừa sai Tortuyaux ở Nghệ An và thừa sai Anger ở Bình Định mộ binh để bảo vệ người Công Giáo chứ khôngphải mộ binh cho thực dân Pháp. Xem:
    - Lãng Nhân, Những Trận Đánh Pháp, trg 16, Houston, 1987.
    - Phạm Văn Sơn, Quân Sử 3 (Taiwan, 1971), trg 242 chép là “ông cố Tortuyaux theo trung tá Metzinger là một tu sĩ gián điệp, vừa đi giảng đạo vừa thám thính tình hình và địa thế ở vùng Quảng Bình, dẫn đường lên đồn Vẽ để truy bắt vua Hàm Nghi.”
    49 Lm Trần Phúc Long, 25 Giáo Phận Việt Nam (California, 1994), Tập I, trg 178.



    Nghe tin Bảo Nham ở trong tình trạng khốn đốn, thừa sai Klinger Thông đem 300 Công giáo đến giải vây cho họ.

    - Làng Trung Nghĩa và Xuân Kiều, Hà Tĩnh

    Ngày 20-10-1886, vua Hàm Nghi truyền giết tất cả các người GiaTô giáo.50 Lập tức Cần Vương đem 6.000 quân đánh làng Công giáo Trung Nghĩa. Làng này chỉ có hơn 200 người có thể cầm khí giới. Cuộc phòng thủ do thừa sai Aguese tổ chức chu đáo, nên Cần Vương phải thua chạy.
    Ở Hà Tĩnh, khoảng 6.000 người bổn đạo chết vì giặc. Thừa sai Satre bị trọng thương, thừa sai Cras tử trận. Các linh mục khác phải canh gác tập dợt, xây đồn đắp lũy phòng thủ hoặc phải đem quân đi đánh tháo cho những làng bị vây. Đàng khác, các cha còn phải đi rước những bổn đạo chạy trốn lên núi, đưa họ về làng, lo gạo, cơm, thuốc thang và chỗ ở.
    Cũng trong giáo phận Nam Đàng Ngoài, trong xứ Xuân Kiều xảy ra những trận ác liệt giữa Công giáo và Cần Vương. Cần Vương có 4.000 quân, còn rước thêm 300 Tàu Ô đến giúp.
    Súng của Cần Vương bắn xả vào làng từ sáng sớm đến 3 giờ chiều, xong chúng tràn tới để đốt phá. Bất thần, quân Công giáo nhảy ra đánh xáp lá cà dữ dội, làm bên địch tan tác và để lại trên chiến trường 65 xác chết, trong đó có 3 xác chú khách. Ngoài ra chúng còn để lại 600 bó rơm.
    Từ đó về sau quân Cần Vương không dám bén mảng đến nữa.
    Cuối năm 1885, Giám mục Yves Croc giáo phận Nam Đàng Ngoài qua đời. Đức Cha Louis Pineau làm giám mục cai quản giáo phận thay thế người.

    2. Ở Trung Kỳ

    Ở Trung kỳ Cần Vương tung ra nhiều hịch để sát hại Công giáo: “Vì Gia Tô giáo bán đứng quốc gia cho xâm lăng Pháp, nên cần phải trừ khử được quân tả đạo nội công đó. Khi dẹp được bọn nội ứng, thì người Pháp sẽ thành ra trơ trọi yếu thế như cua mất càng, không bò, không kẹp được nữa.” Một tờ hịch khác công bố rằng khi quân Pháp đánh Hà Nội, chính người Gia Tô giáo đã bắc thang cho binh Pháp leo vào trong thành.51
    Tờ hịch vừa ra, ở các tỉnh miền Trung, những bậc khoa bảng đều một loạt chỗi dậy, vứt bỏ bút lông, vớ lấy gươm đao hò nhau triệu tập nghĩa sĩ rèn đúc khí giới rồi cờ phất, mõ đánh, trống thúc, ùa nhau đi đánh bọn “Gia Tô,” kẻ thù chung của dân tộc. Đứng trước một thế lực đe dọa, người Công giáo dĩ nhiên phải dùng sức mạnh để tự bảo vệ chống trả.

    A. Quảng Ngãi

    Quảng Ngãi là một trong ba tỉnh thuộc giáo phận Qui Nhơn. Lực lượng Cần Vương tụ tập, hoạt động tại Bình Sơn và kéo đi khắp nơi chém giết người Công giáo. Năm 1885, Cần Vương giết thừa sai Poirier Tân ở Bàu Gốc, thừa sai Guégan Hoàng ở Phú Hòa, thừa sai Garin Châu ở Phường Chuối, thừa sai Barrat Chung ở Thác Đá, thừa sai Nacé Sĩ ở Nước Nhỉ, Phù Mỹ, và thừa sai Dupont Minh và linh mục Nhứt ở Gia Hựu. Trong bản tường trình của Giám mục Van Camelbeck Hân giáo phận Qui Nhơn, trong hai năm 1885-1886, Cần Vương tàn sát 8 vị thừa sai, 7 linh mục bản xứ, 60 thầy giảng, 70 bà phước dòng Mến Thánh Giá, 24.00 bổn đạo, và phá hủy 17 cô nhi viện, 10 tu viện, 4 nông trại, 2 chủng viện, 2 trung tâm phân phát, 1 nhà in,Tòa Giám mục, và 225 nhà thờ.52 Hơn 8.000 giáo dân phải trốn khỏi vùng Bình Định.

    50 Lãng Nhân, op. cit., trg 8.
    51 Đào Trinh Nhất, op. cit., trg 38.
    52 Lm Trần Phúc Long, op. cit., Tập III, trg 272, 273.


    Qui Nhơn bấy giờ chưa phải là một thành phố. Tại nơi đây có khu nhượng địa Pháp với mấy căn nhà doanh trại và “thuế quan An Nam” được dựng tạm bợ. Ở bờ bể phía xa chỉ có một làng chài và một xóm nhỏ trơ trọi trên bãi cát. Bình Định cách Qui Nhơn 20 cây số nằm sâu trong nội địa giữa một cánh đồng lúa mênh mông. Con đường từ Bình Định đến Qui Nhơn do Cần Vương kiểm soát. Vào cuối tháng 7 đã hơn 3.000 giáo dân sống sót chạy về tỵ nạn bên ngoài khu nhượng địa, sống dưới mưa nắng trên cồn cát không một lùm cây. Mùa Xuân 1886, số giáo dân lên đến 11.000 người, sống chen chân nhau trên một cồn cát, Pháp vẫn chỉ ở trong doanh trại. Giáo dân phải tổ chức tự vệ lấy, duy nhất một con đường biển tiếp tế gạo do Giám mục Isidore Colombert 53 thuê. Tình hình rất khốn đốn, bấp bênh, nếu Cần Vương có đại bác pháo tới thì coi như vô phương thoát hiểm. Theo Công sứ Pháp ở khu nhượng địa thì ngày 19-8- 1886 số gạo nuôi tị nạn của Giám mục Isidore chỉ còn đủ cho 24 giờ nữa. May thay hôm sau tầu của Giám mục Isidore thuê chở kịp gạo ăn cho 20 ngày nữa.
    Viên tướng của Pháp tại miền Trung De Courcy 54 khoanh tay không can thiệp, bỏ mặc cho hơn vạn giáo dân chờ chết trên cồn cát. Giáo dân vẫn tiếp tục bị vây hãm trên cồn cát nóng cháy và chỉ còn nhờ vào hạt gạo từ thiện từ bên ngoài của đồng đạo. Trước thảm cảnh ấy, Công sứ Qui nhơn và lính Pháp vẫn khép kín trong khu nhượng địa, Champeaux 55 và De Courcy cũng biết rõ tình hình nhưng Champeaux lại báo cáo: “Tôi không có tin tức gì về Bình Định và những tỉnh lân cận.”
    Bấy giờ Champeaux là viên chức bảo hộ quyền uy số một ở triều đình Huế, đang nắm chức Binh bộ Thượng Thư và Chủ tọa Hội đồng Cơ Mật Viện của Đồng Khánh. Ông và De Courcy đưa ra dư luận, các cuộc chém giết chỉ nhắm duy nhất chống lại những người Công giáo.
    Nhưng sự thực đây là một cuộc chiến chính trị có mục đích diệt Tây, mà đối với Cần Vương, Tây tức là Đạo, Đạo tức là Tây, đánh Tây là đánh Đạo, là đánh Công giáo, do đó Bình Tây Sát Tả là như vậy. Từ quan niệm ngu xuẩn sai lầm ấy, Cần Vương đã giết hại trên toàn quốc cũng như ở Bình Định, Qui Nhơn biết bao người dân vô tội. Giết Tây thì chỉ vài mống mà diệt giáo thì cả chục nghìn.
    Cái dã tâm của De Courcy là sau lúc đã tiến quân vào Qui Nhơn, y bắt 700 người Công giáo tị nạn làm cu li tải đạn cho lính Pháp đi đánh Cần Vương trong tỉnh Bình Định.56
    Nhưng chính lúc này Trà Kiệu và An Ninh (Quảng Tri) tổ chức được những cuộc kháng cự có quy củ. Sự xung đột tại Trà Kiệu và An Ninh phô bày sự tàn bạo khát máu của Cần Vương đối với người dân trong nước, người Công giáo Việt Nam, còn hơn đối với người ngoại bang, quân Pháp xâm lăng.

    B. Trà Kiệu

    Trà kiệu bị vây hôm 1-9-1885. Họ đạo này không thể chống lại lực lượng Cần Vương.
    Thừa sai Jean Bruyère Nhơn, cha sở Trà Kiệu, chỉ có vài cây súng, nhưng từ lúc Cần Vương vây làng, ông ra lệnh làm giáo mác ngày đêm. Trong làng có độ 350 người tráng kiện có thể cầm khí giới và được phân chia thành 7 tiểu đội tự vệ. Ngoài ra 500 đàn bà phân làm binh thủ thành và cấp cứu.57 Nhưng bổn đạo trông cậy vào sức mạnh của Đức Mẹ phù hộ hơn là trông cậy vào khí giới quá thô sơ và lực lượng nhỏ bé của mình.

    53 Colombert là Đại diện tông tòa giáo phận Sài Gòn từ năm 1873 đến năm 1894.
    54 Tuck, Thừa Sai Pháp (TPHCM, 1987).
    55 Ibid, trg 770.
    56 Cao Thế Dung, op. cit., trg 280-284.
    57 Ravier, Sử Ký Hội Thánh (Hà Nội, 1895, Tập III, trg 584.


    Cần Vương bao vây từ bốn phía, rượt đuổi các Công giáo Kim Sơn về Trà Kiệu, la hét vang dội cả một góc trời. Thấy Cần Vương quá mạnh, anh em Công giáo Trà Kiệu thối chí. Thừa sai Bruyère đặt để tất cả sự tin cậy của làng trong tay Đức Mẹ. Ngài trưng bày ảnh tượng Đức Mẹ giữa nhà và đốt nến hai bên, rồi kêu gọi tất cả dân làng đến đọc kinh cầu nguyện trước bàn thờ. Ngài thuyết phục cho dân làng hiểu kháng cự để bảo vệ mạng sống là một việc cần thiết và họ đồng thanh bầu Đức Mẹ làm Nữ tướng. Thế rồi mỗi lần xuất trận, tất cả những ông già bà lão, trẻ con đến quì trước ảnh Mẹ, xin Đức Mẹ phù hộ cho các chiến sĩ Công giáo vì bất đắc dĩ cầm khí giới chống lại bọn cướp. Cần Vương chẳng có ý đánh đêm, vì nếu đánh đêm sẽ có người chạy thoát được. Chúng canh gác suốt đêm, rồi cứ năm phút bọn chúng lại bắt loa rao lớn tiếng rằng: “Các đội, các vệ phải canh cho cẩn thận, đừng để đứa nào thoát được,” rồi mọi nơi tứ bề hô
    rầm lên cả, khiến cho binh sĩ Công giáo bị vây ở trong toát mồ hôi lo sợ.
    Anh em Công giáo đẩy lui quân giặc được 4 trận, nhưng đến trận thứ 5 thấy Cần Vương quá đông không thể nào cầm cự được, các chứùc dịch bàn định ra hàng cho êm. Nhưng lúc cử người ra dàn xếp thì chẳng ai đám đi vì Cần Vương không chấp thuận đầu hàng.
    Cần Vương ở trên đồi Kim Sơn nghe tiếng Công giáo khóc than, chúng mới nhạo rằng:
    “Thôi, chịu khó vài hôm có Tây đem binh đến cứu.” Lúc ấy ông Phổ là một sĩ quan, khuyến khích anh em binh sĩ hãy cố đánh đừng hàng, và một hương chức khác lại tung ra tin thừa sai Maillard ở Phú Thượng đang đem binh đến gỉải vây. Lời nói hùng hồn của các ông nhen nhúm lên tia lửa chiến đấu trong lòng binh sĩ Công giáo. Họ xông ra chiến trường hăng hái như hùm hổ, đánh đuổi Cần Vương chạy tán loạn. Vả lại Cần Vương không có người chỉ huy tài giỏi, chẳng ai muốn nghe ai, toán nào đánh thì đánh, toán khác đứng xem chẳng đánh giúp.
    Cần Vương chỉ muốn bắn chết thừa sai Bruyère. Mặc dù ngài đã cạo râu tàng hình, nhưng lúc chúng vừa thấy ông, liền la ó lên: “Tây dương đạo trưởng, bắn nó đi.” Tức thì thừa sai nghe từng loạt súng kêu vèo vèo bên tai. Lúc nào Cần Vương muốn giao chiến, chúng kéo nhau tới lũy tre. Dân Công giáo dù đang ăn cũng bỏ đũa vớ lấy khí giới ra giáp trận, mỗi trận chỉ kéo dài độ 10 phút. Thường thường dân Công giáo thấy một Cần Vương cầm súng, họ liền đồng thanh la lên: “Bắn thằng cầm súng.” Nghe thế, tên gịặc sợ chết, quăng súng rồi chạy tít mù. Cứ như thế Công giáo thu được súng lớn, súng nhỏ khá nhiều. Đánh trận xong, tất cả các binh sĩ tay cầm vũ khí, áo quần còn hoen máu đỏ đến quì tạ ơn trước ảnh tượng Đức Mẹ. Cũng có khi đang đọc kinh lại phải xuất trận, xong lại trở về tạ ơn.
    Sau lúc đã vây sáu ngày, quân giặc rào dậu về mặt Bắc, để ngăn chận người Công giáo trốn thoát. Rào xong chúng lại dựng lên nhiều điếm canh và đem nhiều rơm rạ chất từ Kim Sơn đến núi trọc. Dân làng hiểu ngay là Cần Vương muốn đốt lũy tre, và cần phải tìm biện pháp để ngăn ngừa chúng đem rơm rạ đến gần lũy tre.
    Lúc vừa mới tờ mờ sáng, binh sĩ Công giáo chực sẵn gần cửa Bắc và lúc Cần Vương đến gần, họ ùa ra một lượt đánh chớp nhoáng, hung hăng và nhanh như sấm sét. Trong trận này, có sự hiện diện của con ông lãnh binh Ích Khiêm, trước kia đã đánh ở Thuận An lúc Courbet đổ bộ.
    Dân chúng thường hát: “Nước Nam có bốn gian hùng: Tườụng gian, Viêm láo, Khiêm khùng, Thuyết ngu.” Khiêm đây tức là lãnh binh Ích Khiêm. Ngày ấy Cần Vương để lại 36 xác tại khu vực Công giáo, cộng thêm một số xác đã được kéo đi.
    Đồng thời quân ở tỉnh kéo đến giúp Cần Vương. Thấy nhiều xác chết và nhiều người bị trọng thương, quân tiếp viện khiếp đảm và quay trở lui. Trận ấy xong, Công giáo đốt cả rơm rạ, cả hàng giậu và điếm canh. Ở xa thấy khói lên đen nghịt trời, nên ai cũng tưởng Trà Kiệu bị đốt.
    Ngày thứ tám, Cần Vương trở lại tấn công nữa. Thừa sai Bruyère lần này kêu gọi tất cả nữ binh Công giáo trong làng xung quân chống lại Cần Vương. Các cô phụ nữ tay cầm mã tấu, tóc bay trước gió, vừa chém giặc vừa hô khẩu hiệu Giêsu-Maria.

    Hình 47: Quyển Hạnh Đức Giám Mục Galibert do giáo sĩ
    Teysseyre biên soạn, xuất bản năm 1887 ở Ba-Lê và Albi. Viết tiểu
    sử của ngài là viết về địa phận Qui Nhơn dưới thời Văn Thân.



    Cần Vương thua trận mà lại thua đàn bà con gái. Chúng lấy làm nhục nhã kéo nhau lên núi Kim Sơn chửi bới người Công giáo cho chán rồi lại tự chửi nhau.58 Sau cùng chúng đồng ý đem đại bác ở tỉnh đến bắn phá họ đạo Trà Kiệu. Chúng cố ý nhắm thừa sai Bruyère là hồn của


    58 Tesseyre, Mgr. Calibert (Paris, 1887), trg 320.
    - Ravier, op. cit., Tập III, trg 581.


    các anh em binh sĩ Công giáo Trà Kiệu, và nhắm nhà thờ, vì nếu nhà thờ đổ, dân Trà kiệu sẽ mất tinh thần.
    Cần Vương đoán thừa sai thường năng ngồi giữa nhà thờ. Chúng bắn vào đó 5 đạn lớn, làm thủng cả nhà rồi chúng reo hò: “Ông Tây chết rồi.” Nghe vậy thừa sai ra đầu hè và trả lời lớn tiếng: “Chưa dễ chết đâu, hãy đến đây mà đánh.” Cần Vương lập tức trả lời bằng một phát đại bác kinh hồn. Cần Vương tuyên bố ai bắt được thừa sai sẽ được thưởng từ 20 đến 30 nén bạc.59
    Có ba lần Cần Vương vào tận đến trung tâm họ Trà Kiệu, gần nhà thừa sai, nhưng may nhờ Đức Mẹ ngài đã thoát chết.
    Trong các súng lấy ở tỉnh, có một súng đại bác cỡ lớn. Chúng để cách xa nhà thờ chừng 200 thước, và một cựu sĩ quan thiện nghệ có trách nhiệm xử dụng súng này. Vậy mà nhà thiện nghệ này bắn trúng nhà thờ chỉ có một lần. Suốt cả ngày hôm ấy và ngày hôm sau, bổn đạo nghe Cần Vương bàn tán với nhau: “Lạ thật, người đàn bà kia đứng trên nhà thờ mãi. Nhắm thế nào cũng không trúng.“ Đôi ba lần Cần Vương cũng thấy một đoàn trẻ mặc áo trắng hay áo đỏ ở trên không, đến đánh giúp bổn đạo.60
    Thừa sai Bruyère sợ Cần Vương bắn nhà thờ sập, nên người họp đại hội đồng và đề nghị việc chiếm đồi Kim Sơn lúc 3 giờ sáng. Vào khoảng nửa đêm, Công giáo nghe tiếng Cần Vương gọi nhỏ ngoài lũy tre: “Này các anh, sang bên rãnh lấy súng này để chúng tôi khỏi canh giữ.
    Đánh nhau mãi như thế này thì chán quá. Các anh không lấy súng, tôi sẽ lăn súng xuống rãnh.”
    Một giờ sau Công giáo nghe một tiếng bõm, dấu chỉ một vật nặng vừa rơi xuống nước, và từ đó không nghe súng ấy bắn nữa.
    Đến lúc 3 giờ sáng binh sĩ Công giáo lặng lẽ tiến đến Kim Sơn. Thừa sai Bruyère ở tại trung tâm Trà Kiệu quan sát tình hình. Người cố ý đứng vào một nơi mà quân giặc có thể trông thấy người dễ dàng. Anh em binh sĩ cắt bờ giậu êm êm rồi tiến về phía đồi. Lúc vừa sáng, thừa sai nhận thấy quân giặc đứng trên đồi, kẻ búi tóc, người khác đang chăm chú quan sát thừa sai.
    Vừa khi ấy, binh sĩ Công giáo đã leo tới đỉnh đồi, thét lên một tiếng dữ dội, đánh đuổi Cần Vương, phá tan các doanh trại và thu được 9 súng lớn và 10 súng hiệp.
    Thất trận Kim Sơn, Cần Vương kéo nhau về núi trọc, một địa điểm hiểm yếu để kiểm soát và ức chế con đường giao thông tiếp tế đến Trà Kiệu.
    Lương thực ngày càng hiếm mà nếu cứ bị vây mãi có ngày dân làng sẽ phải chết đói.
    Thừa sai Bruyère bàn với các chức dịch trong họ nhất định phá vòng vây bằng cách chiếm núi trọc. Cần Vương cũng không chịu thua, và rước một tướng rất thạo về việc tác chiến tên là Tý đến chỉ huy.61 Ngày thứ 14 tức là sau hai tuần Công giáo bị bao vây, tướng Tý kéo quân đến Trà Kiệu đông như kiến cỏ. Được tin, thừa sai đem quân ứng chiến một trận dữ dội. Quân của Tý quay lưng trở lui chạy tán loạn mặc dù tướng Tý hò hét nhảy múa thúc quân và chắn lối rút lui.
    Chỉ độ 10 binh sĩ ở lại hộ vệ tướng Tý. Lúc binh sĩ Công giáo xông đến gần, tướng Tý cũng muốn chạy trốn nhưng đã muộn quá. Tý bị chém và đầu được mang về Trà Kiệu.
    Cần Vương vẫn chưa chịu thua, chúng đem voi đến xáp trận. Binh sĩ Công giáo, nhất là các nữ binh sĩ sợ hú hồn. May có một thanh niên lanh trí cầm bó đuốc xông vào, làm chú voi thấy lửa sợ, đâm đầu chạy bán sống bán chết. Sau trận này, Cần Vương đem bộ tham mưu đóng trong một ngôi chùa.

    59 Tesseyere, op. cit., trg 320. Khoản này trị giá từ 18.000 dến 20.000 phật lăng.
    60 Tesseyere, op. cit., trg 321.
    - Ravier, op. cit., Tập III, trg 588.
    - Compte Rendu des Missions Étrangères (Paris, 1885): “Bruyère fut attaqué par 10.000 rebels.”
    61 Ravier, op. cit., Tập III, trg 589.

    Ngày 21, binh sĩ Công giáo được lệnh tiến đánh núi Trọc. Đình chùa, miếu, nhà các sư bốc cháy ngùn ngụt và dân bên lương lầm tưởng là dân Công giáo báo thù. Họ không biết rằng những nơi đốt phá là đại đồn của Cần Vương.62
    Tả sao xiết nỗi hân hoan vui mừng của anh em Công giáo Trà Kiệu sau cuộc đại thắng này. Đến tối, họ lũ lượt kéo nhau đến quây quần chung quanh ảnh Đức Mẹ, cám ơn Đức Mẹ đã cứu họ qua khỏi những phút mờ tối nguy nan.
    Nhưng đâu phải nơi nào cũng chống Cần Vương như Trà Kiệu. Những nơi không kháng cự, phần đông bị giết. Nguyên giáo phận Qui Nhơn có đến 24.298 giáo hữu bị Cần Vương tàn sát, chỉ còn sót lại 20.000 người.63
    Ngày 6-9-1885, Cần Vương chiếm An Ninh (Quảng Trị) và kéo nhiều quân vây tất cả các họ đạo. Lần lượt giáo hữu tại các họ Trinh Cát, Nhu Lý, Bố Liêu, Đầu Kênh, Đại Lộc, Dương Lộc, Thanh Hương, Kẻ Văn, Cam lộ, Mai Xá Rú, VạnThiện, Bái Sơn, An Hào, Di Loan, An Ninh và An Bằng đều bị Cần Vương sát hại.64

    C. Chủng Viện An Ninh 65

    Ngày 10-9-1885, dân làng Tùng Luật, dưới sự đốc xuất của Cần Vương vây đánh họ Di Loan và chủng viện An Ninh. Vì thất bại, Cần Vương đốt nhà thờ An Ninh ở tận ngoài lũy thành chủng viện. Đang lúc hai bên còn giao chiến, thừa sai Héry ở Đồng Hới gởi đến súng ống và đạn dược để giữ nhà trường.
    Đại đồn của Cần Vương ở Tân Sài lúc nào cũng gồm 3.000 quân và nhờ những làng bên lương lân cận tiếp ứng. Ban đầu số giáo dân cường tráng chống chọi với Cần Vương có độ 800, và con số này càng lâu càng giảm vì giáo dân chết dần mòn.
    Ngày 12-9-1885, Cần Vương đánh Di Loan và An Ninh cùng lúc để hai bên không thể giúp nhau. Di Loan bị đánh ráo riết hơn vì Cần Vương biết rằng ở đó giáo dân không có đạn dược và lũy ải. Thừa sai Dangelzer lúc ấy ở Di Loan ra lệnh cho giáo dân chạy về An Ninh vào lúc 6 giờ chiều, nhưng vì mưa rào làm tắt đuốc, nên Cần Vương xông đánh không được.
    Ngày Chúa Nhật 13-9-1885, Cần Vương phá bình địa Di Loan. Giáo dân tại An Ninh thừa cơ ấy tu bổ lũy ải. Nơi đây có 5 linh mục Việt Nam, 3 thừa sai, 7 chủng sinh, 60 bà phước và 4.000 giáo dân. Mỗi chủng sinh chỉ huy một đại đội. Lương thực chỉ có thể dùng trong 20 ngày, còn đạn dược sắp hết. Trên tháp nhà thờ, mỗi đêm có người canh giữ để phòng ngừa quân giặc đến đánh thình lình và báo cho biết hành động của địch.
    Ngày 15-9 và những hôm sau, Cần Vương chuẩn bị một cuộc tấn công lớn lao. Họ nhận được khí giới và đạn dược của đồn Cam Lộ. Các làng lương cũng đến hỗ trợ và đem rơm, tre để đốt rào. Bên trong giáo dân chờ đợi, sẵn sàng ứng chiến. Bốn giờ chiều, Cần Vương phóng hỏa, reo hò inh ỏi và vượt qua lũy ải xông vào không chút khó khăn. Trong giây phút nghiêm trọng, ba tiếng trống hiệu trổi lên làm dấu hiệu cho tất cả giáo dân tung gươm giáo, nhảy ra và chém giết Cần Vương túi bụi. Cần Vương chạy lui về đồn, để lại nào thuốc đạn, súng ống, lương thực, và 85 xác.

    62 Geoffroy - Julien, Mep, Une Page de la Persecution en Cochinchine - Les Mis-sions Catholiques (1886), trg 420,
    443-444.
    63 Jabouille, Một Trang Huyết Lệ Trong Lịch Sử Tỉnh Quảng Trị 9-1885 (Hà Nội, 1941).
    - Ravier, op. cit., Tập III, trg 539 ghi: “Ở giáo phận Đông Đàng Trong (tức là giáo phận Qui Nhơn) mất hai vạn tư bổn đạo vì Cần Vương giết.”
    64 Nguyễn Văn Hội, Lịch Sử Giáo Phận Huế (Huế, 1993), trg 338-376.
    65 Ravier, op. cit., Tập III, trg 593-598.
    - Launay, La Société des Missions Éùtrangères Pendant la Guerre du Tonkin, trg 72-79, Paris, 1865.
    - Jabouille, op. cit., trg 53-59.


    Ngày 2-10-1885, quân Pháp đánh chiếm đại đồn ở Tân Sài. Cần Vương mất căn cứ, không còn có sức đem quân đánh chủng viện An Ninh và cũng nhờ thế, anh em Công giáo được cứu thoát.

    D. Dương Lộc66

    Đầu tháng 8-1885, dân Công giáo thuộc các làng Triệu Phong, Quảng Trị bị khủng bố nên một số chạy về Dương Lộc ẩn núp làm tăng số giáo dân Dương Lộc lên gần 3.000 người.
    Trong số đó có 4 linh mục: cha Nguyễn Ngọc Tuyên, cha sở Dương Lộc; cha Trần Ngọc Vịnh, cha sở Đại Lộc, ông cùng giáo dân chạy về tỵ nạn tại Dương lộc; cha Đoàn Trinh Khoan, cháu ruột của thánh Đoàn Trinh Hoan, cha sở họ Nhu Lý; và cha Lê Văn Huân, cha phó Nhu Lý đưa giáo hữu và 65 nữ tu Mến Thánh Giá về tỵ nạn tại Dương Lộc.
    Lúc các làng ở xa bị tàn phá rồi, Cần Vương kéo đến Dương Lộc. Tuy nói là danh nghĩa Cần Vương, nhưng đoàn quân đó chẳng khác nào bọn cướp vì chúng đều đi cướp bóc tài sản và tàn sát giáo dân. Giáo hữu ở Dương Lộc cũng như ở Bãi Nham, Trà Kiệu, An Ninh chiến đấu tự vệ trong ba ngày liền. Quân Cần Vương không thể tiến sát vào nhà thờ được. Trận chiến ác liệt bắt đầu từ ngày 6-8 đến ngày 8-8. Vì vô ý, một giáo dân bên trong để quên cái thông nòng đàng trước nòng súng nên khi bắn, cái thông nòng bay ra ngoài. Quân giặc bèn bảo nhau bên trong hết đạn, rồi chúng tập trung lực lượng dùng thuốc, lửa, rơm, dầu, v.v. ném vô đốt cháy nhà thờ và ùa vào tàn sát dân vô tội. Hôm đó là ngày 8- 8-1885. Số người bị giết tập thể tại Dương Lộc là 2.500 giáo hữu, 50 nữ tu và 4 linh mục nói trên.
    Cuộc thiêu sát đã được những người sống sót kể lại là rất dã man rùng rợn trong khu vực nhà thờ và chung quanh lan ra tận các đường kiệt, các hào tre. Toàn làng đều bị đốt, nhà cửa tài sản bị cháy rụi, hoặc bị cướp bóc, vơ vét mang đi hết. Tất cả người bên trong nhà thờ, đàn bà con nít đều bị chết cháy hoặc bị chém, bị đâm. Một số người từ nhà thờ chạy ra cũng bị giết, có người bị thương, sau một hai ngày mới chết. Thịt máu tanh hôi thối tha tràn lan ra cả một vùng.
    Một số người sống sót, mình bị phỏng, lê lết qua các ngã đường trốn vào bụi cây, ruộng lúa. Có người mang thương tích đi ăn xin.
    Tại Dương Lộc Nam số người bị thương còn sống sót được kêu gọi tập trung lại một nơi để được giúp đỡ, được cho ăn uống và được săn sóc thuốc men. Khoảng 250 người tụ tập trước nhà thờ, thì bất thình lình bị dân ngoại giáo đến bao vây, giết chết và thiêu sống tại chỗ. Ngày nay ở đó còn ngôi mộ tập thể của họ.
    Các làng lân cận với Dương Lộc như Nhu Lý, Bố Liêu, An Lộng, An lộc, Phúc Lộc, Đại Lộc, Trí Bưu đều có lăng các tử đạo năm 1885. Riêng làng Công giáo Đại Lộc cách Dương Lộc một cây số, giáo dân tản mát khắp nơi. Người chạy trốn ở vùng cận sơn Lai Phước, kẻ chạy về Dương Lộc, và một số bị bắt dẫn đến nhà một người họ Trần ở làng Dương Lộc Đông, sau đó bị đem ra giết. Xác của những nạn nhân đó được bà con còn sống sót đem về chôn tập thể tại Đại Lộc và lập bia kỷ niệm.67 Sau năm 1885, số người Công giáo ở Đại Lộc còn sống sót đông hơn các nơi khác ở Quảng Trị, nên Đại Lộc trở thành trung tâm Công giáo. Nơi đó có một linh mục,
    phụ trách các xứ Đại Lộc, Dương Lộc, Phú Lộc và Đông Giám.
    Làng Dương Lộc sau năm 1885 chỉ còn vài người sống sót. Cảnh tượng làng đầy vẻ điêu tàn, tang thương kéo dài mãi mấy năm trời. Một ngôi mộ tập thể với một nhà nguyện nhỏ được
    xây cất lên tại nơi máu các thánh tử đạo đã đổ ra. Hằng ngày các người Công giáo đến đây cầu nguyện.68


    66 Tài liệu đánh máy của giáo sư Nguyễn Lý Tưởng.
    67 Ông Lê Thiệu (1866-1970) người làng Đại Lộc đã kể lại chi tiết này.

    68 Trước năm 1945, Lm. Huỳnh Văn Hào đã xây một đền thờ kính các thánh tử đạo; đây là di tích lớn nhất ở Việt Nam về tổng số người chết tử đạo và có công trình kiến trúc quy mô

  2. Được cám ơn bởi:


Quyền hạn của bạn

  • Bạn không được gửi bài mới
  • Bạn không được gửi bài trả lời
  • Bạn không được gửi kèm file
  • Bạn không được sửa bài

Diễn Đàn Thánh Ca Việt Nam - Email: ThanhCaVN@yahoo.com