Có lẽ bạn Teen đang hiểu nhầm về vòng đời các thuyết và phạm vi áp dụng.
-Trước hết, Định luật vạn vật hấp dẫn của Newton, thuyết tương đối của Einstein và thuyết lượng tử và kể cả thuyết tiến hoá cũng vẫn đang sống và sống mạnh mẽ chứ không chết và đem chôn như bạn Teen nghĩ.
-Thứ 2, mỗi thuyết, định luật hay nói chung là các phát kiến đều có một phạm vi ứng dụng riêng. Ví dụ khi xây dựng các công trình trên mặt đất bạn vẫn phải dùng luật Newton. Nói về ánh sáng bạn vẫn phải dùng thuyết tương đối của Einstein. Khi nghiên cứu về các hạt vi mô bạn vẫn phải dùng thuyết lượng tử và khi nghiên cứu về bigbang bạn phải dùng một lý thuyết khác. Đây là điều hết sức bình thường. Bởi vì khi bạn khám phá ra một thế giới với tình trạng điều kiện khác thì bắt buộc phải dùng một lý thuyết khác. Điều này cũng giống như làm thịt trâu thì phải dùng dao mổ trâu, làm cá thì phải dùng dao mổ cá vậy. Khi khám phá ra một con cá người ta đang có sẵn dao mổ trâu nên người ta thử lấy dao mổ trâu đi làm cá và người ta thấy nó không phù hợp nên phải đi tìm một con dao để làm cá. Điều này cũng tương tự như dùng thuyết tương đối và thuyết lượng tử để cố gắng giải thích thuyết bigbang. Và như tôi đã nói (viết), hai thuyết này không biết nên dùng thuyết nào vì cả hai đều không phù hợp nên các nhà khoa học đang đi tìm một thuyết khác phù hợp hơn. Đó là Theory of everything.
Nói như thế không có nghĩa là luật Newton, thuyết tương đối, thuyết lượng tử và kể cả thuyết tiến hoá là đồ bỏ, là thứ đã chết và phải đem chôn hay là những thứ vô giá trị.
Bởi vì vũ trụ có nhiều cấp độ khác nhau nên cần phải có nhiều thuyết khác nhau để tiếp cận.
- Thứ 3 là bạn Teen vẫn có vẻ chưa hiểu tại sao vũ trụ mới có 13.8 tỷ năm mà lại có một thiên hà 32 tỷ năm ánh sáng. Như trong bài báo đã nói ngắn gọn là do vũ trụ giãn nở. Và tôi cũng đã nói năng lượng tối làm tăng tốc độ giãn nở vũ trụ. Vậy tôi xin nói rõ hơn nữa là cái khoảng cách 32 tỷ năm đó là khoảng cách thực (tại thời điểm này, trong không thời gian này) chứ không phải là quãng đường mà ánh sáng đã thực sự đi qua (do đó không thể lấy 32 tỷ năm *c/ 13.8 tỷ năm cho ra vận tốc ánh sáng được). Do không thời gian giãn nở, vị trí vật thay đổi, các tia sáng tưởng rằng đến trái đất lại không đến hoặc đã đến từ rất lâu rồi, các tia nghĩ rằng không đến thì lại đến. Còn cái tia sáng hiện giờ nếu còn tồn tại ở khoảng cách 32 tỷ năm đó thì còn lâu lâu lắm mới đến chúng ta. Thế đấy, nghiên cứu khoa học đòi hỏi phải có vốn kiến thức rất rất lớn chứ nói bâng quơ như bạn Teen rằng một học sinh ngu ngu cấp hai cũng tính ra là ... trớt quớt hết.