Love Telling ThanhCaVN nhắn với ACE: Chúng con cậy vì Danh Chúa nhân từ, xin cho Linh hồn Cha cố Phêrô (Ns. Kim Long) được lên chốn nghỉ ngơi. Hằng xem thấy mặt Đức Chúa Trời sáng láng vui vẻ vô cùng. Amen! Loan Pham nhắn với ACE: Giêsu Maria Giuse, con mến yêu xin thương cứu rỗi linh hồn Phê-rô Lm. Kim Long sớm được hưởng Nhan Thánh Chúa. Amen Loan Pham nhắn với ACE: Hòa cùng với Giáo Hội Công Giáo Việt Nam với sự ra đi của Lm. Kim Long là Nhạc sĩ quý mến của chúng ta...đó là sự thương xót mất mát rất lớn của Thánh Nhạc Việt Nam... chúng ta hãy cùng dâng lời nguy Loan Pham nhắn với Gia đình TCVN: Hòa cùng Giáo Hội Công giáo Việt Nam với sự ra đi vô cùng thương tiếc của Lm. Kim Long là nhạc sĩ Thánh Ca thân yêu của chúng ta... Chúng ta cùng dâng lời nguyện xin: Giesu Matia Giuse xin thương cứu rỗi linh ThanhCaVN nhắn với ACE: Nhân dịp Sinh Nhật lần thứ 18 Website, BQT-TCVN kính chúc Quý Cha, Quý Tu sỹ Nam Nữ, Quý Nhạc sỹ - Ca trưởng – Ca sỹ, Quý Ân Nhân và toàn thể ACE luôn tràn đầy HỒNG ÂN THIÊN CHÚA. ThanhCaVN nhắn với ACE: Chúng con cậy vì Danh Chúa nhân từ, xin cho Linh hồn ĐTC Phanxicô được lên chốn nghỉ ngơi. Hằng xem thấy mặt Đức Chúa Trời sáng láng vui vẻ vô cùng. Amen!

kết quả từ 1 tới 32 trên 32

Chủ đề: Tiểu Sử Các Thánh Tháng I

Threaded View

  1. #2
    gioanha's Avatar

    Tham gia ngày: Nov 2008
    Tên Thánh: Gioan
    Giới tính: Nam
    Quốc gia: Vietnam
    Bài gởi: 2,928
    Cám ơn
    2,244
    Được cám ơn 5,749 lần trong 2,086 bài viết

    Default Ngày 2/1: Thánh Basiliô Cả (329-379)


    Ngày 2/1: Thánh Basiliô Cả (329-379)
    Sinh tại Caesarea Cappadocia (Thổ Nhĩ Kỳ bây giờ).
    Là một trong 10 của hai bận phụ mẫu Thánh Basiliô và Emmelia.
    Là tiến sĩ Giáo Hội ở Tây Phương.


    Thánh Basiliô, con người kỳ diệu mà mọi thời gọi là Thánh Cả, chào đời khoảng cuối năm 329 tại Cêsaa, thủ đô miền Cappadocia. Ngài thật có phúc vì được sinh ra trong một gia đìng tháng thiện. Cha ngài là thánh Basiliô, mẹ ngài là thánh nữ Emêlia. Nhưng sinh ra ngài, cha mẹ ngài đã chịu bao nỗi âu lo. Một cơn bệnh nặng đã tưởng cất mất sự sống của ngài.Việc ngài bềnh phục được coi như là kết quả của lời cầu nguyện mà thôi.
    Từ thời thơ ấu thánh nhân đến sống với người bà là thánh nữ Macrina. Tại đây ngài hấp thụđược những nguyên tắc sống đạo đức đầu tiên. Ngài nói: tôi không hề quên được những lời dạy dỗ và gương lành mà người đàng bà thánh thiện đã ghi vào trong tâm hồn thơ bé của tôi.
    Ngay tới khi tuổi đi học, cha ngài, một người vừa đạo đức vừa hoạt bát, đã tự đã nhiệm việc dạy dỗ ngài những yếu tố đầu tiên về văn chương. Sau khi cha qua đời, ngài được gửi đi Cêsarêa rồi Constantanople để học khoa hùng biện. Sau cùng, ngài đi Athena, kinh thành ánh sáng thế giới Hi Lạp thời đó. Tại đây, ngài có dịp làm quen với thánh Grêgoriô thành Naziauze. Hai người kết thân với nhau và tình bạn đầy thánh thiện của họ không hề bị một áng mây mù nào che phủ. Trong thành phố xa hoa ấy, họ chỉ biết có hai con đường dẫn tớ nhà thờ và tới trường học.
    Sau khi hoàn tất các môn học ngài dồn nỗ lực học kinh thánh và các giáo phụ. Ngài đã kín múc được từ kho tàng phong phú này những hiểu biết và những tâm tình cao thượng qui hướng con người lên trời.
    Lúc hai mươi bảy tuổi, ngài trở về quê nhà và biện hộ cho một vài vụ kiện tụng. Tài lợi khẩu và thành công tưởng trừ đã cột chặt ngài vào với pháp đình. Nhưng chị ngài là thánh nữ Macrina (trẻ), đã nói cho ngài biết về sự trả giá của những tài năng của cải loài người, và về những giá trị chân thực mà ngài như đã quên bỏ.Thế là thánh nhân quyết từ giã thế gian và theo đuổi đời sống ti trì. Ngài đã viếng thăm các tu viện bên đông phương để tìm kiếm gương mẫu và thầy dạy đường nhân đức. Một năm sau ngài mtrở về Canpadocia, rầi lui về miền Pont và thiết lập nhiều tu viện. Các qui luật ngài soạn ra cho các tu viện bên đông phương, cũng như tại một số tu viện của Giáo hội Công Giáo theo nghi lễ Byzantin chỉ sống năm năm như tu sĩ trong viện. Nhưng điều ngài đã làm đã viết là phần thành công trực tiếp và lâu bền nhất trong công trình đời ngài.
    Năm 370 khi Đức Giám mục Eusêbiô qua đời, Thánh Basiliô được bầu làm Giám mục Cêsaria. Thánh nhân đã lãnh nhận giáo phận trong một hoàn cảnh đầy sóng gió và đã tỏ ra là một chủ chăn bất khuất trong việc bảo vệ đức tin. Lúc ấy lạc giáo Ariô đang ở vào thời cực thịnh. Hoàng đế Va-lăng (velens) đứng vào phía lạc giáo để bách hại Giáo hội. Thánh Grêgoriô Nazianzênô đã kể lại cuộc đời thánh Basiliô, có lẽ đã tô điểm thêm đôi chút, nhưng đã cho thấy được cá tính của thánh nhân như thế nào. Va-lăng phái Modestô, một tổng trấn nổi tiếng mưu mô và hung ác đến gặp thánh nhân. Hắn nói:
    Tại sao ông dám chống lại hoàng đế và không theo đạo của ngài.
    Thánh nhân trả lời:
    Bởi vì Thiên Chúa là hoàng thượng của tôi, ngài bảo vệ tôi.
    Modestô vặn lại:
    Vậy ông coi chúng tôi là thứ gì?
    Thánh nhân trịnh trọng đáp lời:
    Tôi chẳng coi các ông là gì cả, bởi vì các ông đã bắt chúng tôi phải có những điều phản nghịch lại thánh ý của Thiên Chúa.
    Modestô liền dở trò đe doạ:
    Ông không biết rằng tôi có thể cho ông nếm thử sức mạnh của chúng tôi sao?
    Nhưng thánh nhân đã khẳng khái trả lời:
    Những hậu qủa do sức mạnh của các ông chỉ có thể là tịch biên tài sản, lưu đày, tra tấn hay là sát hại mà thôi. Đối với việc tịch biên tài sản thì người không có gì cả như tôi làm gì mà phải sợ. Tôi càng không sợ phải lưu đày, bởi vì đâu có chúa thì đấy là quê hương của tôi. Đối với những tra tấn ông bắt tôi phải chịu, thì quả tôi quá yếu đuối và không đủ sức để chịu được một cuộc tra tấn thứ hai. Về cái chết, làm sao tôi lại phải sợ, vì nó sẽ sớm đưa tôi về với Thên Chúa hơn.”
    Vị tổng trấn ngạc nhiên:
    Bởi vì ông chưa nói chuyện với một Giám Mục nào.
    Sau cuộc đàm thoại nảy lửa này, tình hình lắng diụ một thời gian. Nhưng bị áp lực của bè rối, hoàng đế Va-lăng tính bắt Giám mục Basiliô đi đày. Nhưng ý định bất thành vì ngay đêm trứơc con ông ngã bệnh nặng. Được Giám mục đến viếng thăm và cầu nguyện cho lành, nó cũng qua đời vì sự thay lòng đổi dạ của nhà vua. Dầu vậy, dưới áp lực mạnh mẽ của bè rối , vua cũng quyết ký án lệnh phát lưuĐức Giám mục. Lần này, ông vẫn thất bại vì ba bốn lần cầm lấy viết thì viết bị hư, cầm đến dấu ấn thì dấu ấn bị bể nát.
    Ngoài sự can trường để bảo vệ đức tin chân chính, thánh Basiliô còn là một mục tử nhiệt thành và giàu lòng bác ái. Ngài đã liên tục đi thăm viếng từng miền trong giáo phận. Ngài chuyên chăm dạy dỗ đoàn chiên và một số bài giảng của ngài được lưu giữ đến ngày nay là những công trình thần học rất đáng giá. Ngoài ra thánh nhân còn yêu thương đặt biệt những người nghèo khó bệnh tật. Ngài đã thiết lập một nhà thương, đặt tên là Basiliát (Basiliade) để chăm sóc họ.
    Thánh nhân đã được sống để chứng kiến cái chết của Va-lăng và sự tàn lụi của lạc giáo Ariô nhưng chẳng bao lâu sau ngài cũng qua đời vì kiệt sức, ngày 01 tháng Giêng năm 379
    Chữ ký của gioanha
    Ráng chiều ửng hồng, rạng đông sẽ đẹp

  2. Có 3 người cám ơn gioanha vì bài này:


Quyền hạn của bạn

  • Bạn không được gửi bài mới
  • Bạn không được gửi bài trả lời
  • Bạn không được gửi kèm file
  • Bạn không được sửa bài

Diễn Đàn Thánh Ca Việt Nam - Email: ThanhCaVN@yahoo.com